BREAKING NEWS

Friday, November 6, 2015

Chuẩn chỉ số cân nặng của trẻ

“Con tôi cân nặng bao nhiêu là đủ?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của các bậc cha mẹ. Câu hỏi có vẻ đơn giản, nhưng không dễ trả lời.

Trong số các bé có cùng chiều cao và độ tuổi, một số bé bụ bẫm hơn hoặc phát triển hơn những bé khác. Đó là bởi không phải tất cả bé có cùng một tạng người hoặc phát triển cùng một lúc.

Cân nặng của trẻ là câu hỏi phổ biến của các bậc cha mẹ.

Tăng trưởng và Tuổi dậy thì

Không phải ai cũng tăng trưởng và phát triển cùng một lịch trình. Ở tuổi dậy thì, cơ thể có sự thay đổi hoạt động nội tiết khởi nguồn cho những thay đổi về thể chất như phát triển ngực ở bé gái, cương tinh hoàn ở bé trai, tăng vọt về chiều cao và cân nặng ở cả bé trai và bé gái. Những thay đổi này tiếp tục trong nhiều năm cho đến khi trưởng thành. Trung bình trẻ sẽ cao thêm 25-30 cm trong suốt tuổi dậy thì trước khi đạt chiều cao của người trưởng thành.

Hầu hết trẻ tăng cân nhanh hơn trong thời kỳ này khi lượng cơ bắp, mỡ và xương trong cơ thể chúng thay đổi. Quá trình tăng cân mới này có thể hoàn toàn tốt đẹp – miễn là chất béo, cơ bắp và xương trong cơ thể đạt đúng tỷ lệ.

Mỗi trẻ sẽ có khởi đầu tuổi dậy thì khác nhau, sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất khoảng 14 tuổi, đó là lý do hai trẻ có cùng giới tính, chiều cao, và độ tuổi nhưng cân nặng khác nhau là điều bình thường.
Để thích ứng khi đột nhiên cơ thể nặng hơn hay cao hơn quá nhanh có thể khá xa lạ với trẻ. Vì vậy, hoàn toàn dễ hiểu nếu một đứa trẻ cảm thấy tự ý thức về cân nặng trong thời niên thiếu – thực tế rất nhiều trẻ như vậy.

Tính toán chất béo sử dụng chỉ số BMI

Các chuyên gia đã nghiên cứu một cách giúp tính toán để biết liệu ai đó có đang ở trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh so với chiều cao của mình hay không. Nó được gọi là chỉ số khối cơ thể, hoặc chỉ số BMI. BMI là một công thức sử dụng để ước tính chất béo cơ thể của một người là bao nhiêu dựa vào cân nặng và chiều cao của người đó.

Công thức BMI sử dụng số đo chiều cao và cân nặng để tính toán. Mặc dù công thức cho người lớn và trẻ em như nhau, tuy nhiên đánh giá kết quả BMI đối với trẻ em phức tạp hơn một chút.

Đối với trẻ em, BMI được vẽ trên một biểu đồ tăng trưởng có sử dụng đường bách phân vị để cho biết liệu một đứa trẻ là nhẹ cân, cân nặng khỏe mạnh, thừa cân, hay béo phì. Các biểu đồ chỉ số BMI khác nhau được sử dụng cho bé trai và bé gái dưới 20 tuổi, vì lượng mỡ cơ thể giữa bé trai và bé gái khác nhau và chất béo trong cơ thể thay đổi khi trẻ lớn lên.

Bạn có thể xem biểu đồ chỉ số BMI trẻ em để biết kết quả tình trạng dinh dưỡng và nhận lời khuyên của chuyên gia tại đây:http://www.nutifood.com.vn/vi/nhat-ky-suc-khoe/bmi-tre-em.html

Trước khi tính toán chỉ số BMI của con bạn, bố mẹ sẽ cần một hệ thống đo chiều cao và cân nặng chính xác. Cân gia đình hay thước cuộn không phải luôn luôn chính xác. Vì vậy, cách tốt nhất để có được số đo chính xác là cho trẻ cân và đo tại phòng khám của bác sĩ hoặc tại trường học.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để đo chiều cao chính xác hơn

Chỉ số BMI cho ta biết điều gì?

Bạn có thể tính toán chỉ số BMI của riêng mình, nhưng hãy cân nhắc hỏi bác sĩ để giúp tìm ra ý nghĩa của nó. Các bác sĩ làm nhiều thứ hơn là chỉ sử dụng BMI để đánh giá cân nặng của trẻ. Họ cũng cân nhắc khi nào trẻ ở tuổi dậy thì và sử dụng kết quả BMI từ các năm qua để theo dõi liệu trẻ có thể có nguy cơ bị béo phì hay không. Nhận ra nguy cơ này sớm có thể rất hữu ích vì những thay đổi có thể được tạo ra trước khi vấn đề cân nặng xảy ra.

Các vấn đề liên quan đến sức khỏe trước đây chỉ thấy ở người lớn giờ cũng xuất hiện ở trẻ em. Hiện nay, các bệnh tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, huyết áp cao xuất hiện nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân và béo phì. Những trẻ này cũng có nhiều khả năng bị thừa cân khi trưởng thành. Và người lớn thừa cân có thể mắc các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch.

Mặc dù chỉ số BMI có thể là chỉ số tốt về chất béo của cơ thể, nhưng nó không phản ánh toàn bộ sự thật. Một người có thân hình vạm vỡ, rất nhiều cơ bắp thay vì chất béo dư thừa (giống như vận động viên thể hình hay điền kinh) có thể có chỉ số BMI cao nhưng không bị béo phì. Tương tự như vậy, một người có thân hình nhỏ, có chỉ số BMI bình thường nhưng vẫn có thể có quá nhiều chất béo trong cơ thể. Đây là những lý do bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về những lo lắng về tình trạng dinh dưỡng của con mình ngoài chỉ số BMI.

Khi trẻ thừa cân hoặc thiếu cân

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn quá nặng hoặc quá nhẹ, thì bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định xem con bạn thực sự có vấn đề về cân nặng hay không. Bác sĩ đo chiều cao và cân nặng của trẻ và theo dõi quá trình phát triển của trẻ để biết được liệu tăng trưởng có đang diễn ra bình thường hay không.

Đưa trẻ đến bác sĩ nếu bạn cảm thấy trẻ bị thừa cân hoặc thiếu cân

Ngoài việc quan tâm đến chiều cao, cân nặng, hay chỉ số BMI của con bạn, bác sĩ có thể hỏi những câu hỏi về sức khỏe của trẻ, mức độ hoạt động thể chất, và thói quen ăn uống, cũng như tiền sử mắc bệnh trong gia đình bạn. Bác sĩ sẽ xâu chuỗi tất cả các thông tin này với nhau để xác định xem đó là vấn đề cân nặng hay tăng trưởng.

Nếu bác sĩ nghĩ cân nặng của con bạn ở mức không khỏe mạnh, có thể bạn sẽ nhận được lời khuyên về chế độ ăn uống và tập thể dục cụ thể. Điều quan trọng là phải làm theo kế hoạch của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng thiết kế cho con bạn. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, hạn chế đáng kể lượng calo hoặc theo chế độ ăn thịnh hành hoặc chế độ ăn uống chết đói có thể làm mất các dưỡng chất mà cơ thể đang tăng trưởng của chúng cần và thực sự có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển sinh lý.

Nếu con của bạn đang lo lắng về việc quá gầy? Hầu hết trẻ nhẹ cân hơn những trẻ cùng tuổi là ổn. Chúng có thể đi qua tuổi dậy thì với một lịch trình khác so với bạn bè đồng trang lứa, và cơ thể chúng có thể phát triển và thay đổi với tốc độ khác. Hầu hết các thanh thiếu niên thiếu cân sẽ bắt kịp cân nặng khi chúng kết thúc tuổi dậy thì trong những năm cuối của tuổi dậy thì, và hiếm khi chúng cần phải cố tăng cân.

Trong một vài trường hợp, trẻ em và thanh thiếu niên có thể thiếu cân vì vấn đề sức khỏe cần phải điều trị. Nếu con bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhiều, hoặc có các triệu chứng như ho, đau bụng, tiêu chảy, hoặc các vấn đề khác kéo dài hơn một hoặc hai tuần, hãy nói chuyện với bác sĩ. Một số trẻ em và thanh thiếu niên bị thiếu cân vì rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ, cần chăm sóc y tế.

Vai trò của gen

Yếu tố di truyền đóng một vai trò đối với hình dáng cơ thể và cân nặng của một người. Con người từ các chủng tộc, dân tộc, quốc tịch khác nhau có xu hướng có phân bố mỡ trên cơ thể (có nghĩa là họ tích lũy mỡ ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể) hoặc thành phần cơ thể (lượng xương và cơ bắp so với mỡ) khác nhau. Nhưng gen không phải là số phận – trẻ có thể đạt và giữ cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống đúng cách và tích cực.

Gen không phải là điều duy nhất mà các thành viên trong gia đình có thể chia sẻ. Sự thật là thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể được truyền lại. Thói quen ăn uống và tập thể dục của mọi người trong cùng một gia đình có thể có tác động lớn hơn so với gen đối với nguy cơ thừa cân của ai đó. Nếu cha mẹ ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng hoặc đồ ăn nhẹ hoặc không tập thể dục nhiều, con họ có xu hướng làm điều tương tự.

Tin tốt là những thói quen này có thể thay đổi nếu thật sự bạn quan tâm đến sức khỏe. Đơn giản có thể là những thay đổi nhỏ, như cắt giảm các loại đồ uống có đường và đi bộ sau bữa ăn tối, bạn cũng có thể liệt kê thêm để tạo ra sự khác biệt thực sự.

Hãy nhớ rằng, một con số cụ thể trên bàn cân không quan trọng. Hãy đảm bảo rằng con bạn luôn tăng cân khỏe mạnh – bên trong lẫn bên ngoài.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

9 chất dinh dưỡng giúp bé tăng cân khỏe mạnh

Để trẻ có thể phát triển 1 cách ổn định và tăng cân khỏe mạnh, phụ huynh cần lưu ý cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Dưới đây là 9 chất dinh dưỡng mà mọi trẻ em nên được tiếp nhận vào một bữa ăn hàng ngày:

1. Protein

Protein giúp cơ thể trẻ xây dựng các tế bào, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, chống nhiễm trùng, và vận chuyển oxy. Các loại thực phẩm chứa protein bao gồm:
• Thịt
• Cá
• Trứng
• Các loại hạt
• Đậu
• Các sản phẩm từ sữa

1 số loại thực phẩm chứa protein

2. Carbohydrates

Carbohydrates là nguồn năng lượng quan trọng nhất của cơ thể. Chúng giúp cơ thể trẻ sử dụng chất béo và protein để xây dựng và sửa chữa các mô. Carbohydrates có ở trong các dạng thức khác nhau (như đường, tinh bột và chất xơ), nhưng trẻ con nên ăn nhiều tinh bột, chất xơ và ít đường. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate bao gồm:

• Ngũ cốc
• Gạo
• Bánh quy
• Mì ống
• Khoai tây…
1 số loại thực phẩm chứa Carbohydrates

3. Chất béo

Chất béo là một nguồn năng lượng lớn cho trẻ và có thể dễ dàng lưu trữ trong cơ thể của bé. Là thành phần cấu tạo chính của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh ở trẻ. Chúng cũng rất quan trọng trong việc giúp cơ thể sử dụng đúng một số chất dinh dưỡng cần thiết khác. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao bao gồm:

• Dầu ăn
• Mỡ
• Bơ
• Các loại hạt
• Các sản phẩm được làm từ sữa…

1 số loại thực phẩm chứa chất béo

4. Canxi

Canxi cần thiết trong việc giúp xây dựng xương và răng của trẻ chắc khỏe. Nó cũng quan trọng đối với sự đông máu và thần kinh, cơ bắp, và chức năng tim. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao bao gồm:

• Sữa
• Phó mát
• Sữa chua
• Kem
• Lòng đỏ trứng
• Bông cải xanh
• Rau bina
• Đậu hũ…

Canxi giúp cho xương và răng của trẻ chắc khỏe

5. Sắt

Sắt cần thiết cho trẻ để tạo hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào khắp cơ thể. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất sắt cao bao gồm:

• Thịt đỏ
• Gan
. Huyết
• Thịt gia cầm
• Ngũ cốc nguyên hạt
• Đậu
• Các loại hạt
• Ngũ cốc tăng cường sắt…
Những thực phẩm giàu sắt

6. Folate

Folate, cần thiết cho phụ nữ sắp làm mẹ, và cũng quan trọng đối với trẻ. Một trong những loại vitamin B, folate cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của các tế bào của trẻ. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu máu. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng folate cao bao gồm:

• Ngũ cốc nguyên hạt
• Đậu lăng
• Măng tây
• Rau bina
• Đậu đen hoặc đậu đỏ
• Bắp cải Brucxen…


7. Chất xơ

Chất xơ giúp tăng cường quá trình tiêu hóa đều đặn ở trẻ. Nó cũng đóng vai trò trong việc làm giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư sau này. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao bao gồm:

• Ngũ cốc nguyên hạt
• Đậu
• Đậu lăng
• Đậu đỏ
• Các loại hạt…

Thức ăn giàu chất xơ

8. Vitamin A

Vitamin A phục vụ cho nhiều mục đích đối với trẻ em và người lớn. Nó giúp tăng trưởng, hỗ trợ mắt điều chỉnh trong điều kiện ánh sáng mờ và rõ, giữ cho da khỏe mạnh, và chống nhiễm trùng. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao bao gồm:

• Cà rốt
Cà chua
• Khoai lang
• Bí đỏ
• Mơ
• Rau bina
• Bông cải xanh
• Bắp cải
• Dầu cá
• Lòng đỏ trứng…
Thực phẩm có chứa vitamin A

9. Vitamin C

Vitamin C có nhiều tác dụng hơn là chỉ chống lại cảm lạnh thông thường. Nó cũng gắn kết các tế bào của cơ thể lại với nhau, tăng cường các vách của các mạch máu, giúp cơ thể chữa lành vết thương, và nó cũng quan trọng để xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao bao gồm:

• Trái cây có múi (như cam)
• Dâu tây
• Cà chua
• Khoai tây
• Dưa
• Bắp cải
• Bông cải xanh
• Súp lơ
• Rau bina
• Đu đủ
• Xoài…

Thực phẩm chứa Vitamin C

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Bảng chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ

Khi trẻ lớn và cơ thể chúng thay đổi, điều đó luôn luôn không dễ dàng cho các bậc cha mẹ để nói liệu con họ có nằm trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh hay không. Chỉ số khối cơ thể, hay BMI, là cách để đánh giá liệu cân nặng của một người có ở trong phạm vi khỏe mạnh hay không. BMI của con bạn có thể giúp bạn xác định xem bé có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng của mình hay không.

Chỉ số BMI giúp xác định tình trạng sức khỏe của liên quan đến cân nặng

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bênh (CDC) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đề nghị sàng lọc BMI cho tất cả trẻ em 2 tuổi trở lên. Dưới đây là những điều bố mẹ cần phải biết về việc kiểm tra BMI của con mình và làm gì với các thông tin đó.

Chỉ số BMI cho trẻ em là gì?

Chỉ số BMI ước tính lượng chất béo trong cơ thể. Tính chỉ số BMI của trẻ em bắt đầu giống như cách tính chỉ số BMI của người lớn. Nó dựa vào chiều cao và cân nặng. Nhưng đối với trẻ em, việc đánh giá BMI không đơn giản như người lớn. Tại sao? Vì trẻ đang phát triển, BMI sẽ thay đổi theo độ tuổi và giới khi chúng lớn lên. Do đó chỉ số BMI của trẻ được đánh giá tùy vào độ tuổi và giới tính của chúng.

Đó là lý do tại sao khi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nói về chỉ số BMI của một trẻ, bạn sẽ không thường nghe một con số BMI rõ ràng, giống như dưới 25 là không béo phì ở người lớn.

Ở trẻ em thì khác, bạn phải so sánh chỉ số BMI với một biểu đồ BMI theoo tuổi và giới. Bạn có thể xem biểu đồ chỉ số BMI trẻ em để biết kết quả tình trạng dinh dưỡng và nhận lời khuyên của các chuyên gia Nutifood tại:http://www.nutifood.com.vn/vi/nhat-ky-suc-khoe/bmi-tre-em.html

Nói với các bác sỹ nhi khoa của bạn về chỉ số BMI của trẻ

Để biết rằng liệu con bạn có chỉ số BMI trong giới hạn cho phép hay không, bạn theo dõi biểu đồ trên hoặc nhờ bác sĩ nhi khoa nói với bạn.

Cha mẹ nên hỏi trực tiếp từ bác sĩ về chỉ số BMI của trẻ

Một số khu vực trường học đã bắt đầu đo chỉ số BMI của tất cả trẻ trong trường.  Sau đó, các trường sẽ gửi về nhà một thẻ báo cáo BMI để cảnh báo các bậc cha mẹ bất kỳ vấn đề cân nặng nào. Mặc dù một số phụ huynh không thích ý tưởng của trường khi gửi phiếu báo cáo với chỉ số BMI của con mình, các chuyên gia nói rằng điểm này không gây rắc rối cho bất cứ ai. Đó là để cho cha mẹ biết về những vấn đề sức khỏe và những hậu quả nghiêm trọng nếu trẻ không có cân nặng “nên có” phù hợp độ tuổi và giới tính

Các nghiên cứu ở Anh cho thấy thẻ báo cáo BMI của trẻ em có thể lên tiếng. Một nghiên cứu cho thấy rằng sau khi nhận được báo cáo của BMI, khoảng 50% các bậc cha mẹ có con thừa cân đã thực hiện một số thay đổi lành mạnh đối với lối sống của họ.

Chỉ số BMI chính xác thế nào cho trẻ em?

Các chuyên gia thường xem chỉ số BMI cho trẻ em là một cách đo chất béo trong cơ thể hiệu quả, ít nhất là ở trong số trẻ em thừa cân béo phì. Nhưng có một số trường hợp chỉ số BMI có thể gây hiểu nhầm. Đặc biệt, những trẻ lực lưỡng có thể rơi vào loại thừa cân khi chúng thực sự có cơ bắp.

Chỉ số BMI của con bạn quan trọng, nhưng nó chỉ là một mảnh ghép của bức tranh. Nếu chỉ số BMI chỉ ra rằng con bạn không nằm trong phạm vi khỏe mạnh, trẻ cần sự đánh giá đầy đủ về cân nặng và lối sống từ một bác sĩ nhi khoa.

Các bác sĩ nhi khoa có khả năng theo sát với một bài kiểm tra để xem quá trình phát triển của trẻ đến nay như thế nào và có lẽ là bài kiểm tra các điều kiện sức khỏe liên quan đến cân nặng. Các bác sĩ nhi khoa cũng có thể đặt câu hỏi về chế độ ăn uống và tập thể dục của trẻ, và tiền sử mắc bệnh trong gia đình bạn. Thông tin này sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế xác định cách tốt nhất để đối phó với chỉ số BMI thiếu cân, thừa cân, hay béo phì.

Lời khuyên để giữ chỉ số BMI của trẻ ở phạm vi khỏe mạnh

Các chuyên gia khuyên rằng trẻ em ở mọi lứa tuổi tốt nhất là phát triển cân nặng trong giới hạn “nên có” hay phạm vi khỏe mạnh và nên giữ cân nặng trong tầm kiểm soát. Thật dễ dàng để ghi nhớ quy tắc 5-2-1-0 mỗi ngày.

• 5: Mọi người trong nhà bạn cần 5 phần rau và trái cây mỗi ngày. Tiếp tục phục vụ ngay cả khi trẻ không biết ăn chúng. Sự quen thuộc làm tăng khả năng rằng cuối cùng trẻ cũng sẽ thử một món. Đưa thêm trái cây hoặc rau với mỗi bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính.
• 2: Giới hạn việc xem TV hoặc sử dụng “màn hình” khác – chẳng hạn như trò chơi video hoặc máy tính không quá 2 giờ một ngày. Các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên để TV trong phòng ngủ.
• 1: Dành 1 giờ cho các hoạt động thể chất. Tăng thêm số phút khi mọi người trong nhà vận động – phải là 60 phút hoặc hơn. Bắt đầu với thời lượng ít và tiếp tục tăng thời gian nếu cần.
• 0: Không sử dụng đồ uống có đường, nước trái cây như nước chanh và nước ép, nước ngọt, trà và cà phê đều có thể được bỏ thêm đường, bạn hãy cảnh giác với chúng. Nên Thêm nước và sữa giảm béo thay thế.

Quy tắc 5-2-1-0 mỗi ngày giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống khác mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên thực hiện.
  • Bắt đầu mỗi ngày với bữa sáng.
  • Tránh ăn thức ăn nhanh, và những cám dỗ từ ăn bên ngoài nói chung.
  • Cả nhà cùng nhau ăn – thường xuyên.
  • Kiểm tra khẩu phần ăn và phục vụ gia đình bạn cho phù hợp.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

5 nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn

Một câu hỏi không ít các mẹ luôn gặp phải chính là, “Tại sao con mình không chịu ăn?”

Hầu hết bạn đều biết khoảng thời gian cho bé ăn bực bội thế nào khi thử cho bé ăn một món mới hoặc tệ hơn là khi phục vụ một món cũ nhưng bây giờ bé từ chối không ăn!

Hầu hết các bé thỉnh thoảng sẽ làm điều này, nhưng đối với một số bé đó là thói quen. Vậy thì, điều này do đâu? Theo thời gian có một loạt các yếu tố và lý do có thể rút ra. Từ việc tìm được gốc rễ của vấn đề sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp để giúp bé ăn nhiều thức ăn hơn, phù hợp hơn.

Có 5 lý do khác nhau khiến trẻ không chịu ăn, những vấn đề cơ bản này ảnh hưởng đến khả năng ăn tốt của trẻ.

Bệnh lý

Mặc dù điều này có vẻ là lý do hiển nhiên nhất khiến trẻ không ăn, nhưng thường bị bỏ qua nhất, hoặc ít nhất không được tìm hiểu đủ sâu. Khi trẻ ở trong tình trạng đang bệnh thấy rõ như ho, sốt, tiêu chảy… rõ ràng việc ăn uống của chúng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng đôi khi có những vấn đề phức tạp hơn, chúng ta không để ý. Hai trong số các nguyên nhân lớn nhất là trào ngược và táo bón. Cả hai vấn đề này rất phổ biến đối với trẻ có thể khiến chúng ăn kém. Chứng trào ngược thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng nó cũng có thể tác động lên các trẻ lớn hơn. Nhiều bạn có con cũng phải vật lộn với chứng táo bón từ khi khoảng một tuổi. Bạn phải cẩn thận xem lượng chất xơ ăn vào của bé và khi bé bắt đầu ăn một chút, việc ăn uống của bé bị ảnh hưởng rất nhiều. Mỗi lần bé ăn không ngon, bạn phải tự hỏi, “Liệu bé có cần đi nhà vệ sinh không?” Câu trả lời thường là “Có!”

Nếu bạn đã đọc đến đây mà vẫn chưa có loại bệnh phù hợp với lý do tại sao con mình không chịu ăn, bạn nên suy nghĩ them về vấn đề dạ dày. Trẻ không phải lúc nào cũng có thể diễn tả bằng lời chúng đang cảm thấy như thế nào hay nhận ra đó là một phần của vấn đề. Chắc chắn bạn phải thảo luận vấn đề này nhiều hơn nữa với bác sĩ của mình. Ngoài ra, mọc răng, mệt mỏi, và đồ ăn không phù hợp cũng là 1 trong số nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn.

Mọc răng, mệt mỏi cũng là 1 trong số nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn

Cảm giác

Đối với nhiều người xử lý cảm giác “kén ăn” đóng vai trò lớn trong việc từ chối ăn các loại thức ăn. Một cách dễ hiểu là, nếu cái gì đó có vẻ gớm trong miệng hoặc trên tay trẻ, chúng sẽ không ăn nó. Thuật ngữ chữa trị diệu kỳ chúng tôi đặt cho nó là phòng thủ xúc giác. Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể từ chối thức ăn, vì chúng đang phòng thủ là: nôn, loay hoay, hoặc có vẻ sợ hãi khi nhìn thấy, ngửi, sờ, hay nếm một món ăn đặc biệt. Nếu con bạn đã từng kiểm tra y tế, từng được dùng ống cho ăn, hoặc gặp tai nạn trong hoặc xung quanh miệng / họng (thậm chí từ khi sơ sinh) thì bé có thể sợ hãi bất cứ điều gì tiến vào miệng của chúng và nhạy cảm quá mức ở khu vực này.

Mặt khác trong chuỗi cảm giác, trẻ có thể không thể phân biệt thức ăn trong miệng của mình như thế nào và sẽ tọng một lượng lớn thức ăn vào má giống như một con sóc, trẻ sẽ không thể nhai tốt. Thức ăn quá cứng hoặc quá mềm so với tuổi cũng thường bị từ chối vì trẻ không thể kiểm soát chúng tốt trong miệng.

Cảm giác đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống của trẻ

Vấn đề nhai của trẻ

Có một chút khó khăn cho cha mẹ để tìm ra điều này bởi vì bạn cần phải xem con bạn nhai và nuốt thức ăn như thế náo. Bạn có thể loại trừ điều này ra nếu con bạn còn nhỏ và đang còn ăn chế độ ăn loãng. Dấu hiệu cho thấy con bạn có thể không nhai tốt là: nghẹt thở / nôn hoặc phun sau khi ăn một thời gian mà thức ăn mới nhai được một nửa, hoặc nhả thức ăn mà hầu như không được nhai. Những đứa trẻ sẽ bắt đầu không chịu ăn bởi vì chúng không biết làm thế nào để nhai hoặc lo sợ, và sẽ bịt miệng/sặc/nhè thức ăn lần nữa. Những trẻ này thường sẽ gắn với một chế độ ăn uống hạn chế.

Thói quen

Chính xác thì thói quen nghĩa là gì? Kết cấu và thói quen ăn uống và bữa ăn rất quan trọng để trẻ em ăn uống tốt. Có một vài trẻ vẫn kiểm soát việc ăn uống tốt khi thiếu điều này, nhưng phần lớn hầu hết thói quen ăn uống của trẻ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến dinh dưỡng cho trẻ. Đây có thể là một chủ đề nhạy cảm đối với cha mẹ, tất cả chúng ta đều có thói quen ăn uống thoải mái đã được thành lập từ nhỏ đến giờ. Chúng ta thường tiếp tục làm những gì mình cảm thấy thoải mái với trẻ, nhưng đôi khi nó không phải luôn là những gì khiến chúng ta dạy cho trẻ thói quen ăn uống tốt mà chúng ta thực sự muốn chúng có. Đôi khi bạn cũng không để ý thói quen ăn uống của mình và trẻ thường xuyên. Hãy tự hỏi, bạn có thường ăn trước TV, và/hoặc chủ yếu là để cho trẻ chọn những gì chúng muốn ăn? Nếu trẻ không được ăn uống đầy đủ hoặc không sẵn sàng để thử thức ăn, thiếu thói quen ăn uống tốt, bạn phải làm gì?… Khi có vấn đề với việc ăn uống, chúng ta bị choáng ngợp và bắt lấy một lời khuyên nào đó chỉ để khiến trẻ ăn . Đây là một cách những thói quen xấu có thể bắt đầu và sau đó đóng một vai trò trong việc ăn uống nghèo nàn, dễ thiếu chất.

Hành vi

Một thái độ không thân thiện, một hành vi đối xử quá mức của bố mẹ chỉ vì bé không chịu ăn, ăn không hết xuất cũng khiến bé có những hành vi phản kháng và hậu quả là bé càng biếng ăn hơn. Hãy luôn thân thiện và dạy trẻ ăn bằng những hình ảnh sinh động như bữa ăn cùng gia đình nhé.

Trên đây là 5 trong số những nguyên nhân mà trẻ biếng ăn mà bạn có thể xem xét. Hy vọng sau khi tìm ra nguyên nhân cha mẹ có thể có được những phương pháp giúp trẻ ăn uống tốt hơn

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Cách trang trí món ăn cho bé – bs, chuyên gia Nutifood

Đôi khi việc chuẩn bị một bữa ăn ngon và dinh dưỡng tại nhà để trẻ thực sự muốn ăn dường như là điều bất khả thi. Khi bạn có ít thời gian thì việc này trở nên khó khăn hơn.

Nhưng có nhiều cách để chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh dễ dàng và thú vị hơn cho trẻ cũng như bố mẹ. Dưới đây là một số cách trang trí được sử dụng để khiến bữa ăn vừa ý với tất cả mọi người:
  • Trang trí món ăn đầy màu sắc. Bởi vì thường các bé ăn bằng mắt đầu tiên!
  • Cung cấp những món dùng tay bốc ăn. Vài bé có xu hướng thích nhấm nháp từng chút một và những món này có thể khiến bé dễ ăn hơn.
  • Để riêng từng loại thức ăn. Những bé ăn uống cầu kỳ có khả năng thử những thức ăn chúng có thể nhận biết, sờ được, nếm được riêng rẽ.
  • Phục vụ rau đầu tiên. Điều này làm tăng khả năng bé  sẽ ăn rau, bởi vì chúng cảm thấy đói nhất vào đầu bữa ăn.
  • Sử dụng tủ lạnh của bạn. Khi tủ lạnh của bạn dự trữ thực phẩm đông lạnh tốt cho sức khỏe, bữa tối có thể sẵn sàng trong vài phút.
Dưới đây là một số bữa ăn đơn giản, thân thiện với trẻ, mỗi bữa ăn nhỏ này cung cấp rau, protein, chất béo lành mạnh và điều quan trọng không kém là ngộ nghĩnh và đầy màu sắc!

toddler meal ideas
Khoai lang với “những cây” bông cải xanh nướng và vài miếng đậu phụ nướng.
(Nướng mọi thứ cùng nhau để bữa ăn sẵn sàng được phục vụ nhanh chóng và cùng lúc nhé).

toddler meal ideas
Cá với cà rốt cầu vồng, cà chua anh đào và lê.

toddler meal ideas
Món rau (hay còn gọi là “những chú khủng long diễu hành”) với pho mát hun khói và vài khúc cà rốt.

toddler meal ideas
Khoai lang (hay còn gọi là “Ba chú gấu” với vài miếng đậu phụ nướng, măng tây nướng và cà rốt cầu vồng.

Những lựa chọn thật sự bất tận với những bữa ăn dùng tay bốc như thế này. Kết hợp những phần thực phẩm đông lạnh với bất cứ loại trái cây và rau con bạn thích nhất sẽ khiến bạn hài lòng với kết quả! Chúc mẹ có thể sáng tạo và trang trí những món ăn ngộ nghĩnh giúp bé tăng cân khỏe mạnh hơn.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Trẻ biếng ăn, phải làm sao ?

Bữa tối sẽ chẳng diễn ra tốt đẹp nếu bạn chỉ việc nấu một món gì đó, đặt trên bàn, và xem cả nhà ăn nó vui vẻ.Vâng đúng là như vậy!

Mặc dù con bạn chỉ có ba tuổi, nhưng bé hiếm khi đến bàn ăn mà không có một ý kiến gì về những món ăn mà bạn chuẩn bị. Để bé thử một món ăn mới có thể là một thử thách, như việc phải đảm bảo bé ăn đủ lượng protein và rau củ: hai nhóm thức ăn rất quan trọng cho sức khỏe.

Dưới đây là một số chiến lược về những việc nên và không nên làm khi đối phó với chứng biếng ăn của bé, giúp bé ăn ngon miệng cũng như phát triển tăng cân khỏe mạnh hơn.

Những điều nên làm:
  • Nên giới thiệu những món ăn mới thường xuyên, hãy nhẹ nhàng khuyến khích con bạn thử chúng thông qua các phương pháp này.
  • Chính bạn nên ăn uống đa dạng, vì thói quen ăn uống của bạn cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến bé.
  • Nên cho bé tham gia chuẩn bị thức ăn lành mạnh. Thậm chí nếu bé chỉ khuấy sốt kem khi bạn đang phục vụ với cà rốt, nhiều khả năng bé sẽ ăn một món mà bé giúp thực hiện nó.
  • Nên làm cho thức ăn vui nhộn, bằng cách cho phép bé giúp bạn lựa chọn các sản phẩm bạn mua và/hoặc cắt thức ăn thành các hình thù dễ thương hoặc có thể chấm với sốt kem.
  • Nên nghĩ về sự thích thú của trẻ. Kích thước, hình dạng, kết cấu và màu sắc cũng như hương vị của các loại thức ăn có thể đóng một vai trò lớn trong việc trẻ có chấp nhận ăn hay không. Hãy chú ý đến những gì con bạn thích, và cố gắng phục vụ các loại thức ăn khác theo dạng tương tự.
  • Nên hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn. Khi trẻ tiến đến bàn ăn với cái bụng rỗng chúng sẽ cố gắng ăn nhiều hơn so với những trẻ ít đói hơn.
Cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Những điều không nên làm:
  • Đừng ép trẻ ăn. Điều này có thể gây phản tác dụng, việc giữ không khí bữa cơm gia đình quan trọng hơn.
  • Không cho bé uống sữa, nước trái cây, hoặc bất kỳ đồ uống chứa calo nào khác trước bữa ăn. Những thức uống này sẽ làm bé đầy bụng và khiến bé không thể ăn thêm những loại thức ăn lành mạnh được nữa.
  • Đừng dạy cho con bạn biết tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh. Bộ não của bé không thể kết nối các hành vi hiện tại của mình với kết quả hoặc lợi ích dài hạn.
  • Đừng dùng thức ăn lành mạnh làm phần thưởng. Nếu thỉnh thoảng bạn muốn cho bé ăn một món tráng miệng, nó phải không thuộc vào những món mà bé đã ăn trong bữa chính. Lời khuyên: Món tráng miệng cũng có thể lành mạnh! Hãy thử rưới mật ong lên sữa chua, thêm trái cây xắt nhỏ và một ít chocolate chip. Hoặc đánh một ít sốt kem trái cây và phục vụ cùng một đĩa trái cây chín xắt lát.
  • Không cho phép bé ăn vặt sau bữa tối. Hoặc ra một chính sách ăn vặt sau bữa ăn tối, chẳng hạn như chỉ được ăn những món ăn vặt làm từ rau và trái cây sau bữa tối.
  • Đừng hốt hoảng. Ngay cả những bé kén ăn nhất theo thời gian chúng cũng sẽ ăn nhiều loại thức ăn hơn nếu chúng được cung cấp một môi trường lành mạnh và sự giúp đỡ từ gia đình.

Đừng ép trẻ ăn

Hãy nhớ rằng, đây chỉ là những hướng dẫn, ngay cả các bậc cha mẹ tận tình nhất cũng không thể làm theo mọi lúc. Nếu bạn đang cung cấp cho cả nhà một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng hầu như mọi lúc, hãy tự khen ngợi bản thân và yên tâm rằng theo thời gian, giờ ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Thực đơn dinh dưỡng cho bé

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng liệu con cái họ ăn có đủ – hay quá nhiều – hay không. Lý do là vì khẩu vị của trẻ thay đổi thường xuyên và khó dự đoán.

Nhìn chung, trẻ ăn khá ngon miệng khi chúng đói, nhưng trẻ cần chúng ta cung cấp các loại thực phẩm lành mạnh và hấp dẫn, hạn chế ăn vặt và thỉnh thoảng nhắc nhở chúng lắng nghe tín hiệu cơ thể mình. Dưới đây là một số hướng dẫn chung về thực đơn dinh dưỡng cho bé, lượng thức ăn trẻ cần mỗi ngày theo lứa tuổi có thể giúp trẻ phát triển tăng cân khỏe mạnh (tuy nhiên hãy nhớ rằng, nhu cầu mỗi cá nhân có thể khác nhau).

Lứa tuổi từ 1-3

Hãy nhớ rằng:
  • Sự tăng trưởng chậm lại khoảng 30% sau năm đầu tiên, do đó, không cần lo lắng nếu sự thèm ăn của bé có vẻ ít hơn hoặc thất thường.
  • Đừng ép con bạn ăn nhiều nếu bé không muốn. Bé sẽ không chết đói, và bạn muốn bé lắng nghe tín hiệu cơ thể mình!
Lời khuyên:
  1. Tránh dùng thức ăn làm phần thưởng. Thúc đẩy mối quan hệ tích cực với thức ăn bằng cách cung cấp những thức ăn lành mạnh cho bé và để bé chọn những gì bé ăn.
  2. Lên lịch cho bữa chính/bữa phụ. Bé thích ăn thường xuyên (cỡ 3 tiếng một lần), nhưng tránh cho bé ăn vô tội vạ.
  3. Đừng hoảng sợ. Thực sự thì bé sẽ ăn khi chúng đói.
Thực đơn mẫu – Lứa tuổi từ 1-3
Bữa sáng ½ chén bột yến mạch với ½ chén trái cây và ½ cốc sữa chua
Bữa phụ sáng 1 ly sữa
Bữa trưa 1 chén cháo lươn (30g gạo, 30g thịt lươn, 30g rau củ), ½ trái sapôchê
Bữa phụ xế 1 ly sữa
Bữa tối Cháo thịt gà đậu hà lan (30g gạo, 30g thịt gà, 30g đậu hà lan), 1 miếng đu dủ chín
Bữa phụ tối 1 ly sữa (hoặc 1 cái phô mai + 1 hũ sữa chua)



Bên cạnh các bữa chính cho bé ăn thêm các bữa phụ

Lứa tuổi từ 4-6

Hãy nhớ rằng:
  • Bé ở tuổi này ăn chậm, do đó, chúng có thể không ăn hết bữa trưa ở trường đơn giản vì bé không có nhiều thời gian. Hãy chắc chắn cho bé nhiều thời gian khi chúng ăn ở nhà.
  • Vì bạn không thể kiểm soát tất cả mọi thứ bé ăn, nên hãy tập trung vào việc cung cấp môi trường thực phẩm lành mạnh ở nhà, và đừng lăn tăn quá nhiều về những gì xảy ra bên ngoài.
Lời khuyên:
  • Cẩn thận khi bé ăn uống theo cảm xúc. Nếu con bạn luôn yêu cầu ăn bữa lỡ, giúp bé xác định xem thực sự bé đói hay không và nếu không, tìm việc khác cho bé làm.
  • Cho phép bé tự ăn, nhưng đừng yêu cầu bé ăn hết phần của mình.
Thực đơn mẫu – Lứa tuổi từ 4-6
Bữa sáng 1 miếng bánh mì nướng làm từ bột nguyên cám với 1 muỗng bơ đậu phộng + 1 quả chuối


Phụ sáng 1 ly sữa
Bữa trưa 1 chén cơm (60g gạo), 50g thịt hoặc cá, 50g rau củ, ½ chén trái cây xắt nhỏ, 1 hũ sữa chua
Phụ xế  ¼ chén đậu hạt trộn, 1 ly sữa
Bữa tối 1 chén cơm, 50g thịt hoặc cá, ½ chén rau củ nướng hoặc xắt nhỏ, 1 miếng dưa hấu
Bữa phụ 1 ly sữa
 
Lứa tuổi từ 7-9

Hãy nhớ rằng:
  • Sự tăng cân có thể chậm lại trong những năm này, nhưng nhu cầu calo tăng khi bé trở nên năng động hơn. Cung cấp đồ ăn nhẹ lành mạnh sau giờ học, đặc biệt nếu bé chơi thể thao.
  • Bé trong độ tuổi này có thể trở nên nặng hơn để chuẩn bị cho sự bứt phá tăng trưởng, nên không nhất thiết phải lo ngại. Tránh những đồ uống chứa calo và hạn chế chiêu đãi để tránh cho bé bị thừa cân.
Lời khuyên:

Gồm có các món bé thích trong các bữa ăn bạn chuẩn bị ở nhà. Bé ở tuổi này có thể không thích những món khai vị, nhưng nếu bạn cung cấp một số món mà bé thực sự thích, bạn sẽ không cần phải chuẩn bị từng bữa ăn riêng cho mỗi thành viên trong gia đình.

Thực đơn mẫu – Lứa tuổi từ 7-9
Bữa sáng 1 lát bánh mì + bơ mứt 1 tô phở bò nhỏ (50g thịt bò, 50g bánh phở, rau giá), 1 miếng trái cây.
1/2 ly sữa
Bữa trưa Cơm (1 – 2 chén), thịt cá (90g), rau củ (100g), 1 miếng trái cây, 1 hũ sữa chua.
Bữa tối Cơm (1 – 2 chén), 90g thịt hoặc cá, ½ chén rau củ nướng hoặc rau tươi với 2 muỗng sốt kem, 1 quả chuối
Bữa phụ (sáng, xế, tối)
  1. ¼ chén đậu hạt trộn + 1/2 ly sữa
  2. 1 ly sữa
  3. 1 cái phô mai + 1 hũ sữa chua.
Chọn những món bé thích trong bữa ăn cùng gia đình

Dành cho mọi lứa tuổi…

Hãy nhớ rằng,công việc dinh dưỡng chính của các bậc phụ huynh là:

1) Giúp bé phát triển mối quan hệ lành mạnh với thức ăn
2) Cung cấp môi trường thực phẩm lành mạnh

Ăn uống lành mạnh sẽ thường xuyên dao động nhưng miễn là bạn tập trung vào hai điều này, tỷ lệ cao là con bạn sẽ phát triển những thói quen tốt theo thời gian!

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

6 lời khuyên bữa tối khi trẻ biếng ăn

Bữa tối không nên kết thúc trong nước mắt của bé. Hãy làm theo những lời khuyên sau khi bé không muốn ăn tối.

Có lẽ trận chiến lớn nhất giữa mẹ và bé diễn ra trên bàn ăn. Việc nghĩ xem phải nấu món gì ngày này qua ngày khác là một thành công không hề nhỏ, nên khi bé từ chối thành quả lao động của mình, bạn chỉ muốn ném phăng cái tạp dề đi.

Câu hỏi đặt ra là phải làm gì? Những cuộc cãi vã trong nhà bếp thường kết thúc trong tiếng la mắng và bé lên giường mà không ăn tối. Dù biết không dễ, nhưng đây là một vài chiến lược có thể cải thiện thói quen ăn tối của bé, giúp bé tăng cân khỏe mạnhhơn.

1) Thông báo trước

Trước bữa ăn 10-15 phút, nói với bé rằng sắp đến giờ ăn rồi. Bé có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc phấn khích từ những hoạt động trong ngày nên không cảm thấy đói. Cho bé biết sắp đến giờ ăn cho bé cơ hội ổn định lại cơ thể trước khi ăn.

Báo trước bữa ăn giúp trẻ ổn định lại cơ thể trước khi ăn

2) Đặt cảm xúc bên ngoài bữa ăn

Đây là điều nan giải. Càng tỏ ra thản nhiên, và ít biểu lộ tình cảm thì bữa tối của bạn càng diễn ra tốt đẹp hơn. Nghĩa là, đừng để nó ảnh hưởng đến bản thân mình. Để chính mình có những cảm xúc khó chịu có thể nảy sinh lo lắng và dẫn đến cuộc chiến trên bàn ăn mà bạn không mong muốn. Cố gắng giữ bình tĩnh và dự liệu những vấn đề liên quan đến bữa ăn.

3) Nấu những món bạn yêu thích

Bởi vì chúng ta thường cố tập trung vào nấu mọi thứ bé muốn, thật khó để thay đổi điều này. Khi bạn lên kế hoạch nấu bữa ăn, cố gắng đừng chỉ nghĩ đến bé. Nấu những món khiến bạn thích thú có lẽ dễ hơn việc đối phó với bé trong bữa tối. Theo thời gian, hầu hết các bé sẽ bắt đầu chấp nhận những món bạn nấu và ăn.

4) XEM XÉT cách cư xử

Bé có quyền được bày tỏ ý kiến, nhưng phải lịch sự. Bé có thể bày tỏ cảm xúc của mình với một câu đơn giản “Không, cảm ơn mẹ”, chứ không phải nói “Kinh quá!” và đẩy đĩa của bé ra khỏi bàn. Xua đi những ý kiến ​​tiêu cực từ bàn ăn cho đến cảm xúc thừa thải của đầu bếp – mẹ vì ý kiến rất dễ lây lan. Nếu một bé từ chối ăn món nào đó thì ngay lập tức các anh chị em còn lại cũng hành động như thế.

5) Đừng làm một đầu bếp phục vụ nhanh chóng

Nếu con bạn không thích những món được phục vụ, hãy cưỡng lại thôi thúc nấu món mới để tập trung vào thứ khác. Điều này có vẻ khó vì chúng ta thường lo lắng liệu con mình có ăn đủ hay không. Đừng lo lắng nếu con bạn có vẻ không ăn đủ trong một bữa, bé sẽ ăn bù vào bữa sau. Lưu ý rằng, nên có vài món trên bàn ăn, nếu bé từ chối món này thì có thể ăn món khác, bé có quyền lựa chọn.
 
6) Hãy làm gương

Bé quan tâm theo dõi và sẽ bắt chước theo những thói quen của chúng ta. Hãy làm một tấm gương tốt cho bé, đến một chừng mực nào đó sẽ giúp bé phát triển thói quen ăn uống tốt. Nếu bé thấy bạn ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh, có khả năng bé sẽ thử chúng.

Cha mẹ hãy là tấm gương tốt về thói quen ăn uống cho trẻ

7) Đừng bỏ cuộc

Chỉ vì con bạn không thích một món nào đó không có nghĩa là nó cần phải vĩnh viễn ra khỏi thực đơn của bạn. Bạn thường cố gắng rất nhiều để chuẩn bị những món ăn mới. Hãy luôn cố gắng để bé tự khám phá những món ăn mới và những món bé từng không thích trước đó.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Dinh dưỡng cho bé – các món ăn nhẹ lành mạnh

Những món ăn nhẹ lành mạnh cũng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ như những bữa ăn chính vậy, giúp trẻtăng cân khỏe mạnh. Trẻ nhỏ có dạ dày bé và không thể nhận đủ các chất dinh dưỡng chỉ từ 3 bữa ăn chính thông thường. Trẻ lớn hơn cần những món ăn nhẹ để luôn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.

Món ăn nhẹ giúp trẻ có thêm năng lượng trong ngày

Có sẵn đồ ăn nhẹ nên nằm trong kế hoạch bữa ăn tổng thể của bạn. Bởi vì đồ ăn nhẹ cung cấp cho trẻ calo, đi kèm với đó các chất dinh dưỡng. Bạn có thể chắc chắn rằng mình đang cung cấp các món ăn nhẹ lành mạnh nếu chúng được tìm thấy trong Hướng dẫn Thực phẩm sau.

Hướng Dẫn Thực Phẩm bao gồm:
  • Các loại rau và trái cây, chẳng hạn như trái cây tươi hoặc trái cây đóng hộp không đường, cắt rau quả tươi hoặc làm nước ép rau quả.
  • Sữa và những lựa chọn thay thế, chẳng hạn như sữa chua, pho mát, hoặc sinh tố trái cây cho thêm sữa.
  • Thịt và những lựa chọn thay thế, chẳng hạn như một quả trứng luộc, các loại hạt, thịt thái lát, hoặc sốt hummus.
  • Các sản phẩm ngũ cốc, chẳng hạn như bánh gạo, bánh muffin làm từ bột nguyên cám hoặc bột mì chưa rây, bánh mì hoặc bánh pita, bánh quy ngũ cốc nguyên hạt, hoặc ngũ cốc không đường.
Làm thế nào để tôi có thể chắc chắn con mình có những món ăn nhẹ lành mạnh?
  • Cung cấp đồ ăn nhẹ từ ít nhất hai nhóm thực phẩm (ví dụ, kết hợp sữa chua và trái cây, hoặc phục vụ bánh mì).
Đồ ăn nhẹ cho bé nên có từ ít nhất hai nhóm thực phẩm
  • Mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh bên mình vậy thì tạm thời bạn sẽ không phải mua những món ăn nhẹ ít dinh dưỡng khi đang đi trên đường.
  • Giữ phần ăn có kích thước nhỏ và lên lịch trước ​​(giữa buổi sáng và giữa buổi chiều). Việc để cho con bạn ăn vặt cả ngày không phải là ý kiến hay.
  • Cung cấp nước thay vì nước ép trái cây. Nếu bạn cung cấp nước ép, hãy chắc chắn đó là nước ép trái cây nguyên chất (không thêm đường). Quá nhiều nước ép trái cây có thể làm bé đầy bụng trước khi ăn bữa tiếp theo. Đồ uống có chứa caffeine hoặc pha thêm đường, như trà, cà phê, nước ngọt, và các thức uống tăng năng lượng, không phải là một ý kiến hay.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm dính hay ngọt như trái cây ép dẻo và trái cây sấy vì chúng có thể dính vào răng và gây sâu răng. Nếu bạn phục vụ những món này cho bé, chắc chắn con bạn có thể đánh răng ngay sau đó.
  • Hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp và chế biến sẵn vì chúng có nhiều muối, chất béo, đường hoặc caffeine (bánh cookies, các thỏi bánh, khoai tây chiên, sô cô la, kẹo, nước ngọt). Nếu con bạn muốn ăn đồ ngọt, hãy cung cấp trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp.
  • Cân bằng các loại thực phẩm giàu chất béo với thực phẩm ít chất béo như các loại trái cây và rau quả. Khi bạn phải phục vụ thực phẩm giàu chất béo, hãy chọn thực phẩm giàu chất béo thiết yếu hoặc các vitamin tan trong chất béo như các loại hạt.
  • Khi quyết định chọn đồ ăn nhẹ, hãy để cho bé chọn giữa 2 hoặc 3 lựa chọn lành mạnh.
  • Biến bữa ăn nhẹ thành một phần của thói quen ăn uống thông thường.
  • Thêm lựa chọn các món ăn nhẹ vào danh sách mua hàng của bạn, do đó bạn luôn có những lựa chọn lành mạnh có ích. Tránh mua các loại thực phẩm mà bạn phải hạn chế bởi chúng không phải là sự lựa chọn tốt. Điều này sẽ giúp cả gia đình có những lựa chọn bữa ăn nhẹ lành mạnh hơn.
  • Dành ra vài phút mỗi ngày để cắt trái cây và rau quả để chúng luôn sẵn có khi ăn. Để sữa và nước sẵn trong tủ lạnh khi cần uống.
  • Không sử dụng các món ăn nhẹ hay đồ ngọt để thưởng cho con bạn.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:

Khi bé biếng ăn, phải làm sao?

Bữa ăn gia đình là khoảng thời gian quan trọng trong ngày của bé. Chúng giúp con bạn hiểu biết về thức ăn trong khi kết nối với gia đình và bạn bè. Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ những bữa ăn thoải mái và thú vị. Ăn uống trong bầu không khí tích cực giúp bé phát triển thái độ lành mạnh về thực phẩm và chính bản thân bé.

Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ những bữa ăn thoải mái và thú vị

Con tôi nên ăn bao nhiêu thức ăn?          
                         
Nếu con bạn phát triển tăng cân khỏe mạnhtốt, thì bạn không cần phải lo lắng. Hầu hết sự ngon miệng của bé ở đúng độ tuổi và tốc độ tăng trưởng của mình. Lượng thực phẩm bé ăn giảm khi bé khoảng 2 tuổi là bình thường. Đó là do sự tăng trưởng của bé bắt đầu chậm lại.

Là một phụ huynh, việc của bạn là cung cấp cho con những lựa chọn lành mạnh vào bữa ăn chính và ăn nhẹ. Và sau đó đến lượt bé quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu và (đôi khi) là bé sẽ ăn hay không. Lắng nghe cơ thể của mình – ăn khi đói và ngừng khi no – sẽ giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh trong cuộc sống.

Mọi đứa trẻ đều cần một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thức ăn  từ 4 nhóm thực phẩm – rau và trái cây, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm thay thế, và thịt và các sản phẩm thay thế. Hướng dẫn Thực phẩm cung cấp thông tin về những gì con bạn cần mỗi ngày và khẩu phần phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Khả năng con bạn sẽ ăn một món gì đó trong từng nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn là điều không thể, vậy thì hãy cố gắng để trẻ có thể ăn đủ khẩu phần trong các bữa ăn chính và ăn nhẹ suốt cả ngày. Vì trẻ nhỏ sẽ ăn khẩu phần nhỏ, bạn cũng có thể muốn xem xét việc chia một khẩu phần Thực phẩm ra lượng nhỏ hơn.

Nếu con tôi biếng ăn?

Trẻ nhỏ thường trải qua một số giai đoạn mà bé không muốn ăn vài món nào đó, và chỉ muốn ăn một lượng nhỏ vài món cụ thể, hoặc dễ dàng bị phân tâm vào giờ ăn. Trẻ đang học để làm chủ cuộc đời mình. Một cách mà bé thể hiện sự độc lập của mình là tự ăn và chọn thức ăn.

Cũng giống như bạn, có ngày bé sẽ cảm thấy thích ăn món này nhưng ngày khác lại không thích nữa. Thậm chí bé còn không màng ăn uống trong mọi bữa ăn chính và ăn nhẹ nữa. Đừng lo lắng quá nhiều về những gì con bạn ăn trong một ngày, nhưng chắc chắn rằng bé ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh trong nhiều ngày.

Trẻ nhỏ phản ứng tiêu cực với một số món ăn nào đó là việc phổ biến. Một số bé chậm trong việc chấp nhận các món có vị và kết cấu mới. Tiếp tục cung cấp những món đó cho con bạn, có lẽ bé sẽ bắt đầu chấp nhận và thích chúng theo thời gian. Tạo áp lực trong giờ ăn hoặc ép bé ăn, thực sự có thể làm cho bé chống lại việc ăn uống.

Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn:
  • Trẻ thích quyết định làm gì cho bữa tối. Nói chuyện với con bạn về việc lựa chọn và lên kế hoạch cho một bữa ăn cân bằng. Cho bé đi cùng trong những chuyến mua sắm thực phẩm.
  • Hãy để con bạn biết trước khoảng 10 hay 15 phút trước khi bữa tối bắt đầu. Điều này giúp bé chuyển sự tập trung của mình và bình tĩnh lại khi giờ ăn tới.
  • Cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn, ví dụ, rửa rau, rót, khuấy, và những việc tương tự. Có thể bé sẽ mở lòng để thử những món ăn mà bé chuẩn bị chúng. Có lẽ bé cũng thích giúp bạn dọn bàn ăn.
Để bé cùng tham gia chuẩn bị bữa ăn sẽ khiến bé thích thú hơn
  • Ngồi lại với nhau bên bàn ăn và cố gắng làm cho bữa ăn gần gũi và vui vẻ. Hầu hết bé chỉ có khả năng tập trung tham gia trong thời gian ngắn, do đó phải thực tế về khoảng thời gian ăn uống. Khi ăn xong, hãy dọn thức ăn.
  • Tránh những thứ gây xao lãng trong giờ ăn như đồ chơi, sách, ti vi.
  • Cung cấp đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Hầu hết bé ăn những gì chúng cần, thậm chí khẩu vị của bé thay đổi từ ngày này sang ngày khác.
  • Hầu hết trẻ nhỏ thích bắt chước những thứ người khác làm. Vậy thì hãy làm gương bằng cách chính bạn ăn các loại thực phẩm lành mạnh.
  • Cung cấp ít nhất một món ăn trong mỗi bữa mà bạn biết con bạn thích.
  • Cung cấp các phần nhỏ cho từng nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Bạn luôn có thể cung cấp thêm nếu bé ăn hết.
  • Cho bé cơ hội lựa chọn các món bé thích. Ví dụ, để bé lựa chọn giữa hai loại rau khác nhau.
  • Khuyến khích con bạn thử ít nhất vài miếng thức ăn khác nhau trong mỗi bữa ăn.
  • Chỉ phục vụ thức uống sau bữa ăn chính. Uống quá nhiều sữa hoặc nước ép trái cây có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của bé.
  • Nếu bé từ chối ăn một món nào đó hoặc cả bữa ăn, hãy để bé làm thế.
  • Tuân theo quy tắc không vào bếp cho đến khi bạn đã có kế hoạch cho bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ tiếp theo.
  • Cung cấp các món ăn nhẹ và tráng miệng trong Hướng dẫn Thực phẩm. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn nhẹ sát giờ với bữa ăn chính.
  • Không dùng thức ăn làm phần thưởng.
  • Đe dọa, thúc giục, la mắng, hối lộ và trừng phạt có thể khiến bé không muốn ăn hơn. Khen ngợi và khích lệ sẽ giúp bé phát triển các món bé thích ăn và không thích ăn.
Tôi có thể dạy cho con tầm quan trọng của các loại thực phẩm lành mạnh như thế nào?

Không dán nhãn thức ăn bằng cách nói với con bạn rằng các thanh sô cô la là “xấu” và táo là “tốt”. Quan trọng hơn là nói về “thức ăn hàng ngày” như các loại rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì và thức ăn “đôi khi” như khoai tây chiên và kẹo sẽ được ăn trong một dịp đặc biệt nào đó.

Tôi có nên bổ sung vitamin cho con mình?

Vitamin rất quan trọng vì nó giúp cho cơ thể bạn hoạt động tốt. Nhưng nếu con bạn đang ăn một chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên Hướng Dẫn Thực Phẩm, thì bé sẽ không cần bất kỳ loại vitamin bổ sung nào nữa.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Xem thêm các chủ đề:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes