BREAKING NEWS

Wednesday, January 3, 2018

Có nên dùng thuốc trị muỗi đốt cho trẻ sơ sinh?

Việc bị muỗi đốt đối với trẻ nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Vậy có cách nào hiệu quả để làm giảm vết đốt cho bé, giúp bé không còn cảm giác khó chịu không? Và khi bé bị muỗi đốt bôi gì để vừa an toàn vừa làm dịu nhanh vết đốt.
1. Bị muỗi đốt ảnh hưởng như thế nào với trẻ sơ sinh?
Trẻ bị muỗi đốt, ngứa có thể phát triển toàn thân và dẫn tới sần ngứa.
Muỗi là loại côn trùng có hại cho sức khỏe con người. Vết muỗi đốt ngoài việc khiến mọi người trong gia đình cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, sưng tấy mà còn có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nguy hiểm như viêm não, sốt rét, vàng da…
Khi đốt, muỗi sẽ phóng ra “nọc” độc là một vật thể là đối với cơ thể xâm nhập vào máu. Có thể có sự đáp ứng của hiện miễn dịch – di ứng tạo ra các histamine gây ngứa.
Với sự nhạy cảm vốn có, trẻ sẽ thấy khó chịu hơn người lớn và phản ứng lại bằng cách gãi nhiều làm cho làn da bị tổn thương gây trầy xước, rách da. Những vết trầy đó sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn, làm vết đốt sưng lên và có mủ.
Trẻ bị muỗi đốt, ngứa có thể phát triển toàn thân và dẫn tới sần ngứa. Bé gãi khi bị ngứa sẽ tạo thành tổn thương sẽ gây ra bệnh chàm: da tại vùng chàm có biểu hiện rát, viêm đỏ kèm các mụn nước li ti. Ngứa nhiều, trẻ không được chữa trị, để gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các sẹo lồi và vết thâm do hiện tương tăng sắc tố sau viêm.
Có rất nhiều cách trị vết muỗi đốt cho bé, về cơ bản cũng giống như trị mụn, nhọt. Khi áp dụng cho trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu tâm đến làn da dễ bị tổn thương của trẻ.
2. Sau đây là một số mẹo nhỏ để xử trí những vết muỗi đốt của trẻ:

Có nhiều mẹo để trị muỗi đốt cho trẻ, trong đó bôi thuốc trị muỗi đốt vừa nhanh chóng, an toàn lại làm giảm vết đốt nhanh.
–  Dùng thuốc trị muỗi đốt cho bé trị ngứa, viêm da và vết côn trùng cắn, giúp làm giảm bớt vết sưng đỏ hay cảm giác ngứa do vết muỗi, kiến đốt để lại trên da bé.
–Thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô, rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.
– Thoa mật ong vào các phần da bị muỗi cắn vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé.
– Hãm một tách trà nóng, sau đó đợi ấm trà này mát trở lại và áp dụng chườm nước trà và bã trà lên trên diện tích da bị cắn trực tiếp. Cách này sẽ giúp làm giảm sưng ngứa.
– Một viên đá lạnh cũng có thể cứu trợ và giúp giảm sưng, tấy đỏ. Đá cũng giúp các vết bị muỗi cắn không bị thâm.
– Nếu có sẵn bột nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào hỗn hợp này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp trẻ giảm ngứa ngáy vừa giúp làm sạch vết côn trùng cắn.
Dùng thuốc trị muỗi đốt cho bé trị côn trùng đốt cho bé nhanh chóng
Có nên dùng thuốc trị muỗi đốt cho trẻ sơ sinh?

Để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm bôi da phù hợp.
Đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không nên sử dụng các loại thuốc dạng xịt sẽ dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Việc lựa chọn một sản phẩm đảm bảo được các tiêu chí: an toàn, dịu nhẹ, hiệu quả là điều mà mẹ nào cũng muốn để chăm sóc da bé yêu nhà mình.
Sản phẩm Remos IB của Rohto, đến từ Nhật Bản chuyên trị vết côn trùng cắn. Công thức cải tiến Antedrug, hoạt chất kháng viêm tác dụng tại chỗ, không những nâng cao hiệu quả kháng viêm, giảm ngứa và sưng tấy mà còn hạn chế tác dụng phụ so với các corticoid thông thường. N
– Công thức phối hợp cân bằng giữa các hoạt chất kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn giúp điều trị các vết côn trùng cắn, ngứa và viêm da hiệu quả. Ngoài ra, Allantoin kích thích sự phát triển các tế bào da, mau chóng giúp da phục hồi như ban đầu.
– Vậy thuốc trị muỗi đốt Remos IB giá bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc khi lựa chọn sản phẩm vừa chất lượng vừa mang nhiều công thức cải tiến của remos. Vậy thì bạn nên yên tâm, gía cả của Remos rất vừa phải và hợp túi tiền với đại đa số người tiêu dùng.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cách tốt nhất mà các mẹ nên áp dụng vẫn là giữ cho bé không bị muỗi đốt. Để có thể làm được điều này, mẹ cần giữ vệ sinh thật sạch sẽ môi trường ở, diệt tận gốc những nơi mà muỗi có thể ẩn náu và sinh sôi. Khi bé ngủ, mẹ nhớ phải mắc màn. Ngoài ra, giữ vệ sinh cơ thể giữ da bé sạch sẽ cũng là việc cần thiết để chống muỗi.
Những vấn đề đang được quan tâm:

Cách xử lý các trường hợp khi bé bị côn trùng cắn, đốt.

Thông thường, trẻ em khi bị côn trùng đốt sẽ cảm thấy rất khó chịu và nặng hơn có trường hợp còn bị nóng, sốt. Sau đây là cách xử lý và sơ cứu các vết đốt của côn trùng.
Làn da em bé là rất mềm mại và nhạy cảm, khi bị côn trùng cắn thì chỉ sau một vài tiếng đồng hồ thì bé sẽ bị mẩn đỏ và sưng to sau đó để lại vết thâm trên da. Nhiều bé ngứa không chịu được gãi quen tay dẫn đến việc lóe da và ngày càng dầy các vết thâm lên.
Khi bé bị côn trùng cắn dễ dẫn đến bị mẩn đỏ và sưng to
Các bác sĩ khuyên rằng, nếu trẻ bị côn trùng bay vào mắt, cha mẹ nên nhắc con không được giụi mắt liên tục. Cách xử trí tạm thời là chớp mắt liên tục trong cốc nước sạch để dị vật (côn trùng) trôi ra, hoặc chườm lạnh, nhỏ nước mắt nhân tạo (hoặc nước muối sinh lý). Nếu mắt vẫn cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn nhòe, sưng đỏ hoặc xung huyết, cần đến ngay bệnh viện để khám chữa kịp thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực. Tuyệt đối không dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt vì rất nguy hiểm.
Nếu trẻ bị ong, kiến đốt cần rửa sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới bệnh viện để được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để làm dịu cơn đau, hoặc dán miếng dán hạn chế co mạch, tránh loét. Chữa trị sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu của nọc độc côn trùng, nhưng dùng thuốc gì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn điều trị.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp các mẹ trị vết côn trùng cắn cho con:
Để loại bỏ các chất độc và các vi khuẩn xâm nhập tại vùng da bị cắn, công việc đầu tiên nên rửa sạch vết cắn với xà phòng
Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng
Để loại bỏ các chất độc và các vi khuẩn xâm nhập tại vùng da bị cắn, công việc đầu tiên nên rửa sạch vết cắn với xà phòng. Việc làm này sẽ khiến trẻ bớt khó chịu hơn, tránh được việc chà xát làm vết thương lan rộng.
Nước muối làm dịu cơn ngứa
Khi trẻ bị côn trùng cắn đâu tiên bạn dùng nước muối rửa sạch vết thương để loại bỏ bớt độc tố cũng như các vi khuẩn gần vết thương. Muối là một gia vị có sẵn trong nhà bếp của mỗi gia đình nên việc pha nước muỗi là việc làm rất dễ dàng không mấy khó khăn đúng không các bạn. Khi bị côn trùng cắn, các bạn hãy pha muối với một chút nước và thoa lên vùng bị cắn. Nước muối không chỉ làm dịu vết cắn của côn trùng, mà nó còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và ngăn chặn sự phồng rộp cho trẻ.
Ngoài ra bạn cũng nên trang bị cho trẻ thuốc bôi côn trùng cắn cho bé. Nó sẽ giúp cho trẻ giảm ngứa chỉ sau vài phút, đồng thời còn giúp vết cắn chóng lành hơn nữa đó!
Nước đá làm dịu cơn ngứa do côn trùng cắn
Khi trẻ nhỏ bị côn trùng cắn đốt bạn hãy dùng những viên đá lạnh thoa đều lên vùng da bị côn trùng cắn. Nhiệt độ thấp của nước đá có tác dụng như một liều thuốc gây tê, giúp giảm đau rát hoặc ngứa ngáy nhanh chóng. Không những thế nước đá còn làm hạn chế tình trạng sưng phồng ở vết cắn. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn vào vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.
Giảm độc tố với nước cốt chanh
Dùng nước cốt chanh làm chất khử trùng, chanh có tính axit giúp diệt vi khuẩn và phòng tránh nhiễm trùng tuy có hơi rát nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Chất axit có trong chanh làm trung hòa các độc tố tại vết thương khi trẻ nhỏ bị cắn. Các bạn chỉ cần dùng một vài lát chanh mỏng và cọ xát trực tiếp lên vết côn trùng cắn sẽ giảm ngứa rõ rệt hơn mong đợi đấy.
Giảm cảm giác ngứa với kem đánh răng
Ngay sau khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ có thể thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi kem đánh răng tự khô. Cách này giúp vết ngứa không làm bé khó chịu và muốn gãi. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng và lựa chọn các sản phẩm thuốc trị ngứa ngoài da tốt nhất để sử dụng khi bị côn trùng đốt.
Mẹ có thể thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi kem đánh răng tự khô
Sử dụng các đồ ăn trong bếp
Các mẹ cũng có thể dùng chút nước ép tỏi hoặc nước ép hành tây xoa lên vùng da bị đốt cũng rất tốt nhưng nhược điểm là có mùi khó chịu.
Một công dụng tuyệt vời của bột nở trong nhà, bạn chỉ cần trộn 1 ít nước vào bột rồi thoa lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Cách này vừa giúp trẻ giảm ngứa ngáy vừa làm sạch vết côn trùng cắn.
Một số lưu ý cần tránh khi bị côn trùng cắn
Không nên cho trẻ gãi, nặn hay chà xát vùng bị cắn. Điều này sẽ khiến cho nọc độc và các vi khuẩn xâm chiếm nhanh hơn. Vậy khi bị côn trùng đốt bôi thuốc gì để hiệu quả? Tùy vào trường hợp mà các bậc phụ huynh nên cân nhắc sử dụng các mẹo thông thường, dùng thuốc bôi hoặc đưa bé đến các cơ sở y tế.
Khi bị côn trùng đốt bôi thuốc gì để hiệu quả?
Các loài cây này có tác dụng như một loại thuốc diệt trừ sâu bọ, ngăn không cho chúng đến gần chúng ta từ đó sẽ hạn chế bớt các trường hợp bị côn trùng cắn cho trẻ.
Hầu hết các vết côn trùng cắn thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị côn trùng lạ cắn hoặc có những biểu hiện khác thường, bạn nên làm theo trình tự các bước xử lý khi bị côn trùng cắn đốt trẻ nhỏ và đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra.

Trị ngứa do côn trùng cắn an toàn cho bé

Côn trùng cắn gây ra ngứa thường không nguy hiểm. Tuy nhiên ngứa khiến bé khó chịu và có thể gãi gây trầy xước da. Bị côn trùng đốt bôi thuốc gì để giảm ngứa nhanh chóng? Để giảm nhanh triệu chứng ngứa do côn trùng cắn, mẹ hãy áp dụng ngay những biện pháp dưới đây:
1. Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé
Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé là dạng thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn, mau chóng phục hồi da như ban đầu được dùng để điều trị những vết cắn, ngứa và viêm da hiệu quả.
Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé có tác dụng điều trị những vết cắn, ngứa và viêm da hiệu quả
2. Chanh tươi
Trong nước cốt chanh chứa rất nhiều axit. Vì thế, đây là loại quả hay được áp dụng nhiều nhất trong việc chữa vết muỗi đốt vì nó vừa giúp giảm sưng, ngứa mà còn giúp giảm khả năng nhiễm trùng vết thương rất hiệu quả.
Chanh vừa giúp giảm sưng, ngứa mà còn giúp giảm khả năng nhiễm trùng vết thương rất hiệu quả
3. Kem đánh răng
Chất bạc hà chứa trong kem đánh răng có tác dụng giảm viêm nhanh chóng và làm dịu cảm giác ngứa ngáy tức thì. Chỉ cần bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên vết đốt và đợi nó khô, sau đó rửa sạch thuốc đi là đã được kết quả như ý.
Kem đánh răng có tác dụng giảm viêm nhanh chóng và làm dịu cảm giác ngứa ngáy tức thì
4. Xà phòng
Dù xà phòng không phải là một loại thuốc chữa bệnh nhưng trong nó có chất tẩy rửa. Điều này sẽ khiến cho nước bọt của muỗi – nguyên nhân chính gây ngứa cho bạn – sẽ bị rửa trôi ngay tức thì.
Xà phòng có chất tẩy rửa khiến cho nước bọt của muỗi sẽ bị rửa trôi ngay tức thì
5. Tỏi
Tỏi có vị hơi nồng. Khi bôi vài giọt nước lên vết muỗi đốt, ngay lập tức vết sưng sẽ giảm ngứa nhanh chóng. Đồng thời, tỏi cũng là một sự lựa chọn thông minh vì mùi vị của nó đồng thời cũng là chất chống muỗi tự nhiên.
Bôi vài giọt nước tỏi lên vết đốt ngay lập tức vết sưng sẽ giảm ngứa nhanh chóng
6. Nha đam
Gel nha đam không chỉ giúp làm mát vùng da xung quanh vết muỗi đốt mà còn làm giảm sưng và ngứa. Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, nha đam sẽ tác động lên vết đốt và làm giảm sưng tấy ngay tức thì.
Gel nha đam không chỉ giúp làm mát vùng da xung quanh vết muỗi đốt mà còn làm giảm sưng và ngứa
Dưới đây là một số cách chữa bệnh cho côn trùng cắn cho em bé hiệu quả. Tuy nhiên, một số trong những phương pháp này chỉ chữa trị ngứa vì vậy nó không có tác dụng chống viêm hoặc kháng khuẩn. Do đó, mẹ nên sử dụng thuốc trị côn trùng đốt cho bé để điều trị tốt hơn.

Tuesday, January 2, 2018

Bí quyết giúp làm đẹp da khi mang thai cho mẹ bầu

Làm mẹ là một thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ. Nhưng để được tận hưởng cảm giác làm mẹ, phụ nữ phải trải qua thời kì mang thai, sinh nở vô cùng khó khăn.
Thời kì này làn da của các mẹ sẽ bị rạn và phải mất thời gian rất lâu mới lấy lại được vẻ đẹp như ban đầu. Bằng những phương pháp làm đẹp da cho bà bầu dưới đây, mẹ có thể yên tâm khắc phục các dấu hiệu rạn da trong suốt thai kỳ.

Mang thai nếu bạn không chý ý chăm sóc da sẽ làm xuất hiện những vết rạn khó chịu
1/ Cung cấp độ ẩm
Thường xuyên cung cấp độ ẩm cho da giúp tăng độ đàn hồi của da. Cách chăm sóc da cho bà bầu lúc này là thoa kem dưỡng ẩm có chiết xuất tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu hoặc kem dưỡng ẩm chứa vitamin A.
2/ Tắm với nước ấm
Mẹ nên tắm với nước ấm để bảo đảm sự ổn định cho các tế bào da tránh khỏi sự thay đổi kích thước da.
3/ Tham gia thể thao
Tham gia thực hiện các bài tập thể dục dành cho bà bầu, trong đó yoga là bài tập có ích cho bạn. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể dành một ít thời gian để đi bộ nhẹ nhàng.

Nên tập yoga khi mang bầu để tăng độ đàn hồi cho làn da 
4/ Luôn nhẹ nhàng với da
Mỗi khi bạn cảm thấy ngứa ngáy, bạn chỉ nên xoa nhẹ, hoặc dùng kem để chống ngứa chứ không nên sử dụng các đầu ngón tay làm trầy xước vì những vết đó sẽ lưu lại rất lâu.
5/ Tư thế ngủ
Mẹ nên chú ý đến tư thế ngủ. khi ngủ bạn sẽ ở một tư thế nhất định trong khoảng thời gian dài và điều đó cũng làm cho da bụng của bạn luôn bị kéo giãn sinh nhiều nếp nhăn. Tốt nhất, bạn nên dùng một chiếc gối để đỡ cho bụng của bạn luôn được nâng niu.
6/ Ăn uống đủ chất
Ăn uống đủ dinh dưỡng góp phần chăm sóc cho làn da là điều hết sức cần thiết cho giai đoạn mang bầu. Các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt…bạn đều có thể sử dụng. Đây cũng là cách chăm sóc da cho bà bầu tốt nhất.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giàu vitamin để làn da luôn khỏe mạnh
Một điều cần lưu ý là bạn hãy chú ý đê cho cơ thể của bạn tăng cân từ từ, không nên tăng lên nhanh quá sẽ phá vỡ sự đàn hồi của làn da bụng.
Đó là một số bí quyết giúp mẹ tránh khỏi tình trạng rạn da khi mang thai, hãy chăm sóc bản thân thật tốt để luôn có làn da đẹp cùng thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.

Chống rạn da chỉ uống nhiều nước là chưa đủ

Hầu hết các chị em phụ nữ khi mang bầu đều gặp phải vấn đề về rạn da. Đó là một phản xạ sinh lí vô cùng bình thường. Khi bụng bạn lớn lên, để phù hợp với tình trạng phát triển của bé, làn da bị kéo căng quá mức dẫn đến tình trạng rạn da. Việc làm đẹp da cho bà bầulà điều rất cần thiết. Thông thường, các mẹ bầu thường uống nhiều nước để hạn chế tình trạng rạn da. Uống nhiều nước là tốt, nhưng chưa đủ. Chúng ta cùng điểm qua một vài cách chống rạn da khác nhé.

Chống rạn da cho mẹ bầu là điều mà mẹ nào cũng quan tâm
  1. Không nên ăn cho 2 người
Các bà mẹ khi mang thai đều mang tâm lý phải ăn cho 2 người để con có đầy đủ dưỡng chất cho con yêu phát triển, điều này sẽ làm bạn tăng cân chóng mặt và kết quả là da xuất hiện những vết rạn chằng chịt. Thực tế, bà bầu chỉ cần ăn thêm khoảng 500 calo mỗi ngày là đủ, tương đương với một chút hoa quả, bánh ngọt. Việc tăng cân dần dần sẽ giúp chăm sóc da cho bà bầu  và hạn chế được da bị căng đột ngột, tránh tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai.
Không nên ăn cho 2 người
  1. Lựa chọn thực phẩm tốt cho da
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp bạn có đủ vitamin và dinh dưỡng giúp cải thiện độ đàn hồi của da, ngăn ngừa vết rạn hình thành.
Bạn nên thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng, bảo vệ da như rau chân vịt, dâu tây, trái cây, rau tươi..
  • Thực phẩm chứa vitamin E giúp bảo vệ màng tế bào da bao gồm các loại hạt, bơ, bông cải xanh, rau xanh.
  • Thực phẩm chứa vitamin A giúp sửa chữa các mô da: Cà rốt, khoai lang, bí, ớt chuông đỏ
  • Thực phẩm chứa omega 3 giúp giữ màng tế bào khỏe mạnh, làm sáng da như cá, dầu cá, óc chó, trứng, hàu.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho da
  1. Tập thể dục khi mang thai
Tập thể dục là cách chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả nhất, không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng tăng cân quá nhiều, có vóc dáng thon gọn mà còn giúp bạn duy trì độ đàn hồi của da, có một làn sa khỏe mạnh hơn. Với phụ nữ mang thai chỉ nên tập các môn nhẹ nhàng như các bài tập kegel, yoga, bơi lội giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh mệt mỏi và giúp da săn chắc.
Tập thể dục khi mang thai
  1. Tẩy tế bào chết
Tẩy da chế giúp cho làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa vết rạn mới xuất hiện và làm mờ vết rạn cũ. Bạn nên sử dụng cọ để tẩy da chết từ bàn chân, sau đó hướng lên phần trên sau.
Tẩy tế bào chết khi mang thai
  1. Bôi kem chống rạn da
Để tăng cường hiệu quả chống rạn, bạn có thể chọn các loại kem có công dụng dưỡng ấm và chống rạn. Kem chống rạn có thành phần dưỡng ẩm giúp da mềm mại, collagen và elastin giúp da tăng độ đàn hồi, phục hồi và chống rạn. Kết hợp việc ăn uống (bổ trong) với kem chống rạn da (bôi ngoài) sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng giúp bạn chăm sóc da tốt nhất.
Bôi kem chống rạn da
Nhằm bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, bạn nên sử dụng các loại kem chống rạn đạt uy tín, chất lượng và không chứa các chất hóa học để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Kem chống rạn da cho bà bầu Happy Event có thành phần chính là dầu olive tự nhiên, nguyên chất là sản phẩm của công ty  Rohto-Mentholatum (Việt Nam) là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các mẹ, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của kem chống rạn da tốt nhất.
Kem chống rạn da Happy Event cho các mẹ làn da tươi đẹp, trẻ trung
Kem chống rạn da Happy Event không có chất tạo mùi, tạo màu hay bất kỳ thành phần nào gây hại cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ nên các mẹ hoàn toàn yên tâm về độ bảo đảm nhé!
Thoa kem chống rạn da khi mang thai là một cách để bảo vệ làn da khỏi những tác động tiêu cực trong suốt 9 tháng 10 ngày chờ đón con chào đời. Các mẹ chỉ mang thai vài tháng nhưng vẻ đẹp cần giữ gìn, nâng niu và chăm sóc cả đời. Việc quan trọng này là lý do chính để sử dụng kem chống rạn da phòng ngừa những vết xấu xí xuất hiện trên cơ thể.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà kem chống rạn da cho bà bầu có thể đem lại hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ đừng lơ là mà bỏ lỡ mất cơ hội làm đẹp cho mình, các mẹ nhé!

Những cách chăm sóc da hoàn toàn sai mà mẹ bầu nên biết

Tìm hiểu về cách chăm sóc da khi mang thai là việc vô cùng cần thiết. Có không ít mẹ bầu lơ là và mắc phải những sai lầm cơ bản để rồi sau khi sinh mẹ bầu xuống sắc trầm trọng và còn gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm phổ biến mẹ bầu dễ mắc phải khi chăm sóc da và đề ra các giải pháp khắc phục hợp lý mẹ nhé.

Những cách chăm sóc da hoàn toàn sai mà mẹ bầu nên biết
1/ Lười dưỡng da
Đối với mẹ bầu thì thời kỳ bầu bí có khá nhiều việc phải lo, phải quan tâm nên cực kỳ bận rộn. Chính vì thế mà cụm từ chăm sóc da gần như là việc xa xỉ với phần đông mẹ mang thai. Nhiều mẹ còn mặc định trong đầu mang thai thì cần thiết gì phải quan tâm chăm sóc da khi đằng nào nó cũng rạn, nứt, khô hay nổi mụn chi chít. Suy nghĩ cố hữu đó dẫn đến việc mẹ bầu lười dưỡng da, đẩy tỉnh trạng da xỉn màu, xấu xí lên đến mức độ báo động.
Mẹ cần nhớ rằng, cách dưỡng da cho bà bầu tốt nhất là làn da cần được chăm sóc mọi lúc vì nếu thời gian bầu bí mẹ đã lơ là không màng làn da thì công cuộc lấy lại vẻ đẹp của da sau khi sinh sẽ cực kỳ gian nan đấy.
2/ Quên việc dưỡng ẩm cho da
Thật ra, dưỡng ẩm cho da là bước quan trọng trong liệu trình chăm sóc da đẹp cho mẹ bầu. Dưỡng ẩm cho da giúp cân bằng bài tiết bã nhờn, tránh gây ra hiện tượng tắc lỗ chân lông – nguyên nhân chính gây mụn.
Mỗi tuần, mẹ bầu nên dành từ 2-3 lần cho việc đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho làn da. Mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy da mặt mình giảm hẳn mụn đấy.

Da mẹ bầu khi giữ được sạch, thoáng và đủ độ ẩm sẽ bớt mụn hơn
3/ Không dùng sữa rửa mặt, sữa tắm
Khá nhiều mẹ bầu cẩn thận quá mức không dám dùng sữa rửa mặt hay sữa tắm vì lo ngại trong các loại sản phẩm này có chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng chính sự hiểu sai này của các mẹ bầu mà tình trạng làn da bí bức dễ xảy ra hơn khi không được chăm sóc đúng mức.
Sữa rửa mặt, sữa tắm sẽ giúp loại bỏ sạch các bụi bẩn và chất nhờn cho mẹ bầu làn da thông thoáng đánh bật các nỗi lo về mụn
Sữa rửa mặt, sữa tắm sẽ giúp loại bỏ sạch các bụi bẩn và chất nhờn cho mẹ bầu làn da thông thoáng đánh bật các nỗi lo về mụn. Để an toàn cho sức khỏe của thai nhi, mẹ cần đến các cửa hàng chuyên về mỹ phẩm cho bà bầu để chọn mua các sản phẩm sữa tắm, sữa rửa mặt hữu cơ dịu nhẹ cho da. Chúng hoàn toàn không chứa chất tẩy mạnh giúp mẹ yên tâm sử dụng để làm sạch làn da trong thời kỳ bầu bí.

Nên dùng sữa rửa mặt, sữa tắm để da bị bí bách
4/ Lười uống nước
Lười uống nước thì mẹ bầu khó có thể sở hữu làn da đẹp và mịn màng được. Bởi thiếu hụt nước là nguyên nhân hàng đầu gây khô, sạm làn da khiến mụn, nám dễ dàng phát triển hơn.
Thiếu hụt nước là nguyên nhân hàng đầu gây khô, sạm làn da khiến mụn, nám dễ dàng phát triển hơn
Mỗi ngày mẹ cần uống từ 2,5-3 lít nước uống ngay cả khi mẹ không khát để bù đắp lại lượng nước mà trong quá trình vận động của cơ thể đã bị mất đi. Uống nhiều nước là cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai. Dù khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều nhưng nó lại có công dụng rất lớn trong việc bảo vệ làn da mẹ bầu ổn định cấu trúc da cũng như giúp làn da mẹ luôn ở trạng thái tươi trẻ, săn chắc. Uống nhiều nước còn hạn chế giúp mẹ bầu các bệnh về da như nổi mụn, nám và ngứa ngáy trên da.

Mẹ bầu cần được cung cấp nước thường xuyên
5/ Sử dụng tùy tiện mỹ phẩm chăm sóc da
Nhiều mẹ bầu tùy tiện sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da theo lời rỉ tai của người khác mà không lường trước sự nguy hại của các mỹ phẩm này đối với thai nhi. Với một số loại thuốc hoặc kem có thành phần không an toàn khi mẹ bầu bôi qua da có thể ngấm vào mạch máu và ảnh hưởng không nhỏ đến bé cưng trong bụng. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu dừng ngay việc dử dụng mỹ phẩm chăm sóc nếu có các thành phần sau:
-Hydroquinone: Thành phần hydroquinone vẫn chưa được thử nghiệm trên động vật hay con người về mức độ nguy hại của nó đối với mẹ mang thai là đến đâu. Dù vậy thì mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da có thành phần này trong khi mang thai kể cả khi mẹ đang cho con bú để đảm bảo an toàn có trẻ.
-Benzoyl peroxit: Được đánh giá là một thành phần an toàn không gây hại cho thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng loại có nồng độ thấp (5% hoặc ít hơn).
-Salicylic acid (BHA) với nồng độ cao được dùng nhiều tại các salon làm đẹp cho mục đích tẩy tế bài chết cho da nhưng lại trở thành nguy cơ đối với mẹ mang thai. Ở nồng độ thấp (2% hoặc thấp hơn) salicylic acid lại được đánh giá là an toàn để mẹ bầu có thể sử dụng mà không gây ra bất kỳ nguy hại nào cho thai nhi. Nhưng nếu mẹ ngần ngại thì có thể thay thế BHA bằng chất tẩy acid glycolic hoặc axit lactic (AHA).
-Erythromycin và clindamycin: là thành phần có trong thuốc kháng sinh dùng theo toa chỉ định được các chuyên gia đánh giá là an toàn khi mẹ bầu sử dụng để chăm sóc làn da trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra các kem chống nắng cũng chứa thành phần an toàn đối với mẹ mang thai.

Không nên sử dụng tùy tiện mỹ phẩm chăm sóc da
Chăm sóc da khi mang thai rất cần thiết để mẹ bầu có thể tự tin ngời ngời dù đang trong giai đoạn bầu bí. Hãy gạt bỏ những thói quen xấu, có hại cho làn da thay vào đó thường xuyên làm sạch mặt, dưỡng ẩm và chọn lựa các mỹ phẩm chăm sóc da tự nhiên, thông minh để có làn da đẹp, bầu nhé!

Những quan niệm sai lầm khi mang thai nhiều người mắc phải

Trong quá trình mang thai, vì thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên phụ nữ thường có sự thay đổi về làn da, vóc dáng, … Vì vậy, việc làm đẹp da cho bà bầu rất được chú trọng, thế nhưng có những quan niệm sai lầm khi mang thai mà rất nhiều mẹ vẫn mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu để có phương pháp điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho phù hợp các mẹ nhé.

Những quan niệm sai lầm khi mang thai nhiều người mắc phải
1/ Sai lầm thứ 1: Ăn cho mẹ và bé
Trên thực tế, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển và chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả thì bạn chỉ cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày trong khẩu phần ăn là đủ.
Thậm chí, việc cung cấp thêm năng lượng này thật sự cũng không cần thiết cho đến khi bắt đầu 3 tháng giữa của thai kỳ. Bạn cần biết, tăng cân quá mức có thể dẫn đến các biến chứng như tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật, vì thế để giữ cho cân nặng trong giới hạn khuyến cáo là điều rất quan trọng. Tốt nhất là bạn hãy hỏi bác sĩ để biết rõ bạn cần tăng bao nhiêu khi mang thai là hợp lý.
2/ Sai lầm thứ 2: Bắt đầu ăn kiêng
Bạn đừng quên cơ thể bạn đang nuôi thêm một sinh linh khác, chính vì vậy bạn bắt buộc phải tăng cân! Có thể trước đây bạn chưa từng hài lòng với hình thể của mình, nhưng đây thật sự không phải là lúc để ăn kiêng cho mục đích giảm cân.
Thay vào đó, bạn sẽ cần phải ăn uống cân bằng thật tốt giữa bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, tham gia các bài tập thể dục đã được bác sĩ cho phép, và đừng lo về việc giữ “phom” vì bạn sẽ có rất nhiều thời gian để làm điều đó ngay sau khi bé chào đời. Bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất cũng là cách chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả nhất.
Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ tăng ít cân hơn mức cần thiết sẽ có nguy cơ sinh con thiếu cân. Trẻ sinh ra bị thiếu cân có nguy cơ bị tử vong hay kém phát triển thể chất và trí tuệ.

Hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái khi mang thai
3/ Sai lầm thứ 3: Bỏ qua tiền thai sản
Nhiều phụ nữ sắp làm mẹ bị ốm nghén hoặc thường xuyên buồn nôn phàn nàn rằng các loại vitamin tiền thai sản chỉ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, nhưng bạn phải biết, tuy chúng làm bạn khó chịu nhưng lại amng lại rất nhiều dưỡng chất cho thai nhi.
Bé của bạn cần các chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin cho sự tăng trưởng và phát triển, do đó nếu liều lượng thuốc hàng ngày làm bạn khó chịu thì đừng ngần ngại mà không trao đổi cùng bác sĩ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một thuốc hiệu khác hoặc đề xuất một lựa chọn thay thế (chẳng hạn như hình thức dán hoặc dùng thuốc nước) ít gây phiền hà cho bụng bạn hơn. Bạn cũng có thể uống các viên vitamin với thức ăn hoặc vào thời điểm khác trong ngày, hoặc cũng có thể hỏi bác sĩ xem có thể bẻ đôi viên thuốc được không.
4/ Sai lầm thứ 4: Không thành thật với bác sĩ
Có thể bạn rất thích thưởng thức hơi nhiều rượu trước khi nhận ra mình đã có thai. Có thể bạn đang trong một mối quan hệ không bảo đảm. Hoặc có thể bạn chỉ không thể từ chối sức cám dỗ của một đĩa sashimi tươi ngon và “thèm muốn chết” sushi.
Nên nhớ, chẳng ai hoàn hảo cả, và bác sĩ cũng chẳng trông mong điều đó ở bạn đâu. Thay vào đó, quan trọng là bạn cần phải thành thật với bác sĩ về cuộc sống của bạn và bất kỳ sai lầm nào mà bạn có thể đã gây nên khi đang chuẩn bị sinh em bé. Bác sĩ cần các dữ liệu do bạn cung cấp để giúp bạn sinh con khỏe mạnh, do vậy bạn phải thành thật với bác sĩ.


Nên chăm sóc bản thân mẹ bầu nhé
Ngay cả nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi phải nói về điều mà bạn đã làm, nhưng hãy nuốt lấy niềm kiêu hãnh đó mà nói ra. Tất cả đều vì con của bạn mà thôi. Trong phần lớn các trường hợp, nhiều khả năng là bác sĩ sẽ nói với bạn rằng chuyện ấy cũng không nghiêm trọng gì (mà sẽ làm nên điều kỳ diệu khiến tội lỗi của bạn tan biến và giúp bạn nhẹ nhõm trong lòng).
5/ Sai lầm thứ 5: Nghỉ ngơi quá ít
Cuộc sống có thể gây căng thẳng lúc này hay lúc khác, và bạn có thể là mẫu người hay “đốt đèn” nửa đêm để hoàn tất công việc trong ngày. Thế nhưng khi thai nghén một sinh linh bé nhỏ, bạn cần đảm bảo cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Các “chi phí” vật lý của thai phụ có thể tiêu táng sức lực của bạn, và cơ thể (và tâm trí) bạn cần có thời gian để tái tạo năng lượng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ không ngủ đủ giấc dễ gặp trục trặc trong thời gian đau đẻ và sinh con hoặc có khi cần phải sinh mổ. Chính vì thế mà việc “kéo gỗ” cho đầy đủ là một ưu tiên đấy bạn bầu ơi!
6/ Sai lầm thứ 6: Xem nhẹ bản thân bạn khi mang thai
Mang thai em bé chắc chắn sẽ làm thay đổi cuộc sống bạn, nhưng nó không đến mức gây ảnh hưởng đến mọi khía cạnh. Chính vì vậy, bạn hãy duy trì lối sống thường ngày và tiếp tục làm những điều bạn thích. Nếu thích chạy, bác sĩ sản khoa có thể sẽ “bật đèn xanh” cho phép bạn tiếp tục chạy bộ, nhưng bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước chứ không thể tùy tiện làm. Hãy để mang thai trở thành một trải nghiệm đáng nhớ để bạn tận hưởng.

Mẹ bầu cần chăm sóc bản thân khi mang thai
Hãy cứ có thể gặp gỡ bạn bè, hẹn hò với nửa kia của mình, và đừng phí thời gian của 40 tuần để lo lắng về những gì bạn nên và không nên làm. Cảm nhận thông thường và giao tiếp cởi mở với bác sĩ của bạn sẽ dẫn dắt bạn đi qua một chặng  đường dài mà bạn có khi chính bạn cũng không kịp nhận ra. Và rồi bạn sẽ ẵm bé yêu vừa chào đời trên đôi bàn tay người mẹ và bắt đầu giai đoạn kế tiếp của vai trò làm cha, làm mẹ. Hãy tự tin và luôn thoải mái, bạn nhé!

Những vấn đề thường gặp khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể các mẹ bầu sẽ có những thay đổi khác nhau như mệt mỏi, đau đầu, khó tiêu, buồn nôn, da bị chảy xệ,… Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề thường gặp khi mang thai để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất mẹ nhé.

Những vấn đề thường gặp khi mang thai
1/ Thèm ăn hay chán ghét một (hoặc nhiều) thức ăn
Ngoài những cách dưỡng da cho bà bầu, thì những giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu cực kì thèm ăn hoặc ghét một số món đặc biệt nào đó.
Đó là dấu hiệu của chứng ốm nghén, thường bắt đầu từ tháng thứ 2 đến cuối tháng thứ 3 của thai kỳ. Có người ốm nghén sớm hoặc muộn hơn. Có người vừa mang thai đã nghén và hiện tượng này kéo dài cho đến khi sinh. Nghén khiến bà mẹ không ăn uống được và nôn mửa nhiều. Hiện tượng sinh lý này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thai phụ vẫn có thể làm giảm sự khó chịu bằng các biện pháp sau:
  • Tránh không để đói nhưng đừng ăn quá no. Đói làm hạ đường máu và khiến thai phụ dễ nôn mửa hơn. Nên ăn từ khi sáng sớm và lúc nào cũng nên ăn hoặc ngậm lặt vặt một thứ gì đó. Khi có cảm giác rất thèm thứ đồ ăn nào, cũng không nên ăn nhiều một lần, chỉ nên ăn từng tí một, chia làm nhiều lần.
  • Tránh dùng thức ăn khó tiêu, ăn nhiều rau sạch và trái cây tươi.
  • Nên chia 3 bữa chính thành 6-7 lần ăn. Điều này giúp thai phụ dễ tiêu hóa, không có cảm giác no hơi, chán ăn.
Nếu nôn mửa quá nhiều, nên đến các trung tâm y tế để truyền dịch nhằm bù nước hoặc uống thuốc chống nôn.
2/ Rối loạn tiêu hóa
Trong suốt thai kỳ, sản phụ thường bị táo bón, ăn không tiêu, dễ tiêu chảy. Nên dự phòng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, giữ vệ sinh thực phẩm. Điều này cũng hỗ trợ ngăn ngừa rạn da khi mang thai hiệu quả.

Rối loạn tiêu hóa thường gặp khi mang thai
3/ Rối loạn tiết niệu
Vào những tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ thường đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là tử cung lớn lên, chèn ép bàng quang. Đồng thời, dưới tác dụng của chất nội tiết thai nghén, nước tiểu được bài tiết nhiều hơn. Gần đến ngày sinh, thai nhi (nhất là phần đầu) sẽ lọt vào tiểu khung của người mẹ, chèn ép vào bàng quang khiến người mẹ cảm thấy buồn đi tiểu suốt ngày.
4/ Tăng cân
Trong 3 tháng đầu tiên, do nghén nên thai phụ có thể không tăng cân, thậm chí tụt cân. Sau 3 tháng, do đã hết nghén, cơ thể thích hợp dần với việc mang thai nên thai phụ bắt đầu tăng cân. Lượng tăng cân trung bình cho toàn bộ thai kỳ là 12-13 kg. Nếu tăng cân ít, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân; người mẹ không dự trữ đủ năng lượng cho bản thân khi sinh và không đủ sữa cho con bú. Nhưng nếu tăng cân quá nhiều, sản phụ sẽ khó sinh và dễ bị béo phì sau khi sinh.

Rạn da khi mang thai chính là do mẹ bị tăng cân
5/ Cảm cúm
Khi có thai, người mẹ phải tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm. Nếu mắc bệnh, nên đi khám ngay, không tự ý dùng thuốc kẻo gây nguy hiểm cho thai nhi.
6/ Những thay đổi bất thường
Ra máu âm đạo, ra nước (có thể do vỡ ối), ra nhiều khí hư ngứa rát, có mùi chua; nhiễm nấm, đau bụng… Khi có các hiện tượng trên, thai phụ cũng cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Về việc giao hợp, nên nhẹ nhàng và ít thường xuyên hơn. Không nên giao hợp vào tháng cuối thai kỳ để tránh vỡ ối non, nhiễm trùng. Đối với bà mẹ có tiền căn sẩy thai, cần tránh giao hợp trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Những thay đổi bất thường sẽ xuất hiện khi mẹ mang thai
Ngoài ra, rạn da cũng là tình trạng mà 90% mẹ bầu nào cũng bị, chính vì vậy mẹ bầu cần có cách chăm sóc da khi mang thai hợp lý để phòng chống và ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
Đó là một số vấn đề mà khi mang thai mẹ bầu thường gặp phải, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, cách sinh hoạt và chăm sóc bản thân hằng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes