BREAKING NEWS

Wednesday, September 30, 2015

Dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ

Khác với người lớn, trẻ cần phải lớn lên mỗi ngày, các tế bào cơ thể, các cơ quan chức năng không ngừng tăng trưởng và phát triển cả về kích thước, số lượng cũng như hoàn thiện về chức năng từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành để trở thành người lớn khỏe mạnh. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đóng vai trò quyết định đến tầm vóc và trí tuệ của trẻ sau này.
Có ba giai đoạn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ cần được cha mẹ, người nuôi trẻ lưu tâm đặc biệt đó là giai đoạn bào thai, giai đoạn ba năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
Giai đoạn bào thai
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mỗi đời người. Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm vóc của người trưởng thành và số lượng tế bào thần kinh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn trong bào thai và năm đầu tiên. Do đó, muốn trẻ cao to hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn, cha mẹ cần chăm sóc ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ, mẹ phải tăng cân tốt khoảng 10 – 12kg trong suốt thời gian mang thai. Điều này giúp thai nhi phát triển tốt về cân nặng, chiều dài, hình thành đầy đủ và khỏe mạnh các cơ quan, bộ phận, đặc biệt hệ thần kinh và số lượng tế bào thần kinh, đồng thời còn giúp mẹ dự trữ 4 – 5kg mỡ để tiết sữa sau này.
Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai cần chú ý theo các giai đoạn của thai kỳ, nguyên tắc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và phần tăng thêm hợp lý để nuôi dưỡng thai nhi và các phần phụ của thai. Những tháng đầu, mẹ ăn gần như bình thường, tăng cường các chất dinh dưỡng cho não thai nhi như DHA có nhiều trong cá biển, đậu đỗ…, tăng cường rau, trái cây tươi, tăng thêm sữa trong khẩu phần hàng ngày. Các tháng cuối là giai đoạn thai phát triển nhanh về cân nặng, chiều dài cần tăng cân đối toàn bộ khẩu phần, mỗi bữa thêm nửa chén cơm so với bình thường, tăng thêm ngày 3 bữa phụ với sữa, bánh, trái cây, bún… càng đa dạng càng tốt.
Giai đoạn ba năm đầu đời
Đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất về thể chất cũng như tinh thần từ sau sinh đến tuổi trưởng thành. Trẻ 1 tuổi cân nặng gấp ba lần lúc sinh, trọng lượng não cũng tăng gấp ba lần, chiều cao tăng thêm 50% so với lúc chào đời. Khi trẻ 2 tuổi chiều cao đúng bằng một nửa chiều cao lúc trưởng thành. Năm thứ 3 chiều cao bé tăng thêm khoảng 20% so với lúc mới sinh.
Giai đoạn này còn là thời điểm trẻ học ăn, học nói, học ngồi, học đi, học giao tiếp với cha mẹ, mọi người xung quanh và thế giới bên ngoài, trẻ thay đổi và lớn lên mỗi ngày về vóc dáng, sự hiểu biết. Dinh dưỡng dưỡng đúng và đủ giai đoạn này giúp trẻ phát triển tối đa so với tiềm năng, phòng tránh suy dinh dưỡng, giúp trẻ lớn nhanh khỏe mạnh và thông minh. (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho ăn dặm đúng cách từ tháng thứ 6 với chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, chế biến phù hợp độ tuổi của trẻ. Tập trẻ ăn quen dần với nhiều loại thức ăn, đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ 4 nhóm thực phẩm, cân đối về năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng, cho bú mẹ hoặc uống đủ sữa theo độ tuổi. Sử dụng thực phẩm giàu dưỡng chất cho não bộ như DHA, ARA, Cholin, Taurin…, giàu vitamin, khoáng chất…
Lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì – một giai đoạn đặc biệt
Sau giai đoạn phát triển đặc biệt nhanh trong ba năm đầu đời, tốc độ phát triển của trẻ giảm xuống và tăng chậm khá ổn định. Cho đến lứa tuổi dậy thì, 10 – 18 tuổi lại có sự gia tăng đột biến về sự tăng trưởng. Đây là giai đoạn tăng tốc phát triển đồng thời cũng là giai đoạn cuối cùng quyết định tầm vóc của người trưởng thành. Trong giai đoạn này, sự phát triển cân nặng chiếm đến 50% và chiều cao chiếm đến 15% so với cân nặng và chiều cao ở người trưởng thành. Đặc biệt trong giai đoạn tiền dậy thì, trước khi trẻ gái hành kinh, trước khi trẻ trai có biểu hiện xuất tinh lần đầu có một hoặc hai năm trẻ tăng vọt về chiều cao đến 8-10cm/năm. Khi đã có biểu hiện dậy thì, tốc độ phát triển giảm mạnh, chiều cao tăng rất ít hoặc gần như không tăng thêm nữa.
Giai đoạn này còn là giai đoạn tích lũy xương quan trọng nhất, tích lũy đến gần 50% khối lượng xương giúp phòng tránh loãng xương sau này, vì sau tuổi 30 – 35, bộ xương không được tích lũy nữa mà mất dần đi.
Dinh dưỡng trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình, giúp tích lũy xương cao nhất, giúp trẻ trở thành người lớn với vóc dáng cao to, khỏe mạnh, thông minh vượt trội. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ về năng lượng, cân đối các thành phần dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu đạm, giàu canxi, sắt, kẽm…
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý theo từng giai đoạn phát triển, cần chú ý vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tâm hồn, vận động và giấc ngủ cũng là những yếu tố góp phần quyết định sự phát triển toàn diện, tăng cân khỏe mạnh của trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng cần chế độ ăn uống như thế nào?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.  (Xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Đặc biệt, hầu hết bố mẹ luôn chú ý đến cân nặng của trẻ nhiều hơn chiều cao, ngay từ khi sinh ra. Tuy nhiên, chiều cao lại chiếm phần khá quan trọng bởi nó phản ánh được tình trạng dinh dưỡng của trẻ về sau. Nếu trẻ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý đễ tăng cân khỏe mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chiều cao và suy giảm trí thông minh. (Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Những lưu ý dinh dưỡng cho trẻ
Bạn cần lưu ý những nguyên tắc chung sau đây để làm phong phú hơn chế độ thức ăn của trẻ em suy dinh dưỡng. Có được nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng dồi dào sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thu tốt hơn.
Tăng dầu mỡ
Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng cao gấp đôi chất bột và chất đạm. Trong mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ. Những loại dầu từ hạt như dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương… rất giàu omega 3 – chất chiếm vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch.
Bổ sung kẽm
Từ lâu kẽm đã được chứng minh là dưỡng chất có vai trò quan trọng đặc biệt cho sự phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ ngay trong những năm đầu đời. Chính vì vậy, nếu thiếu kẽm thường sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bố mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ với các loại thực phẩm giàu kẽm như gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các loại hạt có dầu như hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng… Kẽm cũng có nhiều trong các thực phẩm như trai, sò; trong các loại thịt nạc đỏ như heo và bò. Đặc biệt là các loại ngũ cốc thô và các loại đậu, đây là nguồn bổ sung kẽm vô cùng phù hợp với trẻ.
Cho trẻ ăn thức ăn đặc
Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn được nấu loãng, nhiều nước thì nguồn năng lượng trẻ hấp thu sẽ thấp hơn nhiều so với thức ăn đặc. Nếu nấu đặc trẻ khó ăn, bố mẹ có thể dùng men amylase hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ, hoặc đơn giản hơn dùng nước giá đỗ cho vào thức ăn đặc sẽ làm thức ăn lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Tăng cường dưỡng chất
Trẻ cần ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và phong phú các loại thực phẩm. Nên cho trẻ ăn đủ cả xác thực phẩm, do đó khi chế biến bố mẹ nên chú ý băm nhuyễn và nấu mềm thực phẩm. Nên cho trẻ ăn nhạt và đừng cho nhiều gia vị. Lưu ý khẩu vị của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn uống và loại thực phẩm thích hợp. Trái cây thường có rất ít năng lượng, chất xơ và có dồi dào vitamin nên bố mẹ có thể thường xuyên bổ sung nhiều cho trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng . Tốt nhất là không nên tự ý mua thuốc bổ sung dinh dưỡng cho con để tránh gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Bài Duyệt Bởi: Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood

Bí quyết chống lại suy dinh dưỡng thể thấp còi

“Bé chị lúc mới sinh được bao nhiêu ký? Cháu nhà cậu được bao ký rồi?” thật không khó để chúng ta thấy rằng đa số mọi người đều xem cân nặng là chỉ số đầu tiên và đôi khi là duy nhất khi muốn nói đến sự phát triển của trẻ. Nhưng bạn có biết, chúng ta chỉ đang chú trọng đến một phương diện mà quên rằng bé có thể bị suy dinh dưỡng thấp còi?

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2014 cả nước có 24,9% trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thấp còi. (xem nhữngbiểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Vậy suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi là gì?
Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng bé chậm phát triển chiều cao, mức phát triển chỉ đạt dưới 90% so với chỉ số chuẩn.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có mức phát triển chiều cao đạt dưới 90% chỉ số chuẩn
Mức chiều cao trung bình của một đứa trẻ khỏe mạnh lúc mới ra đời là 50cm. Nếu bé yêu nhà bạn chưa đạt tới mức này thì bạn sẽ phải nổ lực nuôi dưỡng để nâng tầm vóc bé đấy!
Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Chiều cao của trẻ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của di truyền, tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể cải thiện một cách đáng kể nếu trẻ được quan tâm và chăm sóc đúng cách.
Bên cạnh đó, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi:
  • Không cung cấp đầy đủ dưỡng chất và khoáng chất cho bé từ khi còn nằm trong bụng mẹ
  • Cai sữa bé quá sớm và tập ăn dặm khi bé chưa đủ 4 tháng tuổi: nhiều người nghĩ rằng việc tập ăn sớm cho bé sẽ giúp bé chóng lớn, khỏe mạnh hơn. Nhưng sự thật lại phản tác dụng, trong giai đoạn đầu đời bé rất cần nguồn sữa mẹ, việc cho ăn dặm sớm hơn tiêu chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, hệ lụy đến quá trình hấp thu sau này.
  • Trẻ bị thiếu các dưỡng chất trong quá trình nuôi dưỡng, nhất là các loại vitamin và khoáng chất như canxi, magie, kẽm,…: việc thiếu hụt dinh dưỡng này có thể do trẻ biếng ăn hoặc điều kiện chăm sóc bố mẹ dành cho bé chưa đầy đủ.
  • Do trẻ bị mắc một số bệnh lý khi còn nhỏ: viêm nhiễm, sinh non, cường giáp, …
  • Trẻ nhỏ không được tiêm phòng đầy đủ, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc thói quen không thích vận động của trẻ.
Suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi có ảnh hưởng gì không?
Việc chậm phát triển chiều cao không chỉ làm thể trạng bé thua kém những đứa trẻ khác, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý khi trẻ trưởng thành cũng như tầm vóc dân tộc Việt Nam so với bạn bè thế giới.
Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng thể thấp còi còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe hiện tại của bé:
  • Trẻ yếu sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng: tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp,…
  • Suy giảm sự phát triển hệ cơ xương và tất cả các cơ quan khác
  • Chậm phát triển trí não: không lanh lợi, giao tiếp xã hội kém, học hỏi và tiếp thu chậm,…
Về lâu dài, khả năng lao động của trẻ sẽ giảm so với người khác khi trưởng thành và nguy cơ sinh con bị suy dinh dưỡng giống mẹ (nếu là bé gái).
Suy dinh dưỡng thấp còi gây nhiều ảnh hưởng đến trẻ trong hiện tại và tương lai
Nên làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi?
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết và khoáng chất ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ
  • Không cai sữa sớm, nhất thiết phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến tháng thứ 18 – 24, trường hợp mẹ không đủ sữa mới dùng thêm sữa ngoài phù hợp
  • Cho trẻ ăn dặm đúng tuổi, thay đổi món ăn thường xuyên và tạo không khí tích cực trong bữa ăn để chống lại tình trạng biếng ăn của trẻ
  • Theo dõi tăng trưởng hàng tháng của bé cả về cân nặng và chiều cao
  • Khuyến khích bé vận động, vui đùa
  • Tiêm ngừa đủ liều, đủ loại theo quy định
  • Tẩy giun cho bé định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để loại bỏ mầm bệnh và tạo không gian phát triển lành mạnh cho trẻ
Mức độ ảnh hưởng của suy dinh dưỡng thấp còi đến bé yêu không hề nhẹ nhàng, nên việc phòng tránh là vô cùng cần thiết. Trong số các phương pháp phòng tránh thì việc cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là rất và quan trọng. Chính vì thế, khi trẻ biếng ăn, bố mẹ cần tìm một nguồn dưỡng chất tốt khác bổ sung ngay cho bé.
GrowPLUS+ đỏ của NutiFood là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường được chứng nhận lâm sàng với công thức chuyên biệt dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, sẽ thực sự mang đến hiệu quả tăng cân – phát triển chiều cao cho bé yêu của bạn chỉ trong 6 tháng sử dụng!
GrowPLUS+ đỏ là sản phẩm đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Được đảm bảo chất lượng bởi hệ thống Quản Lý Chất Lượng ABS – QE Hoa Kỳ, GrowPLUS+ đỏ hoàn toàn không chứa bất kỳ chất kích thích tăng trưởng gây hại nào. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm với hơn 93,4% bà mẹ tin dùng!
Hãy cùng GrowPLUS+ đỏ chăm sóc bé yêu của bạn và gây dựng một thế hệ Việt Nam cao lớn hơn!

Suy dinh dưỡng thể thấp còi và cách phòng tránh

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, trong đó vai trò của cha mẹ được đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới tình trạng của trẻ.

1. Trẻ được nuôi không đúng cách
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là do trẻ được nuôi không đúng cách, cụ thể như:
·         Các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng, không đảm bảo chất lượng, chế độ ăn áp dụng thiên lệch,…
·         Thiếu vi chất: canxi, kẽm, vitamin, selen & khoáng chất dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, suy dinh dưỡng,… ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh.
·         Vận động ít (lười luyện tập TDTT) dẫn đến trẻ biếng ăn, yếu ớt, kém ngủ, tăng cân chậm, các tế bào xương không phát triển khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
2. Giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Trước hết đưa trẻ đến gặp bác sỹ dinh dưỡng để được khám, tìm nguyên nhân & tư vấn. Trẻ phải có được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo năng lượng, cân đối các thành phần dinh dưỡng, trong đó năng lượng cung cấp cho trẻ từ: đạm (12 - 15%), tinh bột (60 – 65%), chất béo (30 - 40%) và vitamin, khoáng chất, chất xơ. Phân bổ bữa ăn hợp lý, tăng thêm 1 bữa ăn mỗi ngày cho tới khi trẻ đạt cân nặng bình thường, tăng cường sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng, sữa công thức có năng lượng cao, giàu dưỡng chất.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để tăng cường hấp thu, chuyển hóa giúp trẻ ăn nhanh, thèm ăn tự nhiên, các bà mẹ nên bổ sung các vi chất như kẽm, Selen, nguồn gốc thực vật, L-Lysine, Taurin… cho trẻ. Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên, chọn bài tập & cường độ tập phù hợp với từng lứa tuổi, mỗi ngày khoảng 15 phút để phát triển thể lực & chiều cao tối đa.
3. GrowPLUS+ Giải pháp dinh dưỡng toàn diện
Trẻ suy dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ protein, năng lượng và các vi chất thiết yếu giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Do đó, trẻ em suy dinh dưỡng cần một loại dinh dưỡng đặc trị chứa thành phần dinh dưỡng ưu việt hơn các loại sữa khác hiện có trên thị trường.
GrowPLUS+ là sản phẩm sữa đầu tiên không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên toàn thế giới dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi. Được các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu từ năm 2009, với một quy trình khoa học mẫu mực tạo ra công thức Weight Pro+ , là công thức đặc chế hiệu quả trên nền tảng: “HỆ DƯỠNG CHẤT TỐI ƯU + NGON MIỆNG”. 

GrowPLUS+ được Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành kiểm nghiệm lâm sàng, và kết quả có hiệu quả thực sự đối với bé, giúp bé tăng cân - tăng chiều cao tốt qua 6 tháng sử dụng và đến 93,4% bà mẹ tin dùng. Đây là sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đầu tiên và duy nhất trên thị trường được chứng nhận lâm sàng, một chứng nhận quan trọng đối với các sản phẩm dinh dưỡng. 
Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện MCT - chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; việc bổ sung Lysin, Kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A-C-E.
GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.

Suy dinh dưỡng thể teo đét là gì?

Suy dinh dưỡng thể teo đét là gì?


Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em từ 1-6 tuổi.
Phân loại theo lâm sàng – đây là cách phân loại khá kinh điển, gồm các thể suy dinh dưỡng nặng như sau: thể phù, thể teo đét và thể hỗn hợp.
Thể teo đét là thể thiếu dinh dưỡng rất nặng, do chế độ ăn thiếu cả năng lượng lẫn protein, có thể xảy ra ngay trong năm đầu tiên, điều này khác với suy dinh dưỡng nặng thể phù (Kwashiorkor)-chủ yếu xảy ra ở nhóm 1-3 tuổi. Ngoài ra, cai sữa quá sớm hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý cũng là nguyên nhân phố biến dẫn tới thể suy dinh dưỡng này. Khi đó, đứa trẻ rơi vào tình trạng kém ăn, các bệnh nhiễm khuẩn thường gắn liền với vòng luẩn quẩn đó là bệnh tiêu hóa và viêm đường hô hấp.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét thường gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già.

Trong đó, thể teo đét là thể nặng phổ biến trong suy dinh dưỡng trẻ em và thường mức độ nhẹ hơn thể phù vì các cơ quan của trẻ bị tổn thương nhẹ hơn, gan của trẻ có thể hơi to hoặc bình thường, kèm theo cơ nhão ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ.
Còn khi trẻ bị thể phù thì gan sẽ tăng hoạt động tân tạo chất béo và chất đạm, kéo theo sự gia tăng hoạt động của các cơ quan khác như tim mạch, hô hấp, thận niệu…  trong một điều kiện thiếu hụt các chất hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa, kết quả là các cơ quan trong cơ thể dần dần trở nên suy kiệt, tế bào bị thoái hóa… Vì vậy, suy dinh dưỡng thể phù là một tình trạng rất nguy hiểm ở trẻ em.
Khi trẻ bị thể teo đét dẫn đến tinh thần của trẻ rất mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, đặc biệt trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi hoặc trẻ có triệu chứng thèm ăn hoặc trẻ biếng ăn và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đi ị lỏng và phân sống.
Giải pháp chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Đầu tiên, mẹ phải dẫn bé khám bệnh để bổ sung thuốc và khoáng chất chữa bệnh cho trẻ. Điều quan trọng tiếp theo mà mẹ không được quên đó là cố gắng xây dựng cho trẻ một khẩu phần ăn dinh dưỡng để giúp trẻ mau chóng hồi phục và phát triển tốt theo chuẩn độ tuổi của trẻ. Một khẩu phần ăn dinh dưỡng phải cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, chất xơ, protein và lượng nguyên tố vi lượng: vitamin, canxi… thiết yếu hằng ngày cho trẻ.

Thực đơn dinh dưỡng tham khảo cho trẻ từ 2-3 tuổi.
 

Suy Dinh Dưỡng Thể Phù ở trẻ em

Thông thường hình ảnh định vị trong tâm trí chúng ta về suy dinh dưỡng ở trẻ là những thân hình gầy quắt, teo héo, thiếu cân nặng… Nhưng sự thật, suy dinh dưỡng trẻ em tồn tại nhiều cấp độ khác nhau. Đặc biệt suy dinh dưỡng nặng được biểu hiện  ở 3 thể: thể phù, thể teo đét và thể phối hợp. Trong đó thể phù (Kwashiorkor) thường ít khi được gia đình phát hiện vì trông bề ngoài, bé vẫn mập mạp, khỏe mạnh. (Xem những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)

Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù
Chúng ta cần nhớ rằng suy dinh dưỡng trẻ em bắt đầu từ biểu hiện chậm lớn cho đến các thể nặng là Marasmus và Kwashiorkor – thể phù
Khi mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù, mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.
Đầu tiên là những dấu hiệu phù mặt, mí mắt, chân tay… rồi dần tiến đến phù thũng toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn… Ngoài ra, tùy mức độ, thời gian và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng.
Ban đầu bệnh không có nhiều biểu hiện trầm trọng nhưng nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Do hoàn cảnh gia đình, một số phụ huynh không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sợ chảy xệ ngực khi cho bé bú nên chỉ sử dụng sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng… hoặc để bé kiêng khem quá mức khi mắc bệnh.
Có thể là nguyên nhân bệnh lý: Do trẻ mắc phải những chứng bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: khẩu phần ăn của bé thường không được cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc gần đủ năng lượng từ chất bột đường hay chất béo, sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của bé.
Phòng suy dinh dưỡng thể phù
Để phòng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ, cần chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ. Trong thời gian mang thai người mẹ cần ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường đồng thời theo dõi tăng cân từng quý; khám thai định kỳ ít nhất 3 lần.
Khi bé chào đời: Nuôi con bằng sữa mẹ  là cách tốt nhất để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em nói chung và suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ nhỏ nói riêng. Trẻ cần được bú mẹ cho đến 2 tuổi.
Cho bé ăn bột khi đã đủ tuổi ăn dặm sau 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bột nguyên kem vì loại sữa này dù nhiều protein nhưng dễ gây tổn thương niêm mạc ruột. Cẩn thận theo dõi, nếu có các biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng như trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa…cần đưa trẻ đi khám và thực hiện các quy trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn dặm phải cân đối với đủ 4 nhóm thức ăn: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi.
Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành, tuyệt đối không dùng nước cháo đơn thuần để nuôi trẻ.
Theo dõi cân nặng cho bé bằng cách mỗi tháng cân trẻ một lần, trẻ từ 2 - 5 tuổi thì 2 - 3 tháng cân một lần, để ý những dấu hiệu trên cơ thể bé, đặc biệt là khi bé tăng cân một cách bất thường.
Khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để cân đối lại chế độ ăn hợp lý cho bé. 
Bổ sung dưỡng chất từ nguồn bên ngoài
Đối với trẻ nhỏ, bên cạnh sữa mẹ và chế độ ăn uống hợp lý thì nguồn dinh dưỡng từ sữa công thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển trí não và hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất. Vậy, nguồn dinh dưỡng nào sẽ phù hợp với trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng và giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng?

Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng chiều cao sau này của trẻ

 Chiều cao của trẻ phát triển nhanh trong 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn bào thai: nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng nhẹ cân, thấp chiều cao thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.
- Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: chiều cao lúc trẻ 2 tuổi bằng 1/2 chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.
- Giai đoạn tuổi tiền dậy thì: 10 – 13 tuổi ở trẻ gái, 13 - 17 tuổi ở trẻ trai. Vì vậy, nếu trẻ gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi sẽ rất khó có thể cao được nữa.
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn, phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 29,5% số trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng thấp còi, với khoảng 154 triệu trẻ em. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi. Trẻ em bị thấp còi sau này trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Hơn nữa, suy dinh dưỡng trẻ em có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn, lao động kém hơn so với người bình thường. (Xem những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Chiều cao của trẻ mới sinh ra phản ánh chiều cao sau này của trẻ.
Theo mô hình chu trình dinh dưỡng tại Hội nghị dinh dưỡng về những thách thức cho thế kỷ XXI thì trẻ em thấp còi về sau trở thành người lớn cũng có chiều cao thấp. Trẻ em gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên trở thành người phụ nữ thấp còi và đẻ con nguy cơ con mắc bệnh cao hơn.
Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi
- Trẻ sinh non.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh < 2.500g.
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh.
- Trẻ biếng ăn và bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.
- Trẻ bị còi xương.
- Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý.
Làm gì để giúp trẻ?
Chiều cao của trẻ có 3 yếu tố chính quyết định:
- Di truyền.
- Chế độ dinh dưỡng.
- Môi trường và luyện tập thể dục thể thao.
Như vậy, có 2 yếu tố có thể tác động và can thiệp được đó là chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao.
Chế độ dinh dưỡng
- Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, cung cấp một chế độ ăn đầy đủ tinh bột: ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… hàng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.
- Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa…
- Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: thức ăn có nguồn gốc động vật, đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu... vì kẽm là một nguyên tố vi lượng giúp phát triển chiều cao ở trẻ em.
Những thực phẩm là nguồn cung cấp chất đạm và các vi chất cho trẻ.
- Ăn nhiều rau xanh quả chín vì cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
- Tăng cường cho trẻ luyện tập các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông… phù hợp độ tuổi của trẻ. Vì vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh, các mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.
- Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.
- Đừng quân cho bé ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 10 giờ đêm giúp con dài ra trong lúc ngủ.
Dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.
GrowPLUS+ của NutiFood là một trong những giải pháp dinh dưỡng hiệu quả dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, đã được chứng nhận lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện MCT - chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; việc bổ sung Lysin, Kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A-C-E; GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.
GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.

Saturday, September 12, 2015

Chúng Em Nhận ra Mình là Một Phần Quan Trọng của Xã Hội



Người viết: Yến Nhi – Cựu Nhóm trưởng của nhóm nòng cốt của CLB trẻ tham gia tại CTPTV Hải Lăng
 
Về với huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, có lẽ ấn tượng đầu tiên về nơi này là một vùng cát trắng đầy nắng và gió, đất cát nhiều hơn đất màu. Người dân ở đây, đa số là dân lao động, chân lấm tay bùn, quần quật quanh năm suốt tháng trên ruộng đồng chỉ để kiếm đủ cái ăn cái mặc, lo cho gia đình, con cái. 

Cũng chính vì thế mà các em, đặc biệt là những đứa con sinh ra trên những xã nghèo của huyện như Hải Xuân, Hải Trường, Hải Hòa, Hải Thành, Hải Dương, Hải Quy và Hải Thiện, phải phần nào chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần so với các bạn cùng trang lứa.
   
Nhiều năm về trước, khi mà kinh tế nơi đây vẫn chưa phát triển hay nói đúng hơn là phát triển chậm hơn so với các xã bạn, trình độ dân trí cũng chưa được nâng cao, trong tâm khảm của những bậc cha mẹ ở đây thì “con nít biết gì mà nói” rồi “ lo ăn lo mặc cho rồi, chứ còn học với chả hành gì nữa!”

Bọn trẻ chúng em cũng chỉ biết vâng lời cha mẹ về mọi mặt, không có và cũng không dám nói lên suy nghĩ của bản thân. Vì chúng em chấp nhận rằng mình còn nhỏ và không có quyền gì cả. 

Và một điều nữa đó là với chúng em, việc học không quan trọng bằng việc mò cua, bắt ốc phụ giúp gia đình hay đơn giản chỉ là chúng em thích được nhong nhong giữa đồng ruộng, không bị gò bó bởi những con chữ rắc rối. Có lẽ lúc đó chúng em còn quá nhỏ để nhận thức được tầm quan trọng của việc học và chắc cũng vì một lý do khách quan là chúng em và ngay cả bố mẹ chúng em nữa có quá ít cơ hội tiếp cận với những thông tin đại chúng như quyền học tập, quyền trẻ em.

Phải nói là chúng em đã chưa từng được nghe tới quyền trẻ em và cũng chưa hề được biết rằng trên thế giới có một công ước dành cho trẻ em cho đến khi tổ chức Tầm nhìn Thế giới đặt dự án tại xã chúng em. Tuy không phải là nhiều nhưng cũng đủ để chúng em biết mình có quyền được sống còn, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc và quyền được tham gia. 

Có lẽ trước đây chưa bao giờ trong thâm tâm chúng em nghĩ rằng sống- được bảo vệ- được chăm sóc- được tham gia lại là quyền của chúng em. Cứ nghĩ chúng do người lớn quyết định, mình chỉ có việc nghe theo thôi cơ chứ! 

Và cũng nhờ Tầm nhìn Thế giới, chúng em đã tự tin hơn rất nhiều. Từ chưa bao giờ dám nói lên ý kiến của mình thì nay, chúng em đã có thể, dù vẫn hơi rụt rè, dám trình bày suy nghĩ của mình với thầy cô, bạn bè, cha mẹ và đặc biệt là khả năng đứng trước đám đông. Kĩ năng thuyết trình và sự năng động của chúng em cũng đã được nâng cao rõ rệt. 

Và cũng nhờ Tầm nhìn Thế giới mà chúng em được tham gia các hoạt động mà chúng em chưa từng được biết đến trước đó- cái mà vượt ra ngoài những trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò quen thuộc. Chúng em đã được tự tổ chức và tham gia sân chơi cuối tuần, những buổi giao lưu, truyền thông, tham hỏi gia đình các bạn khuyết tật, và đặc biệt hơn cả là được quen thêm nhiều bạn bè ở các xã hay xa hơn là ở các huyện khác. 

Còn nhớ lần đầu tiên được cùng mọi người đi tham quan mô hình sân chơi cuối tuần tại Đông Hà, thực sự đó là một trải nghiệm thú vị. Lần đầu tiên em được đi xa mà không có vòng tay ba mẹ bên cạnh. Rồi những lần tham gia diễn đàn, chúng em cũng đã gặt hái được rất nhiều điều, từ kiến thức, sự tự tin, năng động đến bạn bè khắp nơi. Đó là những lần chúng em được sống, sinh hoạt, vui chơi dưới một mái nhà chung mà ở nơi đó chúng em là những chủ nhân, quyết định và tiến hành thực hiện mọi hoạt động dưới sự giám sát của người lớn. 

Cũng từ đó mà chúng em- từ những đứa trẻ quanh năm suốt tháng ở trong làng, trong xã, sống lặng lẽ giờ đã trở thành những người năng động hơn, quyết đoán hơn và có đầu óc biết sắp xếp công việc hơn. Chúng em nhận ra rằng mình là một phần quan trọng của xã hội.

Có lẽ em nói riêng và tất cả các bạn đã tham gia đợt thăm hỏi các bạn khuyết tật trên địa bàn nói chung sẽ chẳng bao giờ quên được những ánh mắt, những gương mặt của các bạn ấy.
 
Thực sự mà nói, với cá nhân em, các bạn ấy đã từng là những nỗi ám ảnh, là nỗi sợ hãi trong suốt một thời gian dài. Bọn bạn em còn hay bày trò để chọc ghẹo các bạn ấy để rồi nhìn cách phản ứng ngây ngô của mấy bạn để phá lên cười. Chúng em có biết đâu, nỗi đau các bạn đang phải chịu đã là quá lớn. hành động của chúng em thực sự là không thể chấp nhận được. 

Nhìn những giọt nước mắt của bạn Lê Đình Lợi, em đã không cầm được nước mắt, nhiều cảm xúc đan xen. Bạn khóc vì không thể được như mọi người, không được sống một cuộc sống bình thường. Em thấy thực sự cuộc sống của mình hiện tại là quá hạnh phúc so với nhiều người. 

Bằng lòng là gia đình không phải là quá khá giả, bằng lòng còn thiếu thốn nhiều thứ nhưng may mắn hơn cả là em được sinh ra với một cơ thể lành lặn. Có ai muốn cuộc đời mình bị gắn bó với chiếc xe lăn, có ai muốn bị kêu bằng cái tên “ con đao”, “ thằng điên” đâu cơ chứ! Nhưng số phận đã nghiệt ngã không cho họ quyền được sống đơn giản đó. Điều đó đã thôi thúc ý thức trong chúng em, em đã không còn sợ các bạn ấy nữa mà thay vào đó là sự cảm thông, muốn chia sẻ.

Tầm nhìn Thế giới không những đã cho chúng em nhiều điều mà còn giúp cho cộng đồng và những người lớn hiểu thêm về quyền trẻ em nữa. Giờ đây, mọi người đã phần nào công nhận vai trò của chúng em trong gia đình, trong xã hội. Chúng em cũng đã và đang được tạo mọi điều kiện để phát triển, cả về học tập lẫn vui chơi.

Còn riêng em, dù bây giờ không còn là thành viên của nhóm trẻ nòng cốt nhưng chắc chắn các kĩ năng học hỏi được từ những tháng ngày hoạt động với tổ chức sẽ theo em đến hết cuộc đời, mà thực tế là khả năng điều hành nhóm trong lớp hiện tại. Nhờ những kĩ năng đó mà em đã có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

Hi vọng tổ chức Tầm nhìn Thế giới sẽ mở rộng quy mô hoạt động để có nhiều hơn các xã dự án, các nhóm trẻ được phổ cập quyền trẻ em. Cảm ơn tổ chức đã mang đến cho chúng em nhiều điều mới lạ và có ý nghĩa.

Diễn đàn trẻ em tỉnh Thanh Hóa năm 2015 “Lắng nghe trẻ em nói”

Nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền của trẻ em, đồng thời nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, cộng đồng, gia đình và bản thân các em, tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã phối hợp với Sở Lao động – Thương  binh – Xã hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức Diễn đàn trẻ em trong ba ngày 8-10/7/2015.

Với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”, diễn đàn đã tạo cơ hội cho các em thảo luận các vấn đề về thực hiện quyền của trẻ em theo bốn chủ điểm chính: bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; các biện pháp đảm bảo quyền tham gia của trẻ; giáo dục trẻ em; chăm sóc sức khỏe trẻ em, vui chơi giải trí an toàn trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

Thông điệp cho từng vấn đề được các em thể hiện qua nhiều hình thức sáng tạo và thân thiện như tiểu phẩm, thuyết trình với tranh minh họa, hội trại và giao lưu văn hóa. Tham gia diễn đàn có gần 60 em đến từ thành phố Thanh Hóa, huyện Yên Định và các huyện mà Tầm nhìn Thế giới đang thực hiện hoạt động: Như Xuân, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Cẩm Thủy và Bá Thước.

Em Ngân, huyện Yên Định, cho biết: “Thông qua việc tham dự diễn đàn, chúng cháu thấy mình trưởng thành bởi sân chơi đã tạo cho chúng cháu nhiều cơ hội để học tập, giao lưu. Chúng cháu hình thành và rèn luyện cho mình nhiều kỹ năng sống cần thiết, nhiều kiến thức xã hội. Điều quan trọng là diễn đàn đã đáp ứng quyền tham gia của trẻ em. Chúng cháu thấy tự tin hơn trong cuộc sống và sẽ cố gắng để học tập tốt hơn.”

Tham gia diễn đàn có gần 60 em đến từ nhiều huyện mà Tầm nhìn Thế giới đang thực hiện hoạt động tại Thanh Hóa. 

Tại phiên đối thoại diễn ra trong ngày cuối của Diễn đàn, từng vấn đề được trẻ em nêu ra, thảo luận và chất vấn các lãnh đạo ban ngành liên quan. Các lãnh đạo cũng chia sẻ thông tin, phản hồi một cách cụ thể, rõ ràng về các chính sách, kế hoạch hành động của từng ban ngành trong việc thực hiện và giải quyết.

Phát biểu tại Diễn Đàn, ông Phạm Đăng Quyền- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nói: “Trong quá trình tham mưu xây dựng các chương trình có liên quan tới trẻ em, chúng ta cần lắng nghe trẻ em nói. Các địa phương cần ưu tiên bố trí quỹ đất cho việc xây dựng các công trình phúc lợi cho trẻ em. Từng bước bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các công trình cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”

Sau Diễn đàn cấp tỉnh, các thông điệp đã được chuyển tới các lãnh đạo trung ương tại Diễn đàn Quốc gia diễn ra tại Hà Nội trong các ngày 5-8/8/2015.

Bài và ảnh: Lê Thị Ngân, Trần Phạm Hiền.

Hãy lắng nghe chúng cháu bằng trái tim





Tiếp nối thông lệ, Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ IV đã được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 05 đến ngày 08/8/2015, tại Hà Nội với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”.

Đây là sự kiện do Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội (LĐ-TB-XH) phối hợp cùng World Vision, các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác tổ chức nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, qua đó thực hiện quyền tham gia của mình.

Đại diện cho hơn 26 triệu trẻ em trên cả nước về tham dự Diễn đàn quốc gia năm nay có 192 em, độ tuổi 10-16 đến từ 30 tỉnh, thành phố, Làng trẻ em SOS và Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. 

Thảo luận nhóm sôi nổi về sự tham gia của các em trong các quyết định của nhà trường.

.
Các nhóm tập dượt thuyết trình kết quả thảo luận để chuẩn bị cho phiên Đối thoại.

Với bốn nội dung thảo luận chính về quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và quá trình xây dựng pháp luật, chính sách, các em đã trao đổi rất hăng hái về thực trạng thực hiện quyền, những trở ngại các em gặp phải và những mong muốn của các em về việc được người lớn quan tâm, lắng nghe. 

“Cháu mong các bác hãy lắng nghe chúng cháu nói. Những điều chúng cháu mong muốn đều rất thiết thực để chúng cháu có thể đóng góp tốt nhất cho gia đình, nhà trường và xã hội,” Nguyễn Hữu Thành, đại diện trẻ em đoàn Đăk Nông, chia sẻ.

Kết quả thảo luận nhóm đã được các em thể hiện một cách sáng tạo trong phiên Đối thoại dưới nhiều hình thức như hát, múa, đóng kịch và thuyết trình với tranh. Đại diện cấp cao của các Bộ, ngành có mặt tại Diễn đàn đã tiếp nhận và có những phản hồi tích cực đối với những thông điệp được các em truyền tải. 

Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Mạnh Hùng trả lời những khúc mắc của trẻ em liên quan đến nạn bạo lực học đường.

Cũng tại Diễn đàn, các em đã được cung cấp thông tin về kết quả thực hiện của các Bộ, ngành liên quan đối với các khuyến nghị, thông điệp của trẻ em tại Diễn đàn trẻ em năm 2011 và năm 2013.

“Em rất vui vì những khuyến nghị của chúng em đã được các bác lắng nghe và thực hiện. Nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ học phí để tiếp tục con đường học vấn của mình. Trường em đã có thêm rất nhiều sân chơi mới bổ ích để chúng em vừa được vui chơi, vừa được học thêm nhiều kiến thức mới,” Đinh Thị Thùy Vân, đại diện trẻ em đoàn Đà Nẵng, phấn khởi cho biết. 

Phát biểu bế mạc tại Diễn đàn, bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, khẳng định: “Những khuyến nghị của các em ngày hôm nay đều rất thiết thực, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của các em đối với Nhà nước để công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em được thực hiện ngày một tốt hơn.”

Các khuyến nghị và thông điệp của trẻ em sẽ được báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và gửi tới các Bộ, ngành, tổ chức liên quan để xem xét và có kế hoạch đáp ứng. 

Bài và ảnh: Phạm Thu Trang.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes