BREAKING NEWS
Showing posts with label Kinh Doanh. Show all posts
Showing posts with label Kinh Doanh. Show all posts

Monday, November 5, 2018

[Review] Ví cứng KeepKey – Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

KeepKey là ví điện tử an toàn cung cấp quyền truy cập tài sản kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Được ra mắt vào năm 2015, ví cứng KeepKey sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp cho người dùng một trong những môi trường an toàn nhất để lưu trữ tiền tệ mã hóa. Là một chiếc ví Hierarchical Deterministic (HD), KeepKey có thể được coi là một máy tính thu nhỏ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ private key với các tính năng:
  • Các tính năng: màn hình OLED, kết nối USB
  • Hỗ trợ nhiều loại coin: BTC, ETH, LTC và hơn thế nữa
  • An ninh: Khóa cá nhân, mã PIN, câu khôi phục

1/ Ví cứng KeepKey là gì?

KeepKey cho phép bạn tạo và lưu trữ không giới hạn mật khẩu khóa cá nhân. “Khóa cá nhân” là một dạng mật mã tinh vi cho phép người dùng truy cập vào tiền tệ kỹ thuật số của mình.
Ngoài Bitcoin, ví cứng KeepKey còn hỗ trợ lưu trữ và giao dịch với nhiều loại tiền tệ mã hóa khác nhau, bao gồm Ethereum, Litecoin, Dash, Dogecoin và Namecoin. Điều này khiến Keepkey trở thành loại ví cứng lý tưởng cho những người đang sử dụng nhiều loại tiền tệ kỹ thuật số cùng một lúc hoặc tìm kiếm để xây dựng một danh mục tài sản kỹ thuật số.
KeepKey tích hợp với phần mềm ví trên máy tính bằng cách đảm nhận việc tạo khoá chính, khoá lưu trữ cá nhân và ký kết giao dịch.
Tương thích với:
  • Hệ điều hành: PC, Mac, Linux và Android
  • Ví mềm: Làm việc với Electrum, MultiBit và Mycelium.

2/ Tôi có thể lưu trữ tiền tệ nào?

  • Bitcoin
  • Ethereum
  • Litecoin
  • Dash
  • Dogecoin
  • Namecoin
Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Bảng giá Bitcoin 2018.

3/ Làm cách nào nạp tiền vào ví?

Bắt đầu với KeepKey dễ dàng bằng cách tải xuống hai ứng dụng Chrome – một ứng dụng để tạo ra ví và một để kết nối với KeepKey qua Chrome. Sau thiết lập ban đầu, bạn chỉ cần thêm một tài khoản và chọn loại tiền tệ mã hóa bạn muốn thêm hoặc muốn giao dịch. Điều này cho phép bạn gửi tiền vào ví và giao dịch với các đối tác (ví dụ: bạn có thể đổi một số tiền từ tài khoản Bitcoin sang tài khoản Ethereum của bạn).

4/ Làm thế nào để thực hiện hoặc nhận thanh toán bằng KeepKey?

Quá trình gửi và nhận thanh toán không thay đổi với KeepKey. Sự khác biệt duy nhất là máy tính của bạn không lưu trữ khóa cá nhân nữa, có nghĩa là nó không thể ký kết được các giao dịch. Thay vào đó, các giao dịch phải được chuyển tới KeepKey để được ký kết. Khi KeepKey nhận được yêu cầu, người dùng sẽ được thông báo và nhắc nhở thực hiện xác nhận bằng tay.
ví cứng KeepKey sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp cho người dùng một trong những môi trường an toàn nhất để lưu trữ tiền tệ mã hóa.
Một khi đã được chấp thuận, giao dịch được ký kết và hệ thống sẽ gửi một thông báo cho máy tính khách hàng trên mạng tiền tệ mã hóa (ví dụ: bitcoin, Ethereum, v.v.).
Mặc dù người dùng không cần cài đặt bất kỳ trình điều khiển nào để sử dụng KeepKey, nhưng họ cần một trong những ứng dụng phần mềm đặc biệt được đề cập ở trên hoặc ứng dụng KeepKey Chrome.
Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Nơi bán dàn máy đào Bitcoin ASIC uy tín ở Sài Gòn.

5/ Ví cứng KeepKey có an toàn không? 

KeepKey được coi là một trong những ví HD an toàn nhất trên thị trường. Bởi nó có một số biện pháp an ninh.
  • Khóa cá nhân. Khóa cá nhân được lưu trữ trực tiếp trên KeepKey và không bao giờ rời khỏi thiết bị.
  • Mã PIN. Số PIN ngăn cản bất kỳ người dùng trái phép nào muốn xem số dư của bạn hoặc tiến hành các giao dịch.
  • Câu khôi phục. Toàn bộ ví tiền được sao lưu bằng câu khôi phục gồm 12 từ được tạo ra khi thiết lập. Câu này có thể được sử dụng để khôi phục các khóa cá nhân trong trường hợp ví KeepKey bị mất hoặc bị đánh cắp.
  • Cụm từ mật khẩu: Ngoài ra, người dùng có tùy ý chọn một từ bổ sung gắn liền với câu khôi phục. KeepKey không khuyên bạn sử dụng tính năng cụm mật khẩu trừ khi bạn hiểu được hậu quả của việc làm như vậy.

6/ Ưu và nhược điểm của Keeper

Ưu điểm

  • Các tiêu chuẩn an ninh hàng đầu khiến hầu như không có tin tặc hoặc virus ăn cắp khóa cá nhân.
  • Cung cấp các tính năng bảo mật tương tự như các sản phẩm được phát hành khác, chẳng hạn như TREZOR.
  • Màn hình OLED được thiết kế chuyên nghiệp, hấp dẫn làm cho việc sử dụng thiết bị trở nên dễ dàng hơn các sản phẩm tương tự khác.
  • Cung cấp truy cập vào các loại tiền tệ kỹ thuật số hàng đầu thế giới.

Nhược điểm

  • Thiếu ví web có nghĩa là người dùng phải thêm phần mềm như Electrum hoặc MultiBit để sử dụng các ứng dụng của nó.
  • Kích thước lớn làm cho nó cồng kềnh hơn TREZOR hoặc Ledger, những loại có thể để vừa túi của bạn.
  • Thiết lập khá đơn giản, nhưng không cho phép người dùng tiết kiệm được tiến độ.
Có thể bạn cần biết:

Nguồn: Pinkminer.com

[Review] Lưu trữ và giao dịch tiền điện tử với ví Trezor

1/ Ví Trezor là gì?

Trezor là một ví cứng Bitcoin có chức năng như một USB, cho phép người dùng truy cập an toàn ngay cả trên các máy tính không được bảo mật. Nó hoạt động trên một phương pháp tiếp cận Zero Trust, nhiều lớp bảo mật để giảm thiểu những tổn hại bởi bên thứ ba. Tự gọi mình là “Bitcoin an toàn”, Trezor bao gồm các tính năng bảo mật then chốt:
  • Bảo vệ PIN. Trezor được bảo vệ bằng mã PIN mà bạn chọn. Mỗi lần bạn nhập sai pin, tính thời gian chờ đợi cho đến khi bạn có thể nhập lại nó lần thứ hai. Và không có cơ chế điều chỉnh thời gian nhập mật khẩu lại – bạn phải chờ đúng khoảng thời gian đó mới có thể nhập lại mật khẩu.
  • Phục hồi seed. Trezor cung cấp cho bạn một mã gồm 24 từ được tạo ngẫu nhiên mà bạn có thể sử dụng để khôi phục ví Trezor của bạn nếu bị đánh cắp hoặc bị mất.
  • Thiết bị single-purpose. Chỉ đơn thuần là một chiếc ví Bitcoin, Trezor không có ứng dụng hoặc bản tải xuống nào có sẵn cho phần cứng có khả năng làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật.
  • Hạn chế tấn công. Trezor hạn chế giao tiếp với các thiết bị khác. Nó không có pin, máy ảnh để scan, Bluetooth hoặc Wi-Fi. Khi thiết bị USB không được kết nối, nó sẽ bị tắt.
Ví Trezor là một ví cứng Bitcoin có chức năng như một USB, cho phép người dùng truy cập an toàn ngay cả trên các máy tính không được bảo mật
Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Bảng giá Bitcoin 2018.

2/ Làm thế nào để nhận được bitcoin trên ví Trezor?

Để thêm Bitcoin vào ví Trezor, hãy làm theo các bước cài đặt bảo mật sau:
  • Tải myTrezor plug-in. Đi tới trang web ví Trezor và tải xuống trình plug-in. Người dùng lần đầu tiên sẽ tạo mã PIN và ‘seed’ phục hồi .
  • Nhấp vào tài khoản trong trình duyệt. Đi tới tab Receive để lấy địa chỉ Bitcoin đầu tiên của bạn.
  • Tìm biểu tượng mắt. Biểu tượng này có một địa chỉ phù hợp với địa chỉ xuất hiện trên màn hình phần cứng Trezor của bạn. Không chuyển tải nếu mắt không hiển thị địa chỉ phù hợp – đó có thể là dấu hiệu của scam.
  • Xác nhận. Cho đến khi giao dịch hoàn tất (khoảng 15 phút), cột Timestamp – Dấu thời gian sẽ hiển thị “Unconfirmed – Không xác nhận.” Một khi bạn nhìn thấy ngày và thời gian trong cột này, tiền là của bạn.
3/ Thanh toán bằng cách nào?
Một khi bạn đang tích trữ tiền điện tử, bạn sẽ muốn thanh toán bằng ví Trezor. Bạn có thể thực hiện việc này thông qua myTrezor plug-in.
  • Nhấp vào tab gửi trên trình plug-in. Nhập địa chỉ giao dịch và số tiền bạn muốn gửi. Bạn có thể chọn để nhập số tiền giao dịch trong BTC hoặc tiền pháp định. Tỷ giá được tính bởi CoinDesk.
  • Nhập PIN của bạn. Nhập mã PIN để mở khóa thiết bị. Các pin sẽ mở khóa ví Trezor cho đến khi nó được ngắt nguồn.
  • Xác nhận giao dịch. Số tiền giao dịch và địa chỉ mà nó được gửi sẽ xuất hiện trên màn hình Trezor. Xác nhận hoặc hủy giao dịch từ phần cứng.
  • Theo dõi tiến độ giao dịch của bạn. Theo dõi giao dịch đi từ tab Transactions – Giao dịch.
Thông tin hữu ích nhà đầu tư cần xem thêm: Nơi bán dàn máy đào Bitcoin ASIC uy tín ở Sài Gòn.

4/ Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • An toàn. Giới hạn các cách mà ví Trezor có thể bị truy cập và bảo vệ nó khỏi hacker.
  • Hỗ trợ nhiều loại tiền tệ. Hỗ trợ một số loại tiền điện tử khác ngoài Bitcoin và có thể chuyển đổi số tiền giao dịch sang và từ tiền fiat.
  • Giao diện dễ sử dụng. Trình cắm trình duyệt myTrezor giúp dễ dàng thực hiện giao dịch.
Nhược điểm
  • Số PIN phức tạp. Phải mất thời gian để thiết lập trình plug-in và bạn phải nhập lại mã PIN bằng cách sử dụng một bàn phím bị che khuất mỗi khi bạn cắm Trezor.
  • Cơ hội giao dịch hạn chế. Bởi vì đó là một ví đựng phần cứng nên Trezor phải được cắm vào máy tính để thực hiện các giao dịch, không giống như ví điện thoại di động hoặc ví giấy mà có thể được sử dụng khi đang di chuyển.

5/ Kết luận

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách an toàn để lưu trữ Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, ví Trezor có thể là lựa chọn dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm sự truy cập liên tục đến các kho dự trữ tiền điện tử hoặc cần thực hiện các giao dịch hàng ngày, có thể bạn sẽ muốn xem thêm các lựa chọn khác.
Có thể bạn cần biết:

Nguồn: Pinkminer.com

Saturday, November 3, 2018

Tỷ phú Crypto – Xu thế mới trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc

Hằng năm, Viện nghiên cứu Hurun Trung Quốc sẽ công bố danh sách những người giàu có bậc nhất của đất nước này. Năm nay, đa số những người đứng top đều thuộc lĩnh vực có liên quan đến hệ thống mã hóa.
Hãy cùng tìm hiểu về những tỷ phú Crypto để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh bạn nhé.
Những tỷ phú giàu có đều có niềm yêu thích đối với hệ thống mã hóa
Như nhiều người đã mong đợi, vị trí dẫn đầu trong danh sách năm nay đã thuộc về nhà sáng lập Alibaba Group, Jack Ma, với giá trị tài sản ròng là 39 tỷ USD. Mặc dù không phải là một doanh nhân kinh doanh tiền mã hóa, nhưng Jack Ma đã nhiều lần tuyên bố rằng ông là một người quan tâm đến công nghệ Blockchain (ông cũng là người gọi Bitcoin là bong bóng), và Alibaba trước đây đã thử nghiệm việc thực hiện Blockchain trong chuỗi cung ứng thực phẩm của mình.
Alibaba Group, Jack Ma
Đứng ở vị trí thứ 2, với giá trị ước tính khoảng 2,3 tỷ USD chính là người đồng sáng lập 32 tuổi của công ty Bitmain Technologies bitcoin , Jihan Wu, sinh năm 1985.
Bitmain nổi tiếng về khả năng “in tiền”, Wu tiết lộ vào tháng 6 rằng công ty của anh đã mang về 2,5 tỷ USD doanh thu trong năm ngoái.
Bitmain Technologies, Jihan Wu
Đối thủ cạnh tranh chính của Bitmain không ai xa lạ, đó là Canaan Creative với người sáng lập Zhang Nangeng, cũng nằm trong top 100 người giàu có nhất Trung Quốc. Canaan Creative vừa công bố rằng họ đang thách thức Bitmain với một máy khai thác Bitcoin mới đã được thiết lập để xuất xưởng trong quý 4 năm nay.
Ngoài ra, bảng danh sách này còn có sự góp mặt của ông trùm siêu giàu Zhao “CZ” Changpeng, 41 tuổi, người sáng lập và CEO của Binance. Ông đứng thứ ba trong số những người thuộc ngành công nghiệp Blockchain với 2,2 tỷ USD.
Binance , Zhao “CZ” Changpeng
“Cá voi” Bitcoin nổi tiếng Li Xiaolai cũng xuất hiện trong danh sách này với giá trị ròng ước tính khoảng 1 tỷ USD. Mặc dù đây chính là nhà đầu tư gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay vì đã gọi những nhà đầu tư khác là “kẻ ngốc” trong một cuộc trò chuyện bí mật của mình. Ông cũng dự định dành nhiều năm để suy ngẫm về sự thay đổi nghề nghiệp của mình.
Trở thành tỷ phú từ Blockchain từ Crypto và Blockchain đang trở nên phổ biến ở Trung Quốc
Đó là những người giàu có nhất Trung Quốc nhờ vào niềm đam mê, kinh doanh trong lĩnh vực mã hóa. Nếu bạn muốn trở thành những nhà đầu tư tài ba thì không chỉ cần học hỏi kinh nghiệm mà còn phải cập nhật thông tin liên tục về thị trường, tỷ giá đồng Bitcoin,..
Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về thị trường tiền tệ mã hóa (Bitcoin – Altcoin, Blockchain, ICO), kỹ thuật phân tích và Trade Coin và đào Coin. Pink Blockchaincũng cập nhật liên tục thông tin các loại đồng tiền mã hóa trên đồng tiền Bitcoin ở Việt Nam cũng như các đồng tiền mã hóa khác để từ đó bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất.
Có thể bạn quan tâm:

Những câu nói bất hủ của Satoshi Nakamoto: cha đẻ Bitcoin

Satoshi Nakamoto được coi là cha đẻ của đồng tiền mã hóa Bitcoin, ông ấy đã có rất nhiều câu nói bất hủ, không chỉ đúc kết kinh nghiệm của mình về việc kinh doanh đồng Bitcoin mà còn giúp bạn nhận ra được rất nhiều giá trị của cuộc sống. Hãy cùng Pink Blockchain tìm hiểu những câu nói đó ngay bên dưới để thay đổi cách sống và chạm tới thành công nhé.
Satoshi Nakamoto – cha đẻ Bitcoin đã cho ra đời rất nhiều câu nói bất hủ
Mặc dù danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto – người sáng tạo bí ẩn của Bitcoin, có thể vẫn là bí ẩn mãi mãi, nhưng lời nói của ông vẫn được đọc kỹ và trở thành “kim chỉ nam” của nhiều người đam mê Bitcoin.
Tuy nhiên, có một danh sách các bài đăng trên diễn đàn mà người sáng tạo Bitcoin đã viết và Viện Satoshi Nakamoto đã thu thập các trích dẫn đó, tổ chức chúng thành các chủ đề để mọi người cùng đọc và chiêm nghiệm.
Viện Satoshi Nakamoto, được thành lập vào tháng 11 năm 2013, hiện vẫn đang tìm cách “học hỏi từ quá khứ và xây dựng hướng tới tương lai, thông qua học bổng, hoạt động cộng đồng,..” Bao gồm lưu trữ tác phẩm, xuất bản các tài liệu nghiên cứu liên quan đến ngành mã hóa cũng như chia sẻ các ý tưởng và khái niệm.
Một số trích dẫn bao gồm:
+ Chủ đề về chính phủ:
“Governments are good at cutting off the heads of a centrally controlled networks like Napster, but pure P2P networks like Gnutella and Tor seem to be holding their own.”
Tam dịch: “Chính phủ rất giỏi trong việc “cắt đứt đầu” của một mạng lưới được kiểm soát tập trung như Napster, nhưng các mạng P2P thuần túy như Gnutella và Tor dường như đang nắm giữ các mạng riêng của họ.”

+ Chủ đề về ngân hàng:
“Banks must be trusted to hold our money and transfer it electronically, but they lend it out in waves of credit bubbles with barely a fraction in reserve. We have to trust them with our privacy, trust them not to let identity thieves drain our accounts. Their massive overhead costs make micropayments impossible.”
Tạm dịch: “Các ngân hàng được [khách hàng] tin tưởng để giữ những khoản tiền lớn và chuyển tiền một cách điện tử, nhưng họ cho vay nó trong các đợt “bong bóng” tín dụng với gần như không có một khoản dự trữ đáng kể nào.
Chúng ta buộc phải tin tưởng họ sẽ bảo vệ sự riêng tư của chúng ta, tin tưởng họ không để cho kẻ trộm danh tính, tài khoản của chúng ta. Họ luôn có những chi phí khổng lồ nên không thể cung cấp những khoản thanh toán cực nhỏ.”

* Bong bóng tín dụng: chỉ tình trạng tăng giá một cách đột biến, không bền vững.
+ Chủ đề về Cryptocurrencies và những gì có thể gây ra thất bại:
“A lot of people automatically dismiss e-currency as a lost cause because of all the companies that failed since the 1990’s. I hope it’s obvious it was only the centrally controlled nature of those systems that doomed them. I think this is the first time we’re trying a decentralized, non-trust-based system.”
Tạm dịch: “Nhiều người đã từ bỏ tiền mã hóa vì đã có rất nhiều công ty thất bại kể từ những năm 1990. Tôi hy vọng kết quả này chỉ là do bản chất kiểm soát tập trung của những hệ thống này đã gây nên sự sụp đổ cho chính nó. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên thử một hệ thống phi tập trung, không dựa trên sự tin tưởng.”

+ Chủ đề về khả năng thu hút:
“It’s very attractive to the libertarian viewpoint if we can explain it properly. I’m better with code than with words though.”
Tạm dịch: “Bitcoin rất hấp dẫn dưới những quan điểm tự do nếu chúng ta có thể giải thích nó một cách đúng đắn. Tôi luôn ổn hơn khi sử dụng các đoạn mã so với từ ngữ.”
“Yes, but we can win a major battle in the arms race and gain a new territory of freedom for several years.”
Tạm dịch: “Vâng, chúng ta có thể thắng một trận chiến lớn trong cuộc chạy đua vũ trang và giành được một lãnh thổ tự do mới trong nhiều năm.”

+ Chủ đề về các bên thứ 3 đáng tin cậy
“Commerce on the Internet has come to rely almost exclusively on financial institutions serving as trusted third parties to process electronic payments. While the system works well enough for most transactions, it still suffers from the inherent weaknesses of the trust based model.”
Tạm dịch: “Thương mại trên Internet hầu như chỉ dựa vào các tổ chức tài chính phục vụ như các bên thứ ba đáng tin cậy,.. để xử lý thanh toán điện tử. Trong khi hệ thống hoạt động đủ tốt cho hầu hết các giao dịch, nó vẫn bị những điểm yếu vốn có đó chính là: sự tin tưởng.”

+ Chủ đề về việc sử dụng mật mã:
“Writing a description for this thing for general audiences is bloody hard. There’s nothing to relate it to.”
Tạm dịch: “Viết một mô tả về điều này cho mọi người rất khó khăn. Vì không có gì liên quan đến nó cả.”
“I would be surprised if 10 years from now we’re not using electronic currency in some way, now that we know a way to do it that won’t inevitably get dumbed down when the trusted third party gets cold feet.”
Tạm dịch: “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu 10 năm kể từ bây giờ chúng ta không sử dụng tiền mã hóa theo một cách nào đó nữa. Bây giờ, nếu bên thứ 3 đáng tin cậy không còn tồn tại thì rất có thể thời kỳ huy hoàng này sẽ sụp đổ.”
“Bitcoin would be convenient for people who don’t have a credit card or don’t want to use the cards they have, either don’t want the spouse to see it on the bill or don’t trust giving their number to “porn guys”, or afraid of recurring billing.”
Tạm dịch: “Bitcoin rất thuận tiện cho những người không có thẻ tín dụng hoặc không muốn sử dụng thẻ của họ, hay không muốn bất kỳ ai, đặc biệt là những người lạ có thể gây nguy hiểm nếu biết được mã số thẻ của họ.”

+ Chủ đề về kinh tế Bitcoin và những đồng Bitcoin bị mất:
“Lost coins only make everyone else’s coins worth slightly more. Think of it as a donation to everyone.”
Tạm dịch: “Khi một đồng tiền bị mất sẽ làm cho các đồng tiền khác của mọi người có giá trị hơn. Hãy suy nghĩ về mất mát đó như một sự đóng góp cho tất cả mọi người.”
“It might make sense just to get some in case it catches on. If enough people think the same way, that becomes a self-fulfilling prophecy. Once it gets bootstrapped, there are so many applications if you could effortlessly pay a few cents to a website as easily as dropping coins in a vending machine.”
Tạm dịch: Nếu có đủ người nghĩ theo cùng một cách đã được nói trước đó thì lời tiên tri sẽ tự hoàn thành. Một khi nó được khởi động, có rất nhiều ứng dụng hay ho nếu bạn đủ sức trả tiền cho một trang web tựa như thả tiền xu trong một máy bán hàng tự động.”
“I’m sure that in 20 years there will either be very large transaction volume or no volume.”
Tạm dịch: “Tôi chắc chắn rằng trong 20 năm tới sẽ có khối lượng giao dịch rất lớn hoặc không có khối lượng nào.”

+ Chủ đề về Bitcoin và chứng khoán:
“Bitcoins have no dividend or potential future dividend, therefore not like a stock. More like a collectible or commodity.”
Tạm dịch: “Bitcoin không có cổ tức hoặc cổ tức tiềm năng trong tương lai. Do đó, nó không giống như cổ phiếu, mà nó giống như một bộ sưu tập hay hàng hóa.”

+ Chủ đề về thiết kế Bitcoin:
“How does everyone feel about the B symbol with the two lines through the outside? Can we live with that as our logo?”
Tạm dịch: “Mọi người cảm thấy thế nào về biểu tượng B với hai dòng gạch bên ngoài? Chúng ta có thể sống với điều đó như logo của chúng ta không?”
“The project needs to grow gradually so the software can be strengthened along the way. I make this appeal to WikiLeaks not to try to use Bitcoin. Bitcoin is a small beta community in its infancy.”
Tạm dịch: “Dự án cần phát triển dần dần để phần mềm có thể được tăng cường theo đà phát triển của nó. Tôi thực hiện khiếu nại này để WikiLeaks không cố gắng sử dụng Bitcoin. Bitcoin chỉ là một cộng đồng beta nhỏ trong giai đoạn “trứng nước”.

+ Chủ đề về khai thác:
“The Bitcoin network might actually reduce spam by diverting zombie farms to generating bitcoins instead.”
Tạm dịch: “Mạng Bitcoin thực sự có thể làm giảm thư rác bằng cách chuyển hướng việc tạo mail sang tạo ra Bitcoin thay thế.”
“We should have a gentleman’s agreement to postpone the GPU arms race as long as we can for the good of the network. It’s much easier to get new users up to speed if they don’t have to worry about GPU drivers and compatibility. It’s nice how anyone with just a CPU can compete fairly equally right now.”
Tạm dịch: “Chúng ta nên có một thỏa thuận để trì hoãn “cuộc đua vũ khí” GPU. Người dùng mới sẽ dễ dàng nâng cao tốc độ nếu họ có GPU với độ tương thích cao. Bây giờ, chỉ cần mọi người có CPU là đã có thể cạnh tranh một cách công bằng. “

+ Chủ đề về danh tính:
“I am not Dorian Nakamoto.”
Tạm dịch: “Tôi không phải là Dorian Nakamoto.”

Đó là những câu nói bất hủ của cha đẻ Bitcoin – Satoshi Nakamoto, hãy nhớ rằng nếu bạn cảm thấy phân vân hay nghi ngờ thì hãy tự hỏi: “Satoshi Nakamoto sẽ làm gì?”
Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về thị trường tiền tệ mã hóa (Bitcoin – Altcoin, Blockchain, ICO), kỹ thuật phân tích và Trade Coin và đào Coin. Pink Blockchaincũng cập nhật liên tục thông tin các loại đồng tiền mã hóa trên đồng tiền Bitcoin ở Việt Nam cũng như các đồng tiền mã hóa khác để từ đó bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất.
Có thể bạn quan tâm:

Hãy ngừng lo lắng về việc Bitcoin tiêu hao năng lượng như thế nào!

Gần đây, vấn đề về mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin đã trở nên gay gắt hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến biểu đồ giá Bitcoin. Chúng ta – những nhà đầu tư thông minh, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này để đón đầu xu hướng thị trường bạn nhé!
Vấn đề tiêu hao năng lượng của Bitcoin hiện đang rất “nóng”
Một bài báo của tạp chí Forbes công bố ngày 30 tháng 05 cho thấy lượng điện năng tiêu thụ cho Bitcoin tăng đáng kể trên toàn cầu, thâm chí nhiều người còn gọi đó là “gót chân Achilles” của Bitcoin.
Katrina Kelly-Pitou, Nghiên cứu viên về Kỹ thuật Điện và Máy tính, Đại học Pittsburgh cho rằng các ngành công nghệ mới như cơ khí, chế tạo, sản xuất,..đều tiêu rất nhiều năng lượng như nhau. Thế nhưng, theo thời gian, tất cả đều sẽ được cải tiến vì tiết kiệm năng lượng tương đương với tiết kiệm chi phí. Cuối cùng, Katrina Kelly-Pitou nghĩ rằng thay vì tập trung vào mức tiêu thụ điện năng của Bitcoin thì cuộc thảo luận nên tập trung vào những người đang sản xuất ra nó, và sức mạnh của họ đến từ đâu.
Bản thân Bitcoin không tốn năng lượng, chủ yếu là mọi người đào nó bằng cách nào mà thôi

1/ Bitcoin chính là “ngành công nghiệp” tiêu thụ năng lượng nhiều nhất ?

Dù bạn là người mới hay đã là lão luyện trong ngành thì chắc chắn bạn cũng biết, để đào được một Bitcoin đòi hỏi chúng ta phải giải một thuật toán đầy “bí hiểm”, thế nên máy tính cần sử dụng một nguồn điện rất lớn, nó chiếm đến 90% chi phí khi bạn quyết định đào Coin.
Theo ước tính thì các máy đào Bitcoin sẽ tiêu hao 30 terrawatt 1 năm, và đó cũng là lượng điện năng cần thiết cho toàn bộ quốc gia Ireland trong một năm.
Mặc dù nhìn nó rất nhiều nhưng thực ra nó không phải là con số “cắt cổ”. Bời vì, bạn có biết ngành ngân hàng tiêu thụ khoảng 100 terrawatt điện mỗi năm. Thế nên, nếu công nghệ Bitcoin có trưởng thành hơn 100 lần so với quy mô thị trường hiện tại thì nó vẫn chỉ bằng 2% tổng tiêu thụ năng lượng mà thôi.
Nếu so với các ngành khác thì Bitcoin cũng không tiêu tốn năng lượng là bao

2/ Mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin có ảnh hưởng xấu đến môi trường?

Bitcoin chắc chắn sẽ tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn và ngày càng tăng trên toàn thế giới, nhưng liệu nó có làm tăng lượng tiêu thụ carbon của thế giới?
Hiện giờ, khai thác Bitcoin đang bùng nổ ở những khu vực có lợi thế về giá điện rẻ, như vùng Tây Bắc Thái Bình Dương – do nguồn cung cấp thủy điện lớn, nguồn cacbon thấp.
Mặt khác, các “thợ mỏ” Bitcoin có truyền thống thiết lập “mỏ đào” của mình ở Trung Quốc – nơi cung cấp đến 60% lượng điện quốc gia với giá rất rẻ. Thế nhưng, đây lại là nơi sản xuất lượng khí carbon vào không khí nhiều nhất trên thế giới.
Không phải tất cả các loại năng lượng đều giống nhau về tác động của chúng đối với môi trường. Ví dụ, ở châu Âu, Iceland đang trở thành một nơi khai thác Bitcoin phổ biến, dựa vào gần như là 100% năng lượng tái tạo để sản xuất. Nguồn cung cấp năng lượng địa nhiệt và thủy điện dồi dào khiến chi phí cho năng lượng của Bitcoin rất rẻ và gần như bằng không. Tương tự, ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương có thủy điện, nên các “thợ mỏ” vẫn có thể thoải mái giải các thuật toán để đào Bitcoin mà không phải lo lắng về vấn đề khí thải carbon.
Hãy chọn lựa nguồn điện và cách khai thác điện của các quốc gia để chọn cách đào Bitcoin phù hợp bạn nhé!
Giống như nhiều khía cạnh khác của ngành công nghiệp năng lượng, Bitcoin không nhất thiết là “kẻ xấu”, nó đơn giản là một ngành công nghiệp mới và mơ hồ mà thôi. Vì vậy, thay vì thảo luận về mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin nói chung, mọi người nên thảo luận về mức độ phát sinh Carbon của ngành công nghiệp tiền mã hóa và tìm hiểu xem việc mình khai thác Bitcoin có thêm gánh nặng cho môi trường không.
Lượng tiêu thụ điện toàn cầu đang tăng lên, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán rằng việc sử dụng năng lượng của thế giới sẽ tăng gần 28% trong hai thập kỷ tới. Nhưng tăng tiêu thụ năng lượng là xấu chỉ khi chúng ta không tìm cách chuyển sang sản xuất điện ít carbon.
Vì vậy, có lẽ mọi người nên bỏ chỉ trích Bitcoin vì năng lượng mà nó tiêu thụ và chuyển hướng sang các quốc gia cung cấp các ngành công nghiệp mới với nguồn năng lượng “bẩn” gây hại đến môi trường.
Hãy khai thác Bitcoin một cách đúng đắn để bảo vệ môi trường
Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên chơi Bitcoin?” rồi phải không?
Nếu muốn cập nhật thêm các tin tức khác về Bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số hoặc thị trường, các sàn giao dịch thì đừng ngần ngại đến với Pink Blockchain.
Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về thị trường tiền tệ mã hóa (Bitcoin – Altcoin, Blockchain, ICO), kỹ thuật phân tích và Trade Coin và đào Coin. Pink Blockchaincũng cập nhật liên tục thông tin các loại đồng tiền mã hóa trên đồng tiền Bitcoin ở Việt Nam cũng như các đồng tiền mã hóa khác để từ đó bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất.
Có thể bạn quan tâm:

    Tại sao các ngân hàng đang chú ý đến Blockchain?

    CEO David Cassidy của Kyckr đã chỉ ra rằng các ngân hàng chắc chắn sẽ sử dụng tới công nghệ Blockchain trong tương lai. Và thực tế là một số ngân hàng đã bắt đầu áp dụng như trường hợp của Bitcoin. Công ty Kyckr đã cung cấp nhiều giải pháp cho người tiêu dùng và giải pháp Blockchain là một trong những giải pháp xác minh danh tính tốt nhất mà công ty này cung cấp.
    Hệ thống Blockchain ngày nay là giấc mơ trở thành sự thật cho các ngân hàng và nhiều người đã biết và áp dụng

    1/ Blockchain như một ánh sáng cuối đường hầm tối tăm

    Ngày nay, các ngân hàng đều tập trung vào việc tinh giản hệ thống sao cho tối ưu và giảm chi phí đến mức thấp nhất.
    Càng giảm các khâu thủ công thì ngân hàng sẽ càng tiết kiệm được nhiều chi phí hơn
    Trong khi khách hàng được khuyến khích sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến thì hệ thống phải được số hoá và tự động hóa nhiều hơn nữa. Ngoại trừ 2 yếu tố là: sự tuân thủ và tính bảo mật, vì theo Cassidy thì “những chi phí này là vô hạn và là một khoản đầu tư vô cùng vô tận”. Các chi phí này bao gồm các chi phí liên quan đến việc quản lý chính các hệ thống cũng như các “án phạt” tiền khi hệ thống bị lổ hổng hoặc bị tấn công.
    Gần đây Rabobank đã bị phạt 369 triệu đô la vì liên quan đến việc rửa tiền. Ngân hàng HSBC tại Anh cũng từng bị phạt 1,9 tỷ USD cho những thất bại tương tự. Trong khi đó, ngân hàng Big Four của Úc ước tính giao dịch khoảng 5 triệu đô la “tiền bẩn” mỗi ngày cho hoạt động rửa tiền và gây ra rủi ro ngân hàng bị án phạt lên đến hàng chục triệu đô la nếu không có các biện pháp an toàn phù hợp.
    Blockchain giúp các ngân hàng bảo mật tốt hơn
    Chính vì thế mà các hệ thống Blockchain được ví như ánh sáng khai mở ở cuối đường hầm tăm tối cho các ngân hàng. Điều này chủ yếu là do chi phí tuân thủ và bảo mật phần lớn tập trung vào nhận dạng. Đây là một lĩnh vực mà các hệ thống Blockchain rất nổi trội.
    Microsoft cũng quan tâm đến việc lựa chọn kiến ​​trúc Blockchain trên nền tảng ID. Ethereum và nhiều đồng tiền khác có hệ thống ID được công nhận tương tự như một trong những nhu cầu và ứng dụng chính cho hệ thống của các ngân hàng.
    Nhờ áp dụng công nghệ Blockchain là các ngân hàng có thể chống lại nạn rửa tiền

    2/ Các đặc điểm nhận dạng

    Tên, số đăng ký, địa chỉ nơi ở và email, danh sách các cộng sự đã biết, thông tin về vị trí của một người trong công ty, quyền sở hữu hợp pháp, nơi xuất xứ và chủ sở hữu trước… là tất cả các khía cạnh nhận dạng của các ngân hàng hiện nay.
    Các nhận dạng này không chỉ áp dụng cho người, cá nhân hay tập đoàn nào muốn rửa tiền mà còn giải quyết vấn đề sắp xếp dữ liệu nhận dạng một cách hệ thống và chính xác nhất.
    Công nghệ Blockchain là một công nghệ hoàn hảo cho ngân hàng

    3/ Tại sao lại là Blockchain?

    Công nghệ Blockchain chính là giải pháp lý tưởng vì nó có thể cho phép đánh giá chi tiết hơn về nhiều điểm dữ liệu khác nhau mà không làm tiết lộ thông tin. Điều này có nghĩa là các ngân hàng có thể theo dõi chặt chẽ các thông tin cần thiết và chạy các tính toán trên nó mà không chịu rủi ro khi lưu trữ thông tin.
    Trong trường hợp của Kyckr, các giải pháp hiện tại của nó bao gồm Bitcoin, Ethereum, HyperLedger và hệ thống Credits. Về cơ bản, vị trí của dữ liệu được lưu trữ trên Blockchain thay vì bản thân dữ liệu. Loại hệ thống lưu trữ phi tập trung này cho phép dữ liệu có thể được cập nhật đầy đủ, được đánh dấu để điều tra thêm.
    Không thể phủ nhận Blockchain là một trong những công nghệ nổi bật mà các ngân hàng cần có hiện nay để có thể quản lý tốt hơn các giao dịch và khách hàng của mình. Thế nhưng trong thời gian tới, liệu có công nghệ nào được tạo ra dành riêng cho các ngân hàng và có thể đánh bại được Blockchain không? Tất cả đều là ẩn số, bạn hãy cập nhật thông tin tiếp theo tại Pink Blockchain nhé!
    Pink Blockchain là kênh chia sẻ tin tức, kiến thức về thị trường tiền tệ mã hóa (Bitcoin – Altcoin, Blockchain, ICO), kỹ thuật phân tích và Trade Coin và đào Coin. Pink Blockchaincũng cập nhật liên tục thông tin các loại đồng tiền mã hóa trên đồng tiền Bitcoin ở Việt Nam cũng như các đồng tiền mã hóa khác để từ đó bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất.
    Có thể bạn quan tâm:
     
    Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes