BREAKING NEWS

Saturday, November 28, 2015

Cách Làm Món Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn uống khoa học mà nhiều mẹ áp dụng cho con. Đơn giản bởi phương pháp này vừa dễ làm lại vừa hiệu quả đối với trẻ. Các mẹ hãy áp dụng cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật đơn giản dưới đây cho các bé nhé, đơn giản, tiết kiệm thời gian mà lại bổ dưỡng cho bé.
1.Chế biến đồ ăn để đông lạnh cho con ăn dần
che-bien-do-an-dong-lanh-cho-con
Đồ đông lạnh để chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật cho con
Đây là cách mà mẹ các bà mẹ Nhật vẫn thường dùng. Cách này rất thích hợp cho các bà mẹ bận rộn, không có thời gian chế biến đồ ăn cho con. Việc chế biến đồ ăn cho con theo cách này vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên với đồ đông lạnh, các mẹ chú ý mua thực phẩm về trong ngày, chế biến và để đông lạnh luôn, ngoài ra đồ đông lạnh cho bé chỉ nên để trong 1 tuần.
– Đối với món cháo: Các mẹ nấu cháo nhuyễn như bình thường, có thể dùng tay hoặc máy để nghiền cháo. Nấu số lượng nhiều một chút rồi cho vào khay để đá, để đông lạnh. Các mẹ dựa theo nhu cầu của con mình để ước lượng số cháo cần nấu cho con ăn trong vòng 1 tuần.
– Đối với rau củ quả, như cà rốt, khoai tây, khoai lang… các mẹ hãy luộc chín, sau đó: một là cho vào túi nylon đựng thực phẩm sạch rồi dùng thìa, hoặc chày nghiền nhuyễn. Hai là dùng máy xay để xay nhuyễn. Rồi dàn đều ra, sau đó lấy một chiếc đũa chia thành từng phần nhỏ. Sau đó cho vào đông lạnh. Khi lấy ra chúng ta chỉ cần bẻ nhẹ một cái là sẽ thành từng viên nhỏ để tiện phục vụ từng bữa ăn của bé.
– Đối với nước rau luộc: Thành phần để chế nước rau củ cho bé là một vài loại rau củ lấy nước (mùa nào thì rau củ đó là ngon nhất). Sau khi luộc xong các mẹ để riêng nước và cái.
Cái thì đem xay, nước thì để nguyên rồi cho vào khuôn làm đông đá. Và thành phẩm nước luộc đã được đông đá.
– Đối với cá: Cách chế biến cá để đông lạnh cũng hết sức đơn giản .Cá đem luộc chín bỏ da, dùng tay kiếm tra xem có xương thì bỏ hết xương đi rồi cho vào cối nghiền nhuyễn. Tiếp theo cho vào túi bảo quản thực phẩm, cũng chia thành từng phần nhỏ
Lưu ý: Tất cả những gì cho con ăn dặm các mẹ đều có thể chế biến thành đồ đông lạnh được, nên tùy theo khẩu vị của con, số lượng con ăn và tùy theo mùa để quyết định chế đồ ăn dặm đông lạnh cho con. Ngoài ra, sau khi chế biến các mẹ nhớ ghi ngày tháng chế biến vì đồ ăn dặm đông lạnh chỉ dùng được trong vòng 1 tuần.(xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Cách chế đồ ăn dặm từ đồ đông lạnh
 Có 2 cách để chế biến ăn dặm từ đồ đông lạnh như sau:
– Lò vi sóng:  Rã đông, rồi quay nóng món mà định cho con ăn. Sau đó trộn đều lên là hoàn thành.
ra-dong-thuc-pham
Sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm cho bé
– Nấu trên bếp:  Cho vào nồi món định cho con ăn, đun nhỏ lửa (có thể cho thêm 10 – 20ml nước, tùy theo lượng nấu).
Đến khi hỗn hợp tan chảy, nóng, các mẹ trộn đều với nhau là có cháo ngon cho con ăn.
2. Một số món ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Cà rốt nghiền
Nguyên liệu: Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê; Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Cách làm: Nghiền cháo, đổ vào bát. Xong nghiền cà rốt, cho lên trên. Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.
Chú ý: Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.
Cháo bắp / cháo ngô ngọt
Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê
Cách làm: Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã. Chú ý: Có thể nình hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô
Cháo đậu côve
Nguyên liệu: Cháo trắng: 2 thìa cà phê, Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê
Cách làm:  Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ. Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng.
Hi vọng rằng với một số gợi ý trên đây mẹ sẽ nấu được cho con món ăn dặm ngon nhất nhé. Chúc mẹ thành công!

Xem thêm các chủ đề:

Top Thực Phẩm Dinh Dưỡng Giúp Trẻ Tăng Chiều Cao

Đa số nhiều người thường nghĩ rằng: “Bố mẹ thấp bé thì làm sao con cao lớn” được. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, yếu tố gen mặc dù ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ nhưng các yếu tố khác cũng góp phần quyết định vấn đề này, trong đó có thực phẩm. (xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Dưới đây là top những thực phẩm giúp bé tăng chiều cao, mẹ nên tham khảo để bổ sung cho bé hàng ngày:
- 0000
  1. Rau chân vịt
Bộ phim hoạt hình nổi tiếng “Thủy thủ Popeye” thường có hình ảnh thủy thủ Popeye luôn ăn rau chân vịt để cao lớn, khỏe mạnh. Vì sao vậy? Bởi trong loại rau xanh lá này chứa rất nhiều sắt và nhôm. Đây chính là hai chất khoáng cần thiết cho tăng trưởng chiều cao của trẻ.
  1. Cà rốt
Vitamin A có nhiều trong cà rốt, không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp cho quá trình tổng hợp protein để phát triển chiều cao. Mẹ có thể cho bé ăn cà rốt tươi hoặc nước ép cà rốt nguyên chất.
trung-ga1
  1. Trứng
Trẻ em thường rất thích ăn trứng. Điều này rất tốt cho sức khỏe cũng như chiều cao của trẻ. Bởi trứng là nguồn dinh dưỡng giàu Protein cần thiết cho sự phát triển thể chất cảu trẻ.
  1. Yến mạch
Giàu protein và ít béo, Yến mạch là sự lựa chọn tốt cho bữa sáng hàng ngày của trẻ. Mẹ có thể tạo nhiều món và thêm nhiều hương vị để bữa sáng của bé trở nên hấp dẫn mỗi ngày.
  1. Đậu nành đen
Đậu nành nói chung rất tốt cho quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Trong đó, đậu nành đen có chứa lượng protein cao, rất tốt cho sự tăng trưởng chiều cao.
  1. Sữa
Sữa là thức uống cần thiết cho trẻ nhỏ, bởi sữa không những giàu canxi mà còn giúp toognr hợp protein cho cơ thể. Mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc thưởng thức các chế phẩm từ sữa như phomai, bơ, sữa chua,… để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho sự phát triển xương vững chắc.
Thịt gà ngon, dễ ăn, trẻ thường rất thích như gà quay, gà nướng,… Thịt gà giàu protein nên rất tốt cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.
  1. Hoa quả
Hoa quả giàu chất xơ và các vitamin rất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ. Mẹ hãy cho bé ăn đủ hoa quả, rau xanh để bé có cơ thể khỏe mạnh.
Lời khuyên: Một lưu ý quan trọng cho bố mẹ là bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ với những thực phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao, mẹ cũng cần chủ động cho bé tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi đẻ củng cố cơ, khả năng chịu đựng cũng như tinh thần thoải mái. Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ tập luyện các môn thể thao để giúp bé phát triển chiều cao.
Xem thêm các chủ đề:

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Tiểu Học

Từ 6 tuổi trẻ em bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.
3
Nhưng ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học. (xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:
6 tuổi: Năng lượng 1600; Chất đạm 36g
7– 9 tuổi: Năng lượng 1800; Chất đạm 40g
10– 12 tuổi: Năng lượng 2100– 2200; Chất đạm 50g
Chú ý: Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.
- 0000
Chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?
Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
– Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).
– Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.
– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
– Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
– Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
– Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
– Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.
– Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
– Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.
Ths. Lê Thị Hải

Biếng Ăn Ở Trẻ Em

Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn…
1-biengan16415cdeb82da680a390cp-1429235123949
 
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em

– Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn. Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, thiếu canxi, thiếu kẽm, thiếu các vitamin…). Dẫn tới trẻ bị thiếu ăn ngay từ trong bụng mẹ và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. (xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡngKết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng này cũng do thiếu ăn (khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất) dẫn tới thiếu vitamin D, thiếu vitamin C, vitamin nhóm B, thiếu Magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm làm cho trẻ rất biếng ăn…Khi cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn.
– Nguyên nhân thứ hai là trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hoá (viêm dạ dày, viêm ruột…). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hoá, nên trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.
– Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), Magiê bị thiếu hụt.
-0(1)
– Một số nguyên nhân khác nữa như trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt, hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.
– Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.
– Cuối cùng một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng… trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ.
Để giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, cha mẹ các cháu cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ Dinh dưỡng, bác sĩ Nhi loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn. 
– Nên có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân.
– Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất 5 tuổi. 
– Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như Magiê, kẽm. Đặc biệt là không được lạm dụng kháng sinh.
– Giảm đau trong qúa trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.
– Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều.
– Để giải quyết tình trạng biếng ăn bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Tránh không nên “đè” trẻ ra bắt ăn, không nên mắng mỏ, doạ dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ để khắc phục.
BS. Lê Quang Hào

Cho Trẻ Ăn Bổ Sung Như Thế Nào Là Hợp Lý ?

Ăn bổ sung hay còn goi là ăn sam, ăn dặm là một thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu người mẹ có những hiểu biết chưa đúng về vấn đề này sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
Ăn bổ sung là gì? 
Là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như : Bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò…
che-do-dinh-duong-gay-suy-dinh-duong-neu

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung? 
Trong 4 – 6 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú mẹ Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác
Khi cho trẻ ăn bổ sung các bà mẹ cần chú ý: 
– Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.
– Số lượng thức ăn và bữa tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp lý với khẩu vị của trẻ.
– Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương.
– Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.
Chất lượng của thức ăn bổ sung: có thể thêm dầu, mỡ, vừng, lạc hoặc bổ sung men tiêu hoá làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại có thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
 3

– Tất cả các dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
– Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.
– Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi ốm. Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn, đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy và sốt cao.
– Không nên cho trẻ ăn mì chính.
– Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì dễ làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi.
Khi ăn bổ sung trẻ ăn được những loại thức ăn nào?
Trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hằng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay. (xem thêmthực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng , thịt… vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khỏe mạnh.
Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm :
– Nhóm cung cấp chất đạm : thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng…
– Nhóm tinh bột : gạo, mì, khoai ngô…
– Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng…
– Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: Rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như : Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi… và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài… .
Mỗi ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên
Thế nào là tô màu bát bột cho trẻ?
Là làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm: màu xanh của rau; màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ…; màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng…
Trẻ nên ăn mấy bữa một ngày?
5 – 6 tháng: bú mẹ là chính + 1 – 2 bữa bột loãng và nước quả
7 – 9 tháng: bú mẹ + 2 – 3 bữa bột đặc và nước quả hoặc hoa quả nghiền.
10 – 12 tháng: bú mẹ + 3 – 4 bữa bột đặc và hoa quả nghiền
13 – 24 tháng: bú mẹ + 4 – 5 bữa cháo và hoa quả
25 – 36 tháng: 2 bữa cháo hoặc súp + 2 – 3 bữa cơm nát + sữa bò hoặc sữa đậu nành và hoa quả
Từ 36 tháng trở đi: cho trẻ ăn cơm với thức ăn đặc biệt nấu riêng. Cho ăn thêm 2 bữa phụ: Cháo, phở, bún, súp, sữa… . Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.
Lượng chất đạm cho trẻ một ngày là bao nhiêu?
Trẻ 5 – 6 tháng: 20 – 30 g Thịt ( cá, tôm), khoảng 2 – 3 thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa; nếu ăn trứng : 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
Trẻ 7 – 12 tháng: 100 – 120 g thịt hoặc 150g cá, tôm, hoặc 200g đậu phụ trong 1 ngày chia 3 – 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm thì mỗi thứ chỉ cần 30 – 40g mỗi ngày), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà mỗi bữa. Một tuần cho trẻ ăn từ 3- 4 quả trứng.
Trẻ 13 – 36 tháng: 120 – 150 g thịt hoặc 150 – 200g cá, tôm, hoặc 250g đậu phụ mỗi ngày, hoặc 1 quả trứng gà mỗi bữa (ăn cả lòng trắng) 1 tuần ăn từ 3 – 4 quả trứng.
Trẻ từ 36 tháng trở lên: 200g thịt hoặc 250g cá, tôm, hoặc 300g đậu phụ; mỗi ngày có thể cho trẻ ãn 1 quả trứng nhưng phải giảm bớt thịt hoặc cá.
Cách chế biến thức ăn cho trẻ 
Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ãn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái (kể cả rau), không nên chỉ ăn nước.
Ths. Lê Thị Hải

Thực Phẩm Dinh Dưỡng An Toàn Cho Bé

Trẻ tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Trung bình tăng khoảng 0.3kg mỗi tháng, nhưng sau một năm trẻ chỉ tăng khoảng 2kg/năm. Trong khi quá trình tăng trưởng chậm lại, dinh dưỡng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là thời gian trẻ cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ ngoài việc chỉ uống sữa như trước đây. Nếu trẻ nhận được đủ lượng protein, sắt, vitamin và carbohydrat, trẻ sẽ có thể lực phát triển khoẻ mạnh và tăng sức đề kháng.(xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Gợi ý chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các thực phẩm sau:
Sữa
Sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ. Sữa cung cấp canxi và vitamin D để xương chắc khoẻ. Để trẻ uống sữa không bị nhàm chán, hãy thêm những hương vị vào sữa như chocolate. Chocolate không cản trở sự hấp thụ canxi, đảm bảo chất lượng hoàn hảo của sữa.
- 0000
Khoai tây nướng, hấp
Khoai tây rất giàu kali và chất xơ. Hai hình thức chế biến trên giúp bảo toàn dinh dưỡng của khoai tây, không gây ngấy và béo như chiên rán.
Cà rốt
Đối với trẻđang tập ăn bốc và trẻ mới biết đi, có thể hấp cà rốt cho đến khi chín mềm và sau đó cắt thành miếng nhỏ và cho bé ăn.
Pho mát
Một lát pho mát có khoảng 125 milligram canxi khoẻ  xương. Trẻ em từ 1-3 tuổi cần 500 ml mỗi ngày, trong khi 4-8 tuổi cần 800 ml cũ một ngày.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất, bao gồm cả sắt và vitamin B, tốt cho các tế bào máu.
Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu vitamin A và C giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Trứng
Trứng chứa nhiều protein và vitamin D. Chúng giúp khoẻ xơ và cung cấp canxi cho cơ thể. Vì vậy, một quả trứng một ngày sẽ hoàn thành chế độ ăn uống đầy đủ protein và vitamin D của trẻ.
hard-boiled-eggs
Rau quả hỗn hợp
Rau hỗn hợp bao gồm một sự kết hợp các loại rau khác nhau với các vitamin khác nhau và các protein mà cơ thể đòi hỏi hàng ngày. Ví dụ: Đậu Hà Lan cung cấp protein và vitamin B, đậu xanh cung cấp kali…
Thịt bò
Thịt bò là một nguồn giàu chất sắt, protein và kẽm. Nhưng nên chọn thịt bò nạc để giữ mức tiêu thụ chất béo ít nhất.
Kiwi
Kiwi giàu vitamin C hơn cam, giàu chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Nước cam
Trong tất cả các loại nước tự nhiên, nước cam là bổ dưỡng nhất. Nó chứa rất nhiều vitamin C và kali. Cung cấp canxi tăng cường tốt nhất cho những đứa trẻ không muốn uống sữa.
Sữa chua
Sữa chua cung cấp khoảng 250-450 mg canxi. Hãy chọn sữa chua ít chất béo là tốt hơn cả. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua tăng cường sức khỏe đường ruột của trẻ.
(Theo BC)
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes