BREAKING NEWS

Saturday, November 28, 2015

Tỷ Lệ Trẻ Em Thấp Còi Tại Việt Nam

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay rất cao, với tỷ lệ 31,9% (tương đương cứ 3 bé thì có một em bị thấp còi).
Tại hội thảo sữa học đường quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam (trong hai ngày 25-26/11), bà Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em nước ta hiện nay đứng thứ 20 thế giới, mức rất cao.
Số liệu cũng cho thấy, chiều cao trung bình của người Việt Nam những năm gần đây cải thiện rất chậm. Cụ thể sau 10 năm, chiều cao trung bình chỉ tăng thêm 1 cm (trong khi ở Thái Lan, Trung Quốc con số này là 2 cm).
490stress-1351675082_500x0
Trẻ Việt Nam xếp thứ 20 trên thế giới về tỷ lệ suy dinh dưỡng.

160 chuyên gia về dinh dưỡng trên khắp thế giới tham dự hội thảo, chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ, trong đó tập trung vào lứa tuổi mầm non và tiểu học.Bà Mai cho rằng do nhiều vùng ở nước ta còn nghèo, thêm vào đó phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong bữa ăn, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. “Các em chỉ được ăn đủ về mặt số lượng thức ăn, chứ chưa đầy đủ về các chất dinh dưỡng cũng như vi chất khoáng, canxi… Hơn nữa vấn đề ăn uống không đúng cách còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ”, bà nói.(xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ngoài công tác vận động phụ huynh cải thiện chất lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, thì việc bổ sung thêm sữa tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng, giảm suy dinh dưỡng, bệnh tật… Sữa tươi còn cung cấp năng lượng, đạm, sắt, vitamin, canxi và các khoáng chất, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ.
Hơn nữa việc uống sữa hàng ngày với nồng độ chất béo được khống chế ở mức vừa đủ giúp trẻ tránh được nguy cơ béo phì, bởi thay cho nước ngọt có gas và thức ăn vặt. “Uống sữa càng nhiều đồng nghĩa với việc tiêu thụ đường càng ít, vì nó thay thế cho nước ép trái cây và nước uống có gas”, chuyên gia dinh dưỡng Sandra Tuijtelaars khẳng định.
dutcom-1351675082_500x0
Phần lớn trẻ Việt Nam chỉ được ăn đủ về số lượng nhưng chưa đủ về dinh dưỡng. Ảnh: Thi Ngoan.

Trong khi đó, theo thống kê của Viện dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, tỷ lệ dùng sữa trên đầu người ở nước ta hiện rất thấp: 14 lít một người trong một năm (trong khi Thái Lan là 23 lít, Trung Quốc là 25 lít và Nhật Bản là 70 lít). Đáng bận tâm là nhiều trẻ em vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn thì hoàn toàn không biết đến nguồn dinh dưỡng từ sữa.Hiện nay ở các nước phát triển như Ba Lan, Nga hay Thái Lan, chính phủ đã có những chương trình hỗ trợ cấp quốc gia, tập trung cho dự án đưa sữa tươi 100% vào học đường cho học sinh uống. Chương trình này đã đạt hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe, thể trạng cũng như khả năng tập trung của trẻ.
“Do vậy, chương trình sữa học đường đặc biệt cần thiết và cấp bách hiện nay cần sự chung tay toàn xã hội, để đưa sữa đến trẻ em hàng ngày”, bà Mai nhìn nhận.
Theo thống kê từ năm 2008 đến nay, Quỹ sữa vươn cao Việt Nam của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam mới chỉ cung cấp 18 triệu ly sữa miễn phí cho gần 300.000 trẻ em nghèo, khuyết tật trong cả nước.
Hiện nay cả nước chỉ có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư ngân sách và sự đóng góp của cộng đồng, đầu tư 90 tỷ đồng hằng năm giúp cho 40.000 trẻ em ở các trường mầm non trong tỉnh được uống sữa miễn phí.
Các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai… cũng đang học hỏi mô hình này nhưng bước đi còn nhỏ lẻ nên chưa phát huy được hiệu quả.
img1425-1351675083_500x0
Hội thảo “Sữa học đường quốc tế Việt Nam” thu hút sự quan tâm của 160 chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới tham dự. Ảnh: Thi Ngoan.

Nếu đề án này thực hiện thì theo đó, mỗi trẻ em ở vùng khó khăn sẽ được uống 250 ml sữa một ngày (tương đương 50 lít sữa một năm) hoàn toàn miễn phí. “Chúng tôi hy vọng rằng nếu triển khai được chương trình này, chắc chắn thể trạng, trí tuệ, tầm vóc của con em đồng bào nơi đây sẽ được tăng trưởng””, ông Đắc nhìn nhận.Nhận thấy Việt Nam cần học tập các nước khác để có một chương trình cấp quốc gia nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, ông Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, trước mắt cần ưu tiên phát triển mô hình sữa học đường ở 62 huyện nghèo nhất nước, gồm 894 xã với khoảng 420.000 trẻ. Đề án này dự kiến thực hiện trong 3 năm (từ nay đến 2013) với tổng kinh phí dự tính 1.050-2.000 tỷ đồng, đã được Bộ trình Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên một vấn đề khiến nhiều đại biểu quan tâm là hiện người dân Việt Nam chưa có thói quen uống sữa. Do đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh cũng như trẻ em hiểu biết hơn về tầm quan trọng của loại thực phẩm dinh dưỡng này trong sự phát triển trí lực, thể lực của bé.
Thi Ngoan – Báo Vnexpress.net
Xem thêm các chủ đề:

Vấn Đề Phát Triển Tăng Chiều Cao Ở Trẻ

Sự phát triển chiều dài của thai nhi rất sớm ngay từ những tuần đầu của bào thai và chiều dài đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong khi đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.
Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên chiều cao trẻ phát triển rất nhanh, chiều cao trẻ 1 tuổi đã gấp rưỡi chiều cao lúc mới đẻ, ví dụ lúc mới sinh chiều dài của trẻ là 50cm, đến 1 tuổi chiều dài của trẻ sẽ là 75cm. Từ 1 tuổi đến 19 tuổi trẻ ở giai đoạn lớn đều mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. Khi đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh.
Tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam là 9-11 tuổi đối với nữ và 12-14 tuổi đối với nam. Lứa tuổi này chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm. Khi đến tuổi dậy thì (12-13 đối với nữ và 15-16 đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng khoảng 1-2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn đối với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, nhưng có 3 yếu tố chính và có thể tác động được đó là:

1. Yếu tố về dinh dưỡng
  • Vai trò của protein (chất đạm): chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc của cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.
  • Vai trò của Canxi: canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương.
080512_053859canxi
Canxi là 1 trong những thành phần quan trọng trong phát triển chiều cao ở trẻ
  • Vai trò của lipid (chất béo): Chất béo rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ. Đồng thời chất béo còn giúp cho tăng cường hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D…giúp hệ xương phát triển tốt.
  • Vai trò của vi chất dinh dưỡng: Các nghiên cứu tiến hành gần đây cho thấy ảnh hưởng của thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và thiếu Iốt.
2. Yếu tố về môi trường-xã hội:
Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống lâu trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

3. Luyện tập thể dục thể thao
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nhiều môn thể thao hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao như bơi, nhảy cao, nhảy xa, chạy…
Như vậy, mọi can thiệp nhằm cải thiện chiều cao của con người cần phải thực hiện sớm, càng sớm càng tốt ngay từ những tuần đầu tiên của thai nhi. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cần được tiếp tục được thực hiện đồng bộ trong suốt quá trình tiếp theo, từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ mẫu giáo, tuổi học sinh, tuổi vị thành niên. Chính vì vậy, gần đây người ta đã thừa nhận cách tiếp cận mới là cần thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm, chăm sóc cho các bé gái từ học sinh, từ tuổi vị thành niên cho đến trước khi có thai.(xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Đồng thời trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao.
PGS. TS Đỗ Thị Kim Liên

Hậu Quả Do Thiếu Vitamin Ở Trẻ Nhỏ

Thiếu vitamin ở trẻ em trong những tháng đầu đời có liên quan đến chế độ ăn của bà mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú. Hậu quả của thiếu vitamin ở trẻ nhỏ thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch, nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin ở trẻ nhỏ thường gặp là thiếu các vitamin tan trong chất béo (A, D, K).
Thiếu vitamin A. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với thị giác, biệt hóa các tế bào biểu mô, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch. Thiếu vitamin lâm sàng thường biểu hiện khô mắt dẫn đến mù lòa góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Hiện nay ở nước ta thiếu vitamin A lâm sàng có tổn thương mắt rất hiếm gặp nhưng thiếu vitamin A tiền lâm sàng còn gặp ở bà mẹ và trẻ em.
tam-quan-trong-va-vai-tro-vitamin-b12-la-gi-1-1448201078984
Cần có chế độ ăn phong phú để cung cấp vitamin cho cơ thể.

Thiếu vitamin A tiền lâm sàng có nghĩa là nồng độ vitamin A tại các mô trong cơ thể thấp nhưng chưa có biểu hiện tổn thương lâm sàng. Quáng gà là biểu hiện sớm của thiếu vitamin A được xếp vào loại thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Nồng độ vitamin trong sữa mẹ thấp (<1.05 µ mol/l). Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng (2000) cho thấy, tỉ lệ bà mẹ cho con bú có nồng độ vitamin A trong sữa thấp chiếm khoảng 40 – 60%, tỉ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi có nồng độ vitamin A huyết thanh thấp chiếm 32% – điều đó chứng tỏ thiếu vitamin A có thể xuất hiện sớm ngay cả khi trẻ được bú mẹ do chế độ ăn của bà mẹ cho con bú thiếu vitamin A đã ảnh hưởng đến nồng độ vitamin A trong sữa mẹ.
Để dự phòng thiếu vitamin A chủ yếu là dinh dưỡng hợp lý và uống vitamin A liều cao.
Chế độ ăn cần có đủ vitamin A cho cả mẹ và con. Vitamin A có nhiều trong thức ăn nguồn động vật (gan, cá, trứng, sữa…) và beta caroten có trong thức ăn nguồn thực vật (rau xanh và củ quả có màu vàng đỏ…). Ăn thêm dầu mỡ để hấp thu vitamin A. Cho trẻ bú sớm ngay sau khi đẻ để trẻ bú được sữa non vì nồng độ vitamin A trong sữa mẹ cao nhất trong giai đoạn này. (xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Thiếu vitamin D. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho để cấu tạo khung xương.
Nguồn cung cấp vitamin D khoảng 80% là do cơ thể tổng hợp vitamin D từ chất tiền vitamin D dưới da dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh nắng mặt trời, phần còn lại khoảng 20% được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu vitamin D ở trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú là 5mcg/ngày (200 đơn vị/ ngày) (VDD 2007).
Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi, photpho ở ruột, cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình vôi hóa ở xương gây loãng xương, còi xương ở trẻ em.
Còi xương có thể xuất hiện sớm ngay trong thời kỳ bào thai do mẹ bị thiếu vitamin D, canxi trong thời kỳ mang thai và tập quán kiêng cữ giữ trẻ trong nhà ở những tháng đầu sau đẻ. Do vậy, ngay cả những trẻ được bú mẹ cũng dễ bị còi xương sớm vì nồng độ vitamin D trong sữa mẹ thấp.
Biểu hiện của còi xương sớm là trẻ trong tình trạng kích thích thần kinh cơ, ngủ hay giật mình, cơn khóc kéo dài, khàn tiếng. Thở rít do mềm sụn thanh quản – các cơ co thắt làm cho trẻ nôn, nấc cụt, hay són phân và nước tiểu. Ở xương có biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm, ấn lõm (dấu hiệu nhuyễn sọ). Thóp rỗng, các đường rãnh khớp mở rộng, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm. Trương lực cơ giảm, phosphaza kiềm trong máu tăng. Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.
Để dự phòng còi xương sớm thì trong thời gian mang thai và cho con bú bà mẹ nên tắm nắng bằng cách đi dạo ngoài trời đồng thời ăn uống đủ chất, tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và canxi, cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ 6 tháng trở đi (180 ngày) mới bắt đầu cho ăn bổ sung. Phòng ở của trẻ cần thoáng mát có nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng ngay từ những tháng đầu sau đẻ bằng cách để hở hai cẳng chân cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút/ngày vào buổi sáng. Đối với trẻ đẻ non, đẻ thấp cân (dưới 2.500g) thì từ tuần thứ 2 sau đẻ cho uống vitamin D 400 đơnvị/ ngày – uống liên tục trong năm đầu.
Thiếu vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu, sự hấp thu vitamin K cần có mỡ, muối mật và dịch tụy. Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như cải bắp, cải xoong, su hào, xà lách. Vi khuẩn  đường ruột cũng có khả năng tổng hợp vitamin K. Nhu cầu vitamin K ở phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú là 51mcg/ngày. Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 6mcg/ngày, 6-11 tháng là 9mcg/ngày và 1-3 tuổi là 13mcg/ngày.
Nguyên nhân thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ là do vi khuẩn đường ruột chưa có khả năng tổng hợp đủ vitamin K, dự trữ thấp. Khi sinh và nồng độ vitamin K trong sữa mẹ thấp. Thiếu vitamin K gây xuất huyết não, màng não thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi. Bệnh xuất hiện đột ngột, trẻ bỏ bú, khóc thét, da xanh, thiếu máu cấp tính, thóp căng phồng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, lác mắt, sụp mi, giảm vận động nửa người, không đều, có cơn ngừng thở ngắn, hôn mê và dễ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh.
Để dự phòng thiếu vitamin K thì chế độ ăn của bà mẹ có thai và cho con bú cần có dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu vitamin K. Cho trẻ bú mẹ bình thường. Tiêm phòng vitamin K cho cả mẹ và con. Tiêm bắp vitamin K1 5mg cho bà mẹ trước sinh 2 tuần và trẻ ngay sau sinh tiêm vitamin K1 1mg hoặc uống 2mg và có thể tiêm nhắc lại sau 2-4 tuần.
PGS. Đào Thị Ngọc Diễn
Xem thêm các chủ đề:

Còi Xương Ở Trẻ Em – Bệnh Không Thể Coi Thường

Còi xương hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ.
Bệnh còi xương còn có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn nhất là viêm phổi. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ, nhiều bà mẹ thường cho rằng  trẻ suy dinh dưỡng thì mới bị còi xương, còn trẻ bụ bẫm như “ con  mình” thì không thể còi xương được . Điều này không đúng, vì nhiều trẻ  bụ bẫm vẫn bị còi xương. Nguyên nhân còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D.
1.Vai trò của vitamin D:
Vitamin D là vitamin tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa…Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7, trong đó 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, trong đó D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu của cơ thể.Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hoá các chất vô cơ, chủ yếu là can-xi và photpho, Vitamin D làm tăng hấp thu can xi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu can xi ở thận, tham gia vào quá trình can xi hoá sụn tăng trưởng. Do đó vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường hệ xương ở trẻ em. Ngoài ra vitamin D còn có vai trò điều hoà nồng độ can xi trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ can xi và phot pho, làm can-xi máu giảm, khi đó can-xi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ can-xi máu, nên gây hậu quả còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng…, ở người lớn sẽ bị loãng xương, xương dễ gẫy.
2.Cách phát hiện trẻ bị còi xương:
Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là trẻ hay khuấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn ). Nếu không điều trị, sau vài 3 tuần dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tuỳ theo từng lứa tuổi mà biến đỏi ở xương khác nhau:
– Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau, hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.
– Ở trẻ lớn hơn thường có biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như : lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp.
– Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ ở trẻ gái. Ngoài ra trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.
3.Phòng và điều trị còi xương :
Còi xương là một bệnh có thể phòng tránh được và ít tốn kém, vì nước ta quanh năm đều có ánh nắng mặt trời.
- 0000
                 Ngay từ tháng đầu sau đẻ, trẻ cần được tắm nắng
Để phòng còi xương cho con, thì ngay từ khi mang thai, người mẹ nên thường xuyên đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D. Trong chế độ ăn nên ăn các loại thực phẩm có nhiều can-xi và vitamin D như cá, cua, trứng, gan, sữa… Trẻ sau khi sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ ăn bổ sung nên cho trẻ đủ chất, thường xuyên cho trẻ ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, pho mai,  các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn  luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D . (xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Trẻ luôn  được sống trong môi trường trong sạch, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Ngay từ tháng đầu sau đẻ, cả hai mẹ con cần được tắm nắng (chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời). Trẻ lớn hơn cho tắm nắng vào buổi sáng , tuỳ thuộc vào mùa, thời gian tăng dần 5 – 20 phút. Ở những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (sinh vào mùa đông), trẻ đẻ thấp cân (dưới 2500 g) thì từ tuần thứ hai nên cho uống vitamin D với liều 400 đơn vị/ ngày, uống liên tục trong năm đầu. Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả can-xi  cần cho trẻ uống thêm cả can-xi. Liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sỹ, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc vitamin D. Trong một số trường hợp uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng can-xi máu và vôi hoá mạch máu gây sỏi thận. Với các thực phẩm chức năng có bổ sung can-xi theo hàm lượng thường thiếu hụt cần bổ sung thêm hàng ngày thì không cần dùng theo đơn của bác sĩ nhưng liều dùng cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
TS .BS Cao Thị Hậu – Dinhduong.com.vn
Xem thêm các chủ đề:

Những Sai Lầm Trong Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Trẻ

Ở nước ta tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân là 14,5%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,9%. Suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ các quan điểm sai lầm trong nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ của các bậc cha mẹ đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động và trí thông minh của trẻ. Một số sai lầm trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thường gặp như sau:
Không cho con bú sữa mẹ
Theo kết quả nghiên cứu tại Kiến Thụy, Hải Phòng, tỷ lệ bà mẹ cho con bú sau sinh 1 giờ đầu là 55,2%. Có 20,2% bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng (suy dinh dưỡng) hoặc thừa dinh dưỡng (thừa cân/béo phì), các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm,  bà mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng,…
Trẻ phải uống sữa ngoài, ăn dặm trước 6 tháng, vì người mẹ phải đi làm, nên trẻ không có điều kiện được bú sữa mẹ hoàn toàn. Tình trạng quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ (thậm chí cả sữa non) đã tác động khá tiêu cực khiến một số bà mẹ không tin tưởng vào giá trị sữa của mình, hoặc quá chuộng sữa ngoại. Nhiều bà mẹ muốn giữ gìn vóc dáng sau sinh nên đã cho con bú sữa ngoài thay vì bú mẹ. Ngoài ra, một số bà mẹ không biết cách cho trẻ bú đúng cách và bảo vệ nguồn sữa của mình.
040815_085417cham_soc_tre
Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn
Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Do nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ. Hiện nay vẫn nhiều chị em quan niệm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói, vì vậy trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí không ít trẻ còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.
Theo các nhà dinh dưỡng, trẻ ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn bổ sung thường khó tiêu, nên bé sẽ biếng ăn. Không đủ chất dinh dưỡng, bé sẽ chậm tăng cân và dễ bị suy dinh dưỡng. Đối với trẻ em thì chế độ ăn được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.
Ngược lại, khi cho trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu thì trẻ sẽ chậm tăng cân. Vì sữa mẹ sau 6 tháng không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong một ngày.
Chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm
Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trước, trong, sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật. Khi trẻ bị ốm: sốt, tiêu chảy,…thì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường, trong khi đó một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, chỉ cho ăn bột ngọt (đường), không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn rau xanh,…sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn. Trẻ bị sốt mất nước, nhưng không bù nước cho trẻ và uống nước Oresol, bắt trẻ ăn kiêng,… Sau khi khỏi bệnh, không cho trẻ ăn nhiều hơn để trẻ mau chóng phục hồi sức khỏe. Chế độ ăn uống kiêng khem, bữa ăn của trẻ mất cân đối không đủ chất, chính vì vậy trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6-11 tháng tuổi là 2-2,5 g/kg/24 giờ, nhu cầu trung bình là 14-17 g/24 giờ (tương ứng với 20-30g thịt/bữa). Lượng dầu hoặc mỡ từ 1-2 thìa cà phê/bữa ăn. lượng rau xanh 1-2 thìa cà phê/bữa ăn. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7-9 tháng tuổi gồm: Bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê. Trong năm đầu, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao cần thiết cho sự phát triển trong khi đó dạ dày của trẻ thì nhỏ, hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi dưỡng không tốt rất dễ bị tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi lựa chọn thực phẩm, trong bảo quản/chế biến,…đồng thời cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.(xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại trẻ sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi. Nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy,..
Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, không cho trẻ ăn cái… trong khi các loại nước hầm này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu. Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng,… sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh, … dễ gây chán ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.
Nhỏ không được nuôi dưỡng/chăm sóc, lớn lên sẽ “nuôi dưỡng/chăm sóc bù”
Do tác động của lối sống hiện đại, các bậc cha mẹ thường không có điều kiện chăm sóc con từ bé, vì họ quan niệm rằng sau này con lớn lên, họ có thể chăm sóc “bù”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm, vẫn còn tồn tại ở không ít phụ huynh, nhất là những gia đình trẻ.
Thực tế khoa học đã chứng minh suy dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người-trước và trong quá trình mang thai và trong 2 năm đầu đời của trẻ đã lập trình cho mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Do vậy suy dinh dưỡng đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này: học tập kém, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém,…Giai đoạn 1000 ngày đầu đời chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính không lay có liên quan đến dinh dưỡng như: thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương. Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong vào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, nó quyết định đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành. Nếu giai đoạn 1000 ngày vàng không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì dù chúng ta có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”. Vì vậy, việc hỗ trợ dinh dưỡng ở giai đoạn này đạt kết quả tối ưu so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời của trẻ.
                                                  Bs. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng
Xem thêm các chủ đề:

Làm Sao Để Chọn Chiếc Thang Nhôm Phù Hợp

Một số nhân viên có thể không nhận ra sự khác biệt từ việc chọn một cái thang nhôm hợp lý và những việc kế tiếp liên quan đến nó. Có một cái thang phù hợp cho công việc là cách an toàn nhất để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào.
Sử dụng thang sai là vô cùng nguy hiểm vì nó thường dẫn đến những cái thang bị lạm dụng và có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong cho các công nhân đang làm việc. Để có được những hiểu biết về những cách khác nhau mà thang được sử dụng, chỉ cần nghĩ về tất cả những công việc mà bạn và các chuyên gia khác làm. Hầu hết trong số họ yêu cầu sử dụng thang theo những cách khác nhau và dựa vào những tiêu chí về: kích cỡ, xếp hạng nhiệm vụ, và các nguyên liệu của thang.Một số câu hỏi có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu của bạn bao gồm:
  • Nơi các bậc thang sẽ được sử dụng? Bên trong nhà hoặc ngoài trời hay cả hai?
  • Các công việc nào mà sử dụng đến những bậc thang này?
  • Các thang được sử dụng  có làm việc xung quanh dòng điện hoặc trên dòng điện không?
  • Trọng lượng của thang nhôm là bao nhiêu bao gồm các công cụ và vật liệu?
  • Những trở ngại trong cách sử dụng thang nhôm?
  • Liệu các bậc thang này có được sử dụng để vươn đến tầm cao khác?
  • Chiều cao cao nhất mà bạn cần để đạt được là gì?
Cách tìm kiếm một cái thang phù hợp
Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: Chúng tôi muốn giúp bạn hiểu rõ hơn làm thế nào để chọn các cái thang phù hợp cho công việc và học cách sử dụng thang an toàn hơn.
Bốn yếu tố quan trọng của chọn lọc bậc thang là:
Bước 1: Lựa chọn loại thang – Thang Nhôm nào là phù hợp nhất cho công việc của bạn?
Bước đầu tiên trong việc lựa chọn thang là lựa chọn đúng loại thang phù hợp cho công việc. Các loại thang khác nhau được thiết kế để giữ cho bạn an toàn và hiệu quả khi trèo hoặc đứng. Sử dụng sai loại thang thang hoặc chỉ đơn giản là bỏ qua những hạn chế của thiết bị leo trèo này, có thể dẫn đến việc bị ngã hoặc chấn thương nghiêm trọng.

Thang nhôm xếp là 1 trong những loại thang thường được sử dụng

Bước 2: Lựa chọ chiều cao thang – Bạn cần đạt đến chiều cao bao nhiêu?
Để đảm bảo bạn chọn thang phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, hãy làm theo các biểu đồ an toàn về độ cao của Werner. Mức độ thường trực được phép cao nhất trên một thang bậc là hai bước xuống từ trên đầu. Một người đứng cao hơn có thể bị mất thăng bằng và ngã. Tối đa chiều cao đạt an toàn của một người là khoảng 1.2m cao hơn chiều cao của thang. Ví dụ, một người tiêu biểu có thể an toàn khi đạt đến độ cao 2.4m đối với thang 1.2m.Đối với Thang Nhôm Rút Gọn nên  dài hơn 8.4- 12m đối với điểm cao nhất, có thể là các bức tường hoặc mái nhà. Điều này sẽ cho phép đủ đọ dài cho việc thiệt lập cần thiết, hạn chế chiều cao của mực đứng cao nhất, và khi thích hợp, các phần mở rộng thang ở trên dòng mái. Mức đứng cao nhất là bốn nấc xuống từ trên đầu.( chọn mua thang nhôm rút gọn giá rẻ chính hãng )
THANG NHÔM RÚT GỌN
Chiều cao thang (m)Chiều cao tối đa có thể đạt đến (m)Điểm hỗ trợ (m)
9,695,4
1211,45,4 đến 7,8
14,413,87,8 đến 10,2
16,816,210,2 đến 12,6
19,218,612,6 đến 15
21,620,415 đến 16,8
2422,216,8 đến 18,6
Bước 3: Lựa chọn điểm giới hạn của thang – Thang sẽ phải chịu sức nặng bao nhiêu?
Thang Nhôm được thiết kế và xây dựng để giữ an toàn đến một trọng lượng cụ thể. Thang Werner đưa ra năm chỉ số điểm giới hạn của thang  khác nhau để xác định kiểu của chúng. Các  Điểm giới hạn của thang được định nghĩa là khả năng chịu tải tối đa an toàn của thang. Trọng lượng của người cùng với quần áo cộng với trọng lượng của bất kỳ công cụ và vật liệu được đưa lên các bậc thang phải được ít hơn so với những điểm giới hạn của thang này.
Thang cũng được xây dựng để xử lý các yêu cầu của các ứng dụng khác nhau. Ví dụ, một chiếc thang được sử dụng thường xuyên trên một công trường xây dựng của công nhân thường gồ ghề nên nặng hơn và có một điểm điểm giới hạn của thang cao hơn so với một chiếc thang được sử dụng bởi một người nhẹ hơn cho công việc lấp đặt đèn xung quanh nhà.
Người lao động cần được tư vấn để xem xét cả trọng lượng sẽ ở trên bậc thang và các thiết bị đi kèm để chọn loại thang phù hợp để thực hiện việc lập đặt các thiết bị này một các an toàn.(xem thêm các loạiThang nhôm chữ A)
Các thuật ngữ của các loại thang, Điểm giới hạn của thang có thể ban đầu là khó hiểu. Hãy nhớ rằng  là khả năng chịu tải tối đa an toàn của thang. Điểm giới hạn của thang được mô tả dưới dạng kg, chẳng hạn như 600kg nghĩa là thang được thiết kế cho nhiệm vụ nặng sử dụng chuyên nghiệp nơi mà tổng trọng lượng trên các bậc thang không quá 600kg.
Vật liệu dự kiếnCân nặng (kg)
Phu cầm tay44
Quạt trần66
Hộp dụng cụ và dụng cụ77
Đồ mở của của cửa mở gara88
5 thùng sơn132
5 thùng lớp phủ mái nhà154
Cửa sổ 3×4176
Bước 4: Lựa chọn vật liệu làm thang – Thang có được sử dụng gần hay xung quang dòng điện không?Bước cuối cùng trong việc lựa chọn thang phù hợp là sự lựa chọn của các vật liệu phù hợp. Werner cung cấp thang làm từ sợi thủy tinh và nhôm. Mỗi loại vật liệu có đặc tính mà làm cho nó tốt nhất cho các ứng dụng nhất định, hoặc một vật liệu có thể chỉ đơn giản là phù hợp với sở thích cá nhân của người sử dụng. Ví dụ, liên hệ khả năng tiếp xúc với dây điện, hoặc một môi trường thù địch như tiếp xúc với hóa chất nhất định hoặc lưu trữ ngoài trời, nên có tác động lớn khi lựa chọn vật liệu.
Dịch & Tổng hợp: Thegioithangnhom.com
Thegioithangnhom đại diện cung cấp các loại thang nhôm xếp chính hãng với Giá cả cạnh tranh – Mẫu mã đa dạng – Chế độ bảo hành chuyên nghiệp cùng Dịch vụ thanh toán, giao hàng tận nơi tiện lợi. Quý khách có thể lựa chọn cho mình chiếc thang nhôm xếp phù hợp với nhu cầu của bản thân tại đây. Các loại thang nhôm được phân phối tại Thegioithangnhom:
Liên hệ mua hàng nhanh chóng tại Thành Phố Hồ Chí Minh:
  • Địa chỉ: 185/21D Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0907 288 920 – 0903 39 72 73
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes