BREAKING NEWS

Friday, August 26, 2016

VIÊN CHỨC LÃNH SỰ HỎI GÌ KHI PHỎNG VẤN (BÀI 1)

Các Viên Chức Lãnh Sự là những Người được đào tạo, am hiểu phong tục tập quán Việt Nam. Thậm chí, có người còn nói tiếng Việt lưu loát. Và họ cũng rất nhạy bén, sâu sắc để có thể nhận ra những mối quan hệ không thật trong quá trình phỏng vấn để từ chối cấp visa định cư.
Dù là vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ hay là chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ thì khi tham dự phỏng vấn, nên trang bị cho mình một khối lượng kiến thức tổng quan về mối quan hệ của mình cũng như là những thông tin về các cá nhân trong mối quan hệ đó, cùng với sự hiểu biết thật cặn kẻ về quá trình hôn nhân của mình. Các Viên Chức Lãnh Sự khi phỏng vấn, họ muốn biết rằng các bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi mà họ đặt ra. Thậm chí có những câu hỏi thật là phi lý, mà đương đơn không thể nhớ được hoặc không thể nào ngờ. Và nếu trả lời không biết, thì họ sẽ nghi ngờ và sẽ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.
Theo kinh nghiệm qua nhiều trường hợp phỏng vấn, và qua quan sát những đương đơn đã đậu hoặc rớt phỏng vấn cùng chia sẽ lại. Chúng tôi tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa tất cả để có thể giúp bạn có buổi phỏng vấn suôn sẽ và thành công với xác suất cao nhất được cấp visa. Bài viết sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về quá trình phỏng vấn. Cũng như cách ứng xử khi phỏng vấn nhằm đạt được kết quả thật tốt.
Cấu trúc thông thường của một buổi phỏng vấn sẽ được chia ra làm ba phần chính và trong mỗi phần đều có những câu hỏi liên quan, những câu hỏi này rất quan trong cho việc đánh giá hồ sơ và mối quan hệ của đương đơn đối với viên chức lãnh sự. Các phần được phân chia như sau:
  1. Quá trình quen biết nhau.
  2. Quá trình tìm hiểu và đi đến hôn nhân.
  3. Cuộc sống sau hôn nhân.
CHI TIẾT CỦA BUỔI PHỎNG VẤN
Quá trình quen biết nhau: Thông thường quá trình quen biết nhau gồm những yếu tố sau:
  • Quen nhau do người thân giới thiệu.
  • Quen nhau qua mạng
  • Quen nhau tình cờ.
  • Quen nhau qua làm chung nơi làm việc
  • Quen nhau từ thời còn đi học, sống chung cùng địa phương.
  • Và nhiều tình huống khác,….
Thông thường, các viên chức lãnh sự khi bắt đầu vào câu hỏi chính như:
  • Nêu lý do tại sao quen nhau?
  • Hay quen nhau trong trường hợp nào?
Và theo sau đó là mộ số câu hỏi liên quan mà bạn cần lưu ý.
Ví dụ: Trường hợp quen nhau do người thân giới thiệu có thể có những câu hỏi như:
  • Lý do tại sao quen nhau?
  • Ai là Người giới thiệu?
  • Người giới thiệu có quan hệ như thế nào với (Vợ/Chồng)?
  • Người giới thiệu ở cùng Tiểu Bang hay khác Tiểu Bang của (Vợ/Chồng)?
  • Đã từng gặp người giới thiệu chưa?
Sau khi nêu lý do quen nhau, viên chức lãnh sự hỏi tiếp:
  • Gặp nhau lần đầu khi nào?
  • Gặp nhau ở đâu?
  • Lúc mấy giờ?
  • Khi gặp (Vợ/Chồng) mặc áo màu gì?
  • Ai hỏi thăm truớc? Hỏi thăm câu gì?
  • Gặp nhau trong bao lâu?
  • Có ai làm chứng?
  • Lần đầu gặp (Vợ/Chồng) có nắm tay không? Có hôn không?
Tuy mỗi tình huống gặp nhau và cách đặt câu hỏi có khác nhau. Nhưng cách phỏng vấn của các viên chức lãnh sự đều muốn nguời phỏng vấn trả lời được các câu hỏi trong buổi phỏng vấn bảo lãnh định cư Mỹ theo diện vợ chồng.
Thực tế, đã có những bạn bị bất ngờ và không trả lời được các câu hỏi như: lúc mấy giờ? khi gặp (vợ/chồng) mặc áo gì? Gặp nhau trong bao lâu?
Và cũng có một số bạn đã “trả lời cho xong” những khi đưa bằng chứng ra thì không phù hợp với nội dung trả lời, ví dụ như: bạn không nhớ được khi gặp nhau (vợ/chồng) mặc áo màu gì, Bạn trả lời là màu đỏ nhưng khi viên chức lãnh sự hỏi Bạn có hình ảnh không? Nếu Bạn nói có và Họ yêu cầu xem hình. nhưng khi họ nhìn hình thì họ thấy màu xanh. Hoặc bạn nói là gặp nhau lúc 7 giờ tối mà trong hình trời vẫn còn sáng…
Có những tình huống mà viên chức lãnh sự khó có thể kiểm tra được, như là khi gặp lần đầu hỏi thăm câu gì? Hay nói về vấn đề gì? Những câu hỏi như vậy Họ chỉ mục đich kiểm tra phản ứng của Bạn. Mà qua câu trả lời của bạn, Họ sẽ đánh giá về quá trình hôn nhân của bạn
Tình huống quen nhau qua mạng:
Khi bạn quen nhau qua mạng, các viên chức lãnh sự có thể đặt những câu hỏi sau: Quen nhau trong trường hợp nào? Trang Web Tên gì? Nick name trên mạng là gì? Tại sao lại chat với nhau? Ai chat trước? Nói câu gì trước? trả lời thế nào ? Có biết người(Vợ/Chồng) đang sống bên Mỹ không? Có hứa hẹn làm đám cưới không? Chat trong thời gian bao lâu? Lúc mấy giờ? Nói câu gì khi kết thúc? Có hẹn lần tới chat tiếp không? Sau mấy ngày thì chat tiếp? Có nói nhớ khi chat lần 2 không? Chat bao nhiêu lần tuần? …
Cũng giống như tình huống ở trên, viên chức lãnh sự sẽ kiểm tra sự phản xạ của người phỏng vấn. Khi bạn trả lời là quen nhau ở một trang web nào đó hay ở một chat room nào đó. Có thể các viên chức lãnh sự sẽ yêu cầu Bạn nói tên, địa chỉ web hay chat room đó. Và họ sẽ kiểm tra xem trang web, hay chat room đó có tồn tại không.
Ai cũng biết quá trình hôn nhân phải qua một giai đọan tìm hiểu, và sau khi tình cảm thắm thiết thì mới dẫn đến hôn nhân. Nhưng những lần gặp đầu tiên,, hoặc chỉ một thời gian rất ngắn ngủi mà đã thương yêu nhau. Mà trên một thế giới mạng ảo, rất hiếm có những tình yêu chân thật..
Cho nên các Bạn cần lưu ý, chỉ vài lần gặp nhau trên mạng. Mà chưa lần nào gặp nhau trực tiếp mà nói lời yêu thương nhau thì khó thuyết phục được các viên chức lãnh sự về một mối quan hệ thật, tình yêu thật.
Trường hợp tình cờ quen nhau: qua các chuyến đi du lịch hoặc chỉ gặp nhau trên đường đi. Hay quen nhau từ nơi làm việc …
Những tình huống quen nhau như vậy thì các viên chức lãnh sự sẽ đặt câu hỏi xoáy vào trọng tâm lúc quen nhau các câu hỏi như:
  • Quen nhau trường hợp nào?
  • Ai là người làm quen trước?
  • Lần đầu gặp nhau ở đâu?
  • Nói chuyện về vấn đề gì?
Đây là những câu hỏi bắt đầu, tùy vào hoàn cảnh trả lời mà các Viên chức lãnh sự sẽ hỏi những câu hỏi phát sinh cho tình huống đó.
Về tình huống quen nhau từ khi còn đi học, sau đó người (Vợ/Chồng) ra đi đoàn tụ và sau này thì về lại Việt Nam để làm đám cưới. Có thể các viêc chức lãnh sự sẽ hỏi về quá trình quen nhau từ thời còn là học sinh bằng các câu hỏi như:
  • Quen nhau trong hoàn cảnh nào?
  • Học lớp mấy thì bắt đầu biết nhau?
  • Ai là cô giáo chủ nhiệm năm học?
  • Vợ/chồng học giỏi môn gì?
  • Trong lớp có bao nhiêu học sinh?
  • Tốt nghiệp cấp 1, cấp 2, cẩp 3 năm nào?
(Xem tiếp bài 2: Câu hỏi liên quan đến quá trình quen biết và hôn nhân)
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes