BREAKING NEWS
Showing posts with label Bệnh Da Ở Trẻ Em. Show all posts
Showing posts with label Bệnh Da Ở Trẻ Em. Show all posts

Saturday, December 26, 2015

Bệnh Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Sơ Sinh – Hãy Cẩn Trọng

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa…thường là do da khô có kèm theo ngứa khiến cơ vùng da bị dày lên, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “Ngứa-Gãi”.
60% trẻ em mắc bệnh viêm da cơ địa trong những năm đầu đời
Hiện nay, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở Việt Nam. Tuy nhiên theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-20% . Theo thống kê của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám mỗi ngày.
Cẩn trọng với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt  cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các bụi len dạ cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu trùng
Đây là căn bệnh hay gặp nhất ở trẻ em, theo thống kê 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi, rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Bệnh không phân biệt nam nữ và có yếu tố di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh viêm da cơ địa thì 60% con của họ khi sinh ra cũng có thể mắc căn bệnh này. Còn nếu như cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt  cộng với môi trường ô nhiễm khói bụi rồi các bụi lên da cũng có thể khiến trẻ bị viêm da, trẻ mắc bệnh liên quan tới tụ cầu trùng Staphylococus aureus. Hoặc trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm. Hoặc do một số loại thức ăn có thể gây dị ứng như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ…
Bệnh thường bùng phát vào mùa thu đông và giảm nhẹ vào mùa hè, vì mùa đông trời lạnh trẻ hay được cha mẹ mặc ấm bằng đồ len, dạ, hay quần áo len dạ của cha mẹ, thảm lót sàn, chăn đệm… cũng có thể khiến bệnh của trẻ tăng nặng hơn.
Bệnh biểu hiện bệnh cấp tính là khi đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Bệnh nhân bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
Nếu bệnh đã vào giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Triệu chứng điển hình của bệnh đó là khô da, ban đỏ- ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa – gãi – ban đỏ -ngứa… Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như chứng vẽ nổi, bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…có thể gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa. bệnh thường hay gặp ở các vị trí như  mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho rằng khoảng 50% người bệnh sẽ khỏi hẳn khi bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên, cũng có người bệnh dai dẳng đến tận tuổi trưởng thành, kéo theo các bệnh hen hoặc các bệnh dị ứng khác. Khi mắc bệnh viêm da cơ địa người bệnh tránh chà xát, không gãi, nên đến bệnh viện để được thăm khám và kê đơn, không nên tự ý sử dụng thuốc gia truyền, thuốc truyền miệng để bôi, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Khi người bệnh được chẩn đoán là viêm da cơ địa nên sử dụng đồng thời sử dụng cả thuốc uống lẫn thuốc bôi. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Cha mẹ không dùng đồ len dạ trực tiếp vào da của trẻ, bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh dùng đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
Chú ý khi điều trị bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh á sừng là một chứng bệnh rất hay gặp trong đời sống và thường kéo dài, rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Khi mắc bệnh người bệnh cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh nặng hơn. Nên ăn mặc thoáng mát khi mùa hè, nóng ẩm, tránh việc mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng, nếu là mùa đông thì không nên mặc các loại áo len lông ở bên trong tiếp xúc với da, vì các chất liệu này dễ gây dị ứng cho da.
Tránh làm trầy xước da khi đang bị viêm da cơ địa, bên cạnh đó nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm, kem steroid tại chỗ, hoặc các loại thuốc khác do bác sĩ kê toa. Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Giữ móng tay cắt ngắn, đeo găng tay trong khi ngủ vào ban đêm, giữ ẩm da bằng kem bôi. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2 – 3 lần trong ngày. Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng, chất kích thích như len, dạ, không nên sử dụng xà phòng, hoặc chất tẩy rửa mạnh, cũng như hóa chất và dung môi. Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột, gây đổ mồ hôi, không nên sự dụng các loại mỹ phẩm sữa tắm khi đang bị bệnh viêm da cơ địa.
Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-viem-da-co-dia-o-tre-so-sinh-hay-can-trong-40967-vn

Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Nhỏ – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh – là khoảng 2 -3 tuần.
nguyen nhan, bieu hien va cach phong chong benh thuy dau o tre em - 1
Thủy đậu là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em. (Ảnh minh họa)
Biểu hiện của bệnh thủy đậu
– Giai đoạn đầu, khi khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo động…
– Giai đoạn tiếp theo trẻ xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài milimet, sau 1-2 ngày mới xuất hiện các nốt đậu. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang đục như mụn mủ. Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy. Các mụn nước này mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác  nhau: đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy…
– Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn phục hồi của trẻ. Nếu không bị biến chứng thì bệnh có thể khỏi trong 1-2 tuần. Các nốt mụn đóng vẩy và bay đi rất nhanh, nếu không biến chứng sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe dần phục hồi lại: giảm sốt, ăn uống trở lại như thường, hết đau họng, hạch sau tai,…
Xử lý khi trẻ bị thủy đậu
– Cách ly trẻ
Nếu trẻ bị mắc thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.
– Vệ sinh chăm sóc trẻ
Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.
Quan niệm kiêng nước, kiêng gió, không lau rửa cho trẻ bị thủy đậu là một sai lầm. Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…
– Đưa bé đi khám bác sĩ
Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh ( để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh:
nguyen nhan, bieu hien va cach phong chong benh thuy dau o tre em - 2
Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu (Ảnh minh họa)
Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.
Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.
Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-thuy-dau-o-tre-nho-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-30283-vn

Bệnh Viêm Da Dị Ứng Ở Trẻ Em Vào Mùa Đông

Viêm da dị ứng ở trẻ em và viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh chiếm từ 10 – 20% số người bị mắc bệnh này. Triệu chứng viêm da dị ứng xuất hiện khi thời tiết chuyển sang khô hanh, thường là mùa đông.
Viêm da dị ứng ở trẻ em và viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh chiếm từ 10 – 20% số người bị mắc bệnh này. Triệu chứng viêm da dị ứng xuất hiện khi thời tiết chuyển sang khô hanh, thường là mùa đông. Viêm da dị ứng là một bệnh mãn tính về da, trẻ em mắc bệnh này trước 5 tuổi thì nhiều khả năng khi trưởng thành sẽ mắc lại bệnh này nữa
Triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em
Các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em
Triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em được chia làm 3 giai đoạn với các biểu hiện khác nhau
  1. Giai đoạn cấp tính: Triệu chứng viêm da dị ứng ban đầu là xuất hiện các mụn nước, mọc thành từng đám, vùng da xung quanh bị đỏ, phù nề, chảy nước và có cảm giác ngứa
  2. Giai đoạn bán cấp: Vùng tổn thương da ít phù hơn, các nốt mụn bắt đầu khô lại. Cảm giác ngứa đỡ hơn.
  3. Giai đoạn mãn tính: Đây là triệu chứng viêm da dị ứng cuối cùng: da dày, bong vảy, nhưng vẫn còn ngứa.
Chăm sóc viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ
Một số biện pháp chăm sóc viêm da dị ứng trẻ nhỏ tại nhà giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, bớt ngứa, mau lành và quan trọng nhất là tránh cách biến chứng nguy hiểm xảy ra.
– Làm sạch da: Trẻ cần được vệ sinh thân thể hàng ngày. Riêng vùng da bị tổn thương phải ngâm trong nước ấm từ 15 – 20 phút. Sau đó, mẹ lau mình cho bé và thấm nhẹ nhàng khăn vào vùng da bị tổn thương ( không lau mạnh tay để tránh trầy xước ). Ngay lập tức bôi chất ẩm khi nước chưa kịp bay hơi để ngăn cản tình trạng hơi nước bốc lên làm khô da. Một ngày mẹ nên làm việc này từ 1 – 3 lần tùy theo mức độ nặng – nhẹ của bệnh
– Sử dụng chất làm ẩm: Chữa viêm da dị ứng ở trẻ em không thể thiếu các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu hoặc kem theo sự tư vấn của bác sĩ. Đây là cách điều trị trực tiếp vùng da bị viêm. Khi trẻ bị viêm da dị ứng vào mùa đông thì bố mẹ nên dùng thuốc mỡ, do trong thành phần có chứa ít tá dược, có tác dụng kết dính nhiều hơn.
– Giảm ngứa và kích ứng cho bé: Khi trẻ đang thức bố mẹ nên trông chừng, nhắc nhở khi trẻ chuẩn bị gãi, vì gãi sẽ làm vùng da bị viêm tổn thương nặng nề hơn. Khi đi ngủ, bố mẹ có thể đeo bao tay, đi tất ( vớ ) cho bé để bé không theo bản năng mà gãi. Chọn quần áo thấm mồ hôi, duy trì nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ, không cho trẻ ăn thức ăn dị ứng, không chơi dưới đất và không chơi với thú cưng hoặc thú nhồi bông những việc bố mẹ nên làm.
– Không được tự ý mua và bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh cho bé, bố mẹ chỉ được dùng các loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều không ngủ được, vùng da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc viêm da dị ứng ở trẻ khôg hết sau 1 tuần thì trẻ cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Ngoài những cách chăm sóc bên ngoài, trẻ bị viêm da dị ứng cần phải được đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cần bằng. Các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi tình trạng dị ứng càng trầm trọng, còn đối với các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em thông thường có thể điều trị tại nhà, chăm sóc và sinh hoạt hợp lý bệnh sẽ tự khỏi.
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-viem-da-di-ung-o-tre-em-vao-mua-dong-87317-vn

Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Sơ Sinh và Cách Phòng Chống

Bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy bứt rứt, khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bênh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách phòng chống:
1. Hiện tượng hạt kê
Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã, hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.
2. Phát ban đỏ
Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.
Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.
Nên tránh cậy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7-10 ngày tuổi.
3. Hăm tã
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.
Hăm tã khiến da trẻ bị tổn thương, sưng và tấy đỏ
Hăm tã khiến da trẻ bị tổn thương, sưng và tấy đỏ
Cách phòng ngừa:
– Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên
– Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã
Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng một chút, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn.
– Cố gắng để bé được “nude” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
– Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
– Trẻ bị sốt
– Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
– Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
– Trẻ có tiêu chảy
4. Chàm sữa (lác sữa)
Hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…
Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy..
Cách phòng ngừa:
– Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
– Cho trẻ ăn uống như bình thường, hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn (trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật, …)
– Sử dụng dung dịch làm dịu da để tắm cho bé như cetaphil, Physiogel, Oilatum.
– Tránh cào gãi ở trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.
– Nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc điều trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc thoa ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5. Rôm sảy
Rôm sảy có thể xuất hiện trên mặt, cổ, lưng hoặc phía dưới mông của bé. Nó xuất hiện giống các mụn đỏ nhỏ xíu.
Làm mát có thể giúp hạn chế rôm sảy cho bé
Làm mát có thể giúp hạn chế rôm sảy cho bé
Nguyên nhân là do làn da của bé không có khả năng điều tiết nhiệt tốt. Bất cứ khi nào trời quá nóng 1 chút, bé lại mặc quần áo khá chật hoặc ngồi lâu trên ghế xe ô tô, cũng có thể gây ra các nốt rôm sảy này.
Cách xử lý tốt nhất là cho bé mặc quần áo mát mẻ, tránh xa nơi nhiệt độ quá nóng, nhất là vào mùa hè.
6. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh rất nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của bé nếu không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh do virus gây ra, thường lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
Cách chăm sóc:
Khi trẻ có những triệu chứng nêu trên nên nhanh chóng đưa bé nhập viện. Cách ly bé với cộng đồng. Nên đeo khẩu trang y tế cho bé khi ra ngoài. Cha mẹ thường vệ sinh tay chân của bé bằng xà phòng diệt khuẩn để phòng tránh bệnh.
7. Bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng
Bệnh này gây ra do bé đã tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa hay thậm chí là các loại cây cỏ khác. Nó gây các nốt đỏ, ngứa ngay tại vị trí da tiếp xúc.
Nếu bệnh xảy ra trên khắp cơ thể bé thì xà phòng hoặc chất tẩy rửa có thể là thủ phạm. Nếu chúng xuất hiện trên ngực và cánh tay thì có thể do áo bẩn chưa giặt. Còn nếu bệnh xảy ra trên chân thì có thể do bé tiếp xúc với thảm, cây cỏ và bị kích ứng.
Nếu vết đỏ trông khô, cách đơn giản là bạn chỉ cần loại bỏ các thứ gây kích ứng da của bé: dùng xà phòng, bột giặt nhẹ, bỏ tấm thảm đi, giặt lại áo. Nếu vết ngứa nặng, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
8. Chốc
Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.
Cách phòng chống bệnh:
– Giữ cho da trẻ sạch sẽ là cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng.
– Nhẹ nhàng rửa sạch vùng bị bệnh bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó băng lại.
– Cắt ngắn móng tay cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi.
– Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên
9. Mụn nhọt
Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên.
Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.
Cách phòng chống:
– Tắm rửa thường xuyên, nhất là vào mùa hè. Tắm cho trẻ bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm trầy xước.
– Không dùng quá nhiều quả ngọt, nước đường. Nhiều loại quả ngon như dứa, mít, xoài, nhãn, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm… nhưng sinh rất nhiều nhiệt lượng.
Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt, hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ.
Trường hợp nhọt mọc nhiều, nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân.
Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng, tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.
Làn da trẻ vốn mềm mại và dễ bị dị ứng, điều quan trọng là bạn biết cách chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Nếu dấu hiệu bệnh ngoài da ở trẻ lâu ngày không hết hoặc bất thường, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ thay vì tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-ngoai-da-o-tre-so-sinh-va-cach-phong-chong-55150-vn

Mụn Ở Trẻ Sơ Sinh – Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Mụn trứng cá dường như là rắc rối lớn đối với người trưởng thành. Thế nhưng, đừng nghĩ trẻ sơ sinh sẽ không vướng phải. Trái lại mụn trứng cá sơ sinh lại là một vấn đề phổ biến hơn nhiều người vẫn nghĩ.
Khi nào bé bị mụn trứng cá?
Bé có thể đã nổi mụn trứng cá ngay từ khi lọt lòng nhưng phổ biến hơn cả là sau vài tuần đầu chào đời.
Nguyên nhân xuất hiện mụn đến nay vẫn chưa rõ. Các chuyên gia cho rằng đó là do bé đã nhận phải các hormone cuối thai kỳ của mẹ. Một nguyên nhân khác được lý giải là do mẹ đã sử dụng thuốc trong thai kỳ hoặc bé đã được dùng một loại thuốc nào đó. Số khác lại cho rằng bé đang phản ứng lại với loại mỹ phẩm nào đó.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có giống mụn trứng cá người lớn?
mụn trứng cá sơ sinh 1.
Cũng như người lớn, mụn trứng cá sơ sinh thường xuất hiện ở vùng mặt, nơi má, trán cằm và có trường hợp xuất hiện cả ở lưng. ​
Câu trả lời là chúng không khác nhau bao nhiêu. Trên mặt bé có thể nổi rõ những nốt đỏ có mụn trắng và xung quanh vùng da bị tấy đỏ. Cũng như người lớn, mụn trứng cá sơ sinh thường xuất hiện ở vùng mặt, nơi má, trán cằm và có trường hợp xuất hiện cả ở lưng. Mỗi khi bé khóc quấy, vặn mình, những mụn trứng cá này lại đỏ ưng và nổi rõ. Nếu da bé bị các tác nhân khác kích ứng như nước muối, vải cứng hoặc thậm chí quần áo được giặt bằng bột giặt có chứa chất tẩy mạnh cũng dễ dàng làm cho các mụn trứng cá này “nổi giận”.
Một điểm khác rất lớn của mụn trứng cá sơ sinh với mụn trứng cá người lớn là chúng sẽ tự biến mất mà không để lại sẹo chỉ sau vài tháng, dài nhất là khoảng 6 tháng. Trường hợp, bố mẹ quá lo lắng khi tình trạng mụn kéo dài không khỏi có thể cho bé đi khám. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu cho biết bé có thể mắc phải mụn trứng cá khi đến tuổi trưởng thành.
Phân biệt mụn trứng cá với những vấn đề da phổ biến ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá khác với rôm, phát ban và các vấn đề da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nó chỉ xuất hiện đầu mụn và sưng tấy tại chỗ chứ không gây đỏ theo từng mảng hoặc đóng vảy trên vùng tổn thương.
Chăm sóc da cho trẻ bị mụn trứng cá
– Không tự ý dùng thuốc trị mụn cho bé khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Mụn trứng cá sơ sinh không do bụi bẩn gây nên do đó mẹ không cần phải vệ sinh quá nhiều cho bé bằng cách lau chùi để tránh nhiễm khuẩn hoặc gây kích ứng da.
mụn trứng cá sơ sinh3.
Khi lau mặt cho bé nên dùng khăn mềm, có độ thấm hút tốt chậm nhẹ. ​
– Khi lau mặt cho bé nên dùng khăn mềm, có độ thấm hút tốt chậm nhẹ. Tuyệt đối không chà xát mạnh.
– Ngưng bôi lotion dưỡng da dù đó là loại dùng riêng cho bé sơ sinh.
– Theo những bố mẹ có kinh nghiệm chăm con từng bị mụn trứng cá, các loại kem không dầu có tác dụng với mụn trứng cá của bé. Nếu bạn quyết định dùng phải hỏi xin ý kiến bác sĩ và ngưng ngay khi da trẻ có dấu hiệu bị kích ứng hoặc tình trạng mụn xấu đi.
– Tuyệt đối không pha nước muối loãng lau cho bé vì nó sẽ không có tác dụng mà ngược lại còn làm da trẻ đỏ ửng lên.
– Sau cùng, hãy thực sự kiên nhẫn đợi những “anh chàng phiền toái” này tự “rút lui”.
Yeutre.vn (Tổng hợp)​
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/mun-o-tre-so-sinh-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-16951-vn

Nhận Biết Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Ở Trẻ

Hiện tượng phát ban, sưng tấy trên da trẻ có thể là do viêm nhiễm, dị ứng hay sốt cao. Phần nhiều trong số này không nghiêm trọng và dễ điều trị. Dưới đây là những hình ảnh giúp bạn nhận biết một số dấu hiệu ngoài da thường gặp ở trẻ.
Bệnh ecpet mảng tròn
Đây là bệnh do nấm sống ký sinh trên da, tóc và móng tay. Bắt đầu với một đốm xếp vảy, màu đỏ hoặc sưng tấy rồi phát triển thành vòng đỏ ngứa bao ngoài. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với người bệnh hay vật nuôi mang bệnh. Có thể điều trị với loại kem kháng nấm.
Bệnh ban đỏ
Đây là một bệnh dễ lây (do siêu vi) và có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu (15-30% có biểu hiện), xuất hiện những mảng đỏ từ 1-4 ngày rồi ban lan tới cánh tay, chân và toàn thân. Thời gian bị bệnh  kéo dài 5-14 ngày. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và thuốc giảm đau (không dùng aspirin nếu bé sốt). Nếu con bị bệnh ban đỏ trong khi mẹ đang mang thai thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.
Bệnh thủy đậu
Rất dễ lây, các nốt thủy đậu có thể lan rộng dễ dàng, với các nốt ngứa, đỏ hay phồng rộp khắp cơ thể. Đây không phải là bệnh nghiêm trọng và bệnh chỉ mắc 1 lần. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà, bao gồm nghỉ ngơi và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sốt và các biểu hiện giống cảm cúm khác.
Bệnh chốc lở
Là một bệnh bội nhiễm, bệnh chốc lở gây ra tình trạng viêm đỏ hay phồng rộm mà có thể bị vỡ hay rỉ nước và phát triển thành một tổn thương nổi màu vàng nâu. Các vùng viêm có thể lan ra bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở quanh miệng và mũi. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc hay dùng chung, chơi chung đồ. Thuốc mỡ kháng sinh và thuốc uống kháng sinh thường được dùng cho các trường hợp này.
Mụn cơm
Đây là bệnh do virus papilloma gây ra vì thế có thể lây qua tiếp xúc. Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh bằng cách không đụng vào chúng, dùng băng gạc che kín và giữ cho vùng da tổn thương luôn khô ráo. Hầu hết các trường hợp là vô hại, không gây đau và tự biến mất. Nếu chúng tiếp tục tồn tại thì có thể tiểu phẫu bằng laser hay kỹ thuật đốt lạnh.
Rôm sảy
Đây là hậu quả của tình trạng tắc ống dẫn mồ hôi. Các đốm rôm trông như những nốt mụn nhỏ màu hồng hay đỏ. Chúng thường xuất hiện ở đầu, cổ và vai của trẻ nhỏ do cha mẹ ủ quá ấm hoặc do thời tiết quá nóng. Trẻ cũng cần được mặc nhẹ, thoáng như người lớn mặc dù sờ chân tay có thể hơi lạnh, mát nhưng điều này hoàn toàn bình thường.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với chất dị ứng có trong thực phẩm, xà phòng, nhựa cây độc. Tình trạng phát ban thường xảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau tiếp xúc. Một số có biểu hiện phát ban, số khác nổi mẩn và nặng nhất là nổi các nốt rộp như bỏng. Cách tốt nhất để phòng bệnh này là tránh các tác nhân gây dị ứng.
Bệnh tay chân miệng
 
Đây là bệnh dễ lây và thường gặp ở trẻ với các biểu hiện sốt, nổi mụn đau ở miệng và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân, đôi khi lan tới cẳng chân. Bệnh lây qua ho, hắt hơi và dùng chung đồ. Cần rửa tay thường xuyên để phòng bệnh này, Có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và bổ sung nhiều chất lỏng.
Viêm phong da
Đây là một bệnh mãn gây khô da, cực kỳ ngứa ngáy và tình trạng phát ban tăng. Nguyên nhân không rõ ràng nhưng có thể là tiền sử gia đình có bệnh dị ứng và hen hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm.
Chứng mày đay
Chứng mày đay là một phản ứng viêm của da với biểu hiện là các sẩn phù màu hồng, xuất rầm rộ, đột ngột ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Các vùng sẩn này đặc biệt ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ, lan rộng khắp người; thậm chí có thể gây khó thở. Các loại thuốc như aspirin, penicillin, trứng, các loại hạt họ lạc, nhuyễn thể… có thể gây ra chứng mày đay.
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viếthttp://stamfordskin.com/blog/tintuc/nha-n-bie-t-be-nh-ngoa-i-da-thuo-ng-ga-p-o-tre-74598-vn
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes