BREAKING NEWS
Showing posts with label Doanh nhân. Show all posts
Showing posts with label Doanh nhân. Show all posts

Friday, November 17, 2017

Tỷ phú Jack Ma: IQ, EQ cao sẽ đưa bạn đến thành công, phải có chỉ số này thì bạn mới được người người tôn vinh


Những người giỏi nhất, xuất sắc nhất là những người có cả IQ, EQ và LQ. EQ để tìm hiểu, giúp đỡ làm việc với mọi người. IQ để tìm hiểu tri thức làm việc tốt hơn. Chúng ta cần LQ vì bởi... tình yêu là thứ mà bạn phải tuân theo, đó là điều bắt buộc



Trong buổi chia sẻ với 3.000 sinh viên Việt Nam, Jack Ma cho rằng muốn thành công, các bạn trẻ không chỉ cẩn có trí thông minh (IQ), kỹ năng và biết nắm bắt cơ hội mà còn cần có có chỉ số tình yêu (LQ). Theo tỷ phú, để thành công trong kinh doanh, thứ quan trọng nhất không phải là tiền mà là tìm được nhóm người phù hợp, những người sáng tạo, làm việc có tổ chức, có cùng chung ý tưởng.

Ông cho rằng người phù hợp không phải là người giỏi nhất, xuất sắc nhất. Mà chính là người có thể hợp tác và biết cách làm việc với những người đồng sự. Và để thực hiện được điều này thì chỉ trí tuệ thôi là chưa đủ.

Cuộc sống là sự trải nghiệm. Ông chủ Alibaba cho rằng, mỗi lứa tuổi, con người có một nhiệm vụ và mục tiêu sống khá cnhau. Nếu bạn đang là sinh viên, điều quan trọng nhất là hãy hoàn thành tốt nhất việc học tập. Sau đó, nếu các bạn 20-30 tuổi, hãy chọn một công việc làm thêm có một sếp tốt và học hỏi từ ông ta, chứ không phải một công ty lớn.Khi 30-40 tuổi, hãy làm những điều bạn muốn. Khi 50 tuổi, bạn phải làm những thứ bạn thực sự giỏi. Từ 50-60 tuổi, khi đã có thành công nhất định, bạn nên trao cơ hội cho giới trẻ và đào tạo họ. Và từ 60 tuổi, hãy dành thời gian cho gia đình và con cháu của bạn.

Tuy nhiên, dù ở lứa tuổi nào chúng ta cũng nên tìm hiểu về con người. "Chúng ta có IQ, EQ, tôi nghĩ cũng ta cần LQ nữa (chỉ số tình yêu). EQ để tìm hiểu, giúp đỡ làm việc với mọi người. IQ để tìm hiểu tri thức làm việc tốt hơn. Nhiều người cả thèm chóng chán, khi đạt cơ hội không dễ, nhưng mất cơ hội lại dễ ngã lòng. Chúng ta cần LQ vì nhiều người kiếm được nhiều tiền nhưng lại không được tôn trọng", tỷ phú khẳng định.



Trước đó, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu Bloomberg ở New York, tỷ phú giàu nhất Trung Quốc cũng từng nhắc đến tầm quan trọng của chỉ số LQ đối với thành công của một người: “Nếu bạn muốn được tôn trọng, bạn cần LQ. LQ là gì? Đó là “quotient of love” (chỉ số tình yêu), thứ mà máy móc không bao giờ có”.

Hiện này, Jack Ma được biết tới là một người đi đầu trong việc phổ biến LQ với mọi người. Theo ông, thành tích hay tiền không thể là thước đo thành công của một cá nhân hay tập thể. Chỉ số LQ là một trong những yếu tố giúp người ta đánh giá được sự thành công. Chỉ số LQ được Jack Ma nói tới là chỉ số lòng trắc ẩn khi một người biết đặt mình vào góc nhìn của người khác, hiểu sự thống khổ của người khác. Nó thể hiện cách một người giải quyết vấn đề, họ đã thực hiện được bao nhiêu việc, giúp đỡ được bao nhiều người trên thế giới này.

Sự khác biệt giữa con người và những cỗ máy chính là ở tình cảm. Con người có linh hồn, có niềm tin, và một trái tim có tình cảm. Chúng ta sáng tạo, chúng ta sẽ có thể kiểm soát được máy móc. "Bạn có thể trở thành một cỗ máy kiếm tiền, thế nhưng sau đó thì sao? Nếu bạn không đóng góp chút nào cho thế giới, sẽ chẳng có chút LQ nào trong bạn... tình yêu là thứ mà bạn phải tuân theo, đó là điều bắt buộc", ông chủ Alibaba nhấn mạnh.

Tổng Hợp

Friday, September 22, 2017

Jack Ma: Đừng theo học ngành sản xuất nữa, tương lai thất nghiệp là chắc!

Tỷ phú Jack Ma lại cho rằng: "Đề cập tới lĩnh vực sản xuất chúng ta không nên nói 'Made in China' hay 'Made in America'. Nó sẽ là 'Made in Internet'".


Tại Diễn đàn kinh doanh toàn cầu vừa được tổ chức tại New York, nhà sáng lập Alibaba là Jack Ma cho rằng con người không nên sợ hãi về trí thông minh nhân tạo nhưng chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận sự thay đổi đáng kể trong thị trường việc làm.

"Suốt 200 năm qua, lĩnh vực sản xuất đã tạo ra phần lớn việc làm. Tuy nhiên hiện nay với sự nổi lên của trí thông minh nhân tạo và robot - sản xuất không còn là cỗ máy chính tạo ra việc làm nữa". Thay vào đó Jack Ma cho rằng lĩnh vực dịch vụ mới là cỗ máy tạo ra việc làm trong tương lai.

Quan điểm kể trên của Jack Ma khác biệt hoàn toàn so với tổng thống Donald Trump. Cụ thể trong chiến dịch "America First" ông Trump đã khẳng định rằng sẽ phục hồi việc làm trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ.

Nhưng tỷ phú Jack Ma lại cho rằng: "Đề cập tới lĩnh vực sản xuất chúng ta không nên nói 'Made in China' hay 'Made in America'. Nó sẽ là 'Made in Internet'".

Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh tới một vật cản lớn: Ông không tin phương pháp giáo dục hiện tại của thế giới phù hợp với công việc thực tế trong tương lai của thế hệ trẻ.

"Cứ với cách giảng dạy như hiện tại, lớp con cháu của chúng ta sẽ thất nghiệp trong vòng 30 năm tới. Nói về những công việc liên quan tới tính toán, máy móc luôn làm tốt hơn con người".

Giải pháp được Jack Ma đưa ra là: "Chúng ta phải dạy lớp con cháu của mình rất rất đổi mới và sáng tạo. Chỉ bằng cách như vậy, chúng mới có việc làm".

Khi nói về trí thông minh nhân tạo, dù rất thực tế nhưng Jack Ma cũng có chút lạc quan. "Công nghệ mới sẽ cướp đi rất nhiều việc làm. Tuy nhiên nó cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm mới. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có sẵn sàng và đủ trình độ đáp ứng cho những công việc mới này hay không".

Trong lúc ấy, cũng không nên quá lo lắng về chiến tranh giữa con người và máy móc. Máy tính sẽ không bao giờ có thể đạt tới trí khôn và tình yêu như con người vì vậy chúng ta vẫn luôn có được lợi thế vĩnh viễn đó.

"Con người nên tự tin vì chúng ta khôn ngoan còn máy tính thì không".

Quan điểm về trí thông minh nhân tạo như vậy của Jack Ma được cho là rất khác so với CEO Tesla là Elon Musk. Đầu tháng này, CEO Musk đã đăng tải trên Twitter rằng ông tin rằng AI sẽ gây ra chiến tranh thế giới thứ 3 khi các quốc gia tranh nhau dẫn đầu công nghệ này.

Trong khi đó, Jack Ma tỏ ra lạc quan hơn một chút: "Tôi rất lạc quan và có cái nhìn tích cực về tương lai của công nghệ. Tuy nhiên chúng ta cũng phải rất rất thận trọng. Cách mạng công nghệ đầu tiên đã gây ra chiến tranh thế giới thứ 1. Cách mạng công nghệ thứ 2 gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 và hiện tại, chúng ta đang tiến tới cách mạng công nghệ lần 3".

Theo Trí Thức Trẻ/CNN

Thursday, July 6, 2017

Hành trình từ cô gái lập dị đến nữ tỷ phú tự thân kín tiếng giàu có nhất ngành công nghệ nước Mỹ

Mặc dù là nữ doanh nhân ngành công nghệ giàu nhất thế giới, bà Faulkner có một cuộc sống giản dị và ít người biết đến.



Judy Faulkner ghét giày cao gót và quần tất.

"Nó khiến tôi bị đau. Quần tất cũng vậy, chúng giống như những sợi dây bó buộc suy nghĩ của bạn", bà Faulkner nói với tạp chí The Capital Times trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4 tại trụ sở của Epic Systems ở Wisconsin - công ty quản lý hồ sơ y tế điện tử được bà thành lập từ năm 1979. Khi đó bà mới chỉ hơn 30 tuổi.

Ngày nay, bà Faulkner đã 73 tuổi và Epic đã có tới 9.000 nhân viên với doanh thu hàng năm là 1,75 tỷ USD. Theo Forbes, Judy Faulkner hiện là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ trong ngành công nghệ với giá trị tài sản ròng lên tới 2,6 tỷ USD.

Suốt gần 4 thập kỷ "chinh chiến" trong ngành, nhưng tên tuổi của bà Faulkner được ít người biết đến. Bà hiếm khi nhận trả lời phỏng vấn và thích tập trung vào việc xây dựng Epic. Cho đến gần đây, khi ngành y tế bị chính trị hóa và việc kiểm soát thị trường ngày càng trở nên phổ biến, bà mới cảm thấy cần phải tiếp xúc nhiều hơn với truyền thông.

Trả lời tạp chí HealthcareITNews vào mùa thu năm ngoái, bà nói: "Nó liên quan đến sự tăng trưởng của chúng tôi trong ngành. Trước đây, khi còn là một công ty nhỏ, chúng tôi khá dễ dàng sống ngoài sóng radar và chỉ tập trung vào việc phát triển phần mềm tốt và làm ăn tốt với khách hàng".

Ngày nay, ngành ý tế đã trở thành "một cuộc chiến truyền thông nhiều hơn là một sản phẩm hoặc dịch vụ", bà nói với HealthcareITNews. Bà hiểu mình cần phải thảo luận nhiều vấn đề hơn với công chúng, thậm chí là cả cách trang phục công sở không thoải mái có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động như thế nào.

Mặc dù là nữ doanh nhân ngành công nghệ giàu nhất thế giới, bà Faulkner có một cuộc sống giản dị cùng chồng tại khu Madison và lái một chiếc xe Audi cũ. Gần đây, bằng cách ký tên vào The Giving Pledge, bà chính thức đã tham gia vào nhóm tỷ phú làm từ thiện trong đó có Bill Gates và Warren Buffett và hứa sẽ từ thiện toàn bộ số tài sản của mình sau khi qua đời.

Là con gái của người đồng đoạt giải Nobel Hòa Bình vì hoạt đông y tế cộng đồng và một dược sĩ kiêm kỹ sư máy tính, bà Faulkner đã quyết định theo đuổi bằng thạc sĩ ngành khoa học máy tính tại trường ĐH Wisconsin. "Toán học là sự thật và khoa học máy tính là sự hiệu quả. Thật tuyệt khi kết hợp chúng lại với nhau vì bạn cần cả 2", bà nói.

Vị nữ tỷ phú cũng có một thời niên thiếu chẳng giống ai. Bà thường bị coi là cô gái lập dị khi say mê với Toán - môn học mà phần lớn giới trẻ chán ghét. "Thật chẳng dễ chịu chút nào khi bạn là một kẻ lập dị. Nhưng mọi thứ trở nên tốt một cách hoàn hảo khi trở thành một kẻ lập dị sau Bill Gates".

Năm 1979, bà mở ra công ty cung cấp dịch vụ máy tính cho con người, đặt trụ sở tại Midwest. Ban đầu, công ty chỉ có 2 nhân viên và tăng trưởng cũng khá khiêm tốn. Thậm chí 10 năm sau, khi đã đổi tên thành Epic, công ty vẫn chỉ có 30 nhân viên. Nhưng nó đã có được một số khách hàng lớn bao gồm Harvard Community Health Plan, Bộ Y tế Canada và một bệnh viện 490 giường ở Brunei. Phần mềm kế toán của Epic đã được khoảng 100 bệnh viện ở châu Á, Canada và Mỹ sử dụng.

Một trong những bước ngoặt lớn nhất của công ty là khi tung ra một sản phẩm lưu trữ điện tử dựa trên Windows (EMR) được gọi là EpicCare. Năm 1997, Epic đạt thu nhập ròng lên tới 6,6 triệu USD với doanh thu 30,9 triệu USD, trong đó EpicCare chiếm hơn 1 nửa. Không chỉ là một sản phẩm thương mại, EpicCare chính thức trở thành tiêu chuẩn của ngành với khoảng 18.000 giấy phép được bán ra. Đến năm 2003, doanh thu của Epic đã đạt 162 triệu USD, tờ Milwaukee Journal Sentinel miêu tả Epic đã làm ngành y tế choáng váng sau khi giành được hợp đồng từ Kaiser Permanente.

Trong khi giá trị của Epic đang tăng mạnh, bà Faulkner kiên quyết không bán hoặc đưa công ty ra công chúng. Vị sáng lập viên cũng nổi tiếng là người tạo ra môi trường làm việc thú vị cho nhân viên. Tại khu văn phòng của Epic ở Verona, Wisconsin, có một tòa nhà được trang trí theo chủ đề Harry Porter, một hành lang theo kiểu Indiana Jones và một ngôi nhà trên cây. Trong cuộc họp khách hàng thường niên của công ty, bà Faulkner thường hóa trang thành nhiều nhân vật khác nhau như nhân vật Mad Hatter trong bộ phim Alice in Wonderland hay khi khác lại là Harley-Davidson.

Nhưng bên cạnh đó cũng có những lời phàn nàn về văn hóa làm thêm giờ của công ty. Điều này có lẽ bắt nguồn từ chính bà Faulkner - người luôn sẵn sàng ở lại và làm việc suốt đêm để hoàn thành nhiệm vụ. "Có thể có một số người làm việc chăm chỉ như Judy. Nhưng tôi chắc chắn rằng không có ai làm việc chăm chỉ hơn cô ấy", đồng sáng lập Epic - John Greist nói với The Capital Times.

Tuesday, May 16, 2017

“Cửa hàng vạn món” của Jeff Bezos


Jeff Bezos sẽ chỉ tập trung vào việc tiếp tục thay đổi nhanh hơn, làm việc chăm chỉ hơn, đặt cược táo bạo hơn và theo đuổi sự sáng tạo cả lớn lẫn nhỏ, tất cả nhằm vươn tới tầm nhìn mà ông đã lựa chọn từ buổi khởi đầu của Amazon- nơi không chỉ là cửa hàng vạn món mà là công ty có tất cả mọi thứ.


“Cuối cùng, chúng ta là lựa chọn của chính chúng ta”.

Người đặt cược vào Internet

Khi nhìn lại những năm tháng Jeff Bezos thành lập Amazon trong garage để xe của mình với những chiếc bàn gỗ cũ kỹ, người ta có thể bật cười vì trước đó ông từng là Phó chủ tịch cấp cao của một quỹ đầu tư với tương lai rộng mở tại phố Wall. Ông không bỏ ngang mà hoàn thành xuất sắc việc học tại Đại học Princeton danh giá, không khởi nghiệp khi là một chàng trai trẻ mà khi đã là một người đàn ông 31 tuổi có trong tay tất cả, người vợ xinh đẹp và và sự nghiệp chắc chắn. Trong khi internet ở thời điểm những năm 90 là những khái niệm vô cùng trừu tượng, ngay cả với người Mỹ.

Nhưng với Bezos “Tôi biết khi tôi 80 tuổi, tôi sẽ không bao giờ nghĩ về việc tại sao tôi lại rời phố Wall vào thời điểm nhận tiền thưởng giữa năm 1994. Khi bạn 80 tuổi, bạn sẽ chẳng lo lắng về những điều tương tự như vậy. Cùng thời điểm đó, tôi chỉ biết rằng có thể sẽ cực kỳ hối tiếc vì không chọn Internet mà thôi.”

Bố mẹ Bezos thì không cười. Khi nhận được điện thoại của Bezos thông báo sẽ bỏ việc để theo đuổi công ty riêng, câu đầu tiên mà Mike và Jackie hỏi Jeff là: “Ý con là gì, con định bán sách qua Internet ư?”. Bà Jackie góp ý Bezos nên điều hành công ty vào buổi tối hoặc cuối tuần nhưng Bezos thẳng thừng trả lời: “Không, mọi thứ đang thay đổi chóng mặt mẹ à. Con cần phải nhanh hơn”.

Amazon lúc đầu chỉ bán sách trực tuyến, sau đó, công ty tham gia kinh doanh âm nhạc, phim ảnh, đồ điện tử và trò chơi. Bất chấp làn sóng hoài nghi về tương lai của thương mại điện tử và sự đổ vỡ của bong bóng dot-com vào năm 2000, công ty hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hoá và triển khai mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang phần mềm, trang sức, quần áo, phụ tùng ô tô hay bất kỳ hàng hoá gì bạn có thể nghĩ đến.

Thậm chí, Amazon đã trở thành thuật ngữ kinh doanh một cách không chính thức và không hoàn toàn tích cực. To be Amazoned (Bị Amazon hoá) có nghĩa là “phải bất lực đúng nhìn một công ty mới phất từ Seattle biét được khách hàng và lợi nhuận của công ty kinh doanh sử dụng mạng lưới phân phối truyền thống”.

10 năm sau khi Amazon thành lập, vào năm 2004, Bezos bắt đầu với ý tưởng về một thiết bị đọc sách điện tử và (lại một lần nữa) đặt cược tương lai (lúc này không phải của mình ông mà của cả Amazon) vào chiếc Kindle với mức giá chắc chắn lỗ 9.99 USD. Nhưng khi một giám đốc hỏi Jeff Bezos rằng kinh phí dành cho dự án Kindle là bao nhiêu, CEO của Amazon đơn giản trả lời: “Chúng ta còn bao nhiêu tiền?”

Vào thời điểm 2014, khi Jeff lần đầu tuyên bố rằng Amazon muốn sử dụng máy bay điều khiển tự động (drone) để giao hàng trực tiếp cho khách hàng, nhiều người nghĩ ông bị điên. Nhưng vào tháng 12/ 2016 vừa qua, như thông báo trên Twitter của Bezos, gã khổng lồ công nghệ đã có đơn hàng thương mại đầu tiên được giao bằng drone cho một khách hàng ở Anh, ông đã chứng minh điều ngược lại với sự hoài nghi của nhiều người.

Đối với đa số công chúng, lịch sử của Amazon chính là câu chuyện điển hình của kỷ nguyên Internet.

Con người vẫn chưa hiểu sức mạnh thực sự của Internet đem lại và vẫn chỉ ở chặng đầu của con đường dài”.


Và khách hàng

Không chỉ tập trung vào internet, Jeff Bezos còn là một trong những CEO đặc biệt quan tâm đến khách hàng. Tại Amazon, nhân vật có tác động lớn nhất đến toàn bộ hoạt động của công ty có biệt danh “chiếc ghế trống”. Bezos luôn đặt một chiếc ghế tại bàn họp và thông báo với tất cả mọi người rằng chiếc ghế đó luôn có người ngồi- người đồng thời đóng vai trò ông chủ quyền lực nhất trong phòng họp- khách hàng.

Trong một cuộc phỏng vấn với Forbes, Bezos từng đùa: “Tôi là người hạnh phúc. Vợ tôi vẫn nói, nếu Jeff tỏ ra không vui, chỉ cần đợi thêm 5 phút nữa”. Nhưng đó là trong đời sống cá nhân. Còn muốn biết về Bezos trong công việc, hãy hỏi 340.000 nhân viên của ông. (*)

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao, cái tên eBay đã mờ dần trong lịch sử thương mại điện tử, thì ấn tượng về Amazon lại đang ngày càng sâu đậm trong tâm trí khách hàng?

Không bỏ qua một email nào được gửi đến địa chỉ jeff@amazon.com , đã rất nhiều lần Bezos chuyển tiếp những bức thư từ khách hàng đến những giám đốc điều hành hoặc các nhân viên có liên quan, chỉ đơn giản thêm một dấu “?” ở phía trên cùng mỗi bức thư. Với nhân viên Amazon, ký hiệu này chẳng khác gì một quả bom hẹn giờ. Thường khi những người “xấu số” nhận một trong các quả bom hẹn giờ này, họ chỉ có một vài giờ để giải quyết vấn đề kèm theo một lời giải thích kỹ lưỡng về việc mọi chuyện đã xảy ra như thế nào.

Nhiều nhân viên của Jeff cảm thấy những điều này thật ồn ào, có người đã từng hỏi: Tại sao toàn bộ nhóm lại phải gạt bỏ hết mọi công việc để trả lời cho một dấu chấm hỏi và được Jeff Wilke- Phó Chủ tịch cấp cao mảng kinh doanh tiêu dùng trả lời: Mỗi câu chuyện đến từ một vấn đề của khách hàng. Chúng ta nghiên cứu mỗi khách hàng vì họ nói cho chúng ta biết điều gì đó về số liệu và quy trình của chúng ta. Còn với Jeff, đây là cách để ông đảm bảo các vấn đề tiềm ẩn được giải quyết và tiếng nói của 304 triệu khách hàng sẽ luôn được lắng nghe ở Amazon. (**)

Một lần, khi chuẩn bị cho một sự kiện của công ty, các nhân viên truyền thông đã có một tính toán sai lầm để màn hình lớn phía sau bục diễn giả che khuất của slide của Bezos khiến ông thở dài một cách nặng nề: “Tôi không biết các bạn không có những tiêu chuẩn cao hay các bạn không biết những gì mình đang làm”.

Một lần khác, khi một nhân viên đưa ra ý tưởng xếp các chồng sản phẩm đồ chơi trong một buổi họp báo để quảng bá cho phân nhóm sản phẩm mới. Bezos vô cùng thích ý tưởng này và cho thực hiện.

Nhưng khi bước vào phòng họp báo đêm trước khi sự kiện diễn ra, ông đã nổi cơn tam bành. Ông cho rằng những chồng sản phẩm không đủ lớn để gây ấn tượng. “Anh muốn chuyển công việc kinh doanh này cho đối thủ của chúng ta à?’ ông hét vào di động khi gọi điện cho nhân viên dưới quyền “Thật là thảm hại!”.

Các nhân viên của ông cuối cùng phải tản ra khắp các cửa hàng trong đêm để mua sắm cho đủ sản phẩm. Cuối cùng, chồng sản phẩm đã đủ lớn để khiến Bezos hài lòng, nhưng câu chuyện mới chỉ đang trong giai đoạn đầu. Để khiến khách hàng hài lòng và đáp ứng nhu cầu sản phẩm đa dạng của họ trong giai đoạn tiếp theo, đội ngũ quản lý của Amazon còn phải nỗ lực hơn rất nhiều.

Bezos khó chịu với những thứ khách hàng ghét: sự chậm trễ, sản phẩm gặp lỗi hay hết hàng. Vì thế, ở Amazon luôn có công cụ theo dõi để những tình trạng trên hiếm khi xảy ra. Website cũng được đảm bảo vận hành nhanh chóng vì Amazon tin thời gian tải trang chỉ trễ 0.1 giây cũng đồng nghĩa họ mất 1% hoạt động của khách hàng.

Trong kỷ nguyên của mạng xã hội, một sự cố nhỏ cũng có thể bị thổi phồng và biến thành khủng hoảng. Bezos đề nghị các nhà các lý tại Amazon, trong đó có cả ông, làm việc tại trung tâm chăm sóc khách hàng 2 ngày mỗi năm. Món quà mà họ nhận được sẽ là sự nhún nhường và cảm thông với khách hàng.

Jeff từng phát biểu: “Sẽ có hai loại hình nhà bán lẻ: những công ty luôn nghĩ cách tăng giá, và những công ty luôn nghĩ cách giảm giá. Chúng tôi thuộc nhóm thứ hai, chấm hết.”

Cuối cùng, câu chuyện của Jeff Bezos là gì?

Quay trở lại câu chuyện về việc đặt tên cho Amazon. Tôi luôn tin rằng, điều thể hiện rõ ràng nhất về một con người chính là những gì anh ta làm chứ không phải những gì anh ta nói. Năm 1994, khi bắt đầu suy nghĩ về lựa chọn cái tên cho cửa hàng sách trực tuyến của mình, Bezos tra cứu kỹ mục chữ cái A trong từ điển và Jeff thấy loé lên trong đầu khi đọc đến từ Amazon. (***) Ông nói: “Nó không chỉ là con sông lớn nhất thế giới, nó lớn hơn nhiều lần so với con sông thứ hai. Nó thổi bay tất cả những con sông khác”. Amazon chính là Jeff Bezos: Uyên bác, đa dạng, nhanh chóng và tất nhiên, vô cùng quyết liệt với mục tiêu của mình.

Nhưng xét cho cùng, Amazon chỉ là một lát cắt trong cả hành trình dài về cuộc đời của Jeff Bezos. Một hành trình được bắt đầu ngay từ thời thơ ấu, ở thời điểm cậu bé ba tuổi Jeff đã biết dùng tua vít tháo tung chiếc nôi vì cậu nhất định muốn ngủ trên giường. Hay ở buổi bơi thuyền khi các bạn đang vui vẻ vẫy tay mẹ thì Jeff nhìn chằm chằm vào hoạt động của dây cáp và ròng rọc. Bà Jackie mẹ của Jeff nói: “Tôi biết thằng bé khôn sớm hơn những đứa trẻ khác, kiên định và cực kỳ tập trung, và bạn sẽ thấy điều này không đổi cho tới tận bây giờ”.

Ở trường cấp 3, Jeff là chủ nhân của giải thưởng giành cho học sinh khoa học giỏi nhất, học sinh có điểm toán cao nhât, và giành giải thưởng trong hội chợ khoa học toàn bang. Đôi khi cậu thông báo với bạn bè trong lớp về kế hoạch trở thành người đại diện cho 680 học sinh toàn khoá đọc diễn văn tốt nghiệp. “Cuộc đua đối với những học sinh còn lại sau đó trở thành cuộc cạnh tranh để trở thành người có vị trí số hai”.

Bezos vào thẳng Đại học Princeton và không chỉ trở thành người đọc diễn văn tốt nghiệp tại trường phổ thông mà cậu còn giành được danh hiệu Hiệp sĩ Bạc, danh hiệu danh giá toàn bang. Weinstein – một trong số những người bạn của Jeff nhớ lại, khi Jeff đi vào ngân hàng gửi số tiền thưởng, thu ngân nhìn vào tấm séc và nói “Ồ, cậu làm gì cho Miami Herald vậy?” và Bezos chẳng hề ngại ngần trả lời: “Tôi giành danh hiệu Hiệp sĩ Bạc”.

Cũng giống như Steve Jobs, Jeff Bezos có tầm nhìn và sự kiên định trong việc theo đuổi mục tiêu đến cùng. Jeff Bezos được Time vinh danh là “Người của năm” từ 1999 khi mới chỉ 35 tuổi không chỉ bởi đã “mang đến một gian hàng trực tuyến, mà còn giúp tạo nên tương lai của chúng ta” với Amazon của mình. Trước thời điểm đó, chỉ có 3 người trẻ hơn Bezos được xuất hiện trên trang bìa của Time là Charles Lindbergh- 25 tuổi, nữ hoàng Elizabeth II- 26 tuổi và Martin Luther King Jr năm 34 tuổi.

Jeff Bezos của 2017 và sau này sẽ thế nào?

Không khó để đưa ra dự đoán- Jeff Bezos sẽ làm những gì ông vẫn luôn làm và lựa chọn để luôn là chính ông như phát biểu tại Princeton năm 2010 “Chúng ta là lựa chọn của chính chúng ta”. Giống như Graciela Chichilnisky, ông chủ một thời của Bezos trước khi Amazon thành lập từng chia sẻ “Anh chàng không bận tâm người xung quanh nghĩ gì.” Có lẽ Jeff cũng chẳng quá quan tâm đến việc tổng tài sản của ông đang xoay quanh ngưỡng 80 tỷ USD (theo CNBC) và khoảng cách với Bill Gate- tỉ phú giàu nhất hành tinh chỉ còn vào khoảng 5 tỷ USD.

Jeff Bezos sẽ chỉ tập trung vào việc tiếp tục thay đổi nhanh hơn, làm việc chăm chỉ hơn, đặt cược táo bạo hơn và theo đuổi sự sáng tạo cả lớn lẫn nhỏ, tất cả nhằm vươn tới tầm nhìn mà ông đã lựa chọn từ buổi khởi đầu của Amazon- nơi không chỉ là cửa hàng vạn món mà là công ty có tất cả mọi thứ. Bởi như Bezos đã từng tuyên bố với một đối thủ: “Chúng tôi không chỉ có duy nhất một lợi thế lớn. Chúng tôi đang dệt một sợi dây với nhiều lợi thế nhỏ”.

Đến tận bây giờ, Amazon vẫn dệt sợi dây ấy. Và có lẽ công việc ấy sẽ vẫn được tiếp nối cho đến khi hoặc Jeff Bezos không còn trong công ty hoặc không có ai theo cách của ông nữa…
Theo tri thức trẻ

Friday, March 24, 2017

Câu chuyện đáng suy ngẫm về đua ngựa và trứng cá hồi đằng sau bộ óc với tầm nhìn 300 năm của CEO SoftBank


Vị CEO Nhật Bản Masayoshi Son luôn thích tạo dựng một giao kèo thông qua các khoản đầu tư bởi ông muốn tạo ra “một tập đoàn có thể tồn tại tới 300 năm”.


Ít ai biết rằng đằng sau tất cả những động thái và thỏa thuận đình đám như thương vụ mua lại hãng phân phối điện thoại Sprint, nhà sản xuất chip của Anh là ARM Holdings hay cuộc gặp gỡ với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump của CEO SoftBank Masayoshi Son là sự nhìn nhận, hiểu biết và rút ra kinh nghiệm từ 2 câu chuyện: Đua ngựa và trứng cá hồi.

Đó chính xác là cơ sở nghiêm túc để vị CEO quyền lực của Nhật Bản quyết định thành lập nên quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD trong một thương vụ hợp tác cùng với chính phủ Ả rập Saudi và một số tổ chức khác.

Ngày 3/9/2016, ông Son đã có cuộc gặp mặt với Thái tử Ả rập Saudi là Mohammad bin Salman tại Nhà khách chính phủ Akasaka ở Tokyo. Ông Son đã đề xuất ý tưởng về quỹ này và 2 người cùng nhau bàn luận về nó. Cả 2 đã cùng thảo luận rất lâu – thậm chí dù vị hoàng tử Ả Rập đã gặp gỡ với rất nhiều doanh nhân Nhật Bản trong chuyến thăm tới quốc gia này nhưng ông lại chọn công bố bức ảnh về cuộc gặp mặt giữa mình và tỷ phú Son cho báo chí.

Trên thực tế lịch trình ban đầu của CEO Son không có mặt tại Tokyo vào ngày hôm đó. Ông có cuộc họp tại Vladivostok tại trụ sở công ty điện tử của Nga – một chương trình trong chuyến thăm chính thức của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tuy nhiên tỷ phú Son đã hủy lịch trình này vào phút trót – một hành động có thể nói là chưa từng thấy. Đối với ông, cuộc gặp gỡ với vị hoàng tử Ả rập quan trọng hơn nhiều.

Khoảng 1 tháng sau vào ngày 13/10, tỷ phú Son đã có mặt tại Riyadh – thủ đô của Ả rập Saudi. Tại đây, ông đã ký kết thỏa thuận tạo lập một quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD, bắt tay cùng các bộ trưởng nước này và sau đó nhanh chóng ra sân bay để di chuyển về nước.

Chờ đợi ông ở Tokyo là Tim Cook – CEO của Apple. Ông Son suýt chút nữa phải hủy bỏ một lịch trình khác nhưng thật may mắn là Tim Cook có thể sắp xếp lại thời gian hẹn khác. Cook với lịch trình vô cùng dày đặc khi lần đầu tiên đặt chân tới Nhật Bản trên cương vị CEO Apple, đã không có thời gian chuẩn bị nhiều cho những yêu cầu trong thông báo vắn tắt gửi tới trước đó. Tuy nhiên khi gặp, ông đã ngay lập tức bị cuốn vào dự án trị giá 100 tỷ USD của ông Son.

Vậy tại sao Son vội vã thu hút nhiều người vào khoản đầu tư khổng lồ này đến vậy, thậm chí là nó có thể ảnh hưởng tới những tên tuổi lớn trong giới chính trị và kinh doanh?

Không cần danh mục đầu tư

Câu trả lời và lý do rất dễ hiểu khi nhìn nhận vấn đề tại sao công chúng luôn đánh giá Softbank như một công ty đầu tư quy mô - mà Son vẫn gọi đó là chiến lược “bầy đàn”.

Khi Son nhắm tới một doanh nghiệp mà ông cho là tiềm năng, ông sẽ xây dựng mối hợp tác về vốn bằng việc đầu tư vào những doanh nghiệp này. Những gì ông đánh giá cao là những kế hoạch lâu dài niềm tin tưởng lẫn nhau giữa những nhà sáng lập.

Với Son, niềm tin là thứ rất cần thiết với những mối hợp tác trong dài hạn. Softbank thường giữ cổ phần của những công ty khác trung bình 13,5 năm.


Các khoản đầu tư lớn của Softbank

Softbank không chọn những khoản đầu tư nhỏ và bán tháo cổ phiếu trong ngắn hạn nhằm kiếm lời. Họ cũng không sử dụng các danh mục đầu tư để tối thiểu hóa rủi ro như việc những quỹ đầu tư thông thường vẫn làm. Những mẹo trong đầu tư như bán khống chắc chắn không phải là lựa chọn của công ty này. Softbank không kỳ vọng có thể tạo ra lợi nhuận từ những thương vụ như vậy.

Như một quy luật, Son luôn trở thành cổ đông lớn tại những công ty mà Softbank đầu tư vào. Mặc dù ông không can thiệp vào tình hình quản trị của công ty, nhưng ông luôn nói “tôi luôn nghĩ về doanh nghiệp đó như thể tôi đang điều hành nó”.

Son nói ông muốn lập một giao kèo thông qua các khoản đầu tư bởi ông muốn tạo ra “một tập đoàn có thể tồn tại tới 300 năm”.

Ngành công nghệ thông tin – lĩnh vực hoạt động chính của Son – đặc biệt chứng kiến mức cạnh tranh gay gắt với những công ty phát triển nhanh chóng mà cũng có thể sụp đổ trong nháy mắt. Việc phụ thuộc quá nhiều vào một lĩnh vực kinh doanh có thể gây tổn hại cho công ty.

Chiến lược bầy đàn của Son là giải pháp cho điều này. Mục tiêu là tạo ra mạng lưới những công ty thông qua việc đầu tư để sống sót qua kỷ nguyên mới hoặc xa hơn. Để làm được điều này, một quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD hợp tác cùng Ả rập Saudi là thực sự cần thiết.

Câu chuyện về đua ngựa và trứng cá hồi

Khoảng 7 năm trước, đội ngũ chiến lược của Softbank đã tiến hành một nghiên cứu độc nhất và đưa những kết luận phát hiện ra được cho là của CEO Son. Nghiên cứu tập trung vào một câu hỏi duy nhất là: Tại sao nước Anh lại không thể chiến thắng trong các cuộc đua ngựa nữa?

Giống thuần chủng lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1791. Đội đua Jockey Club của Mỹ đã ghi nhận 456 chú ngựa và giống thuần chủng của chúng là Ngựa thuần chúng. Còn tại Anh cho tới đầu thế kỷ 20, họ vẫn khăng khăng chỉ những chú ngựa có tổ tiên là Ngựa thuần chủng mới được công nhận là thuần chủng. Dần dần, những chú ngựa Anh bắt đầu thua cuộc trước những đối thủ tới từ Pháp và Mỹ.

Sự thất bại của những chú ngựa Anh trên đường đua là bởi họ đã quá nhấn mạnh vào nguồn thuần chủng. Kết luận mà Son đưa ra là "dù là đua ngựa hay kinh doanh đều cần những nguồn DNA mới nếu muốn sống sót".

Tuy nhiên, để tìm ra nguồn DNA của những người chiến thắng không hề dễ dàng. Son thường liên hệ tới việc ấp trứng cá hồi. Ông cho rằng trong số 2.000 – 3.000 trứng cá hồi mái ấp, chỉ 1 quả trứng đực và 1 quả trứng mái sẽ sống sót. Nếu nhiều trứng sống sót hơn, dòng sông sẽ tràn ngập cá hồi. Nếu ít hơn thì sau đó rõ ràng loài này sẽ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, làm sao có thể nhận ra trong số cả nghìn quả trứng đó, quả nào sẽ sống sót? Câu trả lời là dù là Son – người luôn có con mắt nhìn ra tài năng của một người cũng không thể biết được!

Thế giới đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Son tin chắc vào tuyên bố của mình rằng AI sẽ vượt trí thông minh của con người trong vòng 30 năm tới. "Khi điều đó xảy ra, mỗi ngành công nghiệp sẽ được định hình lại. Cuộc cạnh tranh sẽ được mở rộng ra hơn và tìm những con cá hồi sống sót sẽ khó khăn hơn nhiều".

Thời gian sẽ trả lời tất cả

Với quỹ đầu tư mới, Son lên kế hoạch đầu tư vào khoảng 5.000 doanh nghiệp được chọn lựa và dẫn dắt bởi những doanh nhân tiềm năng.

“Dù không xây dựng được một mạng lưới nhưng Softbank vẫn sẽ tiếp tục trong 30 năm, thậm chí là 300 năm. Để trong tương lai khi có người hỏi về 1 thứ mà Masayoshi Son đã sáng chế, tìm ra thì câu trả lời không chỉ là chip, phần mềm, phần cứng mà còn cả cấu trúc tổ chức có thể phát triển liên tục trong 300 năm”.

Đó chính là suy nghĩ Masayoshi Son luôn canh cánh trong lòng đằng sau những khoản đầu tư khổng lồ. Hơn bất kỳ ai, ông hiểu rằng mục tiêu của mình chưa được nhiều người hiểu rõ. “Mọi người thường chỉ trích Softbank là công ty đầu tư đơn thuần. Tuy nhiên tôi nghĩ thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất – ít nhất là trong vòng 300 năm nữa”.

20 tuổi gia đình tan vỡ, công việc vỡ tan, người đàn ông này lao vào tập gym và tạo ra chuỗi phòng tập lớn nhất Việt Nam


Mọi thứ đổ vỡ, chia tay vợ khi có một con gái ở tuổi 20; giấc mơ làm du lịch tan biến theo mây khói, người đàn ông cảm thấy mọi thứ đều sai thời điểm và lao vào tập gym như một thứ cứu cánh.



Randy Dobson, chủ thương hiệu phòng tập California Fitness, một người đàn ông cơ bắp, hình thể đẹp như một người mẫu nam, từng có một tuổi trẻ đầy những biến cố.

Chính thể thao đã vực anh dậy sau hàng loạt vấp ngã đầu đời, và cũng chính thể thao đã đưa đời anh sang trang với hàng loạt thành công về sau. Là chủ sở hữu hệ thống 30 phòng tập Gym tại Việt Nam cùng nhiều thương hiệu khác, hiếm ngày nào Randy không tập thể hình. Việc tập luyện đều đặn dường như đã ngấm vào máu người đàn ông Mỹ trong suốt 20 năm qua, lúc này đã bước sang tuổi ngoại tứ tuần.

Cú ngã kép đầu đời: Hôn nhân tan vỡ, công việc vỡ tan

Randy Dobson sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả ở Washington, Mỹ. Năm 18 tuổi, anh lấy vợ. Hai năm sau, vợ chồng anh sinh hạ một bé gái nhưng rồi cả hai lại quyết định ly hôn.

Randy vốn học ngành du lịch và ước muốn làm việc trong ngành du lịch. Ở tuổi 20, giấc mơ của Randy là thám hiểm những vùng xa xôi của thế giới. Nhưng thời điểm đó, thế giới bỗng thay đổi, Internet xuất hiện. Việc đặt các tour qua Internet gần như đã thay đổi diện mạo ngành du lịch. Những gì Randy học tại trường lúc này bỗng trở nên khó có thể áp dụng. Người ta không còn liên hệ hãng để đi du lịch nữa.

Biến cố gia đình đầu đời xảy ra đồng thời khi giấc mơ làm du lịch tan vỡ. Thất bại kép khiến Randy mất phương hướng. Anh nhận ra mọi thứ mình làm đều sai.

Buồn vì chuyện hôn nhân, vì công việc, người đàn ông một con lao vào luyện tập thể thao như một sự cứu cánh. Việc tập luyện cường độ cao khiến Randy cảm thấy mình vui hơn, có nhiều năng lượng hơn.

Trong thời gian đó chàng trai trẻ cũng tự hỏi bản thân: “ Nếu như hai lựa chọn kia đã sai, mình phải làm gì tiếp theo để không phải thất bại nữa?”

Randy nhận ra trong cứ bất kì hoàn cảnh nào, mọi người cũng cần chăm sóc sức khỏe và tinh thần để có nhiều năng lượng cho bản thân. Bản thân anh khi đó cũng đang phải trải qua giai đoạn khó khăn và chính thể thao đã mang lại cho anh niềm vui không ngờ tới.

Ngay lúc đó, Randy bắt đầu cảm thấy rõ ràng, rằng chính thể hình là điều mà anh muốn làm. Anh quyết định rời khỏi thị trấn mình sinh sống và chuyển đến Seattle. Randy chọn nơi này để bắt đầu lại cuộc đời của mình, bắt đầu làm việc tại một trung tâm tập gym nhỏ có tên 24h Fitness, và thăng tiến không ngờ.

Ông chủ của 24h Fitness tên Mark. Mark đi đâu cũng dẫn Randy theo.

Vài năm sau, khi Randy 29 tuổi, anh gặp Mark và nói: Tôi muốn làm điều gì đó cho riêng mình.

Randy đã nghĩ Mark sẽ rất thất vọng. Nhưng ngược lại, Mark ngỏ lời sẽ cùng đầu tư với Randy. Mark chỉ đề nghị, Randy có thể tìm kiếm một thị trường mới để thực hiện ước mơ, với điều kiện nơi đó không có xự xuất hiện của 24h Fitness.

Tại thời điểm đó, Randy không hề hay biết đến câu chuyện có một công ty khác muốn mua lại hệ thống 24h Fitness. 6 tháng sau một công ty đã mua lại 24h Fitness với giá là 1,6 tỷ USD. Lúc đó Randy là một trong những thành viên cốt cán của tập đoàn nên cũng có cổ phần.

Đó là một phần tiền để giúp Randy tái đầu tư vào dự án mới của đời mình.

Vào năm 2007, Randy Dobson đã chính thức mở một câu lạc bộ đầu tiên tại Việt Nam ở Parkson Hùng Vương, quận 5, TP HCM. Thời điểm đó, 3 người chính thức trong ban quản trị gồm có Randy, Mark và một người khác nữa.

18 tháng sau đó, 2 người còn lại quyết định bán hết cổ phần cho Randy. Randy chính thức nắm quyền quản lí và phát triển hệ thống phòng gym này, đặt tên trung tâm là California Fitness & Yoga Center.

"Không đâu thuận lợi như Việt Nam"

“Giới truyền thông phương Tây chưa từng nhắc tới Việt Nam ngoài chiến tranh và thậm chí ngay cả tôi, tôi chưa bao giờ nghe về điều này trước đây. Tôi nhìn vào nhân khẩu học lúc đó thấy Việt Nam có tỉ lệ biết chữ lớn nhất Đông Nam Á, địa lý rộng lớn và sử dụng một ngôn ngữ duy nhất”, Randy cho hay.

Theo Randy, những năm 1950, giữa Sài Gòn, Hong Kong, Bangkok, Singapore thì Sài Gòn là nơi phát triển hơn hết thảy những thành phố còn lại. Và không có nhiều sự thay đổi nào trong suốt thời gian sau chiến tranh cho tới khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Việt Nam đã thay đổi rất nhiều.

“Tôi cũng nhìn thấy nền giáo dục cao ở Việt Nam, những người trẻ ở Việt Nam được học tập ở nước ngoài, ở Mỹ và sau đó về nước. Tôi nhìn thấy tất cả những khía cạnh ấy, những thứ mà không quốc gia nào ở Đông Nam Á có được. Tất cả những yếu tố xã hội này, điều đó thực sự thú vị. Ví dụ như Thái Lan hay Philippines có nền chính trị khá bất ổn, với 1500 đảo lớn nhỏ; hay như Indonesia có nhiều tôn giáo và đảo rải khắp nơi... Điều đó rất khó để đo lường và quản lý. Và tôi cũng đã từng thử, với Trung Quốc, tôi đến Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi đó rất rộng lớn và quá rộng lớn thì cũng rất khó quản lý”, Randy nói.

Randy nhớ lại lần đầu tới Việt Nam năm 2005. Khi dạo quanh Sài Gòn vào buổi sáng sớm, Randy bắt gặp hình ảnh mọi người đều tập thể dục trong công viện. Cả người già, trẻ em đều tập trong công viên, điều mà anh chưa từng thấy ở Hong Kong hay Singapore.

Điều thú vị thứ hai ở Việt Nam, theo Randy, là những quán cà phê. Người Việt có văn hóa uống cà phê rất riêng biệt. Randy nảy ra ý muốn tạo ra điều gì đó, kết hợp cả hai yếu tố thú vị trên. Anh muốn tạo ra một nơi vừa thể dục thể thao, vừa là giải trí nhưng không phải là tại gia hay trên cơ quan. Và thế là California Fitness ra đời.

Hiện tại, sau 3 năm, kể từ khi quỹ đầu tư Mizuho của Nhật mua 10% cổ phần của California Fitness với giá 15 triệu USD hồi năm 2013 (định giá 150 triệu USD), Randy đã phát triển công ty bằng việc đầu tư xây dựng loạt công ty trong hệ sinh thái tăng cường sự sống.

Ngoài hệ thống câu lạc bộ thể hình California, Công ty cổ phần CMG.ASIA - đơn vị chủ quản thương hiệu California Fitness, còn đầu tư và quản lý 4 hệ thống nhỏ khác gồm: Nhóm công ty gồm các trung tâm thể hình (5 thương hiệu), nhóm các trung tâm sức khỏe (2 thương hiệu), nhóm bán lẻ (27 cửa hàng thể thao) và nhóm truyền thông giải trí (các kênh online như Yeah1, các công ty quản lý người nổi tiếng, các công ty sản xuất nội dung có thể truyền tải thông điệp sống khỏe).

Năm 2016, CMG.ASIA cho biết doanh thu toàn hệ thống đạt 75 triệu USD, tăng vọt so với mức 48 triệu USD của năm 2015. Randy dự tính doanh số sẽ đạt 110 triệu USD vào năm 2017.

Hiện tại, hệ thống câu lạc bộ thể hình của California Fitness hiện có 150 nghìn thành viên mua thẻ tập dài hạn. CMG.ASIA, có 3.600 nhân viên, 95% là người Việt, gồm 600 nhân viên bán hàng và gần 1.000 huấn luyện viên cá nhân.

Randy và vợ anh - người Canada sống tại Hong Kong, hiện sở hữu 90% CMG.ASIA thông qua quỹ tín thác gia đình.

Tuesday, February 28, 2017

Nguyễn Thị Phương Thảo: Từ cú sốc “Bikini Airlines” đến nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Đông Nam Á














Theo trí thức trẻ

Friday, December 23, 2016

Những chia sẻ "thấm thía tận xương tuỷ" về khởi nghiệp và thành công lần đầu được tỷ phú Richard Branson tiết lộ

Từ cậu học sinh trung học khởi nghiệp bằng nghề viết lách, Richard Branson đã xây dựng cho mình một đế chế riêng và trở thành một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới. Ông là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Virgin Group, một tập đoàn đầu tư đa ngành hàng đầu thế giới với hơn 400 công ty con.



Trong cuộc diễn thuyết về bài học khởi nghiệp cho giới trẻ, ông đã chia sẻ bài học về nắm bắt cơ hội, yếu tố quan trọng dẫn đến thành công: “Cơ hội giống như binh mình. Nó đến rất nhanh và không xuất hiện vào thời điểm hoàn hảo nhất. Chính vì thế, cần phải sẵn sàng nắm bắt cơ hội mọi lúc. Không có thời gian để lưỡng lự hay chờ đợi. Nếu bạn chậm chạp chỉ một khoảnh khắc thôi, cơ hội cũng có thể biến mất”.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải luôn phải chuẩn bị trước khi quyết định làm một việc gì đó. Nếu bạn luôn luôn đặt bản thân ở vị trí sẵn sàng nắm bắt cơ hội. Khi cơ hội đến, bạn sẽ không còn bối rối và dễ dàng đối mặt với nó hơn.

Lẽ dĩ nhiên, nói thì dễ nhưng làm thì không phải ai cũng làm được điều đó. Nhận thấy cơ hội đến và nắm bắt nhanh chóng chẳng khác gì những người tài lanh. Tuy nhiên, chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với cơ hội chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Người chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro, đón nhận những cú ngã có thể sảy đến trong tương lai. Họ sẽ rút ra được kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã. Nếu cứ cố thu mình vào góc an toàn, không dám mạo hiểm, không dám nắm lấy cơ hội thì người đó sẽ khó có được thành công.

Hầu hết mọi người không thể nhận ra cơ hội đang đến vì nó luôn ngụy trang bởi những thách thức, khó khăn. Chính những công việc khó khăn đó là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của mình. Nếu bạn biết nắm bắt thời điểm chính xác, nỗ lực và chăm chỉ hết mình, bạn sẽ mở được hàng nghìn cánh cửa cơ hội cho chính bản thân mình.

Bên cạnh đó, Richard Branson cũng ví von con đường đến thành công không khác biệt với việc leo thang. Ông cho rằng leo thang bộ là việc vô cùng quan trọng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nhà sáng lập tập đoàn Virgin Group chia sẻ, đi thang bộ bất cứ lúc nào có thể là việc rèn luyện sức khỏe vô cùng tốt, đặc biệt sau một ngày làm việc đầy căng thẳng. Với ông, việc doanh nhân đi làm mỗi ngày cũng giống như đang leo lên chiếc thang của sự nghiệp. Càng lên cao sẽ càng khó đi và dễ gặp khó khăn trở ngại. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Chẳng có doanh nhân nào có thể thành công ngay lập tức kể cả khi lựa chọn “đi thang máy”. Tất nhiên, một con đường dài sẽ mất nhiều thời gian để về đích hơn nhưng đổi lại, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá hơn, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

"Thay vì đến đỉnh vinh quang mà chẳng có chút kinh nghiệm nào, tôi lựa chọn bài học leo thang để lấy kinh nghiệm. Dù có thất bại vẫn đứng lên, rút kinh nghiệm và lại đi tiếp”, tỷ phú Richard Branson chia sẻ.
Tổng Hợp

CEO Viettel: ‘Dám ước mơ có thể làm được điều phi thường’


"Nếu không có khát vọng và chủ động bước chân ra khỏi biên giới Việt Nam ngay từ khi còn là một doanh nghiệp viễn thông nhỏ bé thì Viettel đã không có một thị trường toàn cầu với 320 triệu dân và 100 triệu khách hàng như hôm nay".

Quyết đi để đánh thức tiềm năng người Viettel
Trong phần chia sẻ về những chặng đường đã qua, Tổng giám đốc Viettel nhắc lại thời khởi đầu đi ra nước ngoài năm 2006 khi công ty mới có 2 triệu khách hàng, đứng thứ 4 trong các nhà mạng di động tại Việt Nam. Thế nhưng, ban giám đốc vẫn quyết đi bởi chỉ như vậy mới giỏi hơn, cạnh tranh hơn và để đánh thức tiềm năng cũng như sự tài giỏi trong mỗi người Viettel.
Và hành trình 10 năm vươn ra thế giới, Viettel đã mang kiến thức, kinh nghiệm của mình, mang những điều tốt đẹp nhất từng làm được ở Việt Nam tới những quốc gia láng giềng và những quốc gia cách Việt Nam tới nửa vòng trái đất.
Năm 2006, Viettel mới có 2 triệu khách hàng; còn giờ đây là 100 triệu khách hàng trên toàn cầu, với lợi nhuận dự kiến trên 2 tỷ USD cho năm 2016.
“Viettel cũng đã thay đổi rất nhiều, nhưng có một điều đã và sẽ không hề thay đổi. Đó là khát vọng Viettel luôn cháy không ngừng. 10 năm tới đây, chúng tôi đặt mục tiêu trở thành một Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông Toàn cầu, không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT mà sẽ tham gia vào nghiên cứu, sản xuất thiết bị công nghệ cao. Từ một Công ty dịch vụ thành một Công ty công nghệ”, ông Hùng công bố.
Người đứng đầu Viettel cũng chia sẻ niềm tự hào khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng sự ủng hộ của Thủ tướng Campuchia, Lào, đã giao cho tập đoàn này trách nhiệm hiện đại hoá mạng viễn thông bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử cho cả ba quốc gia.
Đặc biệt, Viettel sẽ triển khai mức cước gọi giữa thuê bao của Viettel tại 3 nước như trong nước (không còn cước roaming quốc tế). “Đây là câu chuyện thế giới phẳng về viễn thông đầu tiên trên thế giới”, ông Hùng khẳng định.

Động lực là khát vọng
Sau khi bày tỏ niềm tự hào vì được giao trọng trách, Tổng giám đốc Viettel chia sẻ về nguyên nhân giúp tập đoàn này đạt được những kết quả phi thường:
“Nếu không có khát vọng phải vươn lên làm chủ, bằng cách xin cho được giấy phép kinh doanh viễn thông ngay từ khi còn đi xây lắp thuê thì đã không có một doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam là Viettel hôm nay, với doanh thu năm 2016 là trên 10 tỷ đôla, lợi nhuận trên 2 tỷ đôla.
Nếu không có khát vọng phải tự mình dựng lên một mạng viễn thông của người Việt Nam, do người Việt Nam thiết kế, lắp đặt, vận hành và khai thác ngay từ khi Viettel còn là một Công ty rất nhỏ với hơn trăm người thì đã không có một Viettel có đủ tri thức để đi ra nước ngoài.
Nếu không có khát vọng mỗi người dân Việt Nam phải có một chiếc máy điện thoại di động ngay từ khi bắt đầu dựng những trạm phát sóng đầu tiên thì Việt Nam không thể có một cuộc bùng nổ viễn thông, được thế giới nhắc đến như là một hiện tượng như vậy.
Chỉ trong vòng 4 năm, sau khi Viettel tham gia thị trường viễn thông, thì mật độ điện thoại di động tại Vietnam tăng từ 4% lên 100%. Trong khi 10 năm trước đó, mật độ điện thoại di động chỉ tăng được tới 4%.
Nếu không có khát vọng và chủ động bước chân ra khỏi biên giới Việt Nam ngay từ khi còn là một doanh nghiệp viễn thông nhỏ bé thì Viettel đã không có một thị trường toàn cầu với 320 triệu dân và 100 triệu khách hàng như hôm nay”.
Và đặc biệt, ông Hùng nói về động lực từ những người tiền nhiệm với sự biết ơn: “Nếu không có những khát vọng được nuôi dưỡng một cách đầy quả cảm của các thế hệ đi trước, sẽ không có một Viettel ngày hôm nay.
Các chú, các anh và nhiều thế hệ Viettel đã chứng minh rằng, ngay từ khi còn rất nhỏ, chúng ta đã có thể làm những việc lớn, đã chứng minh rằng những người bình thường dám ước mơ thì có thể làm được những điều phi thường”.
Tổng Hợp

Friday, December 9, 2016

Chân dung vị CEO ‘điên’ nhất Nhật Bản: Hoàn thành chương trình cấp 3 trong 2 tuần, lập kế hoạch kinh doanh 300 năm cho công ty

Triết lý kinh doanh của Masayoshi Son là "liều ăn nhiều".


Masayoshi Son hiện là một trong những người đàn ông giàu có bậc nhất tại Nhật Bản. Ông chính là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn Softbank - đế chế truyền thông đồng thời là đơn vị đầu tư mạo hiểm vào hơn 1.300 Công ty công nghệ điển hình như: Yahoo Japan Corp., Zynga Inc, GungHo Online Entertainment Inc, Alibaba hay Cheezburger Network (hệ thống sở hữu nhiều trang web hài), Buzzfeed Inc…
Đã có thời kỳ, chính xác là thời điểm hoàng kim của cơn sốt dot.com, trên toàn thế giới, tài sản của Masayoshin Son tại Softbank và các công ty phần mềm được định giá tới 76 tỉ USD. Khi đó Masayoshin Son là người giàu nhất thế giới chứ không phải Bill Gates.
Tuy nhiên, để đến được với vinh quang ngày hôm nay, Masayoshi đã phải trải qua chặng đường dài đầy khó khăn.
Tuổi thơ cơ cực, hoàn thành chương trình cấp 3 sau 2 tuần
Sinh ra trong một gia đình làm nghề nuôi heo ở khu ổ chuột làng Tusu thuộc hạt Saga, vùng Kyushu, Masayoshi phải chịu không ít sự kỳ thị của bạn bè khi tới trường. Chính vì vậy ông phải vất vả thuyết phục bố mẹ cho mình tới Mỹ vào năm 17 tuổi. Ngay khi nhập trường cấp 3 mới, ông đã tới gặp hiệu trưởng và khẳng định rằng mình đã biết hết mọi kiến thức trong sách giáo khoa và muốn được làm bài thi tốt nghiệp ngay lập tức.
Trước một cậu bé có phần ngang ngược đó, vị hiệu trưởng dĩ nhiên không đồng ý. Nhưng sau đó Masayoshi đã không bỏ cuộc mà tiếp tục gặp hiệu trưởng nhiều lần nữa cuối cùng vị này cũng phải gật đầu đồng tình. Kết quả là Masayoshi đã vượt qua bài thi và hoàn thành chương trình cấp 3 chỉ sau 2 tuần nhập học.
Lên tới bậc Đại học, ông Son theo đuổi ngành kinh tế tại Đại học UC Berkeley. Tuy nhiên trong một lần tình cờ lướt qua tạp chí khoa học, ông bị cuốn hút bởi một bức ảnh khá lạ, có hình dạng như sơ đồ một thành phố trong tương lai. Sau khi được một người bạn giải thích, chàng trai Masayoshi 19 tuổi khi ấy mới biết đó chính là một tấm microchip. Kể từ đó ông có tình yêu đặc biệt với máy tính.
Năm 1978, chàng sinh viên 19 tuổi khoa kinh tế học không có một đồng vốn, cũng chả có chút kiến thức gì về công nghệ, nhưng lại có thể tập hợp một nhóm các chuyên gia để rồi phát minh thành công một chiếc máy dịch thuật biết nói và bán lại cho tập đoàn Sharp với giá 100 triệu yên (gần 1 triệu USD). Không ai tin rằng câu chuyện này là có thật. Số tiền này cũng là cơ sở giúp ông tạo dựng công ty sau này.
Softbank khởi nguồn là công ty phân phối phần mềm có tên Nihon SoftBank năm 1981 – sau đó được rút gọn thành SoftBank năm 1990. Khởi đầu chỉ và vỏn vẹn 2 nhân viên tại một căn hộ chật chội ở Tokyo, Masayoshi Son sau này đã biến Softbank trở thành đế chế kinh doanh hàng đầu Nhật Bản với gần 70.000 nhân viên trên khắp thế giới. Trong giai đoạn từ 2009 – 2014, vốn hóa thị trường của Softbank đã tăng trưởng tới 557% - mức tăng trưởng cao thứ 4 trong lịch sử toàn thế giới.
Thành công nhờ triết lý kinh doanh “liều ăn nhiều”
Vài năm sau, ông Son tham gia vào nhiều dự án ở đa dạng lĩnh vực, từ thiết bị truyền dẫn điện thoại, xuất bản tạp chí, hội chợ triển lãm Comdex đến dịch vụ Internet băng thông rộng.
Năm 2006, ông quyết định mua lại bộ phận điện thoại di động của Vodafone và đặt ra kế hoạch vượt mặt gã khổng lồ DoCoMo của Nhật trong vòng 10 năm. Lúc đó, “tất cả mọi người đều chế nhạo tôi vì quyết định hoang tưởng này”, ông Son nhớ lại.
Chỉ sau đó 1 năm, SoftBank là công ty đầu tiên bán ra chiếc iPhone tại Nhật với chiến dịch marketing rất khác thường. Nhờ đó, số lượng thuê bao đã tăng gấp đôi và bám sát đối thủ lớn nhất của họ là DoCoMo.
Tiếp đó vào năm 2012, ông Son lại có một quyết định vô cùng táo bạo là thâu tóm 70% cổ phần nhà mạng Sprint tại Mỹ với giá trị 20 tỷ USD. Thương vụ này giúp SoftBank trở thành nhà mạng lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau AT&T Wireless và Verizon.
Nhờ đó, ông đã thực hiện được tham vọng của mình là vượt mặt đối thủ DoCoMo sớm hơn tới tận 4 năm. SoftBank tiếp tục chiến lược là đầu tư dàn trải, Yahoo hay Alibaba cũng đều nằm trong tầm ngắm.
Khi Yahoo mới thành lập vào giai đoạn 1995, ông Son đã ngay lập tức tiếp cận lãnh đạo Yahoo, và chào mời mua gần 40% cổ phần công ty với giá 105 triệu USD. Đề nghị này đã làm chính sáng lập gia Yahoo – ông David Yang phải ngỡ ngàng.
“Ai cũng nghĩ ông ấy bị điên. Vì chỉ có điên mới bỏ ra 100 triệu USD mua cổ phần một công ty còn trứng nước. Nhưng đơn giản là vì ông ấy đã nhìn được trước viễn cảnh của 15 năm sau”. Ông Son đã đúng. Sau gần 2 thập kỷ những người chủ vô danh năm nào của Yahoo nay đã trở thành tỷ phú, khoản đầu tư của ông đã tăng lãi hàng chục lần.
Nói đến các phi vụ đầu tư thành công của SoftBank, không thể không kể tới trường hợp của Alibaba. Vào năm 2000, ông Son bỏ ra 20 triệu USD đặt cược vào Alibaba – lúc đó chỉ là một cổng điện tử nhỏ kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Giờ đây, khi Alibaba lột xác trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất Đại lục, cổ phần của SoftBank được định giá vào khoảng 58 tỷ USD – cao gấp 2.900 lần khoản đầu tư ban đầu. Dẫu vậy, cuối năm ngoái, Softbank đã bán toàn bộ số cổ phần tại đây để lấy vốn tiếp tục thực hiện những khoản đầu tư tiếp theo.
Thương vụ thâu tóm ARM cũng được coi là một canh bạc lớn của ông Son, với giá trị lên đến 32 tỷ USD tức là cao hơn cả thương vụ Sprint. Tuy nhiên ARM đang có một vị thế khác hẳn với Sprint trước đây.
Kiến trúc chip xử lý di động của ARM đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với các khách hàng lớn như Apple hay Samsung. Số lượng các con chip di động sử dụng kiến trúc ARM đã tăng lên 15 tỷ, đủ để thấy tiềm lực phát triển của hãng thiết kế này.
Có vẻ như lần này vị CEO của SoftBank đã có một thương vụ đầu tư đúng đắn, hay như đánh giá của các chuyên gia là khả năng chiến thắng rất cao.
Gặt hái thành công không ít nhưng cũng chính sự liều lĩnh trong kinh doanh cũng khiến ông Son có đôi ba lần nếm trải thất bại, thậm chí trên bờ vực phá sản. Nhưng với tinh thần của một Samurai thời hiện đại, vượt khó vươn lên cùng với sự liều lĩnh trong kinh doanh đã khiến ông vực dậy và thành công ngoài mong đợi. Trong văn phòng của Masayoshi Son luôn có một bức chân dung Ryoma Sakamoto – một Samurai nổi tiếng của Nhật Bản ở thế kỷ 19 để mỗi sáng nhắc ông phải đưa ra những quyết định sáng suốt và quyết đoán như Samurai.
Lập kế hoạch kinh doanh 300 năm
Son là doanh nhân bị ám ảnh bởi tương lai. Trong suốt buổi công bố kết quả kinh daonh tháng trước, ông nói rằng muốn trở thành Warren Buffett trong lĩnh vực công nghệ và ông đã lập ra kế hoạch kéo dài 300 năm cho Softbank. Vâng, chính xác, 300 năm. Theo kế hoạch này, tới năm 2040, Softbank sẽ đầu tư vào 5.000 công ty làm cơ sở cho những thế hệ kế nghiệp ông sau này.
Ông ấy muốn công ty của mình giúp phá bỏ những rào cản về ngôn ngữ và cho phép mọi người giao tiếp dễ dàng hơn.
Trong năm 2010, ông đã đặt một câu hỏi dành cho những người theo dõi mình trên Twitter rằng: “Điều đáng buồn nhất trong cuộc đời các bạn là gì?" Câu trả lời phổ biến nhất là cái chết, sự cô đơn và nỗi thất vọng.
Nhận được quá nhiều lời phản hồi như vậy, Softbank đã thêm một mục tiêu vào triết lý kinh doanh của tập đoàn: Đảm bảo chắc chắn không ai phải cô đơn. Và kết quả là Softbank đã hợp tác cùng Foxconn để tạo ra robot Pepper để học cách yêu thương mọi người.
Với triết lý kinh doanh "điên" như vậy, ông Son hiện trở thành hình mẫu doanh nhân dám chấp nhận mạo hiểm, có trách nhiệm với xã hội để thế hệ khởi nghiệp noi theo.
Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

Tuesday, November 22, 2016

COO của FB - Sheryl Sandberg - trở thành người đàn bà quyền lực trong giới kinh doanh như thế nào?

Bốn trong số 8 bài học thành công của Sheryl bao gồm: Đừng sợ công khai giờ làm việc, chủ động - thận trọng, luôn là chính mình và ngừng tự so sánh bản thân.

 Sheryl Sandberg - Người đàn bà quyền lực trong giới kinh doanh

Sheryl Sandberg là nữ cổ đông đầu tiên trong Hội đồng quản trị của Mạng xã hội phổ biến nhất thế giới Facebook từ năm 2012 đến nay. Trước khi gia nhập Facebook, Sheryl là Phó chủ tịch phát triển và bán hàng trực tuyến toàn cầu của Google. Năm 2013, bà đã xuất bản cuốn sách: Phụ nữ nỗ lực và sẵn sàng để dẫn đầu. Cuốn sách chia sẻ những quan điểm của Sheryl về sự thành công của một người lãnh đạo.

Đừng sợ khi công khai giờ làm việc

Nếu bạn đang có một công việc tốt và thường rời công ty lúc 5:30 pm, ít khi làm thêm giờ thì đừng quá căng thẳng vì điều đó. Đừng ngại ngần khi chia sẻ công khai giờ làm việc của bạn. Bạn có thể rời văn phòng đúng giờ vì bạn đã làm việc chăm chỉ và hoàn thành công việc đúng hạn. Bạn không nhất thiết phải chứng tỏ bản thân qua thời gian làm việc. Làm việc năng suất sẽ đem lại thành quả tốt hơn nhiều so với việc tốn quá nhiều thời gian.

Hãy chủ động và thận trọng

Nhiều nhà lãnh đạo luôn bận rộn khi làm việc với máy tính và các dữ liệu ngay cả khi họ đang ở một cuộc họp khác. Một người lãnh đạo thực sự sẽ chủ động với công việc và vai trò của họ. Trong cuộc họp, họ sẽ tập trung để phác thảo ý tưởng, tầm nhìn và phản hồi về ý tưởng của mọi người. Bạn cần suy xét về những thứ quan trọng và tập trung vào công việc đúng lúc, đúng chỗ.

“Một người không thể làm lãnh đạo nếu cô ấy luôn đợi người khác yêu cầu phải làm gì”, Sheryl khẳng định.

Luôn luôn là chính mình

Hầu hết các ông chủ lớn cố gắng che giấu cảm xúc thật và thay đổi hành vi để phù hợp với vị trí của họ. Trong quá trình đó, họ có thể đã từ bỏ bản ngã. Hãy nhớ, dù bạn làm bất kỳ điều gì, đừng bao giờ quên đi bản chất đích thực của bản thân. Kiên định và không đánh mất chính mình là điều quan trọng nhất để bạn có thể tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp.

Hãy là nguồn động lực của chính mình

Cách nhìn nhận bản thân rất quan trọng đối với sự thành công của bạn. Hãy tự tin và đừng tự trách bởi những điều bạn đã làm. Mọi điều xảy đến với bạn đều mang một bài học nào đó. Hãy hành động để người khác có thể nhận thấy khả năng của bạn.

Sai lầm không định nghĩa con người bạn

Có thể thất bại và sai lầm khiến bạn xấu hổ. Đừng để một sai lầm khiến bạn chệch hướng. Dù, quá khứ tốt hay không, bạn cũng nên thoát khỏi nó và hành động tích cực hơn. Trong cuốn sách cá nhân, Sheryl thừa nhận, cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến sự nghiệp của bà nhiều nhất khi bà ly hôn. Tuy nhiên, Sheryl đã kiểm soát bản thân, vượt qua giai đoạn tăm tối và trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Ngừng tự so sánh bản thân

Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu riêng của mình. Con đường cuộc sống của mỗi người bạn gặp trong cuộc đời không giống nhau. Đừng để quyết định của người khác ảnh hưởng đến con đường của bạn. Dựa vào quyết định của chính bạn, nếu không hài lòng, hãy làm lại từ đầu, kiên định và tiến về phía trước.

Đừng quá cầu toàn

Sự hoàn hảo có thể là sự mong chờ đáng thất vọng nhất. Không ai có thể hoàn hảo được. Tập trung vào các nhiệm vụ và hoàn thành chúng tốt nhất có thể. Những khó khăn sẽ chính là động lực cho bạn. Hoàn thành tất cả nhiệm vụ đôi khi sẽ tuyệt hơn là cố gắng làm hoàn hảo chỉ một thứ.

Làm những điều bạn hứng thú

Đây là điều hiển nhiên. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải đam mê và có hứng thú khi thực hiện những công việc đó. Dù bạn lựa chọn phát triển sự nghiệp hay nuôi con, hãy đầu tư 100% sự tập trung và khả năng, bạn chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt.
Tổng Hợp

Friday, August 12, 2016

5 bước để trở thành "boss tài năng", khiến nhân viên tâm phục của Iron man đời thực - Elon Musk

Elon Musk là một nhà phát minh, doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng. “Nhà kiến tạo tương lai” chính là cha đẻ của SpaceX, Tesla Motors và PayPal. Không chỉ là một “quái vật trong làng công nghệ”, Iron man đời thực còn là một boss tài năng với nhiều nét đột phá trong lãnh đạo mà bất kỳ ai cũng cần phải học tập.


5 bước để trở thành "boss tài năng", khiến nhân viên tâm phục của Iron man đời thực - Elon Musk

Chiến đấu và chiến đấu không ngừng
Nhiều nhà lãnh đạo đặt nặng lối suy nghĩ “chỉ cần hoàn thành” hoặc chấp nhận rằng điều đó tốt cho dù không phải như vậy. Chính suy nghĩ này khiến nhiều công ty trở nên tầm thường.
Tuy nhiên, Musk hoàn toàn trái ngược. Ông là một chiến binh dai sức và phản đòn rất nhanh, mạnh. Musk thực hiện niềm đam mê, biến những ước mơ “không tưởng” thành sự thật và luôn bị ám ảnh bởi nó.
Đối với Musk, công việc quan trọng như sự sống và luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành. Ông thừa nhận, bản thân dành mọi thời gian hình thành ý tưởng và thực hiện. Musk bị ám ảnh từ những chi tiết nhỏ nhất và đặt kỳ vọng rất cao cho bản thân, các sản phẩm và đội ngũ của mình.
“Quái vật” công nghệ từng bị cáo buộc không nhân nhượng, đôi khi bất hợp lý, sẵn sàng phá hỏng mọi thứ và bắt đầu lại khi nó không theo ý muốn.
Ông cũng sẵn sàng chỉ trích những ý tưởng nghèo nàn xung quanh và muốn đẩy chúng vượt quá giới hạn. Bởi, một tinh thần làm việc không ngừng, phấn đấu xuất sắc và vượt qua sự tầm thường mới có thể tạo ra sự khác biệt.
Say mê thương hiệu như một tôn giáo
Từ những cuộc đàm phán đầy cảm hứng, tình yêu mà Musk dành cho Tesla và các công ty khác của ông là không thể phủ nhận.
Tình yêu ấy xuất phát từ trái tim, nuôi dưỡng từ sự tồn tại, quyết liệt bảo vệ và nhiệt tình phát triển. Nhiên liệu chính là niềm tin tưởng, tôn trọng và thậm chí là tôn thờ.
Là một lãnh đạo, cần phải truyền lửa cho nhân viên giống như cách bạn “cưng chiều” thương hiệu của mình. Đơn giản, nếu bạn muốn người khác yêu điều gì, trước hết bạn phải yêu nó.

Thay đổi doanh nghiệp bằng những điều tưởng chừng như không thể
Huyền thoại quyền anh Muhammad Ali từng khẳng định, "Không thể" chỉ là khái niệm mà những kẻ nhỏ bé dùng để hô hào, bởi họ được sinh ra có đặc quyền hơn người mà không biết sử dụng nội lực để thay đổi nó. "Không thể" không phải là chân lý, mà nó là sự lựa chọn. "Không thể" không phải là một lời tuyên bố, mà đó là sự thách thức. "Không thể" chỉ mang tính nhất thời và hư vô.
Những người lãnh đạo thiếu tầm nhìn không thể truyền cảm hứng cho đồng đội, tạo động lực thực hiện hoặc tạo ra bất cứ điều gì có giá trị thực. Thị lực kém, tầm nhìn hạn hẹp, đây là nguyên nhân số 1 khiến nhiều công ty thất bại thảm hại.
Musk khác người bởi “dám nghĩ, dám làm” những điều tưởng chừng như điên rồ và luôn tin tưởng vào nó. Người đàn ông với ước mơ “kiến tạo tương lai” luôn rực lửa bởi những tham vọng khác người, vượt xa suy nghĩ của mọi người xung quanh.
Bỏ qua tầm nhìn hạn hẹp và luôn theo đuổi ước mơ
Musk đã dành cả cuộc đời để chứng minh mọi người sai. Ông đã xây dựng hiệu quả một đội quân luôn tin vào sứ mệnh của mình và hỗ trợ “nhất cử nhất động” của boss. Sự hoài nghi của người khác không thể làm lung lay trái tim sắt đá, Musk vẫn tiếp tục chiến đấu cho niềm tin và thách thức những người phản đối.
Khi tạo ra đứa con tinh thần SpaceX: chuyên phát triển và sản xuất các thiết bị phóng vào không gian, tập trung vào việc cải tiến công nghệ tên lửa, nhiều người cười nhạo, Musk ngông cuồng và thách thức nhau xem “kẻ quái dị” này làm nên trò trống gì .
Tuy nhiên, chẳng bao lâu, hai sản phẩm tên lửa đầu tiên là Falcon 1 và Falcon 9 như một mũi tên “đâm thẳng” vào những kẻ cho rằng: SpaceX sẽ không bao giờ có thể đưa tàu vũ trụ vào không gian.
Musk luôn dùng năng lực và hiện thực để chèo lái công ty, dù trong giai đoạn khủng hoảng. Ai cũng có thể thấy, thực tế chính là cách chứng minh tốt nhất, hơn bất kỳ lời hứa hẹn, phân minh nào.
“Khác người” mới có thể thành công
Khách hàng sẽ cảm thấy chán ngán nếu nhà hàng nào cũng có thực đơn giống nhau, không có điểm nhấn nổi bật. Hiện nay, hàng nghìn công ty, doanh nghiệp ganh đua trong cuộc chiến hỗn loạn, thương hiệu của bạn dễ dàng bị chìm nghỉm giữa muôn màu sắc đồng điệu. Do đó, dám thể hiện sự khác biệt mới có thể thành công.
Chưa cần nói đến mọi “kiệt tác” của Musk, chỉ riêng Tesla thôi đã là một sự khác biệt. Năm 2004, Musk đã “đổ” 70 triệu USD vào Tesla Motors, một công ty xe điện đồng sáng lập bởi Martin Eberhard. Ông chính là “cha đẻ” của xe điện Tesla thân thiện với môi trường, loại xe giúp giảm mức độ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mục đích xa hơn của Elon Musk là nhắm đến những người giàu có, và những người mua xe sẽ có thể tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển xe điện giá rẻ.
Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi chuyên gia tư vấn và công ty nghiên cứu thị trường Pied Piper, Tesla là thương hiệu bán hàng tồi tệ nhất trong số tất cả các thương hiệu hàng đầu. Tuy nhiên, đó chính xác những gì Musk dự định.
Ông truyền đạt với nhân viên bán hàng: "Mục tiêu và số liệu duy nhất thuộc sự thành công là tận hưởng những trải nghiệm từ khách hàng, điều mà bạn mong đợi sẽ không lặp lại lần nữa".
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes