BREAKING NEWS
Showing posts with label Khởi Nghiệp. Show all posts
Showing posts with label Khởi Nghiệp. Show all posts

Friday, May 19, 2017

Rời bỏ trời Âu, 8X trở về quê hương Đồng Tháp khởi nghiệp, đưa sen hồng từ bùn lầy đến kinh đô ánh sáng Paris


7 năm sau khi du học tại Pháp, khởi nghiệp 2 lần thất bại, người con Đồng Tháp quyết định biến tinh hoa của đất sen thành những sản phẩm có giá trị như hoa sen ướp, tranh từ lá sen…


Các sản phẩm từ sen của anh Ngô Chí Công, CEO Công ty Khởi Minh Thành Công, như hoa sen sấy khô, đồ lót ly, bóp, tranh từ lá sen hiện hiện diện nhiều nơi ở Đồng Tháp, trong các khách sạn sang trọng và cả những cửa hàng lưu niệm.

Tại TP HCM và Paris (Pháp), anh cũng có các cửa hàng trưng bày sản phẩm. Anh Công hy vọng, các sản phẩm của anh trong tương lai sẽ có mặt tại các quốc gia Đông Nam Á và tiến tới các thị trường lớn như Mỹ, Nhật…

Trở về từ Pháp, khởi nghiệp 2 lần và thất bại

Sau 7 năm nghiên cứu trên đất Pháp, anh Công trở về. Lý do như anh từng chia sẻ với báo chí: “Pháp là một đất nước phát triển, mọi thứ gần như ổn định. Do vậy, khi các bạn trẻ muốn thử thách, phấn đấu khởi nghiệp là ít cơ hội. Trong khi đó, Việt Nam đang là nơi thích hợp cho những ai muốn thử thách trên con đường khởi nghiệp”.

Công nhận định, việc khởi nghiệp sẽ khó khăn nhưng anh vẫn bắt đầu.

Lần đầu, Công cùng các bạn góp chung vốn để kinh doanh bánh ngọt ở TP HCM nhưng thất bại. Mà sau này, anh đúc kết ra rằng startup lần 1 không thành công vì hội đồng quản trị nhiều người quá, chi phí mặt bằng quá cao do đi trước nhu cầu của thời đại.

Lần hai, anh thử sức với gốm sứ và công việc kinh doanh này, theo ngôn ngữ của anh là “chết lâm sàng”.

Và khởi nghiệp lần ba: Các sản phẩm từ sen, tinh hoa của quê hương Đồng Tháp

Nếu như cây sen, thứ cây đặc trưng của Đồng Tháp, chỉ mọc nơi đầm lầy hoang hoặc được trồng để bán hoa, lấy hạt thì nay, những bông sen ướp, những bức tranh từ lá sen, dĩa, ví từ sen đã xuất hiện tại nhiều khách sạn sang trọng của Đồng Tháp, TP HCM và sản phẩm cũng được trưng bày tại một đại lý ở Paris hoa lệ.

Hoa sen từ lâu đã được biết đến với hương thơm dịu dàng, nét đẹp thanh khiết nhưng lại sớm nở tối tàn, sớm “gục đầu” sau khi rời khỏi thân cây.

Sau hai lần thất bại, một lần anh đi du lịch Đà Lạt và phát hiện ở đây bán hoa hồng bất tử và được biết một nghệ nhân ở vùng đất hoa này đã làm ra những sản phẩm và có nhiều trăn trở.

Anh nghĩ tại sao bản thân tìm tòi và phát triển các sản phẩm từ sen ở quê nhà. Và vậy là anh nảy ra ý tưởng làm sen ướp tươi để giữ gìn và phát triển hình ảnh hoa sen quê hương.

Công lăn lộn ở các cánh đồng sen tại quê nhà, nghiên cứu về nguyên liệu, giá cả, vận chuyển và bảo quản sen. Công nhận thấy nhu cầu các sản phẩm từ sen rất lớn nhưng thứ hoa này khá “đỏng đảnh”, tàn rất nhanh sau khi cắt khỏi thân cây. Với loại hoa không có đài đỡ hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa sen lại rất nhanh tả tơi.

Bài toán đặt ra là làm sao để khắc phục nhược điểm nhanh tàn này? Và anh nghĩ đến công nghệ giúp hoa có thể sống thọ trong vài tháng.

Chàng thanh niên Đồng Tháp gom tiền và vay mượn thêm để đầu tư kho bảo quản nguyên liệu, phòng thí nghiệm và lò sấy sen.

Các sản phẩm ban đầu còn nhiều khiếm khuyết như màu hoa sen không tươi, cánh khô cứng, thời gian “sống” của hoa sen vẫn ngắn… Chàng trai và các cộng sự lại tiếp tục mày mò và cuối cùng đã khắc phục được nhược điểm và có công thức ướp hoa giúp hoa thọ đến 1 năm mà vẫn giữ được vẻ gần giống như hoa thật.

Tháng 8/2015, Công giới thiệu sản phẩm hoa sen ướp tươi tại Đồng Tháp, sau đó anh mở văn phòng đại diện tại TP HCM. Anh cũng có đại lý tại Pháp.

Hiện nay, Công đã có nhiều sản phẩm từ sen ngoài hoa ướp tươi như tranh lá sen, trà sen, rượu sen. Sắp tới, anh sẽ cho ra đời các sản phẩm lưu niệm từ sen để “người ta nhớ tới Đồng Tháp (đối với du khách trong nước) và tới Việt Nam (đối với du khách ngoại quốc). Cụ thể như nón lá sen, bóp lá sen…

Người trả "món nợ" với Đồng Tháp, với Việt Nam

Trong lễ ký kết hợp tác giữa Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) và tỉnh Đồng Tháp, SVF đã cam kết sẽ hỗ trợ anh Công để đưa sản phẩm từ sen của anh Công tới nhiều người tiêu dùng hơn, cả trong nước và quốc tế.

Đại diện SVF cho rằng anh Công đang “nợ” Đồng Tháp, bởi cây sen là biểu tượng của tỉnh. Món “nợ” ấy chính là việc anh phải đưa những sản phẩm từ sen không chỉ trong thị trường tỉnh, Việt Nam mà còn ra ngoài thế giới.

Dù năm đầu (2015), doanh nghiệp của anh phải bù lỗ. Năm thứ hai huề vốn nhưng anh Công tin vào điểm sáng của thị trường. Và anh chia sẻ rằng sẽ viết tiếp giấc mơ mang sen tới nhiều vùng của đất nước và tới nhiều nơi trên thế giới.

Theo Trí Thức Trẻ

Tuesday, November 22, 2016

Từ học sinh hạng C thành CEO công nghệ triệu đô

Để có được sự thành công, con người phải trải qua các cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Thomas Edison đã từng nói: "Thiên tài bắt nguồn từ 1% cảm hứng, 99% còn lại phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân".
Roy LaManna - Từ học sinh hạng C thành CEO công nghệ triệu đô

Roy LaManna chắc có lẽ đã thấu hiểu được triết lý trên. Ông được biết đến là một người có sự nghiệp thành công nhanh chóng và được nể trọng, nhưng chặng đường mà ông đi không trải đầy hoa hồng.
Khi còn đi học, Roy chưa bao giờ là học sinh xuất sắc toàn diện. Từ nhỏ, Roy chỉ chú tâm những môn học mà ông thấy thích thú và đạt điểm cao trong mỗi kì thi sát hạch.
Ông nói: "Nếu như là một lớp học Vật lý, tôi có thể đạt điểm A mỗi tuần. Nhưng với các môn xã hội thì tôi không muốn học".
"Tôi cảm thấy họ thật không may mắn, khi lớn lên, họ chỉ chọn ra một hướng đi: học xuất sắc ở trường phổ thông, sau đó đậu vào một đại học danh tiếng, tìm một công việc ổn định và bắt đầu sự nghiệp. Nhiều người phán xét rằng bạn sẽ chẳng có được một cuộc sống dễ dàng nếu không có được tấm bằng đại học trên tay".
Thay vì thi tuyển vào một trường Đại học danh giá, Roy LaManna quyết định khởi nghiệp bằng 2 bàn tay trắng sau khi học hết cấp 3. Ông đã trải nghiệm nhiều công việc để có được miếng cơm manh áo, thậm chí, đôi lúc Roy còn chẳng biết phải bắt đầu từ đâu.
Roy chia sẽ những kinh nghiệm của mình
Từ những trải nghiệm về cuộc đời, Roy đã dần biến những khuyết điểm của mình thành đòn bẩy giúp ông tiến xa hơn và trở thành một doanh nhân có tiếng tăm trong giới công nghệ.
Ông luôn tự nhắc bản thân: "Khi đối mặt với trở ngại, luôn nghĩ ra một cách khác để giải quyết nó". Cùng với đó ông có ý thức tự lập trong cuộc sống và luôn luôn đặt việc học hỏi lên hàng đầu trong suốt sự nghiệp.
Roy rất đam mê âm nhạc và từng là tay guitar bass trong một nhóm nhạc rock. Sau khi chia tay nhóm nhạc của mình, ông trở thành một người tổ chức sự kiện mà vừa có am hiểu về kinh doanh.
"Tôi sẽ làm mọi thứ để thỏa được đam mê kinh doanh âm nhạc", Roy chia sẻ.
Vào đầu năm 2008, Roy bắt đầu làm việc ở công ty Decaydance Rocords do Pete Wentz điều hành và có nghệ danh mới là Tyga. Sản phẩm đầu tay của ông là một video được phát tại khu mua sắm LA sầm uất với hợp đồng có trị giá 5.000 USD.
"Chúng tôi không có nhiều kinh phí để làm, nhưng lại có được sự hậu thuẫn của Pete Wentz". Roy sau đó bay đến LA và hợp tác với một giám đốc sản xuất phim. Ông này đã bỏ ra gần 10.000 USD để tiến hành dự án và tài trợ công ty Wet Seal về cả địa điểm quay.
Trải nghiệm này đã biến ông thành một con người mới. "Tôi không có nhiều tiền bạc nhưng đã biết bắt đầu làm được nhiều thứ và trưởng thành hơn".
Sau một năm lăn lộn trong thị trường âm nhạc cùng các sản phẩm video và radio, ông đã tạo dựng nhiều mối quan hệ vững chắc và trở thành một ông bầu show cho các dự án âm nhạc.
Ông nổi tiếng nhờ các video quảng cáo hợp tác với nhiều nghệ sĩ hàng đầu (gần đây nhất là cô nàng Ariana Grande, Major Lazer và Andy Grammer) để giúp họ cho ra các sản phẩm âm nhạc hoàn hảo.
4 năm sau, Roy cho trình làng Vydia - một ý tưởng độc đáo đã giúp cho hàng trăm ngàn nghệ sĩ (như Amine, Post Malone, Austin Mahone, Jimmy Buffet, Fetty Wap, Keith Urban) đạt cột mốc 1 tỷ lượt xem hàng tháng trên Youtube.
Vydia phát triển nhanh chóng và đã đạt doanh thu 1,15 triệu USD ngay từ những bước đầu tiên. Roy phát biểu: "Mô hình này có thể thu được khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng có rất nhiều rủi ro, vì bạn có thể rơi vào trạng thái chủ quan lúc nào không biết".
Sự thật là Roy rất tin tưởng vào đam mê của mình, ông luôn có niềm tin về một tương lai giàu có. "Tôi là người luôn tuyệt đối tin tưởng bản thân, ngay cả khi khởi nghiệp, tôi luôn đặt niềm đam mê học hỏi lên hàng đầu. Muốn đạt được thành công, bạn phải thoát ra khỏi vùng an toàn, bởi sự dập khuôn chính là liều thuốc độc".
Tổng Hợp

Friday, October 7, 2016

Thành triệu phú năm 26 tuổi và trắng tay sau 6 tháng: Câu chuyện của chàng trai này sẽ giúp bạn hiểu cuộc đời không phải lúc nào cũng toàn cầu vồng

Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được là nguyên tắc cốt lõi để làm giàu. Tuy nhiên, rất nhiều người lại đang “vật lộn” với nguyên tắc này.

Thành triệu phú năm 26 tuổi và trắng tay sau 6 tháng: Câu chuyện của chàng trai này sẽ giúp bạn hiểu cuộc đời không phải lúc nào cũng toàn cầu vồng
Josh Altman hoàn toàn không phải là cái tên xa lạ trong giới kinh doanh bất động sản tại Mỹ. Anh là ngôi sao của chương trình truyền hình nổi tiếng "Million Dollar Listing Los Angeles" và là đồng sáng lập công ty bất động sản The Altman Brothers.
Hiện nay ở tuổi 37, Altman đang nắm trong tay khối tài sản 10 triệu USD. Anh từng bán được 1,5 tỷ USD bất động sản với nhiều căn hộ đắt tiền. Thành tích đáng nể nhất của anh là thương vụ bán căn nhà trị giá 11 triệu USD chỉ trong vòng chưa đầy 10 tiếng đồng hồ, và ký được hợp đồng 12 triệu USD chỉ sau vài giờ đứng xếp hàng tại Starbucks.
Tuy nhiên, hành trình đi đến thành công của chàng trai này không phải lúc nào cũng toàn cầu vồng và ánh sáng.
Josh Altman đạt mức thu nhập 7 con số ở tuổi 26, nhưng chỉ 6 tháng sau đó anh đã mất trắng tất cả. Trớ trêu thay, đây lại là một khoản đầu tư anh ném tiền vào bất động sản – lĩnh vực mà Altman cực kỳ am hiểu.
Altman cùng với anh trai của mình mỗi người góp 5.000 USD để mua một ngôi nhà trị giá 400.000 USD bằng tiền đi vay và cuối cùng chỉ bán được với giá 200.000 USD. “Không chấp nhận dừng lại ở đó. Chúng tôi tiếp tục đổ tiền vào mua những ngôi nhà có giá trị lớn hơn, mặc dù nó vượt ngoài khả năng tài chính của chúng tôi” – Altman chia sẻ.
Khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng giai đoạn 2007-2008, Altman bị mắc kẹt trong đống bất động sản không có khả năng thanh khoản. Anh mất toàn bộ tiền đã đầu tư vào đó mà không ngóc đầu lên được.
“Tôi từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ có thể vực dậy được nữa bởi khi đó mọi thứ quá khó khăn đối với tôi. Nhưng giờ đây nhìn lại tôi thấy mình có được những bài học thực sự quý giá. Tôi đã rút ra bài học lớn nhất đó là bạn không bao giờ nên mua những thứ mình không có đủ khả năng” – ngôi sao của "Million Dollar Listing Los Angeles" chia sẻ.
Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được là nguyên tắc cốt lõi để làm giàu. Tuy nhiên, rất nhiều người lại đang “vật lộn” với nguyên tắc này. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người Mỹ đang “ngập đầu ngập cổ” trong đống nợ thẻ tín dụng và không có bất cứ khoản tiền nào để dành cho nghỉ hưu.
“Tôi đã rút ra bài học khi chi tiêu vượt quá mức thu nhập của mình một cách đầy nặng nhọc. Và tôi biết rằng, trong trường hợp nào mình cũng phải chi tiêu cho bản thân trước tiên” – chuyên gia bất động sản này chia sẻ.
Theo anh, nguyên tắc số 1 trong làm giàu đó là phải bỏ một nửa tiền kiếm được vào một tài khoản mà bạn không bao giờ có thể động đến. Thậm chí, bạn có thể làm lệnh tự động chuyển 1/2 tiền lương hàng tháng vào tài khoản này để không bao giờ bạn nhìn thấy nó. Bạn không nghĩ đến nó, không tiêu nó và cứ thế để tiền tích lũy theo thời gian.
Theo Trí Thức Trẻ

Wednesday, July 27, 2016

Từng bán công ty cho IBM với giá 2 tỷ USD, người đàn ông này đang xây dựng đế chế Startup mới

Sau khi bán đi công ty của mình cho IBM với giá 2 tỷ USD, Lance Crosby giờ đây lại trở thành người thực hiện công việc sáp nhập các doanh nghiệp khác. StackPath, công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo mật công nghệ mà Crosby thành lập vào năm ngoái đã đem về 180 triệu USD và mua lại ít nhất 4 startup khác.


Từng bán công ty cho IBM với giá 2 tỷ USD, người đàn ông này đang xây dựng đế chế Startup mới
Chiến lược này có vẻ khá lạ thường đối với một công ty chỉ vừa mới bắt đầu hoạt động. Khoản huy động tài chính trị giá 150 triệu USD từ công ty có vốn tư nhân ABRY Partners đã trở thành khoản đầu tư lớn thứ 2 trong năm nay đối với một công ty startup, theo doanh nghiệp phân tích PitchBook. (Vị trí thứ nhất thuộc về công ty startup xe hơi tự động Zoox Inc.)
Crosby đã được đánh giá rất cao sau khi sáng lập SoftLayer ngay tại phòng khách của mình từ một thập kỷ trước và bán lại nó cho IBM vào năm 2013 với giá 2 tỷ USD. Thương vụ sáp nhập này đã tạo điều kiện cho bước nhảy vọt về vận hành “đám mây” Big Blue. Sau khi rời IBM vào năm ngoái, Crosby nói rằng sẽ dành 3 tháng để nghiện cứu về ngành công nghiệp bảo mật công nghệ.
Ông đã tìm hiểu về mối quan hệ có khá nhiều bất đồng giữa những nhà phát triển phần mềm ưa thích ship code và các đồng nghiệp khác của họ - những người muốn đề cao tính bảo mật của sản phẩm.
Rất nhiều nhà phát triển nhận định các giao thức bảo mật quá rườm rà và cũng là điều cản trở họ đưa sản phẩm đến tay người dùng một cách nhanh chóng, Crosby nói. Những người viết mật mã thường hoàn toàn bỏ qua các chính sách về bảo mật và kết quả là những quản trị viên về bảo mật thường coi họ là “kẻ thù” của mình.
Để tối giản hóa quá trình này, StackPath đang phát triển những công cụ bảo mật mà những người lập trình có thể nhanh chóng đưa vào các đoạn code của họ. Công ty startup này còn đưa ra các công cụ mà có thể thu thập dữ liệu từ tất cả các phần mềm bảo mật người dùng đang sử dụng, bao gồm cả những phần mềm được tạo ra bởi các công ty khác. Cổng kết nối này được thiết kế để tìm kiếm các cảnh báo quan trọng nhất nhằm giúp nhận diện và tiêu diệt những mối nguy hại cho hệ thống.
Các doanh nghiệp có thể sẽ đăng ký những dịch vụ này của StackPath, giống với cách Amazon.com đã bán các không gian trên đám mây trên nền tảng được định giá theo khối lượng sử dụng. Công ty startup Dallas cũng sẽ bước đầu nhắm vào các công ty internet cỡ nhỏ, Crosby nói. Phần mềm này sẽ đặc biệt hữu dụng cho những người sử dụng ứng dụng - nơi có chứa rất nhiều lỗ hổng bảo mật.
‘Cả thế giới đã phải chấp nhận sự thật rằng nếu đó là ứng dụng của người tiêu dùng, nó không hề an toàn chút nào cả.”, Crosby nói. “Nhưng lại không có lý do nào giải thích cho điều đó.”
Nhờ việc lấy được thị phần khá lớn từ 4 công ty startup bảo mật công nghệ vừa mua lại, StackPath hiện đã có khoảng 30.000 khách hàng, từ những doanh nghiệp startup nhỏ đến những công ty có giá trị lớn nhất thế giới.
StackPath đang triển khai các server ảo ở 25 địa điểm có dân số lớn trên thế giới, bao gồm New York và Miami. Điều này cho phép StackPath cung cấp dịch vụ một cách nhanh nhất. Công ty cũng đã dành khoản đầu tư 10 triệu USD để xây dựng thêm cơ sở hạ tầng cho dịch vụ này.

Friday, July 1, 2016

Khởi nghiệp ở tuổi 20 – Tại sao không!

Ngày nay, có không ít các bạn trẻ chẳng cần đợi đến ngày tốt nghiệp mới bắt đầu xây dựng cho mình một sự nghiệp riêng. Không cần loay hoay tìm chỗ thực tập hay xin việc, những bạn trẻ này tự mình làm sếp, tự mình kinh doanh.

Khởi nghiệp ở tuổi 20 – Tại sao không!
Cây bút Kang Liang Hoh của Tech In Asia đã cùng trò chuyện với những doanh nhân trẻ đến từ đảo quốc Singapore để hiểu thêm về con đường khởi nghiệp đầy cảm hứng và cũng không ít thử thách của họ khi ở lứa tuổi 20. Câu chuyện về họ và những kinh nghiệm của họ có thể giúp bạn trẻ thêm động lực để vững tâm hơn khi bước chân vào con đường xây dựng sự nghiệp.
Động lực lớn nhất: Cơ hội
Valerie Pang (hiện là sinh viên tại Yale-NUS College) là đồng sáng lập tại diễn đàn MUN và thành lập SDI Academy năm 19 tuổi.
Tan Jun Wei - sinh viên tại trường Republic Polytechnic, đã huy động được 14.000 đô la cho dự án thiết kế một thiết bị y tế. Hiện Wei đang phát triển một mô hình thiết bị cảnh báo giá rẻ.
David Chin, sinh viên tại Singapore Management University (SMU), hiện là đồng sáng lập CIO Academy (ngay trước khi cậu sang tuổi 21).
Ba doanh nhân trẻ này có điểm chung là từng “vô tình” tham gia các hoạt động liên quan đến đào tạo kỹ năng kinh doanh, như các trại huấn luyện khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp, các tổ chức doanh nhân trẻ, các chiến dịch gây quỹ hay các kỳ thực tập kinh doanh. Đây là những cơ hội quý giá giúp các bạn trẻ bồi dưỡng kiến thức, nảy nở ý tưởng kinh doanh và được sống trong môi trường kinh doanh đầy sôi động.
Giá trị cá nhân và niềm tin
Đa số bạn trẻ khởi nghiệp bằng niềm tin thành công chắc chắn và quyết tâm theo đuổi đam mê. Hầu hết đều có một lý tưởng nhất định để theo đuổi.
Ở tuổi 21, Teo Jian Rong đã sáng lập nhiều công ty khác nhau. Học theo gương của Robert Kiyosaki, anh bạn này mở một tiệm in áo thun và một công ty tên Inderr khi còn đang học tại Singapore Polytechnic.
Robin Lim, đồng sáng lập chuỗi thức ăn vặt Made Real đã bắt đầu sự nghiệp năm 19 tuổi, nhưng ở vai trò là một nhà hoạt động xã hội, vận động giới trẻ bỏ định kiến về ngoại hình.
Saravanan Sonia, học sinh trường Trung học NUS tập trung vào công tác xã hội với mong muốn giúp đỡ mọi người xung quanh. Dù không có được nhiều sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, cô vẫn mạnh dạn khởi nghiệp với doanh nghiệp xã hội LAMP và điều hành chi nhánh Singapore của Youth Hack – một tổ chức phổ cập kiến thức kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cho học sinh.
Thử thách lớn nhất: Quản lý thời gian
Hầu hết các doanh nhân trẻ này vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Không mấy ai dám bỏ học, vì xã hội Singapore vẫn rất trọng bằng cấp. Vì vậy, việc cân bằng thời gian học, thời gian làm việc và thời gian dành cho bạn bè, gia đình là rất căng thẳng với các em. Ở tuổi 21, tất cả các bạn trẻ đều có đời sống xã hội sôi động. Nhưng để thành công thì phải chấp nhận đánh đổi.
Jian Rong phải ngủ ít đi từ năm 16 tuổi vì cảm thấy bản thân làm việc tốt hơn vào ban đêm. Valerie đạt được nhiều thứ song phải bỏ qua những hoạt động ngoại khóa ở trường và các cuộc gặp gỡ bạn bè. David thì phải rất chật vật để đạt được điểm số cao ở trường (để duy trì được học bổng) thế nên anh chàng này đành hy sinh thời gian cho gia đình và bè bạn. David nói: “Tôi cần quản lý thời gian thông minh và hiểu rõ những ưu tiên trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời”.
Bỏ ngoài tai những lời phản đối
Khởi nghiệp ở tuổi 19 là lúc bạn phải đối diện với rất nhiều sự nghi ngờ, ngăn cản từ người thân, bạn bè. Hầu hết sẽ cho rằng bạn cần phải tập trung vào việc học và sẽ không thể thành công khi còn quá trẻ… con. Chính bạn cũng có lúc nghi ngờ bản thân mình.
Robin đã gặp rất nhiều thử thách vì không ai xem công việc của cô là nghiêm túc. Là một cô gái trẻ lăn xả trong lĩnh vực hầu như chỉ dành cho nam giới, cô không chỉ đối mặt với định kiến của những người xung quanh mà còn phải chật vật đối diện với rào cản của bản thân. Valerie cũng khẳng định là cô rất khó thuyết phục được người khác tin mình. Xã hội Singapore với văn hóa Á châu đậm nét cũng còn tồn tại định kiến rất lớn về tuổi tác, suy nghĩ như: kiến thức tỷ lệ thuận với số tuổi và kinh nghiệm là trở ngại cho các bạn trẻ trên đường khởi nghiệp.
Tuy vậy, tuổi trẻ cũng là cơ hội tuyệt vời để các bạn sai lầm, học hỏi và đứng dậy làm lại từ đầu. Jian Rong chia sẻ: “Tôi cũng sợ thất bại vì tôi có quá ít kinh nghiệm. Nhưng tôi cũng phần nào tự tin vào tầm nhìn tương lai của mình”.
Sonia thì không có được sự ủng hộ của bố mẹ nhưng sau khi cô tự mình nỗ lực đạt được những thành công đầu tiên, bố mẹ đã thay đổi suy nghĩ.
Người trẻ chỉ có một cách để chứng minh năng lực, đó là lao vào hành động. Và khi thất bại, dù mọi người có nói gì đi nữa thì hãy kiên trì đi con đường mà mình đã chọn.
Chấp nhận thăng trầm
Dĩ nhiên là con đường thành công không khi nào bằng phẳng. Made Real đã suýt bị nhà đầu tư đầu tiên từ chối sau khi phát hiện cả hai đồng sáng lập chỉ mới 21 tuổi, dù mọi thứ trước đó đang rất thuận lợi. Cả Robin và Roselyn quyết định gọi điện để thuyết phục và giải quyết các mối nghi ngại của nhà đầu tư, và vốn đã được cấp.
Vì ôm đồm quá nhiều, Valerie đã có lúc tưởng chừng gục ngã và bỏ cuộc, nhưng nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ hết lòng, cô vẫn bám trụ được và đã giành được một suất đại diện cho NUS tham gia chương trình học tập – giao lưu tại Thung lũng Silicon trong vòng một năm.
Kiên trì và luôn học hỏi
Những điểm yếu như thiếu kinh nghiệm và kiến thức đôi khi khiến các doanh nhân trẻ gặp khó khăn, nhưng họ không nản lòng. Cả Sonia và Jun Wei đều đồng ý rằng, bản thân họ đã trải qua tình thế mà mọi người xem là “thất bại”, nhưng với họ đây là cơ hội để học thêm một bài học quý giá.
Sonia, sau những lời chỉ trích của những người xung quanh đã nhận ra bản thân đam mê và tâm huyết như thế nào với dự án, nên cô bắt tay làm lại. Jun Wei không có kinh nghiệm viết lách, thuyết trình hay quản lý sự kiện. Anh chàng đã cố gắng khắc phục bằng cách xem các chương trình về doanh nhân và khởi nghiệp trên TV, vừa giải trí vừa học nhanh cách giải quyết các vấn đề.
Tìm bạn đồng hành
Một trong những giây phút tồi tệ nhất với những doanh nhân trẻ này không chỉ là chật vật quản lý thời gian mà còn phải đối mặt với mối quan hệ với những đồng sáng lập khác cùng trang lứa. Jian Rong đã có thời gian căng thẳng với bạn đồng hành vì người này chỉ muốn nhanh chóng kiếm lời trong khi mục tiêu của Jian là phát triển công ty lớn mạnh lâu dài.
David cũng mệt mỏi vì CIO Academy gặp khó khăn ngay khi cậu kẹt giữa kỳ thi mà mọi người cần cậu có mặt để giải quyết. Trước những tình thế đau đầu này, sự bốc đồng tuổi trẻ và những suy nghĩ chưa thấu đáo rất dễ dẫn đến thất bại cho tất cả các bên.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes