BREAKING NEWS

Thursday, February 15, 2018

Bé đi học bị côn trùng cắn, đốt - Cách xử lý?

Trẻ em thường là nạn nhận thường xuyên và ưa thích nhất của các loại côn trùng. Vết đốt hay cắn của các loài côn trùng có thể bị sưng, ngứa, … Nếu mẹ bất nhờ nhận ra bé bị côn trùng tấn công khi đi học về thì hãy bình tĩnh, việc cần làm nhận biết vết cắn của côn trùng để đưa ra cách điều trị thích hợp. Đối với tình trạng sưng ngứa nhẹ, mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc trị ngứa ngoài da tốt nhất, nếu trình trạng nặng hơn, mẹ nên đưa bé ngay đến bác sĩ để được theo dõi và điều trị.
Trẻ em dường như là nạn nhận thường xuyên và ưa thích nhất của các loại côn trùng

1. Nhận biết vết cắn của các loại côn trùng

Ong mật
Khu vực da bị ong đốt thường đỏ và sưng tấy. Bé có thể cảm thấy nóng, đau dữ dội và ngứa ngáy ngay sau khi bị ong đốt. Nếu bạn không bị dị ứng nọc ong thì có thể không gặp phải rắc rối gì cả. Tuy nhiên, nếu bé bị dị ứng với nọc ong rất có thể gặp một số vấn đề về hô hấp, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng.
Ong vò vẽ
Các triệu chứng khi bị ong vò vẽ đốt cũng giống như những triệu chứng từ loài ong thường. Khu vực bị chích trở nên đỏ và sưng tấy, nạn nhân có thể cảm thấy đau, nóng và ngứa khủng khiếp sau khi bị đốt. Hơn nữa, vết đốt có thể gây xuất huyết trên da. Nọc của ong vò vẽ đặc biệt nguy hiểm, đối với trẻ nhỏ tốt nhất cần đưa đến bệnh viện.
Muỗi
Khi đốt, muỗi thường tiêm nước bọt vào vết thương. Trong nước bọt có chứa chất chống đông máu làm cho máu loãng hơn. Các vết đốt làm cho da trở nên đỏ, ngứa, và sưng tấy. Mẹ có thể sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé để giảm các triệu chứng này.
Các vết đốt của muỗi làm cho da trở nên đỏ, ngứa, và sưng tấy
Ve chó
Loài côn trùng này có thể tồn tại trên cơ thể nạn nhân trong một thời gian dài, lớn lên và hút máu. Phản ứng của cơ thể đối với vết ve chó cắn là vết đỏ. Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để gỡ ve chó là kéo nó ra khỏi da. Sau đó, bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn. Nếu bạn lấy ve ra khỏi da cho bé nhưng vết đỏ không biến mất mà tiếp tục phát triển, hãy đến gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.
Bọ chét
Vết cắn của bọ chét có thể dễ dàng bị nhầm lẫn là dị ứng hoặc muỗi đốt bởi cũng có màu đỏ và sưng lên. Tuy nhiên, không giống như muỗi đốt, những vết cắn của bọ chét thường gây đau và ngứa hơn nhiều. Bọ chét thường tấn công phần chân và chỉ lúc đang ngủ con người mới trở thành nạn nhân của chúng. Một con bọ chét có thể cắn nhiều lần, vì vậy những vết đốm đỏ trên da thường cách nhau từ 1 – 2cm. Bọ chét cũng có thể truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Kiến
Vết cắn của kiến trông giống như vết muỗi chích. Một vết nhỏ màu hồng xuất hiện trong khu vực bị cắn gây ngứa trong một thời gian dài. Lúc vừa bị đốt, nạn nhân sẽ cảm thấy đau đớn như thể bị nước sôi đổ lên da vậy. Vết đốt của kiến lửa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ra cảm giác nhói buốt dai dẳng, khiến ai cũng phải tìm kiếm ngay bị côn trùng đốt bôi thuốc gì. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc… – điều đó còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt.
Vết cắn của kiến trông giống như vết muỗi chích
Ruồi trâu
Ruồi trâu là một loại ruồi lớn thường đốt và hút máu gia súc, nhưng chúng cũng không tha cho con người. Vết đốt của ruồi trâu gây đau nhức dai dẳng, có thể kéo dài nhiều ngày và sinh ra những biến chứng khác như sốt cao, co giật, hôn mê. Ban đầu vết đốt nổi mẩn đỏ không quá 1mm, sau đó chúng có thể sưng lên và ngứa.
Chấy, rận
Có kích thước rất nhỏ, các loài côn trùng này có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể nhiều loài vật nuôi như chó, mèo. Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây cho người bệnh sốt mẩn đỏ. Nếu nhận thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống như vết muỗi đốt ở trên da đầu, cổ và sau tai có nghĩa là bạn bị chấy cắn. Nếu các chấm như vậy xuất hiện trên lưng, bụng, bàn tay hoặc chân thì có thể do rận cắn.
Rệp
Thoạt nhìn, những vết cắn trên da trông giống như bị bọ chét cắn, muỗi đốt hoặc dị ứng. Da trở nên ửng đỏ, sưng và ngứa. Mẹ có thể vệ sinh và bôi ngay cho bé thuốc trị ngứa ngoài da tốt nhất. Các vết cắn của rệp rất gần với nhau và trông giống như những con đường nhỏ trên da, và thường gây đau đớn hơn muỗi đốt. Bạn có thể quan sát rõ hơn vào buổi sáng sau khi bị những con rệp đốt vào buổi tối hôm trước.
Các vết rệp cắn rất gần nhau

2. Cách điều trị chung vết cắn, đốt của các loại côn trùng

Tùy theo loài côn trùng, liều lượng nọc độc và cơ địa của mỗi người mà biểu hiện tổn thương khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.
Sau khi xác định nguồn gốc vết cắn, cần ngay lập tức điều trị cho bé. Với các vết cắn phổ biến như kiến, muỗi, chấy, rận,… cần vệ sinh sạch sẽ vết cắn.
Đối với trường hợp phản ứng chỉ khu trú tại chỗ thường không đòi hỏi điều trị, vùng sưng nề sẽ tự biến mất sau vài giờ mà không để lại di chứng. Trong trường hợp có phản ứng lan tỏa tại chỗ, vùng bị côn trùng đốt nên được chườm lạnh và dùng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé. Có thể sử dụng thuốc kháng histamine (loratadin, cetirizin…) và corticosteroid (prednisolon, methylprednisolon…) đường uống hoặc tiêm truyền, nên được dùng sớm ngay khi có thể để giảm nhanh triệu chứng, việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Riêng trường hợp bị kiến lửa đốt, sau 1 ngày vết đốt thường tạo thành một mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức, cần lưu ý không làm vỡ mụn mủ này để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Những phản ứng dị ứng mang tính toàn thể bắt buộc phải được điều trị tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Những biểu hiện nhẹ nhất như nổi mày đay, ban đỏ cũng cần được xử trí sớm bằng adrenalin để ngăn ngừa những diễn biến xấu sau đó. Đối với trường hợp ngòi của côn trùng còn nằm trong da, cần nhẹ nhàng lấy ra và tránh làm vỡ túi chứa nọc, điều này tốt nhất nên được tiến hành ngay sau khi bị đốt.
Riêng đối với ong đốt cần tháo nhẫn, vòng đeo tay ở tay bị đốt (để tránh chèn ép mạch khi có phù nề).  Cho người bệnh nằm nghỉ nơi mát, uống nhiều nước. Nếu trên 10 vết đốt hoặc vết đốt ở vùng đầu (không bóp nặn vết đốt), hoặc có biểu hiện đỏ da, mề đay, ngứa lan rộng toàn thân, theo dõi phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc hoặc bị đốt ít nhưng nạn nhân đau nhức, buồn nôn/nôn mửa, hốt hoảng, bồn chồn, kích thích vật vã, tức ngực, khó thở… cần chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.
  1. Mẹ cần làm gì để hạn chế bé bị côn trùng cắn?
Với từng loài côn trùng, mẹ cần có cách phòng tránh riêng. Tuy nhiên, môi trường tại lớp học khiến mẹ khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp phòng tránh cho bé. Vì vậy, quan trọng nhất mẹ cần chuẩn bị sẵn thuốc trị ngứa ngoài da tốt nhất cho bé trong cặp và hướng dẫn bé sử dụng, hướng dẫn bé nhận dạng và tránh xa côn trùng, hạn chế đi vào các không gian rậm rạp hoặc tối và báo cho thầy cô biết khi bị côn trùng cắn.
Những chỉ dẫn trên giúp mẹ có thể yên tâm hơn để bảo vệ sức khỏe của bé với những vết côn trùng cắn, mẹ đừng quên mẹ nhé!

Bé đi học bị muỗi đốt mẹ phải làm sao?

Muỗi là loài côn trùng xuất hiện thường xuyên nhất xung quanh chúng ta, chúng gây khó chịu và là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh. Với trẻ em, muỗi có thể tấn công trẻ ở trường học lẫn ở nhà khiến mẹ vô cùng lo lắng. Thoa thuốc bôi muỗi đốt ở trẻ em, nhắc nhở bé giữ vệ sinh và còn nhiều cách khác để mẹ có thể bảo vệ bé khi đến trường!
Muỗi gây khó chịu và là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh

1. Muỗi đốt gây cho bé khó chịu và nguy hiểm

Nốt muỗi đốt trông giống như những đốm đỏ sưng tấy với kích thước bằng một quả sơri. Hầu hết muỗi thường tấn công vào những khu vực da hở trên cơ thể, cắn vào những chỗ da mỏng. Khi đốt, chúng thường tiêm nước bọt vào vết thương. Trong nước bọt có chứa chất chống đông máu làm cho máu loãng hơn. Các vết đốt làm cho da trở nên đỏ, ngứa, và sưng tấy.
Bên cạnh đó, khi muỗi đốt, muỗi truyền vào cơ thể bé virus các căn bệnh nguy hiểm

2. Bảo vệ bé khỏi muỗi đốt khi đi học

Thoa kem chống muỗi cho bé
Để trị muỗi đốt cho bé, bạn nên nhẹ nhàng xịt trực tiếp vào quần áo bé hoặc cho kem vào lòng bàn tay và thoa dịu dàng lên da bé. Bạn hãy tìm những sản phẩm chống muỗi có thành phần geraniol, picaridin hoặc dầu khuynh diệp. Tránh để kem chống muỗi tiếp xúc vào mắt và bàn tay của trẻ. Khi chọn kem chống muỗi, bạn cần lưu ý:
Mẹ có thể thoa kem chống muỗi để bảo vệ bé
– Kem chống muỗi có chứa DEET (tên viết tắt của hợp chất N, N – Diethyl – meta- toluamide hay còn gọi là Diethyltoluamide, được dùng phổ biến trong các sản phẩm chống và diệt côn trùng, muỗi…) thường mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) yêu cầu kem chống muỗi dành cho em bé và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không được chứa 10% DEET. Hóa chất này hấp thụ qua da và sẽ gây hại cho da bé nếu dùng quá nhiều. Tuyệt đối không dùng sản phẩm có chứa DEET cho trẻ dưới hai tháng tuổi.
– Không cho sản phẩm có chứa DEET bên trong quần áo của trẻ, nhằm tránh cho da bé tiếp xúc quá nhiều hóa chất
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé
Chính nhiệt độ cơ thể cao cùng lượng acid lactic có trong máu đã thu hút muỗi, hơn nữa vào mùa hè cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi càng thu hút muỗi. Để trị muỗi đốt cho bé và giúp bé yêu được an toàn, mẹ cần nhắc nhở bé biết giữ vệ sinh cơ thể, cũng như không chơi đùa quá nhiều.
Mẹ cần nhắc nhở bé giữ vệ sinh cơ thể, không chơi đùa quá nhiều
Hướng dẫn bé tránh xa các bụi rậm, góc tối hay ẩm ướt
Các bụi rậm hay các nơi ẩm ướt chính là địa bàn của rất nhiều loại muỗi. Mẹ cần hướng dẫn bé tránh xa các khu vực này để muỗi không thể đến gần.
Không xăn quần áo lên khi chơi đùa hay ngồi học
Muỗi thường chích vào những vị trí da hở hoặc da mỏng của bé, bé nên mặc kín và không bó sát để muỗi không thể tấn công và gây hại.
Bé như một trang giấy trắng, những kiến thức ban đầu cần được mẹ chỉ dạy. Mẹ hãy giúp bé chuẩn bị sẵn sàng kem chống muỗi cho bé, cũng như hướng dẫn cho bé những kiến thức để bé tự bảo vệ bản thân khỏi muỗi mẹ nhé!

Gia đình vui vẻ chơi Tết không lo muỗi đốt với những cách sau

Không khí Tết đang về trên khắp đất nước, người người chuẩn bị đón Xuân với tâm trạng vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, muỗi vẫn luôn rình rập tấn công chúng ta, đặc biệt vào dịp Tết, khi nhiều người lơ là chuyện bảo vệ bản thân và phòng tránh loài côn trùng nguy hiểm này. Dưới đây là 8 cách giúp gia đình bạn vui vẻ chơi Tết không lo muỗi đốt!
Có nhiều cách để gia đình bạn vui Xuân không lo về muỗi

1. Sử dụng các tác nhân sinh học

Các tác nhân sinh học phòng chống muỗi trong môi trường sống của chúng là những kẻ thù tự nhiên, chẳng hạn như các sinh vật gây hại hoặc động vật ăn thịt.
  • Cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy (lăng quăng).
  • Các loài bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
Bạn có thể trang trí ngôi nhà đón năm mới với những chậu cá xinh xắn, vừa đẹp lại vừa giúp tiêu diệt lăng quăng để chúng không thể biến đổi thành muỗi tấn công mọi người.
>> Xem thêm về: bé bị muỗi đốt bôi gì
Cá vàng giúp tiêu diệt bọ gậy

2. Phương pháp cải tạo môi trường

Mục đích chủ yếu là làm giảm hoặc phá bỏ các ổ nước là nơi muỗi đẻ, do đó sẽ làm giảm mật độ muỗi. Đây là biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng nhiều khi mang lại hiệu quả cao. Có thể thực hiện các hình thức sau:
  • Hủy bỏ nơi sinh sản: thu dọn và phá hủy các dụng cụ như lốp xe ô tô, mũ sắt, các hộp kim loại, hộp nhựa … Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá hoặc tháo cạn nước trong các ổ nước.
  • Làm thay đổi tốc độ dòng chảy, thay đổi độ mặn của nước, vớt thực vật thủy sinh trong các thủy vực làm cho môi trường trở nên không thuận lợi cho sự phát triển của bọ gậy và quăng.
  • Phát quang cây cối: vừa làm giảm nơi sinh sản của các loài thích đẻ trứng trong các ổ nước có bóng râm, vừa phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành.
Khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết, bạn nhớ lưu ý những nơi trú ẩn của muỗi nêu trên nhé! Nếu ngăn được muỗi phát triển, bạn sẽ không cần luôn phải mua sẵn thuốc chống muỗi đốt cho bé phòng hờ cho bé nhà mình mọi lúc nữa.
Phát quang các bụi rậm quanh nhà không cho muỗi trú ngụ
3. Phương pháp hóa học
– Sử dụng nhang muỗi, bình xịt aerosol, …: là các dạng chế phẩm đang được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài.
– Sử dụng thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà, tinh dầu xả, hay tinh dầu khuynh diệp, … Với trẻ em, làn da của bé nhạy cảm hơn, bạn cần lưu ý khi lựa chọn thuốc chống muỗi đốt cho trẻ em.
– Sử dụng hóa chất do Bộ Y tế khuyên dùng để tẩm màn và áp dụng quy trình kỹ thuật phun không gian, phun tồn lưu.
Lựa chọn thuốc chống muỗi an toàn cho cả gia đình

4. Mặc màu xanh lá, vàng, cam

Muỗi đặc biệt rất thích màu đen, và các màu tối. Đây cũng là lý do mà chúng ta hay thấy muỗi tập trung ở chỗ tối bởi màu tối khiến mắt của muỗi “dễ chịu” hơn. Vì thế, muỗi sẽ “thích” tấn công những người mặc đồ tối màu hơn. Màu kaki, màu xanh lá, màu vàng và cam khiến muỗi “chói mắt” hơn, sẽ sợ và tránh xa gia đình bạn đấy.

5. Rửa chân sạch sẽ

Bàn chân có mùi thật khó chịu với chúng ta nhưng lại có sức hấp dẫn khó cưỡng với loài muỗi đấy. Các nhà khoa học của Đại học California Riverside đã làm thí nghiệm ngồi im với chiếc quần đùi để xem muỗi thích đốt vào bộ phận nào nhất, và kết quả đó là bàn chân. Nhưng sau khi rửa chân bằng xà phòng, họ nhận thấy muỗi châm vào các phần ngẫu nhiên khác trên cơ thể. Vậy nên, bạn hãy nhắc nhở cả gia đình giữ vệ sinh chân sạch sẽ, đặc biệt là các bé hay chạy nhảy phải rửa chân sạch sẽ, kết hợp các biện pháp khác sẽ an tâm và không cần suy nghĩ bé bị muỗi đốt bôi gì nữa!
Rửa sạch chân sau khi vui chơi để bảo vệ bản thân khỏi muỗi
6. Lau khô mồ hôi
Khi cơ thể chúng ta đẫm mồ hôi, khả năng bạn bị muỗi đốt tăng tới 50%, vì muỗi rất thích các chất có trong mồ hôi của con người. Nếu gia đình bạn vận động thể thao, thì sau đó hãy lau khô hoặc tắm rửa sạch mồ hôi đi nhé!
7. Không uống rượu bia
Muỗi sẽ rất thích mùi của bạn khi trong cơ thể có bia hay bất cứ loại chất có cồn nào. Mùi hương rất mạnh này có thể là một “định hướng” giúp muỗi ở xa có thể tìm tới bạn dễ hơn đó! Nên nếu có thành viên nào trong gia đình thích uống rượu bia cho có không khí Tết, bạn hãy nhắc nhở họ về điều này.
Hạn chế rượu bia để muỗi không đến gần bạn
8. Làm mát cơ thể
Muỗi bị thu hút bởi những người có nhiệt lượng tỏa ra nhiều hơn. Nếu vừa vận động thì nên tắm, làm mát da là giải pháp để không trở thành trạm hút muỗi.
Remos vừa giúp bạn hệ thống lại các phương pháp giúp cả nhà vui Tết và không lo về muỗi! Bạn hãy nhớ kĩ để bảo vệ bản thân và gia đình nhé!

Chống muỗi cho bé ở trường học như thế nào?

Khi bé lớn và đến tuổi đi học, thời gian bé ở trường lớn hơn nhiều lần so với thời gian bé ở nhà cùng bạn. Chính vì vậy, không có sự bảo vệ của mẹ, bé dễ bị muỗi tấn công hơn, gây ngứa ngáy và khó chịu cho bé. Hướng dẫn bé giữ vệ sinh, thoa kem chống muỗi an toàn,… là những cách giúp bạn bảo vệ bé ở trường học!
Bé dành nhiều thời gian ở trường học

1. Nhắc nhở bé giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Chính nhiệt độ cơ thể cao cùng lượng acid lactic có trong máu đã thu hút muỗi, hơn nữa vào mùa hè cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi càng thu hút muỗi. Để trị muỗi đốt cho bé và giúp bé yêu được an toàn, bạn cần nhắc nhở bé biết giữ vệ sinh cơ thể, cũng như không chơi đùa quá nhiều.

2. Thoa kem chống muỗi cho bé

Bạn nên nhẹ nhàng xịt trực tiếp vào quần áo bé hoặc cho kem vào lòng bàn tay và thoa dịu dàng lên da bé. Bạn hãy tìm những sản phẩm chống muỗi có thành phần geraniol, picaridin hoặc dầu khuynh diệp. Tránh để kem chống muỗi tiếp xúc vào mắt và bàn tay của trẻ. Khi chọn kem chống muỗi, bạn cần lưu ý:
Bạn có thể thoa kem chống muỗi để bảo vệ bé
– Kem chống muỗi có chứa DEET (tên viết tắt của hợp chất N, N – Diethyl – meta- toluamide hay còn gọi là Diethyltoluamide, được dùng phổ biến trong các sản phẩm chống và diệt côn trùng, muỗi…) thường mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) yêu cầu kem chống muỗi dành cho em bé và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không được chứa 10% DEET. Hóa chất này hấp thụ qua da và sẽ gây hại cho da bé nếu dùng quá nhiều. Tuyệt đối không dùng sản phẩm có chứa DEET cho trẻ dưới hai tháng tuổi.
>> Xem thêm về: Kem chống muỗi Remos

3. Hướng dẫn bé tránh xa các bụi rậm, góc tối hay ẩm ướt

Các bụi rậm hay các nơi ẩm ướt chính là địa bàn của rất nhiều loại muỗi. Bạn cần hướng dẫn bé tránh xa các khu vực này để muỗi không thể đến gần.

4. Lưu ý bé không xăn quần áo lên khi chơi đùa hay ngồi học

Muỗi thường chích vào những vị trí da hở hoặc da mỏng của bé, bé nên mặc kín và không bó sát để muỗi không thể tấn công và gây hại. Bạn nên giải thích và lưu ý bé không nên xăn quần áo khi chơi đùa hay ngồi học.
Lưu ý bé không nên xăn quần áo khi chơi đùa hay ngồi học
Bên cạnh những hướng dẫn trên, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng kem chống muỗi và thuốc trị muỗi đốt cho bé, cũng như hướng dẫn bé những kiến thức để bé tự bảo vệ bản thân khỏi muỗi để bé yêu của bạn luôn được an toàn!

Trị ngứa do côn trùng cắn và cách phòng chống hiệu quả cho bé

Vì sự hiếu động với thế giới xung quanh và chưa đủ khả năng tự bảo vệ bản thân, bé yêu dễ dàng bị các loại côn trùng tấn công. Triệu chứng phổ biến nhất mà các vết côn trùng cắn để lại là các vết sưng tấy, ngứa ngáy và có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được làm dịu kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu các cách trị ngứa và phòng chống côn trùng để bảo vệ bé yêu của bạn!


Bé yêu dễ dàng bị các loài côn trùng tấn công 
1. Trị ngứa do côn trùng cắn cho bé
Chanh
Chanh là loại quả có tác dụng chống ngứa, kháng khuẩn nên bạn có thể sử dụng nước hoặc vỏ để làm giảm cảm giác khó chịu khi bị muỗi đốt. Khi bé bị muỗi đốt, cắt chanh thành từng miếng, chà xát nhẹ nhàng vào vùng bị ngứa. Hoặc có thể dùng khăn thấm cốt chanh lau nhẹ. Axit trong chanh có tác dụng giảm ngứa rất hữu hiệu sẽ giúp bạn không cần lo lắng về vết ngứa của bé nữa.
Kem đánh răng
Một trong những biện pháp dễ nhất và nhanh nhất cho nốt ngứa là kem đánh răng. Tất cả những gì bạn phải làm là bôi trực tiếp một ít kem đánh răng lên trên vết cắn để giảm sưng và ngứa cho bé. Kem đánh răng làm vết sưng trở nên dịu nhẹ và thoải mái hơn.
Kem đánh răng làm vết sưng trở nên dịu nhẹ và thoải mái hơn
Muối
Muối là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp. Để vết sưng trở nên dịu nhẹ, hãy thấm nước ấm lên trên vết đốt rồi rắc nhiều muối lên trên vết ngứa của bé. Sau khi nước muối khô, bé sẽ cảm thấy khá hơn rất nhiều.
Thuốc trị ngứa do côn trùng cắn
Thuốc trị ngứa do côn trùng cắn được coi là phương pháp hiệu quả trong việc xua tan cảm giác ngứa ngáy khó chịu do muỗi đốt. Các loại thuốc này chứa hoạt chất kháng viêm tác dụng tại chỗ, giúp giảm ngứa và sưng tấy. Bạn nên sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé ngay sau khi bé bị muỗi cắn để đạt hiệu quả tốt nhất.
>> Xem thêm:
Thuốc trị vết côn trùng cắn làm giảm triệu chứng ngứa, sưng
Đá viên
Theo Healthline, đá lạnh có tác dụng làm tê một số dây thần kinh quanh vùng da bị côn tùng cắn, đốt có thể giúp bé không còn cảm thấy đau và ngứa. Bạn nên bọc những viên nước đá trong một cái khăn rồi chườm lên vết ngứa trong 10 – 15 phút để giảm sưng và ngứa cho bé.

2. Cách phòng chống côn trùng cắn cho bé

Trồng cây xua đuổi côn trùng
Trồng các loại cây có khả năng chống muỗi như: xả, húng thơm, hương thảo, quế, cúc vạn thọ…xung quanh nhà có tác dụng xua đuổi và làm cho muỗi tránh xa ngôi nhà, giúp phần nào đó hạn chế được muỗi bay vào nhà. Bạn cũng có thể đặt trong nhà một bồn hoa dạ lan hay bạc hà, vừa có tác dụng làm đẹp cho căn phòng, vừa giúp xua đuổi muỗi và làm cho côn trùng khác tránh xa như kiến, ong, gián…
Bạc hà giúp xua đuổi côn trùng
Giữ vệ sinh nơi ở
Bạn phải giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát là cách để côn trùng không có nơi trú ngụ và phát triển. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt chúng, nhưng bạn lưu ý nên phun thuốc khi trong nhà không có người và đóng kín cửa để đạt hiệu quả cao. Đối với vật nuôi, bạn nên hường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình.
Sử dụng những sản phẩm chống muỗi
Ngoài những phương án chống muỗi từ thiên nhiên thì bạn cũng có thể áp dụng những cách hiệu quả hơn từ các loại kem chống muỗi an toàn cho cả nhà.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc chống muỗi khác nhau nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình, nhất là trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh nên chọn những sản phẩm của các công ty uy tín. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm uy tín chai xịt chống muỗi Remos để bảo vệ bé và cả gia đình.
Các sản phẩm chống côn trùng là lựa chọn tiện lợi cho nhiều gia đình
Với những kiến thức hữu ích trên đây, bạn đã có thể yên tâm với những vết ngứa của bé rồi! Hãy ghi nhớ và thực hiện nagy các biện pháp phòng chống côn trùng để bảo vệ cả nhà nhé!

Monday, February 12, 2018

Bé bị muỗi đốt bôi gì để giảm cơn ngứa?

Làn da non nớt của bé cứ hay bị muối đốt. Mỗi lúc như vậy, bé ngứa ngáy, khó chịu trông đến tội nghiệp. Mẹ xót con lắm. Vậy mẹ đã biết cách nào trị muỗi đốt cho bé chưa?
Hãy tham khảo bài viết để biết các cách giúp làm giảm cơn ngứa cho bé khi bị muỗi đốt nhé.

1/ Dùng muối ăn

Lấy một ít muối ăn cỡ hạt ngô rồi thoa đều lên vết cắn sẽ giúp bé cảm thấy đỡ ngứa và vết cắn không bị sưng tấy. Một cách khác là pha với nước sạch tạo một dung dịch sền sệt rồi bôi lên chỗ ngứa.
Mẹ có thể dùng muối ăn để giảm cơn ngứa cho bé

2/ Dùng chanh

Chanh có chứa axit nên chống nhiễm khuẩn và làm giảm ngứa rất nhanh. Dùng bông thấm một ít nước cốt chanh và bôi nhẹ lên vùng da bị muỗi cắn của bé. Tuy nhiên, chanh có thể gây ra vài kích ứng trên da khi tiếp xúc với ánh mặt trời nên mẹ chỉ nên áp dụng cách này ở khi bé ở trong nhà thôi nhé!

3/ Dùng kem đánh răng

Mẹ có thể bôi kem đánh răng để trị muỗi đốt cho bé. Để có kết quả tốt nhất, mẹ nên sử dụng kem đánh răng bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà.
Bôi kem đánh răng lên vết muỗi đốt, nốt muỗi sẽ biến mất

4/ Dùng đá lạnh

Đá lạnh có tác dụng làm tê một số dây thần kinh quanh. Mẹ có thể bọc viên đá lạnh vào một chiếc khăn và chườm lên vùng da bị muỗi đốt của bé để giảm ngứa.

5/ Sử dụng thuốc trị muỗi đốt

Ngoài các mẹo dân gian bên trên, các mẹ có thể sử dụng thuốc bôi muỗi đốt ở trẻ em để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi bị muỗi đốt.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trị muỗi đốt cho bé. Các mẹ nên tìm mua sản phẩm của các thương hiệu lớn, có chất lượng để có thể đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé.
Các mẹ nên tìm mua sản phẩm của các thương hiệu lớn
Trên đây là những cách giúp trị muỗi đốt cho bé, các mẹ nên ghi nhớ để có thể kịp thời sử dụng khi bé yêu nhà mình bị muỗi đốt. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, các mẹ nên lưu ý dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, tránh cho bé mặc quần áo tối màu để giảm nguy cơ bé bị muỗi đốt nhé. Ngoài ra, các mẹ có thể chọn sử dụng các sản phẩm kem chống muỗi cho bé. Chúc các mẹ chăm con vui vẻ, khỏe mạnh!
Nguồn: Tổng hợp

3 Tiêu chí để lựa chọn thuốc chống muỗi cho bé

Mẹ lo lắng khi làn da nhạy cảm của bé cứ bị sưng đỏ vì lũ muỗi đáng ghét. Mẹ muốn sử dụng các loại thuốc chống muỗi đốt cho bé. Vậy mẹ đã biết những tiêu chí để lựa chọn thuốc chống muỗi an toàn, chất lượng cho bé chưa?

1/ Độ tuổi sử dụng

Là sản phẩm bôi lên da, tiếp xúc trực tiếp với trẻ (dù là dạng xịt, lăn hay gel) nên các mẹ cần đặc biệt lưu ý độ tuổi sử dụng của kem chống muỗi, để tránh trường hợp bị kích ứng da hoặc các tác dụng phụ như choáng váng, đau đầu hoặc suy hô hấp. Hiện nay, đa phần các kem chống muỗi trên thị trường đều dành cho trẻ lớn hơn 4 tuổi với thành phần hóa học tác dụng mạnh nên các mẹ thường gặp khó khăn khi chọn mua kem chống muỗi thích hợp cho bé.
Nhiều mẹ đã tìm đến các kem chống muỗi xách tay từ Nhật Bản, Đài Loan vì tin rằng các sản phẩm này an toàn hơn và có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, thậm chí có loại được quảng cáo dùng cho bé từ 6 tháng tuổi. Trên thực tế, các kem chống muỗi này với toàn bộ thông tin và nhãn mác là ngôn ngữ bản địa (tiếng Nhật, tiếng Trung) nên rất khó để xác định được tuổi sử dụng thực sự của sản phẩm. Mẹ không thể chắc chắn là loại kem chống muỗi đó có phù hợp với độ tuổi của bé không. Và sẽ nguy hiểm hơn nếu như mẹ sử dụng các sản phẩm này để thoa trực tiếp lên làn da nhạy cảm của bé mà không rõ cả hướng dẫn về tần suất thoa trong ngày cũng như các lưu ý khác khi sử dụng.
Mẹ nên lưu ý đọc kỹ thông tin để chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của bé
Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ là chỉ nên lựa chọn thuốc chống muỗi cho trẻ emkhi đọc được các thông tin sản phẩm và biết chắc rằng nó an toàn, phù hợp với độ tuổi của trẻ.

2/ Thành phần sản phẩm

Các hoạt chất chính với tác động chống muỗi trong thành phần của sản phẩm là yếu tố quyết định tính an toàn khi sử dụng cho bé. Tuy nhiên, đây lại là thông tin “gây nhiễu” khi các mẹ chọn mua sản phẩm thuốc chống muỗi đốt cho bé vì không phải mẹ nào cũng đủ kiến thức để biết được hoạt chất nào là an toàn và có được sử dụng cho trẻ nhỏ hay không.
Trên thị trường hiện có 2 loại kem chống muỗi với thành phần hóa học và thành phần tự nhiên. Trong đó, các sản phẩm chứa thành phần hóa học với trên 10% thành phần là hoạt chất DEET (viết tắt của diethyltolumide) chiếm số lượng áp đảo. Tuy nhiên, theo Tổ chức tài trợ nghiên cứu Y tế quốc tế-HRF, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tuyệt đối không sử dụng các kem chống muỗi có chứa DEET, trẻ dưới 12 tuổi chỉ được sử dụng kem chống muỗi với hàm lượng DEET dưới 10%. Lý do là bởi với hàm lượng trên 10%, DEET có thể gây tổn thương tới hệ thần kinh trung ương của bé, nặng hơn là có thể ảnh hưởng trực tiếp lên cả hệ hô hấp và tim mạch. Vì thế, tuyệt đối không mua kem chống muỗi khi không rõ thành phần hoạt chất (hoặc không đọc được các thông tin về hoạt chất) vì có thể gây cho bé các tác hại lâu dài về sau.
Mẹ nên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên
Ngược lại, các sản phẩm thuốc chống muỗi cho trẻ em với thành phần tự nhiên sẽ là phương án thay thế đảm bảo an toàn, đặc biệt là cho trẻ dưới 4 tuổi. Với chiết xuất tự nhiên từ các loại cây có khả năng xua muỗi như sả, chanh, bạch đàn Úc,…các kem chống muỗi dạng này có hiệu quả cao trong việc chống lại những loại muỗi nguy hiểm nhất mà không gây ra tác dụng phụ cho bé.

3/ Kiểm định của Bộ Y tế

Yếu tố cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là sự kiểm định của Bộ Y tế để sản phẩm được cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất để các mẹ biết được sản phẩm có an toàn và phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không, đặc biệt là với các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài. Để tìm được thông tin này, mẹ lưu ý đọc kỹ trên tem phụ của sản phẩm hoặc yêu cầu nhân viên bán hàng cung cấp giấy chứng nhận kiểm định của Bộ Y tế Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi vẫn không tránh khỏi bé bị muỗi đốt. Những lúc như vậy nếu mẹ không biết bé bị muỗi đốt bôi gì thì mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian như: bôi sữa mẹ, dùng kem đánh răng, dùng mật ong… Ngoài ra mẹ cũng có thể lựa chọn các sản phẩm thuốc bôi trị muỗi đốt cho bé đến từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn, chất lượng.


Các mẹ nên chọn các loại thuốc trị muỗi đốt an toàn, chất lượng giúp bé không phải khó chịu
Trên đây là 3 tiêu chí quan trọng nhất cần phải chú ý khi lựa chọn thuốc chống muỗi cho bé. Các mẹ hãy lưu ý để lựa chọn thuốc chống muỗi cho bé an toàn và chất lượng nhé. Nếu chẳng may bé vẫn bị muỗi đốt thì mẹ có thể chọn mua các loại thuốc bôi muỗi đốt đến từ những thương hiệu uy tín để giúp bé thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhanh chóng. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe!
Nguồn: Tổng hợp
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes