BREAKING NEWS

Friday, August 26, 2016

VIÊN CHỨC LÃNH SỰ HỎI GÌ KHI PHỎNG VẤN (BÀI 1)

Các Viên Chức Lãnh Sự là những Người được đào tạo, am hiểu phong tục tập quán Việt Nam. Thậm chí, có người còn nói tiếng Việt lưu loát. Và họ cũng rất nhạy bén, sâu sắc để có thể nhận ra những mối quan hệ không thật trong quá trình phỏng vấn để từ chối cấp visa định cư.
Dù là vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ hay là chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ thì khi tham dự phỏng vấn, nên trang bị cho mình một khối lượng kiến thức tổng quan về mối quan hệ của mình cũng như là những thông tin về các cá nhân trong mối quan hệ đó, cùng với sự hiểu biết thật cặn kẻ về quá trình hôn nhân của mình. Các Viên Chức Lãnh Sự khi phỏng vấn, họ muốn biết rằng các bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi mà họ đặt ra. Thậm chí có những câu hỏi thật là phi lý, mà đương đơn không thể nhớ được hoặc không thể nào ngờ. Và nếu trả lời không biết, thì họ sẽ nghi ngờ và sẽ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.
Theo kinh nghiệm qua nhiều trường hợp phỏng vấn, và qua quan sát những đương đơn đã đậu hoặc rớt phỏng vấn cùng chia sẽ lại. Chúng tôi tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa tất cả để có thể giúp bạn có buổi phỏng vấn suôn sẽ và thành công với xác suất cao nhất được cấp visa. Bài viết sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về quá trình phỏng vấn. Cũng như cách ứng xử khi phỏng vấn nhằm đạt được kết quả thật tốt.
Cấu trúc thông thường của một buổi phỏng vấn sẽ được chia ra làm ba phần chính và trong mỗi phần đều có những câu hỏi liên quan, những câu hỏi này rất quan trong cho việc đánh giá hồ sơ và mối quan hệ của đương đơn đối với viên chức lãnh sự. Các phần được phân chia như sau:
  1. Quá trình quen biết nhau.
  2. Quá trình tìm hiểu và đi đến hôn nhân.
  3. Cuộc sống sau hôn nhân.
CHI TIẾT CỦA BUỔI PHỎNG VẤN
Quá trình quen biết nhau: Thông thường quá trình quen biết nhau gồm những yếu tố sau:
  • Quen nhau do người thân giới thiệu.
  • Quen nhau qua mạng
  • Quen nhau tình cờ.
  • Quen nhau qua làm chung nơi làm việc
  • Quen nhau từ thời còn đi học, sống chung cùng địa phương.
  • Và nhiều tình huống khác,….
Thông thường, các viên chức lãnh sự khi bắt đầu vào câu hỏi chính như:
  • Nêu lý do tại sao quen nhau?
  • Hay quen nhau trong trường hợp nào?
Và theo sau đó là mộ số câu hỏi liên quan mà bạn cần lưu ý.
Ví dụ: Trường hợp quen nhau do người thân giới thiệu có thể có những câu hỏi như:
  • Lý do tại sao quen nhau?
  • Ai là Người giới thiệu?
  • Người giới thiệu có quan hệ như thế nào với (Vợ/Chồng)?
  • Người giới thiệu ở cùng Tiểu Bang hay khác Tiểu Bang của (Vợ/Chồng)?
  • Đã từng gặp người giới thiệu chưa?
Sau khi nêu lý do quen nhau, viên chức lãnh sự hỏi tiếp:
  • Gặp nhau lần đầu khi nào?
  • Gặp nhau ở đâu?
  • Lúc mấy giờ?
  • Khi gặp (Vợ/Chồng) mặc áo màu gì?
  • Ai hỏi thăm truớc? Hỏi thăm câu gì?
  • Gặp nhau trong bao lâu?
  • Có ai làm chứng?
  • Lần đầu gặp (Vợ/Chồng) có nắm tay không? Có hôn không?
Tuy mỗi tình huống gặp nhau và cách đặt câu hỏi có khác nhau. Nhưng cách phỏng vấn của các viên chức lãnh sự đều muốn nguời phỏng vấn trả lời được các câu hỏi trong buổi phỏng vấn bảo lãnh định cư Mỹ theo diện vợ chồng.
Thực tế, đã có những bạn bị bất ngờ và không trả lời được các câu hỏi như: lúc mấy giờ? khi gặp (vợ/chồng) mặc áo gì? Gặp nhau trong bao lâu?
Và cũng có một số bạn đã “trả lời cho xong” những khi đưa bằng chứng ra thì không phù hợp với nội dung trả lời, ví dụ như: bạn không nhớ được khi gặp nhau (vợ/chồng) mặc áo màu gì, Bạn trả lời là màu đỏ nhưng khi viên chức lãnh sự hỏi Bạn có hình ảnh không? Nếu Bạn nói có và Họ yêu cầu xem hình. nhưng khi họ nhìn hình thì họ thấy màu xanh. Hoặc bạn nói là gặp nhau lúc 7 giờ tối mà trong hình trời vẫn còn sáng…
Có những tình huống mà viên chức lãnh sự khó có thể kiểm tra được, như là khi gặp lần đầu hỏi thăm câu gì? Hay nói về vấn đề gì? Những câu hỏi như vậy Họ chỉ mục đich kiểm tra phản ứng của Bạn. Mà qua câu trả lời của bạn, Họ sẽ đánh giá về quá trình hôn nhân của bạn
Tình huống quen nhau qua mạng:
Khi bạn quen nhau qua mạng, các viên chức lãnh sự có thể đặt những câu hỏi sau: Quen nhau trong trường hợp nào? Trang Web Tên gì? Nick name trên mạng là gì? Tại sao lại chat với nhau? Ai chat trước? Nói câu gì trước? trả lời thế nào ? Có biết người(Vợ/Chồng) đang sống bên Mỹ không? Có hứa hẹn làm đám cưới không? Chat trong thời gian bao lâu? Lúc mấy giờ? Nói câu gì khi kết thúc? Có hẹn lần tới chat tiếp không? Sau mấy ngày thì chat tiếp? Có nói nhớ khi chat lần 2 không? Chat bao nhiêu lần tuần? …
Cũng giống như tình huống ở trên, viên chức lãnh sự sẽ kiểm tra sự phản xạ của người phỏng vấn. Khi bạn trả lời là quen nhau ở một trang web nào đó hay ở một chat room nào đó. Có thể các viên chức lãnh sự sẽ yêu cầu Bạn nói tên, địa chỉ web hay chat room đó. Và họ sẽ kiểm tra xem trang web, hay chat room đó có tồn tại không.
Ai cũng biết quá trình hôn nhân phải qua một giai đọan tìm hiểu, và sau khi tình cảm thắm thiết thì mới dẫn đến hôn nhân. Nhưng những lần gặp đầu tiên,, hoặc chỉ một thời gian rất ngắn ngủi mà đã thương yêu nhau. Mà trên một thế giới mạng ảo, rất hiếm có những tình yêu chân thật..
Cho nên các Bạn cần lưu ý, chỉ vài lần gặp nhau trên mạng. Mà chưa lần nào gặp nhau trực tiếp mà nói lời yêu thương nhau thì khó thuyết phục được các viên chức lãnh sự về một mối quan hệ thật, tình yêu thật.
Trường hợp tình cờ quen nhau: qua các chuyến đi du lịch hoặc chỉ gặp nhau trên đường đi. Hay quen nhau từ nơi làm việc …
Những tình huống quen nhau như vậy thì các viên chức lãnh sự sẽ đặt câu hỏi xoáy vào trọng tâm lúc quen nhau các câu hỏi như:
  • Quen nhau trường hợp nào?
  • Ai là người làm quen trước?
  • Lần đầu gặp nhau ở đâu?
  • Nói chuyện về vấn đề gì?
Đây là những câu hỏi bắt đầu, tùy vào hoàn cảnh trả lời mà các Viên chức lãnh sự sẽ hỏi những câu hỏi phát sinh cho tình huống đó.
Về tình huống quen nhau từ khi còn đi học, sau đó người (Vợ/Chồng) ra đi đoàn tụ và sau này thì về lại Việt Nam để làm đám cưới. Có thể các viêc chức lãnh sự sẽ hỏi về quá trình quen nhau từ thời còn là học sinh bằng các câu hỏi như:
  • Quen nhau trong hoàn cảnh nào?
  • Học lớp mấy thì bắt đầu biết nhau?
  • Ai là cô giáo chủ nhiệm năm học?
  • Vợ/chồng học giỏi môn gì?
  • Trong lớp có bao nhiêu học sinh?
  • Tốt nghiệp cấp 1, cấp 2, cẩp 3 năm nào?
(Xem tiếp bài 2: Câu hỏi liên quan đến quá trình quen biết và hôn nhân)
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

LÀM GÌ ĐỂ BẢO LÃNH VỢ Ở VIỆT NAM QUA MỸ

Hỏi:
Tôi hiện đang sống ở Mỹ, và có quen một người ở Cần Thơ được gần hai năm rưỡi, bây giờ tôi muốn làm giấy tờ bảo lãnh cho người đó theo diện chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ hoặc hôn thê. Vậy trước hết tôi cần phải làm những gì và thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ ra sao?
Tiến hành hồ sơ bảo lãnh vợ hoặc hôn thê sang Mỹ
Đáp:
Do những thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi chưa hiểu rõ về tình trạng công dân và mối quan hệ của bạn và cô bạn ở Việt Nam nên chúng tôi chỉ có thể trả lời những điểm chung chung sau đây:
Để công dân hoặc thường trú nhân Mỹ bảo lãnh một người ngoại quốc nhập cảnh Mỹ theo diện vợ chồng, thì mối quan hệ vợ chồng phải được thiết lập; và cách thiết lập mối quan hệ vợ chồng thường xảy ra nhất là cả hai cá nhân này phải đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn có thể xảy ra tại Mỹ, hay ở Việt Nam, hoặc ở một nước thứ ba. Trước khi đăng ký kết hôn, cả hai cá nhân này phải chứng minh được mình đang còn độc thân bằng cách lấy giấy chứng nhận độc thân, còn được gọi là công hàm độc thân, tại Việt Nam hoặc tại Mỹ. Khi hai bạn có công hàm độc thân thì hai bạn sẽ tiến hành đăng ký kết hôn, tại Việt Nam, Mỹ hoặc một nước thứ ba. Sau khi hai bạn đã chính thức trở thành vợ chồng thì bạn có thể nộp hồ sơ bảo lãnh qua Mỹ cho vợ.
Hồ sơ bảo lãnh cho vợ gồm:
  • Đơn bảo lãnh I-130,
  • Đơn thông tin cá nhân G-325A cho bạn và vợ,
  • Đơn người đại diện G-28,
  • Đơn G-1145 nếu bạn muốn được Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) thông báo qua E-mail.
  • Khai sinh của hai bạn và bản dịch tiếng Anh,
  • Giấy đăng ký kết hôn và bản dịch tiếng Anh;
  • Ba lá thư xác nhận về mối quan hệ của hai bạn do người quen viết;
  • Bản sao y giấy chứng nhận nhập tịch Hoa Kỳ hoặc hộ chiếu Hoa Kỳ của bạn;
  • Bản sao y hộ chiếu của vợ;
  • Đơn ly dị của những hôn nhân trước (nếu có);
  • Một tấm ảnh 5x5 cho bạn và vợ;
  • Một tờ check hoặc money order 420 USD gửi cho Department of Homeland Security;
  • Và những bằng chứng về mối quan hệ của hai bạn, gồm: hình ảnh, thư, e-mail, bưu thiếp, bằng chứng đồng sở hữu như nhà, xe, tài khoản ngân hàng, hợp đồng thuê/mua, giấy phép kinh doanh, khai sinh của con chung, cùi vé máy bay và lịch trình bay, và hóa đơn của những tặng vật, và đám hỏi, và đám cưới, và nhiều bằng chứng khác về mối quan hệ của mình mà hai bạn có được.
Trên đây là những yêu cầu cơ bản nhất cho việc bảo lãnh vợ hoặc chồng sang Mỹ. Ngoài ra, , còn có nhữngđiều đáng được chú ý khi điền đơn mà người bảo lãnh và đương đơn thường gặp gồm tên, ngày tháng năm sinh, thời gian và nơi cư ngụ trên 6 tháng, những hôn nhân trước.Ví dụ tên bạn là Bùi Thị Thanh A thì bạn nên giữ họ (Last name) là Bùi, chữ lót (Middle name) là Thị, và tên (First name) là Thanh A, và bạn nên giữ tên mình như vậy cho đồng nhất trong tất cả các đơn và giấy tờ về sau này. Về ngày tháng năm sinh thường được điền theo tháng (05), ngày (10), năm (1984).
Hai bạn nên liệt kê thật chi tiết và chính xác thời gian hai bạn đã sống trên sáu tháng từ khi 16 tuổi, và địa chỉ của những nơi này có thể được điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không bỏ dấu.
Một yếu tố cũng khá quan trọng trong bộ hồ sơ là sự nhất quán trong thông tin, kiến thức,... điều này sẽ giúp bạn và chính phủ Mỹ biết rõ rằng những thông tin này là của một người, và sau này sẽ giúp bạn nắm rõ được những thông tin mình đã khai trong các đơn.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

CÁC BƯỚC ĐỂ ĐOÀN TỤ VỚI VỢ VÀ CON TẠI MỸ

Hỏi:
Tôi năm nay 32 tuổi, hiện đang sống tại Sài Gòn. Vào 07/2007, tôi có đăng ký kết hôn với một người. Nhưng sau đó chúng tôi ly dị vì cuộc sống không hạnh phúc. Đến cuối năm 2012 thì tôi có quen một cô gái ở Mỹ.
Tết năm 2013, cô ấy về Việt Nam và chúng tôi cùng nhau đi chơi rất nhiều nơi. Qua thời gian đi chơi và tìm hiểu nhau, chúng tôi yêu nhau. Tháng 08/2013, bạn gái lại về Việt Nam thăm tôi, và cô ấy đã có thai. Đến tháng 10/2013 thì cô ấy về lại Mỹ. Hiện giờ tôi muốn sang Mỹ để đoàn tụ với cô ấy và chăm sóc đứa con của chúng tôi. Mong luật sư hướng dẫn cho tôi các bước thủ tục để tôi mau chóng được đoàn tụ.
P/S:Bạn gái tôi định cư tại Mỹ đã 7 năm nhưng cô ấy chỉ có thẻ xanh chứ không có quốc tịch.Tôi đã tiến hành ly hôn với người vợ trước.Giờ tôi rất mong muốn được đoàn tụ với cô ấy.
       
Đoàn tụ với vợ và con tại Mỹ
Đáp:
Vì bạn gái anh là thường trú nhân nên không thể tiến hành bảo lãnh theo diện hôn phu, hôn thê được. Như vây, để đoàn tụ tại Mỹ, anh sẽ được đi Mỹ theo diện bảo lãnh vợ / chồng. Đối với diện này, người bảo lãnh có thẻ xanh – là một Thường Trú Nhân Hợp Pháp Hoa Kỳ (Lawful Permanent Resident in the United States) đã có thể mở hồ sơ bảo lãnh.Tuy nhiên, vấn đề ở đây là hai anh chị phải hoản tất thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Cần lưu ý rằng, trước khi bạn gái anh về Việt Nam để đăng ký kết hôn với anh, bạn gái anh cần phải liên lạc cùng Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Tổng Lãnh Sự Quán (LSQ) Việt Nam tại Hoa Kỳ để lấy Công Hàm Độc Thân và một số giấy tờ nên chuẩn bị. Đồng thời, bạn gái anh nên hoàn tất đơn Ủy Quyền, đã được công chứng và xác minh tại ĐSQ hoặc LSQ Việt Nam, để anh có thể mang hồ sơ đăng ký kết hôn đến nộp tại Sở Tư Pháp tại thành phố hoặc tỉnh nơi anh đang có hộ khẩu hoặc thường trú trước – điều này sẽ giúp anh chị tiết kiệm thời gian làm hồ sơ bảo lãnh.
Thời gian bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ từ ngày hồ sơ bảo lãnh được nộp tới ngày nhập cảnh nước Mỹ khoảng từ 11 tới 13 tháng đối với diện vợ/chồng.
Các bước tiến hành hồ sơ bảo lãnh diện vợ/chồng:
1/ Giai đoạn 1: Từ lúc mở hồ sơ đến USCIS chấp thuận
–   Điền đơn I-130 (đối với diện vợ /chồng)
–   Đơn G-325A (Biographic Information): hai bộ cho hai người, mỗi người ký một bộ.
–   Bản sao hai mặt của thẻ xanh
–   Giấy đăng ký kết hôn
–   Giấy chứng nhận ly hôn của anh
–   Giấy khai sinh của anh và chị.
–   Hai tấm hình màu(5×5): 1 của anh và 1 của chị.
–   Chứng từ về quan hệ giữa hai người như hóa đơn điện thoại, hình ảnh, thư từ, gmail, yahoo chat trước khi quen nhau,… USCIS không yêu cầu gởi những bằng chứng này nhưng gần đây có bạn đã được yêu cầu bổ sung bằng chứng nên tốt nhất gởi ngay khi mở hồ sơ để không phải mất thêm thời gian chờ đợi.
–   Nộp hồ sơ và đóng phí theo mức quy định cho USCIS.
2/ Giai đoạn 2: Từ NVC đến khi có lịch phỏng vấn
–   Sau khi hồ sơ được USCIS chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển từ USCIS đến NVC.
–   Làm bảo trợ tài chính, điền một số đơn cần thiết cùng với các giấy tờ khác. Đồng thời đóng tiền visa.
–   Sau khi hồ sơ hoàn tất, hồ sơ sẽ được gửi về Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam để phỏng vấn.
3/ Giai đoạn 3: Khi có lịch phỏng vấn đến khi có visa
–   Khám sức khỏe, chích ngừa trước khi phỏng vấn
–   Sắp xếp hồ sơ, bằng chứng và luyện tập phỏng vấn
–   Đi phỏng vấn và đương đơn sẽ nhận visa bằng thư sau 2 tuần phỏng vấn đậu.
Trên đây là các giai đoạn cơ bản của một hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện vợ/chồng, chúng tôi hy vọng giúp bạn có được những thông tin và kiến thức sơ bộ về quá trình tiến hành hồ sơ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

XÂY DỰNG BẰNG CHỨNG CHO HỒ SƠ BẢO LÃNH VỢ CHỒNG

Hỏi: 
Vào đầu năm 2013 tôi có quen một cô gái gốc Việt nhưng đã có quốc tịch Mỹ. Sau một thời gian hai bên tiếp xúc với nhau (chủ yếu bằng Viber và chat Skype) tôi và cô ấy nảy sinh tình cảm. Chúng tôi dự định sẽ kết hôn với nhau và cô ấy muốn bảo lãnh tôi sang Mỹ để sống với cô ấy theo diện vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ. Vậy cho tôi hỏi thủ tục để bảo lãnh sang Mỹ theo diện vợ / chồng như thế nào và tôi phải chuẩn bị những chứng cứ gì để có tính thuyết phục cao khi mà chúng tôi chỉ có liên hệ với nhau qua internet như vậy?
Chuẩn bị bằng chứng cho hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ
Đáp:
Bạn cần nắm rõ các giai đoạn xử lý của bộ hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng như sau:
  • Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ đến chấp thuận của USCIS
    • Hoàn tất các giấy tờ và mẫu đơm cần thiết
      • Đơn I-130, G-325A.
      • Gửi hồ sơ đến Sở Di Trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).
    • Sau khoảng 10 ngày, USCIS gửi giấy thông báo (Đơn I797/I797C) cho người bảo lãnh với thông báo hồ sơ đã được nhận cùng số hồ sơ.
    • Sau khoảng 6 – 9 tháng, USCIS gửi giấy chấp thuận (Đơn I-797C) với thông báo đã chấp thuận hồ sơ và chuyển qua Trung Tâm Chiếu Khán quốc gia (NVC).
  • Giai đoạn 2: Từ NVC đến khi có lịch phỏng vấn
    • NVC nhận được hồ sơ từ USCIS, sẽ gửi giấy thông báo hướng dẫn làm bảo trợ tài chính và đóng các phí sau:
      • Phí $120 (phí để NVC xét bảo trợ tài chánh)
      • Phí $325 (phí xin visa cho người được bảo lãnh).
      • Hoàn tất các giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn của NVC.
  • Giai đoạn 3 : Phỏng vấn tại LSQ
    • Khám sức khỏe, chích ngừa
    • Sắp xếp hồ sơ giấy tờ và phỏng vấn
    • Sau cuộc phỏng vấn, nếu thuyết phục được mối quan hệ của bạn là thật thì bạn sẽ được cấp visa: bạn sẽ được cấp giấy chấp thuận cấp visa (giấy hồng) và nhận được visa khoảng 10 – 14 ngày sau đó qua đường bưu điện.
Xây dựng khối bằng chứng vững chắc:
Để xây dựng được khối bằng chứng thuyết phục, hai bạn cần làm theo trình tự các mốc thời gian trong mối quan hệ của mình:
  • Khi hai bạn gặp nhau (bắt đầu mối quan hệ), quen nhau trong hoàn cảnh nào, vì sao gặp nhau, có người giới thiệu hay là tình cờ,…. Chi tiết lần đầu tiên gặp nhau rất thường được các viên chức lãnh sự khi phỏng vấn hỏi và xem xét tính hợp lý của câu trả lời cùng với bằng chứng chứng minh thuyết phục. Ví dụ, hai bạn tình cơ gặp nhau trên Facebook thì những dòng trò chuyện đầu tiên trên đó cũng có thể là bằng chứng cho mối quan hệ của bạn. Nếu như bạn còn lưu giữ chúng trong máy tình thì có thể sử dụng chúng như một loại bằng chứng chứng minh lần đầu hai bạn gặp nhau.
  • Khi hai bạn đang quen nhau: bạn cần có những bằng chứng chứng minh hai bạn thường xuyên liên lạc với nhau, có sự trao đổi thông tin qua lại và hóa đơn các loại quà tặng nhau. Bằng chứng cho giai đoạn này thường là hình ảnh chụp chung, đi chơi chung,… Theo như trường hợp của bạn, hai bạn thường xuyên chat qua Skype hoặc Viber thì có thể chụp hình lại những dòng tin nhắn hoặc hình ảnh khi chat với nhau để làm bằng chứng.
  • Nếu như vợ bạn có về Việt Nam thăm bạn thì bạn nên có giấy tạm trú cho vợ bạn để chứng minh hai vợ chồng bạn ở chung một nơi tại Việt Nam, cùng với đó việc lưu giữ cùi vé máy bay, lịch trình bay, khai sinh con chung,….
  • Để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ, bạn có thể chuẩn bị thêm một số bằng chứng dưới đây: tài sản đồng sở hữu, tài khoản ngân hàng chung, bất động sản đứng tên chung,….
  • Một hồ sơ thuyết phục là một hồ sơ có thể chứng minh mối quan hệ của hai bạn là thật. Bạn cần hiểu rõ cách nhìn của viên chức lãnh sự đối với hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng thì sẽ chuẩn bị kỹ càng và toàn diện cho bộ hồ sơ của mình.
Với những thông tin vừa trình bày, Toàn Cầu Visa mong rằng hồ sơ của bạn sẽ được chuẩn bị toàn diện và kỹ càng hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về hồ sơ định cư của chính mình và thời gian thời gian bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

CHỒNG KHÔNG ĐỒNG Ý CHO CON THEO MẸ ĐI MỸ

Hỏi:
Tôi ly hôn chồng và có đứa con gái 4 tuổi, tòa giải quyết tôi nuôi con. Sau đó tôi lập gia đình với chồng mới, anh ấy có quốc tịch Mỹ. Tôi và chồng mới có một con chung, bé được 5 tháng tuổi. Tôi muốn bé mang quốc tịch Mỹ của cha. Vậy làm sao nhập quốc tịch Mỹ cho bé?
Hiện nay, chồng tôi muốn bảo lãnh định cư Mỹ cho tôi va con riêng nhưng chồng cũ của tôi không đồng ý cho bé 4 tuổi cùng tôi định cư Mỹ. Vậy có cách nào có thể cho bé được đi cùng tôi mà không cần sự đồng ý của cha bé hay không?
Con gái theo mẹ định cư Mỹ
Đáp:
Về việc nhập quốc tịch cho bé có cha là người Mỹ, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
  • Khai sinh của bé.
  • Bằng quốc tịch của cha bé.
Tuy nhiên, việc cung cấp giấy tờ chỉ là một phần. Điều quan trọng trong việc bảo lãnh sang Mỹ là phải xây dựng khối bằng chứng vững vàng để chứng minh:
  • Sự ra đời của đứa bé
  • Mối quan hệ giữa bạn và cha đứa bé
  • Bằng chứng về thời điểm thụ thai của đứa bé.
  • Và nhiều yếu tố khác nữa để cho viên chức LSQ thấy rằng mối quan hệ của bạn là thật, không vụ lợi, không vì mục đích định cư,… Yếu tố cốt lõi cho hồ sơ dạng này là cần chứng minh mối quan hệ thật sự giữa cha và con, mẹ và cha,… cùng với những bằng chứng đi kèm để thuyết phục viên chức Lãnh sự.
Ngoài ra, nếu tại thời điểm phỏng vấn, cần làm rõ là cha bé có cùng đi hay không? Nếu không cùng đi thì chúng tôi sẽ phải hướng dẫn bạn thực hiện một vài thủ tục nữa. Cuối cùng, kết quả là bé sẽ có được:
  • Passport
  • Giấy chứng sinh ngoài nước Mỹ
  • Số an sinh xã hội
Về sự đồng ý của cha đứa bé: Theo Luật di trú của Mỹ, để bé gái 4 tuổi – con chị được cùng mẹ định cư tại Mỹ thì cần phải có sự đồng ý của cha bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của chị như thế nào; thời điểm ly hôn, tình trạng mối quan hệ sau ly hôn, quyền lợi sau ly hôn,… khi có đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ có những hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ chị trong việc tiến hành hồ sơ diện chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ .
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes