BREAKING NEWS

Saturday, November 28, 2015

Trẻ Em Suy Dinh Dưỡng, Những Điều Mẹ Cần Biết!

Theo số liệu thống kê năm 2012 – 2013 của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam về cân nặng/tuổi là khoảng hơn 16%, và chiều cao/tuổi là khoảng 26.7%. Để giảm bớt tỷ lệ này ở trẻ, bố mẹ cần nhận biết sớm những biểu hiện của suy dinh dưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
– Trẻ chậm tăng cân hoặc đứng cân, chậm phát triển chiều cao.
– Trẻ biếng ăn, da chậm tăng cân xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.
0-(1)
– Trẻ hay quấy khóc, chậm phát triển ý thức và trí tuệ.
– Bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần.
– Sức đề kháng giảm nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn: tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt khi thay đổi thời tiết.
– Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng,…
Theo các chuyên gia, trẻ dễ bị suy  dinh dưỡng ở độ tuổi từ 06-24 tháng, bố mẹ cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này. (xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
tre-suy-dinh-duong1
Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
– Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, cai sữa sớm,  bố mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng cách, thực đơn không phù hợp với khẩu vị của trẻ; trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của độ tuổi; bố mẹ kiêng khem quá đáng khi con bị bệnh,…
– Trẻ biếng ăn: có thể do mọc răng, mắc các bệnh lý nhiễm trùng (Lao, sởi, tiêu chảy, lỵ, viêm phế quản, phổi, nhiễm giun, sán…),  mẹ chế biến thức ăn không hợp khẩu vị bé, mẹ cho bé ăn vặt trước bữa ăn khiến bé ngang dạ, biếng ăn do tâm lý bị ép ăn,…
– Một số nguyên nhân ít gặp: trẻ hoạt động quá nhiều; sống trong môi trường quá nóng hay quá lạnh khiến nhiệt lượng bị tiêu hao nhiều; trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được đáp ứng…
Các yếu tố nguy cơ
– Trẻ sinh non; sinh đôi, sinh ba; sinh nhẹ cân.
– Trẻ có dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh…
– Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ.
– Gia đình đông con.
– Điều kiện kinh tế khó khăn, vệ sinh không được tốt, dịch vụ y tế yếu kém…
Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ tại mỗi gia đình
– Giai đoạn mang thai: chǎm sóc dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai, cân nặng nên tăng từ 10-12kg trong cả thai kỳ. Mẹ nên đi khám thai ít nhất 3 lần và tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
– Cho trẻ bú sớm khoảng nửa giờ sau khi sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
– Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi.
– Bổ sung sắt/acid folic, canxi và  số vi chất dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai. Trẻ em từ 6-36 tháng uống bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/nǎm.
– Thực hiện giữ vệ sinh môi trường ở, nguồn nước, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, giun, sán, viêm đường hô hấp,…);
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo cân đối về nhu dinh dưỡng của 4 nhóm chất: Glucid;  Lipid; Protid; Vitamin, khoáng chất và chất xơ.
– Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần, rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.
– Kiểm tra cân nặng, chiều cao định kỳ cho bé.
Bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo để góp phần giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển cả về thể chất và trí lực, vươn tới những giá trị tầm cao của Ngày mai!

Xem thêm các chủ đề:

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes