BREAKING NEWS
Showing posts with label Bệnh Da Ở Trẻ Em. Show all posts
Showing posts with label Bệnh Da Ở Trẻ Em. Show all posts

Saturday, December 26, 2015

Phát Ban Ở Trẻ Em Vào Mùa Hè

Ban nhiệt là tổn thương da phổ biến ở trẻ em vào mùa hè. Thống kê cho thấy, khi thời tiết nóng bức như hiện nay cứ 10 trẻ đã có 2-3 trẻ nổi ban nhiệt.
Bệnh xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường gặp ở những trẻ nhỏ được ủ kỹ, trẻ sơ sinh nằm than, trẻ năng động chạy nhảy nhiều. Đáng lưu ý là người nhà thường tự điều trị theo kinh nghiệm như đắp lá cây giã, đắp đậu xanh nhai nát, bôi nhớt gà, kiêng nước, cữ tắm… làm bệnh lâu lành, thậm chí có biến chứng nguy hiểm.
Trị ban nhiệt bằng đắp lá cây
Bé trai Võ Tuấn B.M., 6 tháng tuổi, nhà ở Tiền Giang, nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 vì sốt cao, da nhiều mụn mủ. Bé bị nổi ban nhiệt ở da đã 3 tuần, những nốt nhỏ đỏ ngứa nhiều, xuất hiện rải rác trên da cổ và ngực. Người nhà đã đưa đi khám bệnh nhưng không yên tâm nên mẹ bé đã hái lá cây giã nát đắp thêm lên những vùng da này cho mau hết. Bằng cách này các nốt đỏ da không giảm mà nổi nhiều hơn, dai dẳng không hết, trở thành rất nhiều cục cứng, đỏ đau, đỉnh có mủ vàng nhạt lan rộng khắp đầu cổ, ngực, lưng và cả hai cánh tay. Đến khi da toàn thân bị ửng đỏ lên, bé sốt cao, mệt nhiều người nhà mới đưa đi bệnh viện. Khám bệnh và làm xét nghiệm cho kết quả cháu bị ban nhiệt biến chứng nhiễm trùng nặng. Phải điều trị kháng sinh tiêm, phối hợp với rạch thoát mủ và chăm sóc da tích cực bé mới hạ sốt, da hết nhiễm trùng và lành lặn lại.

Hình ảnh ban nhiệt trên da trẻ
Ban nhiệt xuất hiện khi trẻ đổ mồ hôi nhiều
Ban nhiệt là tình trạng da bị phát ban do viêm tấy, nổi những hạt nhỏ li ti hoặc mảng màu hồng, xảy ra khi trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân do các lỗ chân lông bị bít kín, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn do tế bào chết của da hoặc vi trùng. Ban nhiệt xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ vai, lưng, ngực, vùng tã lót, các nếp gấp của cơ thể gây ngứa nhiều từng cơn. Bệnh xuất hiện trong vài ngày và hết nhanh khi nhiệt độ môi trường cải thiện, lúc trẻ ngừng đổ mồ hôi. Nếu không được điều trị thích hợp tổn thương ở da sẽ lâu lành, lan rộng gây kiệt sức hoặc bị nhiễm trùng trở thành mụn mủ, gây biến chứng nặng toàn thân. Tùy mức độ tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi nông hay sâu có 3 dạng ban nhiệt:
Ban hạt kê còn gọi là ban bạch, thường gặp ở trẻ sơ sinh, gồm những bóng nước trắng li ti xuất hiện từng đám, không viêm cũng không đỏ xung quanh. Ban hạt kê ít gây ngứa và thường biến mất trong vài giờ đến vài ngày.
Ban kê đỏ còn gọi là rôm sảy là dạng thường gặp nhất ở trẻ em. Đây là loại ban ngứa xuất hiện phổ biến vào thời tiết nóng bức, khi các ống tuyến mồ hôi bị tắc ở mức độ sâu hơn lớp thượng bì. Da đỏ lên, xuất hiện rất nhiều bóng nước rời rạc hoặc thành từng chùm dạng đốm lấm tấm đỏ trên da, gây cảm giác như bị kim châm chích hoặc rát ngứa dữ dội từng cơn. Trẻ bệnh thường gãi nhiều, khó chịu và hay quấy khóc.
Ban kê sâu hay ban kê mủ là dạng ít gặp. Xảy ra khi trẻ bị nhiều đợt rôm sảy tái đi tái lại. Nguyên nhân do sự tắc nghẽn phần sâu hơn của tuyến mồ hôi, da bị viêm sâu hơn, có tình trạng sưng viêm và nhiễm trùng thứ phát. Ban lúc này là những mụn cứng, màu sậm hơn. Dạng này cũng ít ngứa hơn rôm sảy nhưng nguy hiểm vì dễ dẫn đến kiệt sức do nhiệt.
Biến chứng nhiễm trùng do chăm sóc không đúng
Biến chứng thường gặp ở trẻ bị ban nhiệt là nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi ngứa nhiều trong điều kiện vệ sinh kém hoặc do những biện pháp điều trị không đúng như đắp lá cây giã, đắp đậu xanh nhai nát, bôi nhớt gà, kiêng nước, cữ tắm. Qua nang lông hay chỗ xây xát ngoài da khi trẻ ngứa gãi, các vi trùng thường trú, tạm trú trên da hay vi trùng cơ hội sẽ vào sinh sản ở đó, phát huy độc tính gây nhiễm trùng tạo thành ổ mủ. Da bị nhiễm trùng sưng nóng đỏ lên, thành cục cứng gây đau nhức do sự hiện diện của mủ ở sâu bên dưới, tạo abces, viêm mạch bạch huyết, viêm hạch.  Diễn tiến nặng khi vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng hoặc đến gây tổn thương các cơ quan khác như màng não, tim, tủy xương, phổi.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Cách chăm sóc đúng tại nhà bằng cách giữ cho da trẻ mát, sạch và khô để giảm ngứa và giảm các kích thích ở da:
– Tránh đổ mồ hôi nhiều: cho trẻ ở nơi thông thoáng, mát mẻ. Ngủ dưới quạt nhẹ. Nếu được cho trẻ ở phòng máy lạnh vào thời gian nóng trong ngày. Hạn chế trẻ chạy nhảy quá nhiều ngoài trời nắng nóng.
– Vệ sinh da hàng ngày: tắm rửa cho trẻ chú ý các vùng da cọ xát, các nếp kẽ. Chọn loại xà phòng kháng khuẩn để làm giảm lượng vi trùng lưu trú trên da.
– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, bằng chất liệu mỏng và thấm mồ hôi. Thay tã giấy (bỉm) thường xuyên. Cắt ngắn móng tay trẻ để tránh gãi ngứa.
– Cho trẻ uống nhiều nước. Ăn đầy đủ các chất như: rau quả, vitamin và chất khoáng. Tránh thức ăn cay, mặn, thức uống nóng.
– Nếu vùng da bị ban nhiệt có trầy loét, chảy nước, cần thoa thuốc tại chỗ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không bôi phấn rôm lên vùng da bị tổn thương.
Đưa trẻ đi khám bệnh khi:
– Nghi ngờ bị bội nhiễm: trẻ gãi ngứa nhiều hơn, vùng da phát ban lan rộng, có dấu sưng đỏ, đau, có mủ hoặc đóng mày.
– Trẻ bị sốt, mệt nhiều hơn, hoặc ban nhiệt không giảm sau 3 ngày.
Giữ cho da trẻ mát, sạch và khô
Để bảo vệ làn da của trẻ nhỏ mùa nắng nóng các bậc phụ huynh nên lưu ý làm dịu, mát da trẻ bằng cách cho trẻ chơi, ngủ ở nơi mát mẻ. Mặc quần áo rộng rãi, bằng vải thấm mồ hôi. Tránh ủ kỹ. Khi trẻ nổi ban nhiệt phải chăm sóc đúng và theo dõi cẩn thận, không tự ý điều trị theo kinh nghiệm.
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/phat-ban-o-tre-em-vao-mua-he-14363-vn

Trẻ Sơ Sinh Bị Kê – Nguyên Nhân và Cách Chữa

Con mới sinh, mụn kê thường xuất hiện trên vùng trán, mũi và hai má của trẻ, những mụn này sẽ lan rộng theo thời gian gây ngứa ngáy và làm cho da bé trở nên sần sùi.Vậy Cách chữa kê cho trẻ sơ sinh như thế nào?
1. Tại sao da con nổi mụn kê?
Mụn kê là sự ứ đọng của chất bã, hormone nhận từ mẹ…không đau, không ngứa đối với trẻ – hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
2. Mụn kê có nguy hiểm không?
Bình thường thì mụn kê không nguy hiểm. Đa số trẻ sơ sinh nào cũng xuất hiện mụn kê và khoảng vài tuần sau sẽ tự hết. Cũng có trường hợp kéo dài tới vài tháng.
3. Biến chứng nguy hiểm của mụn kê:
Biến chứng nguy hiểm của mụn kê xuất hiện là do cha mẹ áp dụng cách chữa kê cho trẻ sơ sinh sai cách. Dẫn tới vùng da xuất hiện mụn kê bị kích ứng và gây khó chịu cho trẻ… hoặc viêm nhiễm sẽ để lại di chứng trên da trẻ suốt đời.
cach chua ke cho tre so sinh
4. Cách chữa kê cho trẻ sơ sinh
Dân gian có một số cách chữa kê cho trẻ sơ sinh hiệu nghiệm ubaby xin chia sẻ với các mẹ tham khảo như sau:
*Lá giềng:
Bạn hãy lấy một nắm lá giềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun lấy nước cho bé tắm. Lá giềng rất lành và có tác dụng nhanh chóng trong việc chữa mụn kê ở trẻ nhỏ.
*Lá khế:
Lấy lá khế, rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé. Bé sẽ hết mụn kê sau vài lần tắm.
*Tắm bằng …nước đun sôi:
Nghe có vẻ bình thường quá phải không các mẹ. Tuy nhiên đây cũng được list trong danh sách các cách chữa kê cho trẻ sơ sinh hiệu nghiệm. Chỉ cần nước đun sôi cộng thêm sữa tắm dưỡng ẩm cho con. Khi tắm nhẹ nhàng với vùng da có nốt mụn kê để không làm vùng da này thêm sần sùi.
Chú ý:
– Các loại lá trong cách chữa kê cho trẻ sơ sinh ubaby vừa chia sẻ khi dung đun nước tắm cho con phải được xúc rửa kĩ lưỡng để đảm bảo không mang vi trùng, thuốc trừ sâu tiếp xúc da con.
– Lau khô con bằng khan lông mềm.
– Trong thời gian bé bị mọc mụn trứng cá không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên mụn; cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn, như thế rất mất vệ sinh và càng làm cho tình trạng trở nên xấu hơn
– Nếu thấy biểu hiện con khó chịu hay hơn 3 tháng con không hết kê thì ngay lập tức đưa con tới gặp bác sĩ.
Hãy là người mẹ thông minh, giữ bình tĩnh và sáng suốt để tìm cách chữa kê cho trẻ sơ sinh đúng đắn. Với những chia sẻ trên, ubaby mong con phát triển khỏe mạnh.
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/tre-so-sinh-bi-ke-nguyen-nhan-va-cach-chua-66125-vn

Bệnh Chốc Lở Ở Trẻ Em – Cách Điều Trị

Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng ở da khá phổ biến, thường do liên cầu hay tụ cầu gây nên hoặc phối hợp cả 2 vi khuẩn gây nên được gọi là chốc pha.
Bệnh thường gặp với tần suất cao ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi và gặp ở miền thôn quê nhiều hơn thành thị, lứa tuổi trẻ lớn hơn và ở người già cũng gặp nhưng ít hơn. Yếu tố dễ mắc bệnh là do môi trường vệ sinh kém hay sức đề kháng cơ thể giảm, hay do trầy xước da không được chăm sóc cẩn thận.

Triệu chứng lâm sàng:
1. Thương tổn cơ bản:
– Khởi đầu thường 1 hay vài mụn nước nhỏ, mềm, chứa dịch trong, thành rất mỏng có viền đỏ xung quanh. Mụn nước này thường hóa mủ rất nhanh trong vòng vài giờ đồng hồ và mụn mủ vở nhanh đóng vảy tiết vàng nâu. Do tính chất hóa mủ và vở nhanh nên bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn đóng vảy tiết này.
– Nếu là thương tổn ở đầu thì dịch và mủ làm cho tóc bếch lại thành búi, mảng vảy ghồ ghề, nếu cậy vảy lên chúng ta sẽ thấy vết trợt nông và có màu đỏ hay sợi tơ huyết.
2. Triệu chứng cơ năng: Thường có ngứa kèm theo hay dấm dứt, đau rát khó chịu.
3. Triệu chứng toàn thân:
Thường không sốt, trường hợp thương tổn lan rộng khắp người, thương tổn sâu gây sưng hạch thì bệnh nhân có sốt kèm theo.
Hình thái lâm sàng: Có nhiều thể lâm sàng khác nhau:
1. Chốc thể bọng nước lớn:
Bọng nước lớn chậm, đường kính 1-2cm mềm và nhão, hóa mủ và vỡ nhanh để lại vết chợt nông, thường không có vảy tiết vàng nâu mà tạo thành vòng vảy da mỏng quanh rìa của vết chợt. Thể này hay bị rải rác ở mặt, bàn tay, bàn chân, đùi, cẳng chân; số lượng ít, rất đau, nhưng không ảnh hưởng đến toàn thân.
2. Chốc hạt kê:
Mụn nước, mụn mủ nhỏ như hạt kê đường kính 1-2mm, có thể khu trú nhưng cũng có khi lan toàn thân, hay mụn mủ tập trung thành đám dễ nhầm với chàm bội nhiễm.
3. Chốc hóa:
Là chốc thứ phát trên một bệnh da có sẵn như chàm, ghẻ, sẩn ngứa, tổ đỉa… bị bội nhiễm gây nên mụn mủ, bọng mủ, vảy tiết.
4. Chốc ở trẻ sơ sinh:
Thường là bọng nước lớn vỡ nhanh để lại vết chợt nông, bong vảy mỏng, có khi vảy da cuộn lại từng lớp như bánh tráng cuốn.
5. Chốc loét:
Hay gặp ở người già và trẻ em, dễ gây tử vong ở trẻ < 2 tuổi: Thương tổn khởi đầu là phỏng nước hoặc mụn mủ nhưng đóng vảy tiết lớn màu nâu đen, bề mặt ghồ ghề và dày tựa vỏ sò, vảy tự bong hay cậy vày lên sẽ lộ ra 1 vết loét to, tròn, đường kính 1-2cm, bờ thẳng đứng, đáy đỏ, xung quanh phù nề nhẹ, ấn vào mềm. Thương tổn thường khu trú ở chi dưới. Khi khỏi để lại sẹo lõm giữa trắng xung quanh thâm đen.
Ở hài nhi nhiều vết loét sâu, lan rộng và liên kết lại thành những mảng lớn hình nhiều vòng cung, bờ nham nhở như khăn ren, đôi khi thương tổn xuất huyết hoặc tím đen, tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong cao. Đa số bệnh nhân chết trong tình trạng nhiễm độc nặng, suy tim cấp, viêm thận cấp.

Dịch tễ:
– Bệnh chốc loét thường hay xuất hiện ở những cá thể biểu hiện giảm sức đề kháng như người già, trẻ nhỏ, người suy nhược cơ thể nặng, suy dinh dưỡng, mắc bệnh đái tháo đường, nghiện rượu.
– Bệnh có thể nguyên phát hoặc sau sang chấn hoặc biến chứng của một bệnh da có sẵn như chàm.

Nguyên nhân:
1. Chốc do liên cầu:
Bọng nước nhỏ, hóa mủ chậm, dễ lây lan, dai dẳng và hay tái phát dễ gây biến chứng viêm cầu thận cấp.
2. Chốc do tụ cầu:
Mụn nước và mủ to, sâu, hóa mủ nhanh dễ lan rộng toàn thân, dễ biến chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhiễm khuẩn huyết, dễ gây tử vong.
3. Chốc pha : Phối hợp cả tụ cầu và liên cầu.
Điều trị:
1. Những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà.
2. Những trường hợp nặng nhất thiết phải nhập viện để điều trị theo kháng sinh đồ là tốt nhất.
Phòng bệnh:
1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh làm trầy xướt da, nếu mắc các bệnh về da thì cần điều trị ngay không để da hở là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn xâm nhập. đối với các cháu nhỏ phải có chế độ tắm nắng, không nên giữ các cháu nhiều ngày ở nơi thiếu ánh sáng và ẩm thấp.
2. Dinh dưỡng đủ chất và hợp vệ sinh, tránh suy dinh dưỡng. Đối với các trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng nên khám và điều trị tích cực.
3. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn ở da cần đưa trẻ đi khám sớm và điều trị kịp thời, triệt để và phòng tái phát.
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-choc-lo-o-tre-em-cach-dieu-tri-56218-vn

Trẻ Bị Mẩn Ngứa Nổi Đỏ – Cách Chữa Trị

Khi thời tiết thay đổi do ảnh hưởng của không khí một số thay đổi dễ dẫn đến tình trạng nổi những mẩn đỏ nhỏ khắp người trẻ sơ sinh gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Tuy không bị sốt nhưng những nốt mẩn đỏ đó sẽ làm trẻ khó chịu trong các hoạt động hằng ngày. Vậy bệnh mẩn ngứa nổi đỏ khắp người ở trẻ sơ sinh không bị sốt chữa trị thế nào cho trẻ ăn gì để mau phục hồi, cách chăm sóc trẻ như thế nào sẽ được chia sẻ thật chi tiết cho các bạn dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo.
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên trong đó phải kể đến thời tiết. Biểu hiện ban đầu của hiện tượng này là hai má bị ngứa, khi đó trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi.
Nổi mẩn ngứa chủ yếu ở trẻ sơ sinh
Người ta đã nhận thấy rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da.
Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (khoảng 2 tuổi trở lên). Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.
Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn ngủ được ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực.
Trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người phải làm thế nào phần 1
Làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa
Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau:
  • Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ
  • Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.
  • Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
Những món ăn cải thiện tình trạng mẩn ngứa cho trẻ
  • Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước
  • Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống
  • Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn
  • Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn
  • Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh
  • Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn
  • Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo
  • Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên
  • Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.
Thói quen cần tránh cho trẻ bị mẩn ngứa
  • Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
  • Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da
  • Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len;
  • Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống.
Cách chăm sóc bé khi bị mẩn ngứa
Trẻ em ở tháng thứ 3 trở đi thường xuất hiện mụn nhọt mẩn ngứa, di ứng hay tấy đỏ da. Bên cạnh việc chữa bệnh cho bé bạn cần chú ý chế độ chăm sóc cho bé trong thời kỳ trị bệnh.
Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây ngứa
Trước tiên bạn phải cách lỳ bé khỏi các tác nhân gây dị ứng như thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm. Không nên cho bé ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa có thể trẻ sẽ bị dị ứng phấn hoa.
Hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ như chó mèo. Có thể một số ký sinh trùng, hay bệnh tật từ mèo sẽ lây sang trẻ nhỏ.
Tắm cho bé
Nên tắm cho bé hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.
Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33oC.
Tắm rửa vệ sinh hằng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị ngứa, dị ứng. Điều này giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.
Hằng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.
Khi bé đã khỏi bệnh dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/ lần, trên cơ thể bé và mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn.
Quần áo làm từ vải coton, vải lụa cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len. Vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.
Trẻ bị mẩn ngứa chữa trị thế nào?
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, trong đó có thời tiết. Gần đây, người ta nhận thấy những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da… là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Thường thì những trẻ 1-2 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện mẩn ngứa. Một số trẻ sẽ tự “thải loại” căn bệnh này khi dần lớn lên, khoảng 2 tuổi trở lên. Thường thì bộ phận “giở chứng” đầu tiên là hai má: Trẻ bị ngứa ở vùng da này, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực. Sau một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng, và đóng vảy. Suốt quá trình này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn không ngủ được, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể lực.
Theo Đông y, mẩn ngứa là tình trạng xảy ra do hiện tượng bị nóng từ bên trong cơ thể; cũng có thể do ngoại cảnh tác động như hít phải gió độc, ẩm, từ đó bệnh tật xâm nhập vào cơ da mà thành (trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu). Ở một số trẻ, bệnh diễn biến trở thành mãn tính thường do không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nóng ẩm lưu đậu trong cơ thể, dẫn tới huyết hư thương tổn âm, hóa khô sinh phong, gió khô nóng ẩm uất kết, da mất nuôi dưỡng. Sự phát sinh của mẩn ướt có liên quan đến ăn uống, cho nên bệnh kéo dài, cần điều dưỡng dài ngày. Vì thế, phương pháp chữa trị mẩn ngứa bằng ăn uống là rất quan trọng.
Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
Những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, và những người mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn này cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hòa, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
Nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/tre-bi-man-ngua-noi-do-cach-chua-tri-29371-vn
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes