BREAKING NEWS

Saturday, November 28, 2015

Tác Hại Của Cho Trẻ Ăn Dặm Sớm

Ăn dặm là giai đoạn phát triển rất quan trọng với trẻ nhỏ. Tập cho bé ăn dặm để chuyển từ dạng bú sang ăn thực ăn dạng đặc. Đây cũng là giai đoạn trải nghiệm với các mẹ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ
Tuy nhiên do nhiều bà mẹ còn thiếu kinh nghiệm, muốn con tăng cân và phát triển nhanh nên đã đốt cháy giai đoạn. Có nhiều mẹ đã cho con ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là trong thời điểm 6 tháng tuổi trở lên. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể gặp một số nguy cơ sau:
1. Trẻ có thể chán sữa mẹ
Trong quá trình tập ăn dặm, khi được tiếp xúc với đồ ăn mới có thể khiến bé bú mẹ ít đi. Trong giai đoạn bé từ 0 – 6 tháng tuổi sữa mẹ luôn đầy đủ chất; đồ ăn dặm không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà đáng nhẽ ra các bé sẽ được nhận từ sữa mẹ. Khi trẻ ăn dặm sớm và ít bú mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các dưỡng chất mà cơ thể bé cần thấp thụ. Đây là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.
1-1
Cho trẻ ăn dặm quá sớm không tốt đâu nhé các mẹ
2. Bé dễ bị dị ứng thức ăn
Bé dễ bị dị ứng thức ăn là một trong các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm. Trẻ dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó việc làm quen sớm với các thực phẩm mới lạ sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn, nhất là ở những bé có cơ địa nhạy cảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng từ 8 – 10% trẻ bị dị ứng với 1 hoặc một số loại thực phẩm. Chình vì vậy, các mẹ đừng vội vàng cho con tiếp xúc với đồ ăn dặm quá sớm. Ngay cả khi đã đến lúc cho ăn dặm, mẹ cũng nên cho ăn thăm dò với mỗi món mới, chỉ nên cho con ăn từng ít một và chú ý quan sát phản ứng của trẻ.
3. Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Nhiều công cuộc nghiên cứu của các nhà y khoa đã khẳng định rằng trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng chuẩn. Khi mới thay đổi chế độ ăn, trẻ có thể chưa quen nên không muốn ăn, nôn oẹ, bị rối loạn tiêu hóa… Nhưng khi trẻ đã thích nghi và đón nhận chế độ ăn dặm sớm một cách bình thường thì các bà mẹ lại tiến hành tẩm bổ cho con và đến lúc trẻ ăn quá nhiều đã trở thành thói quen thì tất yếu sẽ dẫn đến tăng cân quá mức và bệnh béo phì xuất hiện.
Bên cạnh đó, Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn của trẻ trước tuổi 4 tháng hoặc sau tuổi 7 tháng tuổi sẽ  tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ.
4. Thận của bé sẽ bị tổn thương
Nếu ăn dặm sớm, bé chưa đủ sức tiêu hóa hết những thực phẩm mà mẹ cho ăn. Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêuh óa, thiếu các enzyme như amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo), không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Vì thế thận sẽ làm việc quá sức nếu bé ăn những thực phẩm giàu protein, lipid và gây cặn lắng ở thận. Khỗng những vậy, việc trẻ tiếp xúc sớm với thức ăn đặc có thể dẫn đến đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.(xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
5. Bé có nguy cơ bị nghẹt thở
Ở độ tuổi dưới 4 tháng, sự hoạt động của các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, bé dễ bị sặc khi uống nước và nghẹn khi ăn thực phẩm đặc do lưỡi chưa đẩy được thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa. Ngoài ra bé có thể bị thực phẩm tràn vào đường thở, gây tắc nghẽn rất nguy hiểm.
6. Bé dễ bị tổn thương dạ dày
Một trong các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm là bé dễ bị tổn thương dạ dày. Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng. Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào thành dạ dày gây tổn thương. Điều này dễ dẫn đến các bệnh lý của dạ dày khi bé đến tuổi trưởng thành
7. Đêm ngủ không ngon giấc
Khi dạ dày bé còn quá nhỏ đã phải lấp đầy một số lượng lớn đồ ăn dặm hay bột ngũ cố, điều này sẽ khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa dẫn đến chứng đầy bụng và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
8. Rối loạn tiêu hóa
Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chỉ phù hợp với việc tiêu hóa sữa, chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn “nặng” khác. Vì vậy, nếu cho ăn dặm, bé có nguy cơ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Theo Thanh Loan (babycareadvice) (Khám phá)
Xem thêm các chủ đề:

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes