BREAKING NEWS
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts

Monday, November 21, 2016

Một số món súp cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

 Chắc hẳn các mẹ mới tập cho trẻ ăn dặm đang rất lo lắng và bối rối không biết phải chọn món nào cho trẻ ăn phù hợp đầy dinh dưỡng phát triển tốt. Đối với những trẻ mới tập ăn dặm thì cần những thức ăn mềm, nhuyễn, không gây dị ứng… và thích hợp nhất vẫn là những món súp từ rau của quả. Dưới đây là hướng dẫn cách chế biến 4 món súp đặc biệt dành cho trẻ ăn dặm thơm ngon giàu dinh dưỡng, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé!

1. Súp bí đỏ và bông cải xanh

Bông cải xanh và bí đỏ đều là hai loại thực phẩm dễ ăn và ít gây dị ứng. Mẹ có thể cho bé tập ăn dần dần từng ít một ngay từ khi bé được 6 – 8 tháng tuổi.

Thành phần

  • Bí đỏ: 2 chén nhỏ
  • Bông cải xanh: 1-2 chén nhỏ
  • 1 muỗng dầu oliu
  • 1/3 chén nước đun sôi để nguội
Image

Súp bí đỏ và bông cải xanh giúp tăng khả năng miễn dịch cho bé

Cách làm


Cho dầu oliu vào bí đỏ và bỏ lên bếp nướng ở nhiệt độ 425 độ C cho đến khi chín mềm. Bông cải xanh bạn cho vào nồi hấp cách thủy cho chín. Sau đó, bạn cho tất cả vào máy xay, thêm nước và xay nhuyễn ra.
Bí đỏ chứa nhiều vitamin A và E rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Ngoài ra trong bí đỏ còn chứa nhiều kẽm, chất tham gia vào quá trình hình thành protein và axit hạch, là chất quan trọng cho sự phát triển của bé. Bông cải xanh cũng là loại rau xanh chứa nhiều viatmin và khoáng chất. Ngoài sắt và canxi là hai nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé, bông cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, C , E giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm hẳn nguy cơ bị những bệnh cảm cúm thông thường.



2. Súp khoai lang



Khoai lang là một trong những loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A, C, Folate, sắt và canxi nhiều nhất. Khoai lang rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh vận động của bé. Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang cũng giúp mẹ “đánh bay” nỗi lo táo bón của bé.

Thành phần


  • 2 củ khoai lang
  • 1 củ hành tây
  • 4 chén nước dùng, có thể dùng nước hầm thịt gà hoặc thịt heo
  • Gia vị, dầu ăn hoặc bơ


Image
Khoai lang giúp trẻ phát triển trí não và hệ thần kinh vận động


Cách làm

Cắt hành tây và khoai lang thành từng miếng nhỏ. Chờ cho chảo thật nóng, cho bơ hoặc dầu ăn vào, xào hành tây cho nó chín mềm. Sau đó cho thêm khoai lang vào xào chung, nêm nếm một chút muối cho vừa ăn.

Cho thêm nước dùng vào, để lửa lớn cho đến khi nước sôi thì hạ bớt lửa và nấu thêm khoảng 30-40 phút nữa cho khoai chín mềm. Cho tất cả vào máy xay nhuyễn.



3. Súp cà rốt với mật ong



Cà rốt giúp bé sáng mắt và tăng cường khả năng thị lực cho bé. Ăn nhiều cà rốt cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa và sự phát triển trí não của bé nữa đấy. Tuy nhiên, mật ong lại không phù hợp cho những bé dưới 12 tháng tuổi đâu. Vì vậy mẹ nên chú ý khi làm món này cho con nhé!

Thành phần

  • 15g cà rốt
  • 1 muỗng nhỏ mật ong
  • 15ml dầu đậu nành, bạn có thể thay bằng các loại dầu thực vật khác nếu muốn
  • Gừng xắt nhỏ



Image
Cà rốt giúp bé sáng mắt và tăng cường khả năng thị lực

Cách làm

Gọt vỏ và cắt nhỏ cà rốt sau đó trộn chung tất cả nguyên liệu vào với nhau và cho lên bếp nấu trong khoảng từ 20- 25 phút cho cà rốt chín mềm. Bạn nhớ trộn đều tay khi nấu nhé! 


4. Súp củ cải, nấm và đậu


Mẹ có biết củ cải được xem như là “ nhân sâm” giá rẻ cho bé ăn dặm không? Củ cải có tác dụng làm sạch tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ các thức ăn , độc tố khó tiêu trì trệ trong dạ dày trẻ. Hàm lượng vitamin C cao có trong củ cải cũng giúp bé tăng sức đề kháng và tránh lây nhiễm các loại vi rút gây bệnh. Món này vừa đơn giản dễ làm vừa đặc biệt có lợi cho những bé đang bị cảm lạnh nữa đấy!

Thành phần


  • 250g củ cải
  • 15g nấm
  • 25g đậu
  • Một ít giá, nước dùng và muối

Image
Súp giúp bé tăng sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hóa



Cách làm

Rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ củ cải thành từng sợi mỏng sau đó để một lát cho khô. Làm tương tự với nấm. Đậu thì bạn nên rửa sạch và cũng để cho ráo nước.

Cho nước dùng, muối và giá vào đun sôi trên bếp. Sau đó cho củ cải vào, rồi tới đậu và cuối cùng là nấm. Xong rồi, vậy là bạn đã có một món súp ngon lành mà đơn giản rồi đó!

Với cách chế biến 4 món súp cho trẻ ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng trên đây vậy là các mẹ đã có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ những món mới thật dinh dưỡng phải không nào. Các mẹ phải biết phân bổ thực đơn hằng ngày cho trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm sao cho hợp lý để trẻ đầy đủ chất phát triển tốt. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.net nhé!


Xem thêm các chủ đề: 

Friday, October 21, 2016

3 BÍ QUYẾT ĐƠN GIẢN TRỊ BIẾNG ĂN, NHẸ CÂN Ở TRẺ 1 – 3 TUỔI

Là cha mẹ, ai cũng mong bé yêu của mình được hay ăn, chóng lớn. Tuy nhiên, chuyện con ăn uống hàng ngày dường như đã trở thành vấn đề gây đau đầu cho biết bao nhiêu phụ huynh. Từ ép buộc đến bổ sung vi chất, dù gia đình đã làm đủ mọi cách nhưng bé vẫn biếng ăn. Vì một đến ba tuổi là thời kì quan trọng để bé phát triển trí tuệ lẫn thể lực, không ăn uống đủ chất sẽ khiến bésụt cân,suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sau này. Do đó, bài viết sẽđưa ra ba bí quyết giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân đểgia đình có thể tham khảo trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé, cũng như áp dụng khi cho bé ăn.
  1. Xây dng thđơđa dng
Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh, nhu cầu vềnăng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ có thể nói là khá cao so với người lớn. Vì vậy, trẻ cần được cung cấp thêm những dạng thực phẩm khác thay vì chỉsữa nhưở giai đoạn trước. Hơn nữa, khoảng từ hai đến ba tuổi răng trẻđã mọc đầy đủ nên thời kì này trẻđã có thểăn cơm được.
Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh chỉ cần thấy con mình nhẹ cân so với các tháng trước, không tìm hiểu nguyên nhân vì đâu đã vội nhồi bé uống các loại sữa giúp bé tăng cân nhanh. Thực ra điều này không xấu, nhưng các mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân chính do đâu. Đó là mới điều quan trọng, thay vì ép bé uống sữa, các mẹ nên lên kế hoạch nghiên cứu các bữa ăn khoa học theo sự hướng dẫn tư vấn của bác sĩ
Trong một ngày, trẻcầnđược ăn khoảng năm - sáu bữa. Bao gồm ba bữa chính là cơm nát kết hợp với đa dạng các loại thức ăn như thịt, cá, tôm, trứng, đậu phộng, rau xanh và dầu mỡ. Ngoài ra, trẻ còn cần thêm hai – ba bữa phụ, có thể là cháo, súp, phở, sữa (ít nhất 500ml sữa/ngày).Bên cạnh đó, sau mỗi bữa chính nên cho trẻăn thêm trái cây chín hoặc bổ sung trái cây dựa trên nhu cầu của trẻ.
Các lođạm cho bé t 1 – 3 tui
Ví d mu thđơn mt ngày cho tr t mđến ba tui:
  • Sáng (6h30 – 7h30):  Một chén nui sao nấu trứng, 1 quả chuối tiêu
  • Phụ sáng (9h):  Sữa (250ml)
  • Trưa (11h – 11h30): Hai lưng bát con cơm nát, thịt viên rán, canh rau đay, cam
  • Phụ xế (14h – 14h30): Cháo bí đỏ+ 1 bánh Flan
  • Chiều (17h – 17h30): Một bát con cơm nát, cá sốt cà chua, canh cải, 1 miếng thanh long
  • Tối (20h – 20h30): Bú mẹ hoặc sữa (200ml)
Để trẻ không ngán và bỏăn, cha mẹ nên hiểu rõ con mình thích ăn những món gì, không thích những loại thực phẩm nào đểđiều chỉnh cho phù hợp. Nếu trẻ không thích ăn rau luộc, hãy thử thay thế bằng salad rau nhiều màu sắc, hình thù ngộ nghĩnh hoặc chuyển sang kết hợp rau với các nguyên liệu khác.
Sau khiăn xong một chút, trẻ cần được vận động, hoạt động có thể là nhảy múa, đùa giỡn với cha mẹ. Khi trẻăn nhiều hơn bình thường, cần cho trẻ hoạt động nhiều hơn. Không nên cho trẻ ngồi yên một chỗ sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường.
Món ăn bt mt, giàu dinh dưỡng
  1. S dng phương pháp cho ăn hiu qu
- Khi trẻ không chịu ăn, hãy chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa. Cho trẻăn từng chút một và không ép nếu trẻ không muốn ăn.
- Hãy khơi gợi hứng thú ăn uống cho trẻ (Vd: cho trẻ tự xúc ăn) và để trẻ tự quyết định ăn bao nhiêu là đủ. Trẻ chỉ ăn khi chúng đói hoặc chúng thích món ăn đó.
- Không dụ dỗ, ra điều kiện với trẻ (Vd: “con ăn thì mẹ cho con chơi Ipad”, “không ăn thì bốđánh”) vì như vậy sẽ tạo tiền lệ xấu, trẻ sẽăn vì sợ hoặc vì muốn đạt được mục đích nào đó.

Các bậc phụ huynh không nên ép trẻ ăn bằng mọi cách
  1. Nhng lưu ý khi chế biến món ăn và xây dng thđơn
- Món ăn cần kích thích sự thèm ăn của trẻ.
- Không cho trẻăn vặt, uống nước ngọt ngay trước bữa ăn.
- Thực đơn cho trẻ cần đầy đủ dưỡng chất (tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất) và được chế biến hấp dẫn, luân phiên đổi mới.
- Chú ý xem trẻ có dị ứng hoặc ghét loại thực phẩm nào không, nếu có thể thì thay thế bằng loại có cùng công dụng.
- Từ một đến ba tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng và có thể gây suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Đối với bé bị rối loạn tiêu hóa, thực đơn hàng ngày của bé nên được bổ sung men vi sinh từ thực phẩm như sữa chua. Ngoài ra, cần tăng cường bù nước nếu bé tiêu chảy. Các món ăn cho bé nên là món dễ tiêu như cháo cà rốt, thịt bằm, rau xanh nhiều xơ xay nhỏ, các loại trái cây như chuối, đu đủ. Tránh cho bé ăn bánh kẹo nhiều đường hoặc uống sữa nhiều lactose (sữa bò, phô mai). Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo các loại sữa giúp trẻ tăng cân, nhưng phải được sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ xem loại sữa đó có phù hợp với con mình hay không.
Xem thêm các chủ đề:

3 PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ GIÚP TRẺ TĂNG CÂN NHANH VÀ ĐỀU

Tình trạng bé nhẹ cân, tăng cân không đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và năng lượng của bé. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng kéo dài hoặc do không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng hoặc do các nguyên nhân khác khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng như bệnh tật…Không một bậc cha mẹ nào muốn con mình  chậm tăng cân, còi cọc cả, đây quả là bài toán khó cho các bậc phụ huynh. Hi vọng qua bài viết này sẽcung cấp 3 phương pháp giúp trẻtăng cân nhanh và đều sẽ giúp được các bậc phụ huynh.
  1. Bổ sung đầđủ các chất dinh dưỡng cn thiết trong thđơn ca tr
Vitamin B: nhất là các loại vitamin B gồm các loại B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9. B12 có tác dụng hỗ trợ cho trẻ trong quá trình sản xuất năng lượng cơ thể, cũng như vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cơ thể. Vitamin B có vai trò kích thích sự tạo thành của một loại men, kích thích trẻ thèm ăn.
Như giá đỗ là thực phẩm chứa nhiều vitamin B rất tốt cho sự phát triển cân năng của bé. Vì trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3g glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, đặc biệt rất giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo.
Vi cht km: Kẽm là một vi chất rất quan trọng đối với sự phát triển của bé, vì kẽm tham gia trực tiếp quá trình hình thành các loại enzyme, tổng hợp protein của cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Do đó, nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm có các vi chất kẽm trong thực đơn cho bé sẽ giúp bé cải thiện đáng kể cân năng và chiều cao của các bé. Các mẹ nhớ lưu ý bổ sung vi chất kẽm cho bé thông qua các thực phẩm như lươn, gan lợn, lòng đỏ trứng.
Lysine: Việc thiếu hụt lysine ở bé, nhất là ở các bé biếng ăn, sẽ khiến các bé chậm phát triển, thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến bé không lên cân. Mặt khác, việc bổ sung lysine sẽ giúp trẻ tăng cân hơn 40% so với các bé không bổ sung lysine, vì vậy các bà mẹ nên bổ sung Lysine cho trẻ để đảm bảo sự phát triển của trẻ
Một số thực phẩm nhiều Lysine như:
  • Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa
  • Các loại hoa quả như: cà rốt, cà chua, cam quýt
  • Các loại đậu và các sản phẩm được chế biến từđậu: đậu lănng, đậu nành, đậu Hà Lan, sữa đậu nành, đậu phụ
  1. Cho bé ung sa hng ngày đủ lượng và cht
Nhằm bổ sung đầy đủ chất và năng lượng thiếu hụt cho trẻ, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể, giúp hệ tiêu hoá của bé được khoẻ mạnh thì việc cho trẻ uống sữa hằng ngày không những giúp trẻ tăng trưởng tối ưu mà còn giúp trẻ có được làn da khoẻ mạnh, duy trì độ ẩm và căng mịn. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa giúp trẻ tăng cân, khiến các bậc phụ huynh gặp khó khăn cho việc lựa chọn loại sữa phù hợp cho con mình. Dù chọn loại sữa gì nữa, các bậc phụ huynh nên ưu tiên chọn sữa theo những tiêu chí sau:
  • Đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu
  • Sữa có khả năng kích thích sự thèm ăn ở trẻ
  • Sữa dễ tiêu hoá và hấp thu
Sản phẩm GrowPLUS+ NutiFood giúp bé tăng cân, tăng chiều cao tt
Ngoài sữa giúp trẻ tăng cân nhanh ra, để tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, các bậc phụ huynh có thể bổ sung thêm sữa chua ăn, sữa chua men sống hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon và phát triển tốt hơn.
Hướng dn bé tp th dc vđộng thường xuyên
Việc các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cơ xương phát triển, tinh thần của bé luôn vui vẻ và quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Để con trẻđược tăng cân lành mạnh, hãy cho con tập những bài tập nhẹ nhàng như các trò chơi bình thường mà bé hay chơi như trốn tìm, nhảy dây, hoặc vào các ngày cuối tuần dẫn trẻđi bơi, đó là một trong những bộ môn thể thao tốt giúp phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng. không nhất thiết phải bắt bé tập những các bộ môn nặng, quan trọng hãy tạo cho bé không khí vui vẻ thoải mái, có như vậy việc duy trì tập thể dục, vận động sẽ trở thành thói quen của bé, Đây là các bộ môn mà các bậc phụ huynh cũng có thể tham gia cùng với bé:
Duy trì, hỗ trợ bé tập thể dục, vận động thường xuyên
Xem thêm các chủ đề:

THỰC PHẨM GIÚP BÉ TĂNG CÂN NHANH MẸ NÊN BIẾT

Để trẻ có thể tăng cân một cách khỏe mạnh, mẹ phải đảm bảo cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vừa phải và phải an toàn cho sức khỏe. Hy vong bài viết dưới đây sẽ có những gợi ý hữu ích cho mẹ trong quá trình giúp trẻ tăng cân
1.      Những món cháo tốt cho trẻ
Để giúp trẻ tăng cân nhanh chóng  mẹ nên tạo một thực đơn phong phú và những món ăn đầy đủ chất bổ dưỡng cho trẻ. Trong đó, cháo là món ăn chủ yếu của trẻ, mẹ có thể làm những món cháo đa dạng hơn nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất để trẻ có thể tăng cân hiệu quả như:
-         Cháo lươn khoai môn: thịt lươn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên nấu cho trẻ ăn để tăng cân nhanh chóng hơn nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, cháo lươn còn rất thích hợp cho bé chậm lớn và còi xương.
-         Cháo cá lóc đậu xanh nấm rơm: cá chứa nhiều axit béo omega-3, canxi và protein kết hợp đậu xanh và nấm giàu sắt và giàu vitamin D sẽ khiến trẻ thích ăn, và ngon miệng hơn.
-         Cháo thịt bò súp lơ xanh: trong thịt bò có nhiều sắt, protein và canxi nên giúp trẻ bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất và phát triển cơ bắp, tăng cân hiệu quả. Súp lơ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp trẻ tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tiêu hóa hiệu quả.
-         Cháo gà cà rốt, hạt sen: trong thịt gà có nhiều chất đạm và vitamin B kết hợp cà rốt và hạt sen là món ăn giúp bé ăn ngon ngủ ngon, tăng cân nhanh chóng .
-         Cháo tôm rau dền: món ăn chứa nhiều đạm, kẽm, canxi giúp xương vững chắc kết hợp rau dền nhiều vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất và hỗ trợ tăng cân nhanh chóng.
2.      Những món ăn vặt thêm dinh dưỡng cho trẻ
Các mẹ thường cho rằng trẻ ăn nhiều đồ vặt là không tốt, điều này sẽ làm trẻ bị sâu răng hoặc sẽ bỏ bữa chính. Nhưng mẹ có thể đề trẻ ăn vặt với những món ăn vặt lành mạnh như:
-         Các loại hoa quả: trong đó chuối và bơ vốn được coi là hai loại trái cây tốt cho trẻ do hàm lượng dinh dưỡng cao như: calo, chất béo, omega-3.
-         Sữa chua: rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
-         Bánh mì bơ đậu phộng và các loại hạt: những thực phẩm này không làm trẻ quá no và giúp trẻ tăng cân an toàn
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ thêm các loại sữa giúp trẻ tăng cân nhanh hơn và an toàn.

 

Để trẻ ăn những món ăn vặt lành mạnh
3.      Những thực phẩm nên có trong bữa ăn của trẻ
Để trẻ tăng cân hiệu quả và khỏe mạnh trong bữa ăn của trẻ mẹ cần có các  dưỡng chất sau:
-         Chất xơ: rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp kiểm soát được lượng đường trong máu và tốt cho sức khỏe tim. Mẹ có thể tìm thấy chất xơ trong các loại thực phẩm sau: rau củ, trái cây, các loại đậu và hạt, ngũ cốc, bánh mì được làm từ lúa mì,…
-         Kali: rất cần thiết cho hệ thần kinh và chức năng cơ bắp, giúp cân bằng nước cho cơ thể. Nguồn thực phẩm cung cấp Kali như: atisô, bơ, chuối, dưa đỏ, rau lá xanh, nước ép cam, mận khô và nước ép mận, đu đủ, khoai tây nguyên vỏ, cà chua, đậu và đậu Hà Lan, cá, sò, nghêu, sản phẩm từ sữa ít béo và không béo, các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành).
-         Chất đạm: có nhiều trong thực phẩm như: Trứng, phô mai ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm không da, sữa ít béo, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, sữa chua, đậu, đậu và hạt, rau củ quả, các loại thực phẩm nguyên hạt.
-         Chất béo: axit béo omega-3 giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Omega-3 và chất béo không bão hòa đơn có thể giúp cơ thể trẻ nhạy cảm hơn với insulin, giúp giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường. Những thực phẩm dưới đây chứa omega-3 hoặc chất béo không bão hòa đơn như: các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá cơm, trứng, đậu, hạt, dầu ôliu, dầu hạt cải tinh luyện, hạt lanh,..

 

Để trẻ tăng cân khỏe mạnh cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
4.      Sữa giúp trẻ tăng cân
Mẹ có thể chọn loại sữa cho bé tăng cân tốt phù hợp với độ tuổi của bé nhằm giúp bé bổ sung đủ chất dinh dưỡng và các năng lượng bị thiếu hụt, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh để có thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất. Sữa dinh dưỡng đối với trẻ biếng ăn cần chứa đủ các thành phần dinh dưỡng vi chất như: Kẽm, các loại Vitamin nhóm B và Lysine nhằm kích thích sự thèm ăn ở bé và giúp trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.

Chọn sữa đúng độ tuổi của trẻ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Xem thêm các chủ đề:

5 BÍ QUYẾT GIÚP BÉ TĂNG CÂN KHÔNG CẦN ÉP ĂN

Với tình trạng trẻ biếng ăn, chậm tăng cân luôn làm các mẹ đau đầu. Vấn đề bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ không bị chậm tăng cân hoặc sụt cân nhưng nhiều lúc mẹ lại lúng túng không biết làm gì? Nếu bạn đang tìm cách để bé tăng cân nhưng chưa thành công thì hy vọng những bí quyết trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
1.Tăng cảm giác ngon miệng cho bé
Do cảm giác không ngon miệng dẫn đến tình trạng bé biếng ăn, kém hấp thụ, vậy nguyên nhân do đâu? Theo các nhà khoa học nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em, nguyên nhân là do cơ thể của trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định như: kẽm, lysine, các loại vitamin nhóm B…
Vì vậy, để tăng thêm cảm giác ngon miệng cho bé và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn mẹ có thể chọn những nhóm thực phẩm có chứa những chất dinh dưỡng trên như:
  • Nhóm thực phẩm chứa kẽm: hải sản, thịt bò, rau lá xanh đậm, các loại hạt,..
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại đậu, thịt gà, gạo lứt, chuối,...
  • Nhóm thực phẩm giàu lysine: lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa tươi, các loại đậu,...
Chọn những thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng giúp trẻ ngon miệng hơn
Mẹ có thể lên thực đơn hàng ngày cho bé từ những thực phẩm này để bé thêm ngon miệng trong các bữa ăn
2.Làm đa dạng các bữa ăn của bé
Một trong những nguyên nhân làm bé biếng ăn, chậm tăng cân là bữa ăn đơn điệu, nghèo nàn. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng bé sẽ không còn hứng thú với những bữa ăn nữa. Do vậy, mẹ có thể đa dạng món ăn của bé bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm lại với nhau. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là trong các bữa ăn cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cho bé là: tinh bột, chất béo, đạm và rau quả cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể trang trí món ăn bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong bữa ăn.
Mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm các loại sữa giúp trẻ tăng cân tốt hơn và giúp bù đắp những chất dinh dưỡng còn thiếu, đặc biệt là các chất dinh dưỡng mà bữa ăn hàng ngày có thể không cung cấp đủ.

Kết hợp nhiều loại thực phẩm làm đa dạng bữa ăn của trẻ
3.Thêm dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của bé
Nhiều bé biếng ăn nên khi nhìn những bát cháo đầy hay uống nguyên một ly nước ép to đùng thì tâm lý chung của các bé là không muốn ăn. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này mẹ cần coi trọng chất lượng hơn số lượng trong các bữa ăncủa trẻ. Mẹ cần khéo léo thêm chất bổ để bé không có cảm giác ăn nhiều nhưng vẫn nạp vào nhiều calo và dinh dưỡng. Một số cách sau gợi ý cho mẹ:
  • Những món súp, cháo hay món xào, nấu của bé mẹ có thể cho thêm bơ, phomai, kem (loại dùng để nấu ăn) để món ăn có thêm độ ngậy, thơm và nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Cho trẻ uống các loại sữa cho bé tăng cân tốt. Những loại sữa nguyên kem chứa hàm lượng calo và chất béo cao hơn sữa thường. Nhưng mẹ nhớ lưu ý là nếu bé dưới 12 tháng tuổi chỉ được phép uống sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp.
-Khi nấu ăn cho bé mẹ nên cho nhiều dầu/mỡ hơn, giúp tăng cường năng lượng, giúp bé tăng cân tốt.
  • Những loại hạt giàu chất béo, calo và nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ như: đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân,... Mẹ có thể xay nhỏ và rắc lên cốc sữa giúp trẻ tăng cân nhanh và thêm phần thơm, ngậy cho thức uống của trẻ. Nhưng đối với trẻ dưới 1 tuổi cần tránh thực phẩm này do có nguy cơ hóc, nghẹn hoặc dị ứng cao.
Uống sữa để hỗ trợ quá trình tăng cân của trẻ
4.Chia thành nhiều bữa ăn cho bé
Mẹ nên chia khẩu phần ăn cho trẻ thành 5-6 bữa/ngày thay vì bắt trẻ ăn quá nhiều thức ăn trong 3 bữa. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên nếu tiêu  thụ khối lượng lớn thức ăn 1 lúc sẽ quá sức đối với trẻ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ không có cảm giác bị ép ăn uống và với lượng ăn một bữa ít đi sẽ giúp bé nhanh đói hơn và hấp thu dễ dàng hơn.
5.Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn
Trong sữa chua chứa hàng nghìn vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ và kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, mẹ có thể thêm 1-2 muỗng sữa chua vào sinh tố hoặc nước ép trái cây của trẻ, giúp hàm lượng calo trong món ăn của trẻ được tăng lên đáng kể.

Sữa chua giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và ăn ngon miệng hơn
Xem thêm các chủ đề:

BÍ QUYẾT GIÚP BÉ TĂNG CÂN ĐÚNG CÁCH VÀ KHỎE MẠNH

Việc tăng cân ở trẻ luôn là vấn đề nan giải của các bà mẹ. Nhiều mẹ cố gắng ép con ăn thật nhiều để mong cân nặng của con được nhích thêm. Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng việc tăng cân ở trẻ cần phải có kế hoạch, với từng giai đoạn và lứa tuổi khác nhau, trẻ sẽ có một mức cân nặng khác nhau. Dưới đây là những cách làm giúp mẹ chăm trẻ tăng cân đúng cách và khỏe mạnh:
1.Cân đối dinh dưỡng
Cân đối dinh dưỡng là cách giúp trẻ tăng cân mà mẹ nên biết. Do đó, chú ý cho bé ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn với tỷ lệ hợp lý, thường 1/3 khẩu phần từ chất bột đường, 1/3 từ rau củ quả và 1/3 còn lại là từ nhóm chất đạm, béo, sữa và chế phẩm từ sữa. Mẹ nên bổ sung các loại thức ăn giàu đạm, giàu chất béo lành mạnh, chất xơ, cùng các loại vitamin, khoáng chất vào bữa ăn cho con trẻ. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn và nhu cầu dinh dưỡng theo tuổi của trẻ, ví dụ như:
  • Trẻ từ 6 đến12 tháng tuổi: 30g chất béo mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 6 tuổi: dưới 30 - 40g chất béo mỗi ngày
  • Tỷ lệ cân đối lượng chất béo gốc động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của trẻ là 7:3.
Những thực phẩm tốt cho bé tăng cân như: quả bơ, thịt cá, phô mai, sữa chua, sữa giúp trẻ tăng cân tốt hơn và hiệu quả hơn.

Cân đối dinh dưỡng giúp quá trình tăng cân của bé hiệu quả hơn
2.Thay đổi thói quen ăn uống
Mỗi đứa trẻ có một sở thích khác nhau về ăn uống. Vì vậy, Mẹ có thể chế biến theo sở thích và khẩu vị của trẻ, trình bày món ăn sinh động và tạo không khí vui vẻ trong bữa cơm... là những cách giúp bé hào hứng hơn với bữa ăn. Tiếp đó, mẹ khéo léo cho trẻ chuyển sang những thức ăn giàu dinh dưỡng hơn hoặc pha trộn giữa món ăn trẻ yêu thích và món ăn bạn bổ sung vào. Một thời gian sau, trẻ sẽ làm quen được với nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng hơn.
Ngoài ra, mẹ nên tập cho trẻ ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn và tránh thói quen xem tivi khi ăn hoặc vừa ăn vừa chơi. Giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng lười ăn và giúp trẻ cải thiện được cân nặng một cách hiệu quả.

Trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho hệ tiêu hóa
3.Bổ sung thực phẩm kích thích thèm ăn
Mẹ nên bổ sung các khoáng chất như: kẽm, các loại vitamin nhóm B, lysine để kích thích cảm giác thèm ăn và khiến trẻ thấy ngon miệng hơn. Các loại khoáng chất này có trong rau củ, quả, các loại ngũ cốc, sữa công thức hoặc sữa lên men dinh dưỡng.
Đối với sữa lên men dinh dưỡng và sữa cho bé tăng cân tốt mẹ có thể bổ sung sau bữa ăn chính hoặc coi như một bữa phụ.

Bổ sung cho bé thực phẩm kích thích them ăn
4.Thực phẩm giúp bé tăng cân khỏe mạnh
Nếu trẻ bị nhẹ cân, trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thêm thịt, cá để giúp trẻ tăng cân hiệu quả bởi chúng rất giàu calo. Nhưng để trẻ có thể ăn mãi thực phẩm này mà không chán thì bạn phải biết cách chế biến thành các món ăn đa dạng để hấp dẫn trẻ như: gà rán, thịt bò viên, chả cá, bò bít tết…. để trẻ có thể ăn ngon miện hơn.
Tinh bột có chứa trong các loại thực phẩm như: bột ngũ cốc, cơm, xôi, khoai tây, … Tinh bột là nguồn năng lượng hữu ích giúp trẻ có thể phát triển, khỏe mạnh và tăng cân hiệu quả. Do vậy, bạn có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ như: món khoai tây rán hoặc chế biến thành các món trẻ thích ăn bằng nhóm thực phẩm này.
Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua giúp để trẻ tăng cân hiệu quả. Thêm vào đó sữa chua còn giúp hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ, giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng.
Bạn có thể cho trẻ uống thêm sữa giúp trẻ tăng cân nhanh hơn và hỗ trợ vào quá trình tăng cân của trẻ được hiệu quả.

Luôn đa dạng bữa ăn hàng ngày của trẻ
5.Ăn đúng thời điểm
Trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn khi bụng đói. Vì lúc này dạ dày tiết enzym nhiều hơn, sau đó truyền tín hiệu lên não và kích thích cảm giác thèm ăn.
Mẹ cũng lưu ý không nên cho trẻ ăn khi quá đói, vì điều này làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ. Thêm vào đó, mẹ cần cho bé ăn đúng bữa và lên lịch cho trẻ ăn theo giờ cố định và ăn 4-5 bữa/ngày thay vì chỉ có 3 bữa.
6.Tập thể dục mỗi ngày
Để trẻ tăng cân, mẹ không được quên một quy tắc là thường xuyên cho trẻ vận động. Vì khi vận động, trẻ nhanh chóng có cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất. Thời điểm để trẻ vận động tốt nhất là khoảng 30 phút cho đến một tiếng đồng hồ trước bữa ăn.
Xem thêm các chủ đề:

Tuesday, July 12, 2016

TẠI SAO BÉ CHẬM TĂNG CÂN, LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC?

Nếu bé chậm tăng cân, điều đầu tiên bạn cần làm là tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để hiểu rõ nguyên nhân không tăng cân của bé.
Cân nặng là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, cần nhớ rằng sự tăng trưởng của mỗi bé là khác nhau, và riêng biệt. Cách tốt nhất để xác định tỷ lệ tăng trưởng của bé là dựa vào các yếu tố như chiều cao, cân nặng, tuổi tác của bé và những yếu tố này cần được xác định bởi bác sĩ. Việc xác định tỷ lệ này rất cần thiết cho việc xem xét sự phát triển của bé là bình thường hay thấp hơn chuẩn. Vì vậy, lời khuyên cho các bố mẹ là nên đến gặp các bác sĩ uy tín để có được câu trả lời chính xác cho nguyên nhân chậm tăng cân của bé.
Nên gặp bác sĩ để tìm hiểu về nguyên nhân chậm tăng cân của bé
Những lý do nào khiến bé không thể tăng cân?
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng cân của trẻ. Tuy nhiên nguyên nhân từ dinh dưỡng thường là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ chậm tăng cân.
Bệnh đường ruột cũng có thể làm bé chậm tăng cân, vì các chất dinh dưỡng không thể được tiêu hoá. Trường hợp này bạn nên gặp bác sĩ để nhận được những chuẩn đoán thích hợp.
Nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu bé không tăng cân đạt chuẩn (đặc biệt là khi có sự chênh lệch quá lớn với chỉ số trung bình); ngoài việc thiếu cân bé còn có những triệu chứng đáng lo ngại khác như nôn mửa và sốt, hoặc có một số dấu hiệu của nhiễm trùng. Còn nếu bé trở nên chậm chạp, hơi phản ứng chậm, đi ngoài không đều, lượng nước tiểu ít - đây là dấu hiệu đáng quan tâm, nên đưa bé đến tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Trẻ trong thời giai đoạn mẹ hoàn toàn, có một số tiêu chí để đánh giá liệu bé đã bú đủ hay chưa. Đầu tiên mẹ cần biết bé ăn bao nhiêu lần một ngày, bé nên ăn ít nhất 7-8 lần một ngày. Thứ hai, mẹ có thể nhận định dựa vào hoạt động của bé, hoạt động càng nhanh nhẹn và khoẻ mạnh chứng tỏ bé cần hấp thụ lượng sữa nhiều hơn. Thứ 3 là lượng nước tiểu, số lần thấm ướt tã nhiều (5-6 lần/ngày)và nước tiểu vàng trong chứng tỏ bé bú đủ. Thứ 4 là số lần đi ngoài của bé, trung bình bé sẽ đi ngoài 4 lần 1 ngày, càng lớn tuổi, bé sẽ có nhu động ruột ít hơn.
Bé nên bú ít nhất 7-8 lần/ ngày
Các dấu hiệu chứng minh rằng bé của bạn không tăng cân như: tăng cân càng ngày ít hơn, chỉ số cân nặng thấp hơn chuẩn trung bình một bé cần có, bé chậm chạp.
Bé 6 tháng tuổi thường tăng cân khoảng 800g/ tháng, và bắt đầu từ sáu tháng trở đi bé chỉ tăng khoảng 300-400g. Trẻ em có cân nặng sơ sinh thấp có thể tăng cân hàng tháng nhiều hơn mức chuẩn cần thiết.
So sánh cân nặng của bé với cân nặng chuẩn (đường màu xanh)
Nếu bé không tăng cân, nên chú ý đến tình trạng tổng thế của bé sẽ có những trường hợp sau: Nếu bé thường xuyên hoạt động, nhìn bé không bị xanh xao vàng vọt, thì không cần phải lo lắng. Nhưng nếu bé chỉ đạt dưới ba trăm gam một tháng, bạn cần tìm hiểu lý do bé tăng cân ít như vậy. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến việc chậm tăng cân của bé:
  • Bạn không cho bé bú cạn lần lượt từng vú, bé không nhận được hết chất béo trong sữa.
  • Bé có thể thiếu sắt trong khẩu phần dẫn đến thiếu máu, do đó bé không tăng cân.
  • Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, có thể là do bé bị các bệnh về đường tiêu hoá, hoặc bé bị giun. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
  • Những vấn đề về thần kinh cũng dẫn đến việc chậm tăng cân của bé
  • Bé không tăng cân cũng có thể do sử dụng các thực phẩm bổ sung không đúng cách. Nếu trẻ không thích mùi vị của thức ăn bổ sung và từ chối ăn nó, cùng lúc đó bé còn nôn mửa, thì bạn nên tham khảo chuyên gia để điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé tăng cân (xem thêm sữa nào giúp bé tang cân )
  • Bé không bú đủ, hoặc bú khi đang ngủ cũng khiến mức độ dinh dưỡng bé hấp thụ không đủ, và điều đó ảnh hưởng đến cân nặng của bé.
  • Chế độ ăn uống không cân bằng và chưa đủ các dưỡng chất như chất béo, carbohydrate, và các chất thiết yếu khác cũng khiến bé chậm tăng cân. Nếu bé đã lớn, nên thêm một chút bơ vào súp hoặc cháo của bé. Không nên cho bé ăn thức ăn có nhiều đường vì nó có tác động tiêu cực đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và làm giảm sự thèm ăn của bé.  Trong trường hợp bé bị biếng ăn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng vitamin và khoáng chất tổng hợp để giúp nâng cao sự thèm ăn.
Trên đây là các dấu hiệu và nguyên nhân cảnh báo cho việc không tăng cân ở bé, bạn không nên trì hoãn việc đến gặp bác sĩ nếu bé bạn có những dấu hiệu trên. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định kịp thời những nguyên nhân chậm tăng cân của bé, và tìm ra giải pháp cùng bạn.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes