BREAKING NEWS

Friday, November 6, 2015

Chăm trẻ biếng ăn – 10 mẹo dành cho cha mẹ

Cậu con trai nhỏ của tôi thường là đứa cứng đầu nhất trong bàn ăn mỗi tối. Nhưng khi khoảng năm tuổi, bé hỏi tôi: “Mẹ ơi, kén ăn là gì ạ?” Tôi mừng vì bé không biết nó là gì, bởi vì điều đó có nghĩa là bé chưa bao giờ bị gắn cái mác đó.

Trong khi tôi không tán thành việc gọi những đứa trẻ là “kén ăn”, nhưng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ này ở đây, bởi vì tất cả chúng ta đều biết nó. Ngắn gọn thì đó là sự từ chối thức ăn mà nhiều phụ huynh gặp phải với con nhỏ-sự từ chối của bé có thể làm cho giờ ăn khó khăn. (Tìm hiểu thêm về những gì diễn ra trong đầu bé trong lúc ấy: Những gì bé muốn cho bạn biết về kén ăn.)

Vậy nếu bạn đang ở trong tình huống này, thì dưới đây là 10 mẹo nhỏ có thể giúp bé chịu ăn và phát triển tăng cân khỏe mạnh hơn :

1. Làm “Mỳ ống Zebra”


Nếu nhà bạn còn mỳ ống làm từ bột mì nguyên cám, hãy trộn một nửa chúng với một nửa với mì ống trắng và đặt cho nó một cái tên ngớ ngẩn.

2. Phục vụ rau củ theo cách không ngờ đến


Vào thời điểm bữa ăn nhẹ hoặc món khai vị trước bữa tối, đặt một số loại rau trong một vật đựng bất ngờ, như ly, cốc, hoặc cốc đong. Điều bất ngờ này đủ để khiến các món ăn hấp dẫn hơn.

3. Hoặc để rau củ thành những miếng to


Đây là một cách khác để phục vụ rau củ theo những cách bất ngờ có thể đem lại kết quả vui vẻ! Để rau củ thành những miếng to, thậm chí để lại những ngọn rau xanh trên cà rốt và cần tây- có thể khiến bé vui thích. Tôi thường hỏi con trai mình liệu bé muốn củ cà rốt của mình to “như của chú thỏ” hay thân cần tây to “như của Wonder Pets”.

4. Gói một phần bánh sandwich cờ vua


Hộp ăn trưa ngộ nghĩnh ngạc nhiên này là một sự thỏa hiệp tốt nếu con bạn thích bánh mì trắng nhưng bạn muốn bé ăn ngũ cốc nguyên hạt. Sử dụng một lát bánh mì trắng, một lát ngũ cốc nguyên hạt, sau đó cắt thành sáu miếng và xếp chúng so le nhau để tạo thành một bàn cờ vua.

5. Để thức ăn thành từng xiên


Tôi không biết bé nhà bạn thế nào nhưng bé nhà tôi rất thích ăn đồ xiên: trái cây, thịt, hoặc rau. Mua một túi xiên bằng gỗ tại cửa hàng – hoặc dùng que kẹo vì chúng không sắc.

6. Nghiền hành tây thành nước sốt


Tôi thích dùng hành tây trong các công thức nấu ăn, nhưng con tôi không thích tìm thấy những miếng hành trơn trong thức ăn của mình. Vì vậy, tôi cắt củ hành tây thành 4 phần và xay nhuyễn nó trong máy xay minicho đến khi nó trở thành nước sốt. Bạn cảm nhận được hương vị hành tây ngoại trừ những miếng hành. Đôi khi tôi làm nhiều mẻ, gói chúng trong túi zip và bỏ vào ngăn đá.

7. Sử dụng hạt tiêu trắng thay vì hạt tiêu đen


Tôi nghe ý tưởng này từ một người bạn và nghĩ điều đó thật là thiên tài, đặc biệt là vì con trai tôi luôn luôn đề cao cảnh giác với hạt tiêu. Nếu bạn có một đứa con (như tôi), không muốn ăn những món mà xuất hiện những đốm hạt tiêu – nhưng bạn vẫn muốn có vị của tiêu –hây đổi tiêu đen thành tiêu trắng, thứ dễ biến mất trong thức ăn hơn.

8. Rau củ nướng


Nướng làm cho rau củ giòn và mang lại vị ngọt tự nhiên của chúng. Bông cải xanh, cà rốt, măng tây, khoai tây, cải bruxen nướng, bạn có thể gọi tên chúng. Chỉ cần cho dầu ô liu vào rau củ, rắc muối, và nướng ở 400 độ trong khoảng 15-20 phút hoặc cho đến khi chúng chuyển màu nâu và giòn.

9. Tạo một bữa tiệc buffet


Trẻ con thích kiểm soát, vì vậy hãy thử đặt các thành phần bữa ăn trong đĩa và để cho mọi người lựa chọn những gì họ muốn. Bé có thể không lấy moị thứ – nhưng điều đó cũng ổn thôi. Việc cho bé lựa chọn làm giảm áp lực, và có thể giảm bớt sự kháng cự của bé.

10. Hãy vui vẻ!

Hãy nhờ bé làm người đánh giá công thức, xếp hạng món ăn trên những tiêu chí khác nhau (hương vị, mùi thơm, cách trình bày) hay bé thích chúng thế nào. Hình trên là ví dụ về 1 Bảng đánh giá món ăn.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Ăn uống lành mạnh của trẻ – cho con ăn đúng cách

Là cha mẹ, một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm là giúp con học những thói quen ăn uống lành mạnh. Bé cần một chế độ ăn uống cân bằng với thức ăn từ cả bốn nhóm thực phẩm-rau và trái cây, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm thay thế, và thịt và các sản phẩm thay thế.

Trẻ cần có chế độ ăn cân bằng từ cả bốn nhóm thực phẩm

Bé cần ăn 3 bữa một ngày và 1-3 bữa ăn nhẹ (buổi sáng, buổi chiều và có thể trước khi đi ngủ). Đồ ăn nhẹ lành mạnh cũng quan trọng như các món ăn bạn phục vụ trong các bữa ăn chính.
Các loại thực phẩm tốt nhất là tươi nguyên và chưa qua chế biến – trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm làm từ sữa và thịt; và các bữa ăn nấu ở nhà.
Hướng Dẫn Thực Phẩm khuyến cáo:

Rau và trái cây
  • Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ
  • Ít nhất hãy chọn một loại rau hoặc trái cây có màu xanh đậm hoặc màu cam mỗi ngày.
Sản phẩm ngũ cốc
  • Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng carbohydrates quan trọng.
  • Ít nhất hãy làm một nửa các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.
Sữa và các sản phẩm thay thế
  • Sữa là nguồn dưỡng chất giàu calo, cũng như canxi và vitamin D, cho sự phát triển của trẻ. Một số sản phẩm thay thế sữa (ví dụ: sữa đậu nành) bổ sung vitamin D. Kiểm tra hàm lượng canxi và vitamin D trên nhãn mác.
  • Sau khi bé bước sang 2 tuổi,  bạn có thể cung cấp sữa phù hợp thể trạng, bé bình thường có thể sử dụng sữa tươi, sữa có hàm lượng chất béo thấp (1% hoặc 2%) hoặc các lựa chọn thay thế sữa. Hoặc chọn sữa đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì…nếu bé suy dinh dưỡng, béo phì…
Thịt và các sản phẩm thay thế
  • Thịt và các sản phẩm thay thế là nguồn cung cấp sắt và protein quan trọng.
  • Chọn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, cá rút xương, trứng, đậu hũ, đậu khô, đậu và đậu lăng. Hướng dẫn khuyến cáo bạn nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần.
Con bạn có thể sẽ không ăn cùng một lượng thức ăn như trong các nhóm thực phẩm trên mỗi ngày. Nhưng nếu bạn cung cấp một chế độ ăn uống đa dạng, bé có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình 1 hoặc 2 tuần.

Đường và các chất tạo ngọt

• Cung cấp những thực phẩm không bổ sung đường hoặc các chất tạo ngọt. Hạn chế các loại đường tinh luyện (Sucrôzơ, glucôzơ-fructôzơ, đường trắng) mật ong, mật đường, xi-rô, và đường nâu. Tất cả chúng đều có cùng lượng calo và gây sâu răng.
• Chất tạo ngọt như aspartame và sucralose được sử dụng trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn. Trong khi chúng không gây sâu răng cho bé sớm, nhưng chúng cũng không có giá trị dinh dưỡng gì, vậy nên hãy hạn chế chúng trong chế độ ăn uống của bé. Chất tạo ngọt so với đường thì ngọt hơn nhiều và có thể dẫn đến thói quen chỉ thích ăn ngọt. Điều này có thể gây khó khăn cho con bạn trong việc thích ứng với các loại trái cây và rau quả.

Nước ép trái cây và nước
  • Phục vụ trái cây thay vì nước ép trái cây, vì chúng bổ sung chất xơ vào chế độ ăn lành mạnh của bé.
  • Phục vụ các loại rau và trái cây thường xuyên hơn so với nước ép trái cây. Cung cấp nước khi bé đang khát, đặc biệt là giữa các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
  • Đôi khi bé uống quá nhiều trong bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn, làm cho bé cảm thấy no.
Chất béo

Chất béo lành mạnh có chứa các axit béo thiết yếu như omega-3 và omega-6 không thể sản sinh từ trong cơ thể mà chỉ đến từ chế độ ăn uống. Hãy nấu ăn với dầu thực vật như dầu canola, dầu ô liu hoặc dầu đậu nành. Chất béo lành mạnh cũng được tìm thấy trong hầu hết các loại dầu thực vật, dầu trộn salad, bơ thực vật không hydro hóa, bơ từ các loại hạt (ví dụ như bơ đậu phộng) và mayonnaise.

Nhiều chất béo rắn ở nhiệt độ phòng chứa nhiều acid béo chuyển hóa và bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hạn chế bơ, bơ thực vật, mỡ lợn và shortening. Đọc nhãn mác và tránh các acid béo chuyển hóa hoặc bão hòa được tìm thấy trong một số sản phẩm mua ở cửa hàng, chẳng hạn như bánh quy, bánh donut…

Hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn, như xúc xích và thịt nguội vì chúng chứa nhiều chất béo, muối natri, và nitrat.

Nếu bé biếng ăn

Đừng lo lắng quá nhiều nếu con bạn dường như không ăn uống đầy đủ. Nếu cân nặng và chiều cao của bé vẫn trong tầm kiểm soát, có lẽ bé vẫn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của bé tại các buổi kiểm tra định kỳ và sẽ cho bạn biết nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.

Khẩu vị của bé thay đổi từng ngày, hoặc thậm chí là từng bữa. Bởi vì bé có dạ dày nhỏ, nên bé cần phải ăn một lượng nhỏ thường xuyên trong suốt cả ngày. Bé biết chúng cần bao nhiêu thức ăn và ăn những gì cơ thể cần.

Là một phụ huynh, việc của bạn là:
  • Thiết lập bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ thường xuyên cho cả nhà. Cùng ăn với bé trong các bữa ăn.
Cùng ăn với bé trong các bữa ăn gia đình
  • Cung cấp các loại thức ăn cân bằng và đa dạng từ cả bốn nhóm thực phẩm trong bữa ăn chính. Và ít nhất hai trong bốn nhóm thực phẩm cho mỗi bữa ăn nhẹ.
  • Cung cấp thức ăn theo cách mà bé có thể ăn dễ dàng. Ví dụ cắt thành miếng, hoặc nghiền thức ăn để tránh cho bé bị nghẹn.
  • Giúp con bạn học cách sử dụng thìa hoặc cốc để bé có thể tự ăn.
  • Khi bé ở độ tuổi thích hợp, hãy cho bé chuẩn bị thức ăn và dọn bàn ăn.
    Tránh dùng các món tráng miệng để hối lộ bé. Phục vụ các món tráng miệng lành mạnh, chẳng hạn như một cốc trái cây hoặc sữa chua.
  • Cho bé thấy cách bạn đọc nhãn mác để lựa chọn các loại thực phẩm khi mua sắm.
  • Tránh đi đến các nhà hàng thức ăn nhanh, cho trẻ thấy tầm quan trọng của bữa cơm gia đình, trong khi ăn những bữa ăn lành mạnh nấu ở nhà.
Còn việc của bé là:
  • Chọn những món bé ăn từ những món ăn bạn cung cấp trong bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ (và đôi khi có thể là không ăn gì cả).
  • Ăn nhiều hay ít tùy vào bé muốn.
 Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Trắc nghiệm – làm thế nào bổ sung vitamin cần thiết cho bé?

1. Một số loại rau củ tốt cho sức khỏe của con bạn hơn những loại khác.
  • Đúng
  • Sai
Câu trả lời đúng: Đúng

Không có loại rau củ nào là không tốt. Nhưng một số loại có nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Khi chuẩn bị bữa trưa cho bé, hãy chọn những loại rau củ sáng màu như ớt, cà chua, bông cải xanh, cà rốt; chúng có nhiều chất dinh dưỡng hơn dưa chuột và cần tây. Một bữa trưa lành mạnh thành công nếu bạn bổ sung thêm protein, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt. Cho bé ăn trái cây còn nguyên – một quả táo tốt hơn nước sốt táo –  để bé có thêm các vitamin từ vỏ. Nếu con bạn mua bữa trưa hoặc đồ ăn vặt ở trường, dạy cho bé có các chọn lựa lành mạnh hơn, giúp bé phát triển tăng cân khỏe mạnh. Bữa trưa ở trường hiện nay đã ít muối, chất béo và nhiều rau quả, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt hơn trước.

Lựa chọn rau củ nhằm tăng dưỡng chất cho bữa ăn của bé

2. Loại thực phẩm nào là nguồn cung cấp canxi cho con bạn
  • Quả hạnh
  • Quả đào
  • Cà chua
Câu trả lời đúng: Quả hạnh

Khi nghĩ về canxi, bạn có thể liên tưởng tới sữa hoặc những chế phẩm từ sữa như: pho mát và sữa chua. Nhưng đừng lo lắng quá nhiều nếu con bạn không uống sữa. Hạnh nhân, đậu đỏ và đậu trắng, nước cam ép cũng là những nguồn cung cấp canxi tốt. Bé cần canxi để hình thành xương chắc và răng khỏe, nhưng hầu hết trẻ từ 9 – 18 tuổi không được cung cấp đầy đủ; đó là bởi vì nhiều bé uống nhiều nước ngọt hơn là sữa. Nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung canxi nếu bạn thấy lo lắng. Con bạn cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin D – có thể tìm thấy trong dầu cá, pho mát, lòng đỏ trứng – để hấp thụ canxi.

3. Bữa sáng nào sẽ cung cấp cho con bạn nhiều năng lượng nhất?
  • Ngũ cốc nguyên hạt và trái cây
  • Các thanh ngũ cốc
  • Trứng ốp la rau củ
Câu trả lời đúng: Trứng ốp la rau củ

Cũng tốt thôi nếu bạn đưa cho bé ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít chất béo, và trái cây cho bữa sáng, đặc biệt là nếu bạn đang vội. Nhưng trứng ốp la và các loại protein khác sẽ giúp bé duy trì năng lượng lâu hơn. Trứng không chỉ là nguồn protein tốt cho buổi sáng; hãy thử cung cấp bánh vòng với ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh quế với bơ đậu phộng và trái cây, hoặc một ly sinh tố với sữa chua, trái cây, và một thìa cám.

Trứng ốp la rau củ có thể cung cấp 1 bữa sáng nhiều dưỡng chất cho bé

4. Làm thế nào để bạn chắc chắn con mình có đủ chất sắt?
  • Đặt những lát cà chua vào trong bánh hamburger
  • Sa lát trộn thịt bò
  • Cả hai đáp án trên
Câu trả lời đúng: Cả hai đáp án trên

Con bạn cần sắt để tạo đủ tế bào hồng cầu và cung cấp oxy mang đi khắp cơ thể đến các cơ quan và các mô. Trẻ cần số lượng khác nhau khi chúng lớn lên. Thịt đỏ, cá ngừ, cá hồi, trứng, trái cây sấy khô đều có rất nhiều sắt. Phục vụ chúng với các loại thực phẩm có vitamin C, chẳng hạn như bông cải xanh, cà chua, cam, và dâu tây; điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất sắt.

5. Nếu con tôi kén ăn, tôi có nên lo lắng rằng bé không nhận được tất cả vitamin cần thiết cho bé không?
  • Không
Câu trả lời đúng: Không

Hầu hết các bậc cha mẹ từng nghe con mình tuyên bố rằng, “Con no rồi ạ,” mặc dù bé chỉ vừa mới chạm đĩa. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên vì bé chỉ cần một lượng nhỏ thức ăn để có đủ vitamin và khoáng chất. Vì vậy, trừ khi điều này xảy ra mỗi ngày, có lẽ bé vẫn ổn. Nhưng đối với những bé không ăn, hoặc những bé chỉ ăn vài thứ, bạn có thể phải xem hỗn hợp vitamin hàng ngày. Luôn luôn nói chuyện  với bác sĩ nhi khoa trước khi bạn cung cấp cho bé bất kỳ loại vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia DinhDưỡng – Nutifood”

Xem thêm các chủ đề:

Cách chăm sóc trẻ biếng ăn

Biếng ăn là một trong những vấn đề về ăn uống phổ biến nhất mà tôi được hỏi trong khi tôi hành nghề nhi khoa. Đã bao nhiêu lần bạn phải đối mặt với những tình huống này trong nhà mình?
  • Bé mới biết đi chỉ ăn 2 miếng thức ăn và sau đó nói “Con ăn xong rồi ạ!”
  • Bé chỉ ăn có 5 món ăn và bạn phải chuẩn bị những món đó ngày này qua ngày khác.
  • Bé nói muốn ăn món x, rồi bạn chuẩn bị món x, sau đó bé lại nói muốn ăn món y, rồi bạn lại chuẩn bị món y, rồi bây giờ bé nói “Không” và muốn ăn món z.
  • Các trận chiến trong giờ ăn diễn ra hằng ngày, khi bạn hối lộ, dỗ dành và cằn nhằn trong khi đút từng muỗng thức ăn cho bé.
Mục tiêu đầu tiên là tránh các trận chiến trong giờ ăn. Các trận chiến tại bàn ăn tối chỉ khiến những bé kén ăn kén ăn thêm. Trận chiến đó không đáng! Những bé mới biết đi từ 1-3 tuổi ít thèm ăn và dường như không cần ăn quá nhiều. Sự thèm ăn của bé có thể thay đổi ngày này qua ngày khác, từ bữa ăn này đến bữa ăn khác. Thường thì bữa sáng hoặc trưa là bữa ăn quan trọng nhất của bé và nếu ở trong trường hợp đó, hãy tập trung cho bé ăn nhiều hơn trong những bữa này. Thêm rau củ vào bữa sáng hoặc trưa sẽ ổn hơn. Bữa tối thường ít quan trọng nhất với bé – vào cuối ngày khi bé đã mệt mỏi, và có thể bị xao nhãng bởi cả các anh chị em và bố mẹ. Vì các bé sẽ được đi ngủ sớm, nên dù sao thì bữa tối không phải là mối quan tâm nhất của bé (dĩ nhiên, bố chỉ thấy con mình trong giờ ăn tối, có thể thấy đây là một thách thức, là nơi để vật lộn với bọn trẻ, nhưng không nên như thế). Cuộc sống quá thú vị với bọn trẻ và có nhiều thứ cần được ưu tiên hơn là ngồi bên bàn ăn tối. Như bạn thấy, trong nhiều khía cạnh hành vi của bé, chúng đang tìm kiếm một mức độ mới của sự độc lập và kiểm soát. Nếu bạn đang cố gắng để kiểm soát bé không được đụng vào TV, bé sẽ coi đó là một trò chơi và sẽ cố gắng làm điều đó, trong khi nhìn thẳng vào bạn. Nếu bạn đang cố gắng để kiểm soát mọi muỗng thức ăn, bé sẽ coi việc của mình là làm điều ngược lại. Về mặt phát triển, bé thường có khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn của mình và cha mẹ đôi khi phải học cách tôn trọng khẩu vị tự nhiên và sự biến đổi của bé.

Nếu bạn đang đối phó với bé lớn hơn, bạn có thể bắt đầu thiết lập một số hướng dẫn. Quy tắc một miếng có thể hiệu quả với bé lớn hơn (khoảng 4 đến 5 tuổi). Bé cần phải thử ít nhất một miếng của tất cả các món ăn được đưa ra, và nếu bé không thích nó, bé không cần phải ăn thêm. Là cha mẹ, chúng ta phải giấu mối quan tâm của mình về việc liệu bé ăn hay không.

Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho cha mẹ để kích thích ăn uống của trẻ, giúp trẻ phát triển tăng cân khỏe mạnh hơn.
  • Không bao giờ dỗ dành, hối lộ, trừng phạt, cằn nhằn. Tránh những trận chiến! Giấu sự lo lắng và quan tâm của bạn về việc ăn uống!
  • Hãy thực tế về khẩu phần thức ăn. Nhiều bậc cha mẹ kỳ vọng không thực tế về lượng thức ăn con mình nên ăn. Nếu bé dưới khoảng 5 hay 6 tuổi, hãy sử dụng khoảng 1 muỗng thức ăn cho mỗi năm tuổi. Ví dụ, 2 muỗng đậu nếu bé 2 tuổi, 4 muỗng nếu bé 4 tuổi. Cho bé ít thức ăn hơn lượng thức ăn mà bạn nghĩ chúng sẽ ăn. Sau đó, nếu bé yêu cầu thêm, bé có thể cảm thấy như mình đã thực hiện một điều gì đó. Cho những bé cực kỳ kén ăn, tôi biết có những cha mẹ đặt chỉ một muỗng mỗi món ăn trên đĩa lúc bắt đầu và sau đó xem những gì sẽ xảy ra.
  • Duy trì giới thiệu những món ăn mới lần nữa. Đừng tránh điều này chỉ vì bé không thích nó một lần, bé có thể thay đổi suy nghĩ của mình. Chuẩn bị các món ăn theo nhiều cách khác nhau, cắt chúng thành các hình, các kiểu ngộ nghĩnh bằng cách cho thấy niềm yêu thích của bạn với thức ăn. Có thể mất khoảng 8-15 lần thử thức ăn (thậm chí bằng mắt!) trước khi bé thích món đó. Hãy tỏ ra thản nhiên về món ăn – đặt nó vào đĩa và không gây áp lực cho bé.
  • Cho bé chạm, ngửi hay liếm thức ăn để thử nó. Bên cạnh thưởng thức món ăn bằng mắt, việc cho bé sử dụng các giác quan khác để trải nghiệm những món ăn được coi là một cách quan trọng trong quá trình thử thức ăn.
  • Đừng ra lệnh cho bé phải ăn bao nhiêu. Hãy để bé quyết định mình sẽ ăn bao nhiêu. Quy tắc là: Bạn sẽ chọn những món ăn để phục vụ còn bé sẽ chọn trong số đó những món để ăn và ăn bao nhiêu. Hãy nhớ rằng bạn đang đi cùng đường với bé kén ăn! “Câu lạc bộ ăn hết chén” không phải là cách tốt để bé làm thế nào để tự điều chỉnh khi chúng đang đói hay no. Bằng cách cố không quan tâm đến khả năng điều chỉnh lượng thức ăn của bé, chúng ta có thể tạo ra nhiều vấn đề ăn uống hoặc cân nặng hơn khi chúng lớn lên.
  • Thay đổi những món bạn cung cấp nếu thấy bé chỉ ăn một món cố định. Đôi khi bé chỉ yêu cầu có một loại thức ăn trong mọi bữa ăn. Nhiều khi đó là carbohydrate tinh bột, loại thức ăn khiến bé thấy thoải mái. Đừng để rơi vào thói quen phục vụ mọi lúc và đừng làm đầu bếp phục vụ nhanh chóng. Đối với trẻ lớn hơn (3 tuổi hoặc hơn), giải thích rằng bé có thể chọn thức ăn trong một vài ngày, và những ngày khác đến lượt bạn chọn. Một lần nữa rất trung lập và không phải lo lắng nếu bé từ chối những gì bạn cung cấp. Nếu bé từ chối ăn tối, chỉ cần nói một cái gì đó giống như, “Mẹ rất xin lỗi vì con chọn không ăn tối nay và con đang đói. Con có thể có một bữa sáng lớn khi thức dậy vào ngày mai.”
  • Cung cấp trái cây như một phần của bữa ăn. Nếu bé từ chối các loại rau củ, có rất nhiều chất chống oxy hóa với vitamin và khoáng chất trong các loại trái cây. Cố gắng tìm các loại trái cây có màu sắc khác nhau để tăng cường sự đa dạng của chất chống oxy hóa mà bé có thể nhận được.
Các loại trái cây nhiều màu sắc có thể sẽ giúp trẻ hứng thú hơn
  • Tránh uống nhiều nước ép trái cây, nước ngọt để thay thế như một món ăn thực sự. Một số bé sẽ no bụng và không còn chỗ để chứa thức ăn nữa. Hạn chế nước ép trái cây (và chắc chắn rằng đó là nước ép trái cây nguyên chất để cho giá trị dinh dưỡng tốt nhất!).
  • Tránh thói quen ăn vặt thường xuyên. Tránh ăn vặt trong xe hoặc khi đang đứng và chơi đùa. Bé nên có 2 bữa ăn nhẹ trong ngày, nhưng chúng không nên ăn vặt suốt ngày.
Không nên cho bé ăn vặt nhiều quá trong ngày
  • Ngụy trang và kết hợp những món ăn bé thích với những món bé không thich. Một chút lén lút cũng ổn mà. Nạo bí ngòi hoặc cà rốt vào bánh mì thịt hoặc hamburger, thêm các loại rau củ xay nhuyễn hoặc rau củ nghiền vào nước sốt mì ống. Tuy nhiên, luôn luôn cố gắng cung cấp thức ăn cho bé ở trạng thái tự nhiên của chúng.
  • Cố gắng không dùng món tráng miệng như một phần thưởng. Đối với những bé cứng đầu cố gắng từ chối các món ăn để chờ món tráng miệng và nói rằng mình đang “giữ bụng”, cố gắng không dùng món tráng miệng hối lộ để bé ăn. Cung cấp trái cây như món tráng miệng với sữa chua hoặc tự làm những xiên trái cây (để bé giúp bạn, điều đó sẽ có ý nghĩa hơn với bé) với trái cây tươi, sữa chua, và/hoặc nước ép trái cây. Bạn thậm chí có thể tổ chức một buổi tối đặc biệt như “đêm ngược” – bé mặc áo ngược, ăn món tráng miệng đầu tiên và sau đó là phần còn lại của bữa ăn. Dĩ nhiên, hãy chắc chắn rằng khẩu phần món tráng miệng nhỏ và hợp lý. Hầu hết các bé sẽ không no với một món tráng miệng nhỏ và sau đó bé được tự do để “thưởng thức” phần còn lại của bữa ăn.
Khi biếng ăn là vấn đề bệnh lý?

Đôi khi bé có thể có một vấn đề bệnh lý thực sự có liên quan đến việc không có khả năng ăn. Nếu con bạn không có cân nặng thích hợp với lứa tuổi hoặc dường như có một số vấn đề cơ bản khác, khám dinh dưỡng cho bé là cần thiết. Các bé gặp vấn đề về phát triển hoặc cảm giác có thể có ác cảm với kết cấu hoặc vị giác khiến việc ăn uống một số món nhất định khó khăn. Ngoài ra, một số vấn đề đường ruột có thể gây đau, khó chịu hoặc có vấn đề với các loại thức ăn; một số bệnh lý có thể kể tên ra như trào ngược dạ dày, loét dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, hội chứng không dung nạp thực phẩm khác hoặc dị ứng thực phẩm, hoặc rối loạn nuốt… Bác sĩ dinh dưỡng sẽ giúp bạn trong trị liệu.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia DinhDưỡng – Nutifood”

Xem thêm các chủ đề:

Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Cho trẻ ăn như thế nào là hợp lý?

Các mẹ thường lo lắng bé không ăn đủ lượng cần thiết trong khoảng thời gian từ 6 -12 tháng tuổi, nhưng nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ cùng các loại thức ăn bổ sung khác thì mẹ nên yên tâm rằng bé sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bé sẽ phát triển tốt.

Dưới đây là ví dụ về một bữa ăn cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Tùy theo mức độ hấp thụ của bé để điều chỉnh hàm lượng. Mẹ nên cho bé ăn một cách tự nhiên, không nên ép bé ăn một cách miễn cưỡng.

Bé sẽ đưa ra dấu hiệu cho mẹ biết khi nào bé đói và khi nào bé no. Hãy quan sát  những dấu hiệu sau để xem bé có đói hay không nhé
  • Nếu bé đói, bé thường há miệng ra to và sẽ khóc nếu bạn đưa đồ ăn đi.
  • Nếu bé no, bé sẽ ngậm miệng lại, quay đầu sang hướng khác hoặc đẩy thức ăn ra xa.
Lời khuyên cho các mẹ là bé không cần các thức ăn khác sữa mẹ cho tới khi bé 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu đời của bé, bé chỉ cần bú sữa mẹ và bổ sung thêm Vitamin D qua tắm nắng.

Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi:
  • Tiếp tục cho bú sữa mẹ và tắm nắng
  • Cho bé bắt đầu ăn với một lượng nhỏ khoảng 5-10 ml (1, 2 muỗng cà-phê) và tăng dần lượng thức ăn tùy bé đói như thế nào. Trung bình mỗi lần các bé thường có thể chỉ ăn được 30-45 ml (2, 3 muỗng canh) thức ăn trong thời gian đầu tập ăn
Ví dụ về mộtkhẩu phần ăn cho bé:
  • 30-45 ml (2-3 muỗng canh) rau củ nấu chín, các loại hạt và thịt.
  • 45-75 ml (3 -5 muỗng canh) trái cây mềm
  • ½ quả trứng gà
  • 60-125 ml (¼ – ½ cup) ngũ cốc nóng hoặc mát
  • 30 ml (2 muỗng canh) phô mai xát mỏng hoặc sữa chua
  • ½ miếng bánh mỳ nướng cắt thành từng khúc nhỏ.
Các mẹ lưu ý, nên để bé ăn từng nào bé cảm thấy dễ chịu, mẹ đừng nên bao giờ ép bé ăn hết nhé

Bữa ăn mẫu cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi:

Khi bé nhà bạn bước sang tháng thứ 9, cho bé ăn 2, 3 bữa và 1, 2 món phụ mỗi ngày.Song song với việc cho con bú, mẹ nên chuẩn bị những bữa ăn như sau:

Buổi
Bữa ăn mẫu
Sáng
  • Bột ăn dặm Nuti
  • Dâu tây, nghiền nát hoặc cắt nhỏ
  • 1 ly nước
Trưa
  • Thịt gà băm nhỏ hoặc Đậu gà nghiền
  • Khoai tây ngọt nghiền
  • 1 ly nước
Phụ
  • Trái lê, nghiền
Tối
  • Cháo Thịt bò băm hoặc Đậu lăng
  • Bông cải xanh nấu chín, nghiền nát
  • 1 ly nước

Bữa ăn mẫu cho trẻ từ trên 12 tháng tuổi

Khi bé sang tháng 12, cho bé ăn 3 bữa và 1,2 món phụ mỗi ngày. Cùng với bú sữa mẹ, mẹ nên sắp xếp bữa ăn như sau:

Buổi
Bữa ăn mẫu
Sáng
  • Ngũ cốc trẻ em có bổ sung sắt
  • Trái Kiwi cắt nhỏ
  • 1 ly nước
Phụ
  • 1 lát bánh mì nướng nhỏ với 1 lớp bơ đậu phộng mỏng, cắt thành từng miếng nhỏ.
Trưa
  • Cháo Cá ngừ, nghiền nát + cà rốt
  • Trái Bơ, cắt lát mỏng
  • Sữa chua
  • 1 ly nước
Phụ
  • 1 miếng Bánh quy
Tối
  • Cháo Thịt gà băm nhỏ + rau củ
  • Dưa lưới, thái nhỏ
  • 1 ly nước





















Chúc mẹ nuôi con mạnh khỏe nhé!


Xem thêm các chủ đề:

Có nên cho trẻ “ăn bốc” ?

Thức ăn bốc là những loại thức ăn mà bé có thể nắm bằng tay và ăn một cách dễ dàng. Tác dụng của việc cho bé ăn bốc chính là giúp bé làm quen với các dạng đồ ăn khác nhau, nhằm cải thiện bữa ăn của bé và hỗ trợ bé cho việc tự ăn sau này. Đây là kỹ năng quan trọng mẹ nên dạy cho bé.

Vậy để chuẫn bị cho bé khám phá những “hương vị” đầu đời, mẹ cần lưu ý những gì?
  • Mẹ đặt bé trên ghế ngồi ăn ngay ngắn, bé vừa ngồi vừa ăn là tốt nhất, tránh để bé bò trườn chạy nhảy khi đang ăn. Mẹ còn nên nhớ rằng không bao giờ để bé ăn một mình.
  • Bé có thể ăn các loại thức ăn nhỏ mềm kể cả khi bé chưa mọc răng bởi vì bé có thể dùng lợi để nghiền nát thức ăn.
  • Bữa ăn có thể diễn ra rất chậm và lộn xộn tuy nhiên mẹ đừng lo lắng vì đây là giai đoạn bé đang tập ăn. Khi bé lớn hơn một chút, bé sẽ cho đồ ăn vào miệng thành thục hơn. Để giảm thiểu đồ ăn thừa, mẹ bắt đầu bằng cách cho bé ăn một lượng thức ăn nhỏ thôi, sau đó mẹ cho bé ăn thêm một ít nếu bé còn muốn ăn tiếp.
  • Trái cây nên nên được gọt sạch vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Mẹ nhớ luộc rau củ cho tới khi mềm ra, hoặc cắt những loại rau củ thô, cứng ra thành những đoạn nhỏ cho bé dễ ăn.
  • Đồ ăn cứng và dai có thể làm bé nghẹn vì thế các mẹ nên tránh. Tốt nhất là mẹ không nên đưa cho trẻ ăn những loại đồ ăn sau: các loại hạt sần sùi, nho khô, bỏng ngô, đá cục, khoai tây chiên, kẹo cao su, kẹo cứng hay kẹo gôm. Cắt những loại củ quả và đồ ăn như cà-rốt hay xúc xích thành những miếng nhỏ vừa tay cho bé vừa cầm vừa ăn.
  • Mẹ tránh đưa cho trẻ cầm những đồ ăn cứng và dài như một cọng rau dài. Khi bé ngậm vào miệng, sẽ rất có thể bé mắc nghẹn.
  • Bé có thể ăn nhiều loại thức ăn cùng lúc. Mẹ chỉ cần tiếp tục cắt đồ ăn ra từng miếng nhỏ và đảm bảo chúng phải thật mềm. Mẹ cũng nên nhớ chuẩn bị thức ăn với ít đường và muối thôi.
Dưới đây là một số thức ăn gợi ý cho mẹ để chuẩn bị cho bé làm quen nhé.

Rau, củ, quả

Trái cây chín bóc sạch vỏ: bơ, chuối, đào, lê, kiwi, dưa gang, nho; các loại rau đã luộc kỹ: bông cải xanh, cải bắp, cà-rốt, khoai lang, bí đao…


Sữa

Phô-mai nghiền nhỏ


Các loại thịt hoặc thực phẩm khác (nấu chín)

 

Đậu hũ; những miếng thịt đỏ hoặc thịt gà băm thật nhỏ; cá (lọc bỏ xương và nghiền nhỏ); thịt viên băm nhỏ; trứng ốp la; các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ…)

Chúc mẹ thành công với những bữa ăn đầu đời của con.

Xem thêm các chủ đề:

Mẹ hiểu gì về các giai đoạn phát triển của con yêu?

Từ khi sinh tới 1 tuổi

Từ khi sinh ra cho tới khi 1 tuổi, bé sẽ lớn gấp 3 về cân nặng và cao thêm khoảng 25 cm. Nếu bé dài 50 cm lúc mới sinh ra có thể lên tới 76 cm sau 12 tháng tuổi. Bé trai thường nhỉnh hơn bé gái. Theo các chuyên gia dinh dưỡng , những em bé được nuôi từ sữa mẹ phát triển chiều cao tốt hơn, phát triển cân đối hơn các em bé nuôi bằng sữa công thức.

Mẹ nên cho bé kiểm tra cân nặng và chiều cao hằng tháng trong những năm đầu đời để đảm bảo bé phát triển bình thường. “Cân nặng và chiều cao của bé nằm trong khúc đoạn chuẩn của bảng tiêu chuẩn chứng tỏ bé phát triển bình thường. Mẹ cũng không nên lo lắng  quá nếu chiều cao hay cân nặng của bé cao hơn hay thấp hơn chuẩn miễn là vẫn nằm trong giới hạn cho phép (mức cao nhất và thấp nhất của chuẩn) mẹ nhé.

Nên cho bé kiểm tra cân nặng và chiều cao hằng tháng

Trong trường hợp phát hiện ra những chỉ số không bình thường, bác sỹ sẽ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, đó là một trong những chỉ số báo hiệu một cái gì đó bất bình thường ở trẻ, đó có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, hoặc nghiêm trọng hơn là liên quan đến bộ phận tim mạch, thông thường, cân nặng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và chiều cao bị ảnh hưởng theo tuy nhiên, đối với trẻ không phát triển chiều cao, nguyên nhân có thể nghiêm trọng hơn.

Từ 1 tới 3 tuổi

Trong suốt thời gian này, tốc độ phát triển của bé có chậm lại hơn một chút nhưng vẫn rất nhanh. Từ 1 tới 3 tuổi, mỗi năm bé tăng trung bình khoảng 10cm, cân nặng lúc 3  tuổi khoảng 14 kg.
Ở độ tuổi này, bác sỹ đã tầm nào hiểu được sự phát triển của bé. Bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe, cân nặng và đo vòng đầu đầu mỗi 3 tháng từ khi bé đủ 12 cho tới 18 tháng tuổi, sau đó là thêm 1 lần kiểm tra nữa khi bé tròn 2 tuổi, và sau đó là theo chu kì hằng năm. Việc đo vòng đầu lúc này sẽ không được ưu tiên nữa, thay vào đó, bác sỹ sẽ bắt đầu đo lường chỉ số BMI để xem cân nặng của bé có tỷ lệ với chiều cao hay không.

Nếu mẹ thấy bé dường như phát triển rất chậm, trong một vài trường hợp hiếm, có thể là do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, cần thăm khám và tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ chuyên ngành

Từ 4 đến 9 tuổi

Chiều cao và cân nặng tiếp tục phát triển bình thường, cả bé trai và bé gái thường cao hơn chừng 5 tới 7.5 cm mỗi năm. Đối với những bé gái dậy thì sớm, lúc bé 8 hay 9 tuổi, bé có thể sẽ cao lên một cách vượt bậc. Mẹ có thể kiểm tra chiều cao và cân nặng rồi đánh giá dựa trên chỉ số BMI hằng năm.

Từ 10 đến 14 tuổi

Tuổi dậy thì là giai đoạn cao nhảy vọt thứ 3 của trẻ, nhất là từ 9 đến 11 tuổi đối với bé gái, và từ 11 đến 16 tuổi đối với bé trai. Các mẹ có thể trông chờ con gái sẽ cao hơn từ 23 tới 28 cm. Đến cuối giai đoạn dậy thì, phần bánh xương tiếp giáp giữa các khung xương sẽ đóng lại và trẻ đạt tới chiều cao trưởng thành. Đối với cả 2 giới, phần tay, chân và bàn chân phát triển nhanh hơn phần thân, điều này làm cho trẻ ở giai đoạn dậy thì cảm thấy lóng ngóng, bất thường và khó chịu. Do dậy thì ở bé gái tới sớm hơn các bé trai, các bé gái thường cao và to hơn các bé trai trong một vài năm.

Nếu mẹ nhận ra trẻ ngưng phát triển chiều cao, mẹ nên tư vấn với bác sỹ. Những bé thấp và thừa cân có thể gặp những vấn đề về tuyến giáp, việc chẩn đoán chỉ cần thông qua một phép thử máu đơn giản.

Nếu mẹ nhận ra trẻ ngưng phát triển chiều cao, nên tư vấn với bác sỹ.

Những bé phát triển quá nhanh có thể cảm thấy đau ở phần xương ở chân. Tuy không có hại gì nhưng bé có thể cảm thấy khó chịu, mẹ có thể mát-xa cho bé để bé thấy dễ chịu hơn. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể thấy đau tức ngực, nguyên nhân xuất phát từ phần xương sụn, phần xương đàn hồi kết nối xương sườn với xương ức, 2 phần xương này phát triển không đồng đều nhau, dẫn tới việc xâm lấn lên nhau tạo nên cảm giác tức ngực.

Bất kỳ khi nào có những dấu hiệu bất thường khiến mẹ lo lắng, mẹ đừng ngần ngại tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng và thăm khám chuyên khoa  nhé.


Xem thêm các chủ đề:

Trẻ thiếu cân – Bí quyết của mẹ giúp bé tăng cân

Mẹ nên bớt lo lắng hơn về bàn cân và thay vào đó tập trung vào việc cung cấp cho bé đủ chất dinh dưỡng (protein, tinh bột và chất béo) và vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất). Calo rỗng trong các loại kem, bánh ngọt, nước ngọt,.. làm bé tăng cân nhưng chúng  lại không cung cấp các chất dinh dưỡngcần thiết cho trẻ em để xây dựng một bộ não khỏe mạnh, cơ quan đàn hồi tốt và xương chắc khoẻ. Vì vậy, nếu bé thiếu cân, mẹ nên biết cách bảo đảm tất cả các calo hấp thụ phải thật giàu dinh dưỡng.

Các loại thực phẩm sau đây có thể giúp bé tăng cân lành mạnh và phát triển:

• Chất béo có lợi, đặc biệt là chất béo chiết xuất từ thực vật. Mỗi gam chất béo có khoảng 9 calo trong khi mỗi gam protein hoặc tinh bột chỉ cung cấp khoảng 4 calo. Chính vì vậy, một bữa ăn được bổ sung chất béo có thể giúp bé đạt được trọng lượng mong muốn. Dưới đây là một số loại chất béo lành mạnh các mẹ nên tham khảo:

– Dầu hạt lanh: có thể trộn ănvới bất cứ thứ gì! Dầu hạt lanh có mùi vị nhẹ nên bé sẽ không ngửi thấy mùi vị của dầu hạt lanh khi mẹ làm sinh tố hoặc trộn với các loại rau.

– Dầu dừa: Dầu dừa cung cấp vị ngọt và mang lại calo có ích, mẹ có thể thêm một muỗng vào ly sinh tố hoặc vào rau khi xào trộn.

– Các loại hạt: hạt hồ trăn, quả óc chó và hạnh nhân là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ em.

– Bơ: mẹ có thể làm món guacamole với bơ tươi, hành tây và cà chua, hoặc kết hợp bơ vào một ly sinh tố trái cây nào đó.

– Dầu Ô liu có khoảng 80-85 % chất béo lành mạnh, dầu ô liu có hàm lượng chất chống oxy hóa và hàm lượng dinh dưỡng thực vật cao, dầu ô liu đã được công nhận rộng rãi là loại thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh tật.

1 số thực phẩm chứa chất béo

• Sinh tố là một giải pháp dễ dàng để tiêu hóa các chất dinh dưỡng cần thiết và năng lượng, đặc biệt là nếu bạn thêm dầu dừa, sữa dừa hoặc bơ hạnh nhân. Hãy sáng tạo với trái cây mà bạn yêu thích, sữa chua, bơ đậu phộng và các loại hạt khác.

• Nghiền trứng luộc vào các món salad, nước sốt và súp.

• Nấu mì ống, gạo và ngũ cốc trong nước luộc gà, bé vừa được cung cấp thêm dinh dưỡng vừa thêm một số calo.

• Làm món granola bằng các loại hạt, trái cây sấy khô và dầu dừa, sau đó trộn với sữa chua.

• Kết hợp các loại hạt và trái cây sấy khô với nhau.

• Gan gà nghiền nhỏ sẽ cung cấp bé những hợp chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, Vitamin A, tất cả các vitamin nhóm B và sắt. Gan gà không ảnh hướng đáng kể khi nghiền vào món ăn khác. Bé sẽ không nhận ra mùi vị của chúng.

Hành vi và thói quen

• Nên uống sau khi ăn, chứ không phải trong khi ăn. Nước có thể làm đầy bụng nhỏ của bé, bé sẽ có cảm giác no bụng và muốn bỏ ăn. Sữa và nước trái cây chính là thủ phạm vì nhiều bé uống rất nhiều trong suốt cả ngày mà không hề thấy đói khi giờ ăn đã tới.
• Thiết lập bữa ăn chính và ăn phụ. Cần tập cho bé biết rằng giờ ăn cơm là một phần quan trọng mỗi ngày của bé. Nếu bạn để bé ăn trên xe đẩy hoặc ngồi trên xe máy để ăn sẽ khiến bé nghĩ rằng ăn uống không quan trọng và tỏ thái độ hời hợt. Các loại thực phẩm cho bữa phụ mà mẹ có thể chuẩn bị thường là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp, mẹ nên thay đổi và ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé.nhưng không hẳn quá nhiều calo như bữa chính

• Ngồi xuống và ăn cùng bé : Mẹ sẽ làm mẫu và noi gương cho bé như thế nào là ăn uống lành mạnh.


• Tắt tivi. Không nên vừa ăn vừa nhìn màn hình, các bé thường sẽ quá chú tâm vào màn hình mà phớt lờ việc ăn hoặc chỉ nhai nuốt mà không biết mình đang ăn gì, đã ăn bao nhiêu, hệ tiêu hóa cũng không làm việc tốt được.

• Có thể điều này khiến bạn cảm thấy thừa thãi tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng bé có tập thể dục đều đặn. Tập thể dục đốt cháy năng lượng, tuy nhiên điều có lợi đó là tập thể dục làm bé mau đói và ăn ngon và nhiều hơn khi tới giờ ăn.

• Cung cấp đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn. Dạ dày của bé rất nhỏ, do đó, bé không thể ăn đủ thức ăn trong bữa ăn của mình để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Đồ ăn nhẹ giúp bé duy trì năng lượng và tâm trạng của bé.

• Cho bé ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Mẹ nên chuẩn bị các món ăn nhẹ chứa đầy đủ các chất béo lành mạnh và protein bởi vì các chất dinh dưỡng có thể giúp xây dựng các lớp mô trong khi bé ngủ. Mẹ nên tránh các đồ ăn có đường vìgiấc ngủ của bé có thể bị ảnh hưởng.

Mẹ nên lưu ý rằng những hướng dẫn ở trên không chỉ áp dụng cho những bé cần tăng cân mà còn có ích cho các bé khác nữa.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

03 lý do trẻ chậm tăng cân mà mẹ chưa biết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến việc trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân. Ngoài những lý do phổ biến “ai cũng biết” như trẻ lười ăn, bị sốt…thì còn có những lý do sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó không được chú ý hoặc thường hay bị bỏ qua trong các tình huống chăm con trong thực tế.


Tắm sau khi cho bé ăn:

Mẹ có tắm cho bé ngay sau khi ăn? Nếu có thì đã đến lúc mẹ nên từ bỏ thói quen đó. Vì trên thực tế sau khi cho bé ăn, phải mất một thời gian bé mới có thể tiêu hóa giống như cơ thể của người lớn.
Nếu mẹ tắm cho bé ngay sau bữa ăn, cơ thể sẽ nguội đi và làm chậm quá trình tiêu hóa của bé. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình trao đổi chất của bé.

Táo bón, nôn mửa, khó tiêu là những kêt quả không mong muốn của việc tắm sau khi ăn xong. Thói quen tắm sau khi ăn dẫn đến việc bé không hoặc chậm tăng cân, làm cho các mẹ lo lắng. Mặc dù việc tắm sau khi ăn có vẻ không liên quan nhưng các mẹ nên nhớ, nó rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa của các bé.Chính vì vậy các mẹ nên tắm cho bé trước khi ăn để chất dinh dưỡng được hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn nhé.

Cho bé bú sữa hoặc cho uống nước trước khi ăn:

Sữa lấp đầy bụng của bé trước bữa ăn chính dẫn đến việc bé ăn ít hơn khi vào bữa ăn chính.Uống nước cũng vậy, nếu trước khi ăn chính bé uống nước quá nhiều bé sẽ ăn ít hơn bình thường, trong trường hợp xấu nhất, bé có thể sẽ nôn ọe nếu bé bị ép ăn thêm. Mẹ nên cho bé uống nước sau khi ăn hoặc rất hạn chế trong khi ăn, thói quen cho bé uống nước bắt đầu các bữa ăn là một thói quen không tốt cần sửa bỏ.

Khoảng cách giữa các bữa ăn quá ngắn:

Trên thực tế khoảng cách quá ngắn giữa các bữa ăn sẽ hình thành nên sự ngang dạ, no lửng của bé, hậu quả là bé không chịu ăn dẫn tới việc bé không thể tăng cân. Nếu các mẹ chưa để ý tới những vấn đề này, đã đến lúc mẹ nên chú ý hơn để đảm bảo quá trình trao đổi chất và sự phát triển lành mạnh của bé mẹ nhé!

Bé thông thường nên được cho ăn trong vòng 30 phút vừa mới ngủ dậy , cho bé uống một ly sữa / bú sữa mẹ hay một loại trái cây tươi. Khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho một em bé là 2,5 – 3 giờ đấy mẹ ạ.

Nên cho bé ăn trong vòng 30 phút sau khi ngủ dậy

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Vitamin D và tầm quan trọng mẹ cần biết

Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi, một khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của răng và xương. Vitamin D là một dưỡng chất rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nhất là đối với trẻ em, lúc mà xương và răng mới bắt đầu hình thành. Mẹ đã biết cho bé uống sữa để đảm bảo bé đủ canxi, nhưng mẹ cũng nên lưu ý phải đảm bảo bé có đủ Vitamin D để canxi được hấp thụ tốt hơn nữa.
 
Sự sụt giảm Vitamin D ở thế hệ thời nay

Theo truyền thống, tổ tiên chúng ta thường làm việc cả ngày ở ngoài trời và trẻ em chơi đùa dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên ở thời đại hiện nay, với giờ làm việc dài ra, cha mẹ thường làm việc trong văn phòng và trẻ em thì ở cắm mặt vào điện thoại, ipad, trò chơi điện tử, mọi thứ đã thay đổi. Một vấn đề lớn nữa đó là việc lo lắng nguy cơ ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng ta thường được khuyến cáo dùng kem chống nắng khi chúng ta ra ngoài tuy nhiên, phần da được bảo vệ dưới lớp quần áo và dưới kem chống nắng không thể sản xuất ra Vitamin D được.

Ánh nắng mặt trời có thể gây nên ung thư da?

Đúng là có rất nhiều tài liệu nói về nguy cơ ung thư da do tiếp xúc với ánh mặt trời. Chúng ta biết rằng sự suy giảm của tầng ô-zôn gây ra bởi ô nhiễm khiến cho các tia UV xâm nhập trái đất dễ dàng hơn. Mặc dù tầng ô-zôn được tái tạo lại sau khi các chất ô nhiễm ngừng phát tán tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải cẩn thận đừng tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời vào lúc hàm lượng tia UV cao (nắng lớn từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), bởi tia UV là một trong những tác nhân dẫn tới ung thư da, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ bởi vì trẻ thường có làn da mỏng hơn, nhạy cảm hơn.

Lợi ích của ánh nắng mặt trời với trẻ nhỏ 

Mẹ hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của ánh nắng mặt trời đối với trẻ nhỏ và làm thế nào bạn có thể tận dụng tối da ánh nắng mặt trời nhé!
  • Điều trị vàng da: Trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ được xử lý bằng cách phơi bé dưới ánh nắng mặt trời không quá 5 phút một lần, từ một đến hai lần một ngày. Ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ cũng có thể giúp ích cho việc điều trị vàng da.
  • Làm sạch tự nhiên: Ánh nắng mặt trời giúp làm sạch những vết bẩn trên quần áo và tã. Ánh nắng mặt trời là một phương pháp thân thiện với môi trường, ít tốn kém nhất để phơi đồ.
  • Giúp bớt trầm cảm: Ánh nắng mặt trời có thể giúp mẹ giảm bớt trầm cảm.Các bà mẹ mới sinh thường chán nản và ủ rũ vì sự thay đổi hóc môn và nội tiết. Một cuộc dạo chơi tản bộ nhẹ nhàng và thoải mái dưới ánh nắng mặt trời có thể tạo nên điều kỳ diệu cho mẹ và bé.

Sự thật ít biết về Vitamin D cho trẻ:

1. Ánh nắng mặt trời có 2 loại tia là tia UV (còn gọi là tia cực tím) và tia tư ngọai chiếu lên bề mặt trái đất: Chỉ có tia tử ngoại mới mới có tác dụng giúp cơ thể sản xuất ra Vitamin D. Tia tử ngoại không thể xâm nhập qua cửa kính vì thế, Vitamin D không thể tạo ra khi chúng ta ngồi kín mít trong xe hay ở trong nhà đóng hết cửa, hoặc tắm nắng cho bé qua cửa kính. Ngược lại, Các tia UV thì lại có thể xâm nhập qua lớp cửa kính làm chúng ta vô tình bị sạm da, cháy da hay hình thành ung thư da mà không hề hay biết.

2. Khi bạn dùng kem chống nắng hoặc quần áo đi nắng, bạn tự bảo vệ mình từ mặt trời tuy nhiên việc sản xuất ra vitamin D là không thể.

3. Nấm, lòng đỏ trứng hay cá là những nguồn thức ăn cơ bản sản xuất ra Vitamin D.

4. Ngày càng có rất nhiều trẻ được chẩn đoán thiếu vitamin D, chính vì thế mẹ nên hỏi các bác sỹ cho lời khuyên về thuốc bổ sung vitamin D, nhất là đối với những trẻ không có nhiều điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Như thế nào là hợp lý về việc phơi nắng?

Ánh nắng có nhiều ích lợi, mặc dù có khả năng gây nên ung thư da, tuy nhiên các mẹ không nên hoàn toàn tránh ánh nắng mặt trời. Các mẹ nên theo các hướng dẫn sau đây để bé nhà mình có thể hưởng được những lợi ích khi phơi nắng:
  • Tắm nắng cho bé vào thời gian nắng còn dịu (sáng sớm hoặc chiều muộn), lượng tia UV không đáng kể.
  • Mẹ nên sắp xếp những hoạt động ngoài trời trước hoặc sau khung thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều 
  • Một ngày có mây không có nghĩa là không có tia UV. Bé của bạn thậm chí có thể cháy da vào ngày nhiều mây mà bạn không để ý, nhất là khi trời có mây cục bộ.
  • Các chuyên gia khuyên rằng dành 5-30 phút bên ngoài ít nhất hai lần một tuần sẽ cung cấp đủ Vitamin D. Tuy nhiên đây là chỉ là một ước tính và nó sẽ phụ thuộc theo nhiều yếu tố.


Mẹ có thực sự tận dụng được lợi ích từ ánh nắng mặt trời? Mẹ sắp xếp thời gian cho bé vui chơi ngoài trời như thế nào? Mẹ thận trọng những điều gì và biện pháp nào để trẻ an toàn hơn khi chơi ngoài trời? Hãy chia sẻ với những mẹ khác nhé!

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes