BREAKING NEWS

Thursday, January 4, 2018

Lưu ý khi sử dụng kem trị muỗi đốt cho bé

Bé bị muỗi đốt gây ra mẫn đỏ và ngứa khiến bé khó chịu và quấy khóc. Tuy vậy mẹ đừng vì thế mà làm liều dùng đại thuốc nào đó để giảm nhanh cơn khó chịu cho bé nhé. Để đảm bảo an toàn và sử dụng thuốc trị vết muỗi đốt hiệu quả, mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây:
1. Xuất xứ sản phẩm
Vì là sản phẩm bôi trên da của bé nên mẹ hãy lưu ý về xuất xứ của những sản phâm thuốc trị muỗi đốt cho bé. Sản phẩm cần có chứng nhận của các tổ chức y tế thế giới hoặc Việt Nam, tem chống hàng giả, hàng nhái và bao bì, nhãn mác phải còn nguyên vẹn.
Vì là sản phẩm bôi trên da của bé nên mẹ hãy lưu ý về xuất xứ của sản phẩm
2. Không để bé gãi ngứa
Khi bị muỗi cắn, hiện tượng đầu tiên xảy ra tại vết đốt là mẫn đỏ và ngứa. Chính vì vậy, theo bản năng bé sẽ đưa tay lên gãi ngứa khiến da bé dễ bị trầy xước, khó bôi thuốc và có thể đẫn đến những bệnh khác về da. Vậy khi bé bị muỗi đốt bôi gì để hết ngứa? Mẹ hãy tham khảo một số cách trị ngứa nhanh chóng: thuốc trị muỗi đốt cho bé như Remos IB của Rohto, chanh tươi, nha đam,… Đặc biệt, mẹ cần lưu ý trông chừng bé, đừng để bé gãi vết muỗi đốt nhé!
Bé gãi ngứa dễ dẫn đến làm da bị trầy xước, khó bôi thuốc hơn
3. Không lạm dụng thuốc trị côn trùng đốt
>> Xem thêm về: Remos IB giá bao nhiêu
Rất nhiều mẹ còn thường xuyên sử dụng các loại sản phẩm trị vết côn trùng đốt, cắn bôi hàng ngày để phòng tránh muỗi cắn cho con. Mẹ không biết rằng việc sử dụng các loại sản phẩm này một cách vô tội vạ lại chính là việc làm “lợi bất cập hại” đối với sức khỏe của con. Vì vậy, “bị gì trị nấy” thôi mẹ nhé. Nếu mẹ muốn chống muỗi đốt cho con, hãy thử những sản phẩm kem chống muỗi đốt an toàn cho bé hoặc tham khảo các phương pháp chống muỗi khác.
Không sử dụng thuốc trị muỗi đốt để chống muỗi cho bé
4. Không bôi lên vết thương hở
Nối vị trí muỗi đốt của bé bị trầy xước thì mẹ không nên bôi thuốc trị muỗi đốt cho bé vì như vậy sẽ không có tác dụng mà còn khiến bé cảm thấy đau rát hơn mà thôi.
Những vấn đề đang được quan tâm:

Lưu ý khi trị vết côn trùng đốt cho bé mẹ cần biết

Trẻ em rất hiếu động vì vậy bị côn trùng đốt là điều không tránh khỏi. Vậy khi trẻ bị côn trùng đốt, bố mẹ cần lưu ý đến những điều này để tránh vết đốt thêm nặng.
Mùa hè mưa nhiều và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nhiều loài côn trùng sinh sôi. Trẻ nhỏ vui chơi hiếu động dễ trở thành đối tượng tấn công của côn trùng.
Nhiều mẹ cho rằng, vết cắn và đốt của côn trùng là giống nhau. Chúng đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát hoặc đau nhức; vùng da bị đốt sần phù đỏ và nhô lên. Ở một số trẻ có cơ địa dị ứng, cả vùng da sẽ sưng và phù nề, đôi khi xuất hiện bóng nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với vết cắn và đốt do các loại côn trùng khác nhau gây ra.
Xác định vết đốt của từng loại côn trùng:
Bố mẹ cần phân biệt rõ vết đốt do loại côn trùng nào gây ra từ đó có cách điều trị chính xác
– Vết cắn:
Các loài không có nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve… cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, sau đó rút máu để tồn tại. Vết cắn gây ra một số phản ứng trên da như ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da xung quanh. Một sẩn phù nhỏ và ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, tồn tại nhiều ngày rồi mờ dần đi. Ở trẻ có cơ địa dị ứng, các sẩn phù này tạo nên các sẩn cục ngứa kéo dài và gây ra sẹo thâm. Ngoài ra, côn trùng có thể truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua vết cắn như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản…
– Vết đốt:
Các loài có nọc độc như ong bắp cày, ong vàng, kiến lửa… tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc vào cơ thể người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, gây cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và thường giảm dần sau vài giờ. Tuy nhiên, với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể gặp phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu. Trường hợp nặng, bé có thể bị sốc phản vệ với biểu hiện như không bắt được mạch, tụt huyết áp gây trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, bố mẹ cần phân biệt rõ vết đốt do loại côn trùng nào gây ra từ đó có cách điều trị chính xác như sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé hoặc đưa bé đến các cơ sở y tế để khám tùy tình trạng vết đốt.
Không nên chủ quan với vết ửng đỏ:
Không ít mẹ chủ quan khi thấy vết cắn hoặc đốt ửng đỏ của côn trùng.
Không ít mẹ chủ quan khi thấy vết cắn hoặc đốt ửng đỏ của côn trùng. Tuy nhiên, các vết cắn hoặc đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu. Nếu để trẻ gãi, hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, khiến vi khuẩn càng dễ dàng tấn công. Nếu bé bị muỗi đốt gây nên nhiều vết mẫn đỏ, cách tốt nhất đừng nên cho trẻ gãi, hãy sử dụng các sản phẩm thuốc bôi muỗi đốt ở trẻ em có uy tín và thương hiệu trên thị trường để bảo vệ làn da bé.
Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả vùng nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp… có thể chứa chất độc thần kinh hoặc men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây rối loạn đông máu… Chúng có thể đe dọa tính mạng bé nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Lạm dụng mật ong, nước chanh, dầu xanh….
Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong, giúp giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy.
Các biện pháp truyền thống không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy
Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh hay mật ong, giúp giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất lỏng Metyl Salicylat, thấm tốt qua da, giúp giảm đau, nhưng dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Khi xoa ở diện rộng, có thể làm rối loạn thân nhiệt. Vậy khi bị côn trùng đốt bôi thuốc gì, mẹ nên dùng các loại thuốc thoa chứa hoạt chất nhóm Antedrug (Prednisolone Valerate Acetate…) an toàn và hiệu quả với da bé, khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng. Khi Antedrug hấp thu vào máu trở thành chất bất hoạt, do đó giảm thiểu được tác dụng bất lợi của thuốc.
Để trị muỗi đốt cho bé hoặc côn trùng đốt, mẹ cần sơ cứu  bằng cách nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ. Tránh để bé gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn; da trầy xước, để lại sẹo. Sau đó, mẹ nên thoa thuốc tại chỗ cho bé với thành phần kháng viêm và giảm ngứa.
Trường hợp da phù nề nặng, đau rát nhiều, tổn thương kéo dài; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết; hoặc trường hợp bé bị côn trùng đốt có biểu hiện sốc phản vệ như lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được hoặc tím tái… cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách chăm sóc da để mẹ bầu vẫn đẹp rạng ngời sau sinh

Nhiều mẹ bầu lo lắng sau sinh thì làn da sẽ không còn đẹp như trước khi mang bầu nữa. Mẹ đừng lo vấn đề này nữa, hãy tham khảo ngay những cách chăm sóc da khi mang thai để mẹ vẫn đẹp rạng ngời sau sinh:
1. Uống đủ nước khi mang bầu
Để chăm sóc da mặt đẹp tự nhiên, nhất là khi đang mang bầu thì các mẹ bầu phải uống đủ nước hàng ngày, khoảng 8-10 cốc một ngày, mỗi khi cảm thấy khát. Đủ nước sẽ giúp quá trình hydrat diễn ra suôn sẻ, da mềm, mịn, không bị khô, hạn chế mụn trứng cá, nám hay loại bỏ chất bẩn trên da nhanh chóng. Ngoài việc uống nước lọc hàng ngày, các chị em đang mang thai cũng nên bổ sung nước qua các loại rau củ quả, hoa quả tươi giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Đây cũng là cách giúp ngăn ngừa rạn da khi mang thai rất hiệu quả.
Các mẹ bầu phải uống đủ nước hàng ngày, khoảng 8-10 cốc một ngày
2. Dưỡng da
Hãy lựa chọn tìm mua kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn hoặc các loại được sản xuất dành riêng cho mẹ bầu, có thêm sự tư vấn và tham khảo của các bác sĩ cho thêm phần yên tâm nhé nhé các mẹ. Chăm chỉ thoa kem dưỡng ẩm, chăm sóc da mặt hàng ngày để da đàn hồi, không bị khô hay rạn da xấu xí, da trắng sáng và bớt nám hơn. Mẹ nên lưu ý đến các cách dưỡng da cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
Chăm chỉ thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để da đàn hồi, không bị khô hay rạn da xấu xí, da trắng sáng và bớt nám hơn
3. Chống nắng
Trong các cách chăm sóc da khi mang thai không thể thiếu các biện pháp chống nắng được. Các mẹ phải bôi kem chống nắng hàng ngày 30 phút trước khi đi ra ngoài trời, kem chống nắng sẽ bảo vệ da trước tia tử ngoại, giảm việc sản sinh các hắc sắc tố dưới da, giảm tình trạng thâm nám thường gặp khi mang thai đáng kể.
Các mẹ phải bôi kem chống nắng hàng ngày 30 phút trước khi đi ra ngoài trời nhé
4. Tăng cường Omega 3
Omega 3 không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn nhiều tác dụng vô cùng tuyệt vời cho việc chăm sóc da mặt của các mẹ đấy nhé. Nó giúp trẻ hóa làn da, giảm và xóa mờ nếp nhăn, da mềm mại, đàn hồi, sáng mịn một cách hoàn toàn tự nhiên, khỏe mạnh từ bên trong. Do đó, các mẹ bầu hãy chú ý bổ sung omega-3 bằng nhiều cách cho cơ thể nhé, như là thông qua viên nang uống, thực phẩm chức năng, các loại cá như cá hồi, cá ngừ, quả óc chó,….
Omega 3 vừa tốt cho sự phát triển của thai nhi vừa vô cùng tuyệt vời cho việc chăm sóc da mặt của các mẹ
5. Sữa chống rạn da khi mang thai 
Rạn da luôn là mối lo lắng của các mẹ khi mang thai. Tuy nhiên nó lại rất khó trị và phải mất một thời gian khá dài. Vì vậy, để không bị rạn da quấy rầy, mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai. Một số biện pháp mẹ có thể thực hiện như kiểm soát cân năng, dưỡng da, sữa chống rạn da,.. Đặc biệt, ngoài tác dụng chống rạn da hiệu quả, sữa chống rạn da còn là một trong những cách dưỡng da cho bà bầu rất hiệu quả.
Mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai
Trên đây là một số cách chăm sóc da  khi mang thai để mẹ bầu vẫn đẹp rạng ngời sau sinh. Hãy tự tin lựa chọn cho mình những cách làm đẹp hiệu quả mà an toàn cho thai nhi nhé các mẹ.

Mẹo chăm sóc da săn chắc, mịn màng cho mẹ bầu

Để làn da được săn chắc, mịn màng trong suốt 9 thai kỳ, mẹ bầu đừng bỏ qua một số cách chăm sóc da cho bà bầu sau đây nhé!
1. Uống đủ nước khi mang bầu
Đây là bước làm đẹp da cho bà bầu đầu tiên và cũng rất quan trọng mà mẹ cần thực hiện. Để chăm sóc da mặt đẹp tự nhiên, nhất là khi đang mang bầu thì các chị e phải uống đủ nước hàng ngày, khoảng 8-10 cốc một ngày, mỗi khi cảm thấy khát. Đủ nước sẽ giúp quá trình hydrat diễn ra suôn sẻ, da mềm, mịn, không bị khô, hạn chế mụn trứng cá, nám hay loại bỏ chất bẩn trên da nhanh chóng. Ngoài việc uống nước lọc hàng ngày, các chị em đang mang thai cũng nên bổ sung nước qua các loại rau củ quả, hoa quả tươi giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày là bước làm đẹp da cho bà bầu đầu tiên và cũng rất quan trọng mà mẹ cần thực hiện
2. Rửa mặt giữ da luôn sạch sẽ
Nên rửa mặt trung bình 2 lần/ngày, sáng và tối, sử dụng loại dịu nhẹ, không gây kích ứng da, kết hợp vừa rửa mặt vừa massage bằng đầu ngón tay khắp mặt sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu và xóa đi những vết mụn lâu ngày trên da. Rửa mặt lại bằng nước ấm, vỗ nhẹ giúp se khít lỗ chân lông, giảm tình trạng giãn tĩnh mạch thai kỳ.
Rửa mặt sạch và massage mỗi ngày giúp lưu thông tuần hoàn máu và xóa đi những vết mụn lâu ngày trên da
3. Bổ sung thêm Vitamin C
Vitamin C có khả năng chống oxy hóa vô cùng tốt, ngăn chặn các gốc tự do phá hủy các tế bào da khiến da nhanh bị lão hóa, hỗ trợ sản xuất collagen săn chắc và tăng tính đàn hồi da, đảm bảo cấu trúc da khỏe mạnh và dẻo dai. Thế nên, cách chăm sóc da cho bà bầu vô cùng đơn giản và dễ thực hiện vô cùng chính là các chị e hay tăng cường ăn nhiều trái cây và rau xanh, nhất là loại chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, chanh, rau cải, dâu tây, súp lơ,..
Vitamin C có khả năng chống oxy hóa và dưỡng da vô cùng tốt
4. Sử dụng kem chống rạn da
Nhiều người tin rằng các loại sữa dưỡng da, kem và dầu dưỡng thể – trong đó có các loại kem được quảng cáo là chuyên chống rạn da – sẽ giúp họ ngăn ngừa hoặc giảm các vết rạn da. Trên thực tế các sản phẩm này có thể có ích trong việc giảm ngứa khi da bắt đầu rạn và phần nào giúp da ngậm nước tốt hơn. Tuy nhiên không có bằng chứng thực tế nào cho thấy chúng có tác dụng ngăn ngừa rạn da hay làm giảm các vết rạn da bạn đang có. Chính vì vậy, thay vì sử dụng các sản phẩm dưỡng thể, mẹ hãy chọn cho mình sản phẩm sữa chống rạn da an toàn thì tốt hơn. Ngoài tác dụng ngăn ngừa rạn da, sử dụng kem chống rạn cũng là cách chăm sóc da cho bà bầu rất tốt.
Thay vì sử dụng các sản phẩm dưỡng thể, mẹ hãy chọn cho mình sản phẩm sữa chống rạn da an toàn thì tốt hơn
Trên đây là một số cách chăm sóc da cho bà bầu để mẹ tham khảo. Đặc biệt mẹ phải lưu ý các biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai nhé!

Giải đáp một số thắc mắc về rạn da khi mang thai

Rạn da luôn là nổi lo của nhiều người phụ nữ khi mang thai. Dưới đây là chia sẻ một số giải đáp của nhiều mẹ bầu về rạn da khi mang thai để mẹ tham khảo nhé!
1. Khi nào thì rạn da xuất hiện?
Không thể nói chính xác được thời điểm xuất hiện rạn da của bà bầu bởi thời gian xuất hiện rạn da của mỗi người hoàn toàn không giống nhau. Có những mẹ bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kì đã có dấu hiệu rạn da. Nhưng cũng có những chị em tới những tháng cuối thai kì mới bắt đầu bị. Hoặc thậm chí có người không hề bị rạn da trong suốt thai kỳ hoặc sau sinh mới xuất hiện. Vậy nên mẹ cần có những cách chăm sóc da khi mang thai hiệu quả để ngăn ngừa rạn da tốt nhất.
Mẹ cần có những cách chăm sóc da khi mang thai hiệu quả để ngăn ngừa rạn da tốt nhất
Theo các nghiên cứu, yếu tố cơ địa và di truyền có ảnh hưởng lớn tới thời điểm xuất hiện rạn da. Theo đó, nếu bà bầu tăng cân quá nhanh trong những tháng nào thì sẽ có nguy cơ xuất hiện rạn da ở thời điểm đó. Nếu mẹ bầu tăng cân vừa phải thì khả năng độ đàn hồi của da có khả năng chịu nên thời điểm xuất hiện rạn da sẽ trễ hơn hoặc có thể sẽ không xuất hiện.
Do đó, để hạn chế được tình trạng rạn da khi bầu bí, tốt nhất từ những tháng đầu mang thai, chị em nên có cách phòng ngừa cho bản thân để tránh việc xuất hiện rạn da rồi mới khắc phục thì sẽ không có hiệu quả.
2. Có những biện pháp chống rạn da nào?
Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu ngăn ngừa rạn da khi mang thai an toàn và hiệu quả:
– Chế độ dinh dưỡng đa dạng: Rạn da có thể do thiếu hụt 2 yếu tố thiết yếu: vitamin và protein. Vì thế, một chế độ ăn uống khỏe mạnh, giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa giúp làn da được nuôi dưỡng tốt từ bên trong. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thêm các thực phẩm giàu omega 3 như cá chứa dầu vì nó có tác dụng tăng sự khỏe mạnh cho làn da. Rau quả tươi, trứng, ngũ cốc, cá… phải được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Sự đa dạng trong thực phẩm làm da tăng sức đàn hồi.
Ngoài ra, mẹ bầu nên chăm chỉ uống nước. Uống đủ nước giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong, vì vậy sẽ hạn chế các vết rạn da ở mức tối thiểu. Không có kem giữ ẩm nào tốt nhất cho da nếu bạn lười uống nước.
Uống đủ nước là cách dưỡng da cho bà bầu rất hiệu quả
Uống đủ vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là cách đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ. Đồng thời, cũng là cách quan trọng để có làn da khỏe đẹp cho cả mẹ và bé.
– Kiểm soát cân nặng để ngừa rạn da: Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình để ngăn ngừa rạn da. Vẫn còn nhiều mẹ bầu hiểu sai về khái niệm “ăn cho hai người” nên họ cố gắng ăn thật nhiều. Đây là một quan niệm không đúng khoa học. Hãy đảm bảo bạn ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ, cách tốt nhất là tăng cân đều và từ từ. Bởi tăng cân đột ngột là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị rạn da.
Kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa rạn da khi mang thai
– Tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa rạn da: Độ đàn hồi của làn da sẽ tốt hơn khi mẹ bầu chăm chỉ tập thể dục. Trong quá trình tập, các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn.
Yoga được khuyến khích vì nó có nhiều bài tập nhẹ phù hợp cho phụ nữ mang thai
Yoga được khuyến khích vì nó có nhiều bài tập nhẹ phù hợp cho phụ nữ mang thai. Dù tập động tác nào, bạn cũng không nên duỗi hoặc căng mạnh cơ vùng bụng, vùng chậu hoặc căng cơ quá nhiều.
– Sử dụng kem chống rạn da: Nhiều người tin rằng các loại sữa dưỡng da, kem và dầu dưỡng thể – trong đó có các loại kem được quảng cáo là chuyên chống rạn da – sẽ giúp họ ngăn ngừa hoặc giảm các vết rạn da. Trên thực tế các sản phẩm này có thể có ích trong việc giảm ngứa khi da bắt đầu rạn và phần nào giúp da ngậm nước tốt hơn. Tuy nhiên không có bằng chứng thực tế nào cho thấy chúng có tác dụng ngăn ngừa rạn da hay làm giảm các vết rạn da bạn đang có. Ngoài tác dụng ngăn ngừa rạn da, sử dụng kem chống rạn cũng là cách dưỡng da cho bà bầu rất tốt.
Trên đây chỉ là một số giải đáp về rạn da mà nhiều mẹ thường thắc mắc nhất. Mẹ hãy tham khảo và chọn cho mình phương pháp chống rạn thích hợp nhé!

Kinh nghiệm chăm sóc da khi mang thai

Làn da khỏe mạnh và săn chắc luôn là mơ ước của nhiều chị em phụ nữ, ngay cả khi mang thai. Vậy để có được làn da khỏe đẹp như vậy, mẹ bầu cần phải biết làm đẹp da cho bà bầuhiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là chia sẻ về một số kinh nghiệm chăm sóc da cho bà bầu để các mẹ tham khảo:
1. Uống đủ nước khi mang bầu
Để chăm sóc da mặt đẹp tự nhiên, nhất là khi đang mang bầu thì các mẹ phải uống đủ nước hàng ngày, khoảng 8-10 cốc một ngày, mỗi khi cảm thấy khát. Đủ nước sẽ giúp quá trình hydrat diễn ra suôn sẻ, da mềm, mịn, không bị khô, hạn chế mụn trứng cá, nám hay loại bỏ chất bẩn trên da nhanh chóng. Ngoài việc uống nước lọc hàng ngày, các mẹ cũng nên bổ sung nước qua các loại rau củ quả, hoa quả tươi giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Các vitamin và chất xơ này giúp chăm sóc da cho bà bầu rất tốt.
Các mẹ phải uống đủ nước hàng ngày, khoảng 8-10 cốc một ngày
2. Dưỡng da và chống nắng
Có thai, mẹ “nóng” về mọi nghĩa. Máu trong cơ thể nhiều hơn, da dễ nổi mụn hơn, căng – rạn da! Hãy lựa chọn tìm mua kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên an toàn hoặc các loại được sản xuất dành riêng cho mẹ bầu, có thêm sự tư vấn và tham khảo của các bác sĩ cho thêm phần yên tâm nhé nhé các mẹ. Chăm chỉ thoa kem dưỡng ẩm, chăm sóc da mặt hàng ngày để da đàn hồi, không bị khô hay rạn da xấu xí, da trắng sáng và bớt nám hơn. Đây là cách làm đẹp da cho bà bầu rất hiệu quả mà mẹ nào cũng đừng quên nhé!
Chăm chỉ thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày để da đàn hồi, không bị khô hay rạn da xấu xí
Các mẹ cũng cần phải bôi kem chống nắng hàng ngày 30 phút trước khi đi ra ngoài trời nhé, kem chống nắng sẽ bảo vệ da trước tia tử ngoại, giảm việc sản sinh các hắc sắc tố dưới da, giảm tình trạng thâm nám thường gặp khi mang thai đáng kể
3. Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng
Nếu mẹ không có lý do đặc biệt nào bác sĩ yêu cầu không vận động. Ra huyết, đau bụng, doạ sẩy thai, doạ sanh non… thường được khuyên “nằm yên một chỗ”. Bằng chứng cho thấy bất động không hề làm giảm nguy cơ sẩy thai hay sinh non, mặt nào đó lại “lợi bất cập hại”. Thay vào đó, mẹ nên tập một số bài tập thể dục nhẹ nàng như đi bộ, bơi, yoga… trong khả năng có thể sẽ giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ và bé, đồng thời giúp da mẹ khỏe đẹp hơn. Chú ý những môn gắng sức hay gây căng giãn cơ quá mức, xoay trở quá mức… cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi tập.
Nên tập một số bài tập thể dục nhẹ nàng như đi bộ, bơi, yoga… trong khả năng
4. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai
Cách chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả không thể thiếu các biện pháp chòng chống rạn da an toàn được. Khi mang thai, một trong những nỗi lo ngại ảnh hưởng xấu đến làn da mẹ bầu là rạn da. Để không bị rạn da quấy rầy, mẹ hãy thực hiện những biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai hiệu quả. Bên cạnh việc giữ ẩm cho da, kiểm soát cân nặng,.. thì mẹ cũng đừng bỏ qua các sản phẩm chống rạn da an toàn dành cho bà bầu nhé.
Cách chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả không thể thiếu các biện pháp chòng chống rạn da
Trên đây là một số chia sẻ về chăm sóc da khi mang thai để mẹ bầu tham khảo. Làm đẹp không phải là sai trái, nhưng mẹ hãy làm đẹp đúng cách để đạt được hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé!

Khi nào mẹ bầu cần phòng ngừa rạn da

Rạn da là một trong những nổi “ám ảnh” của các mẹ khi mang thai. Trị rạn da rất khó nên mẹ hãy thực hiện các biện pháp chống rạn da thật tốt, đừng để bị rồi mới bắt đầu trị. Vậy khi nào thì mẹ bầu cần thực hiện phòng chống rạn da để ngăn ngừa rạn da khi mang thaihiệu quả?
Rạn da rất khó điều trị
1. Nguyên nhân gây ra rạn da
Hiện tượng rạn da xảy ra do các hormon trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn và để lại sẹo. Sự thay đổi các hormon trong thời kỳ dậy thì, thai nghén, thay đổi về trọng lượng một cách đột ngột (sụt giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh) làm hạn chế tính đàn hồi của da, gây nên hiện tượng rạn da.
Bề mặt làn da co giãn không đủ để thích ứng với sự thay đổi của cơ thể. Phụ nữ khi mang bầu hoặc tăng cân quá nhanh khiến các vùng da bị căng quá mức, các sợi đàn hồi dưới bề mặt da bị đứt đột ngột, làm da bị mất sức căng, gây nên hiện tượng da bị mềm nhẽo và xuất hiện các vết rạn nứt.

Những người bị mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da. Các hormon trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi cấu trúc da. Hiện tượng giữ nước trong cơ thể khi sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh làm da căng, sau khi trở về trạng thái ban đầu cũng sẽ ảnh hưởng tới da ở một mức độ nhất định.
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây ra chứng rạn da. Nếu người mẹ mắc chứng rạn thì con gái cũng dễ mắc phải.
2. Thời điểm nào mẹ bầu bị rạn da
Chúng ta không thể trả lời một cách chắc chắn rằng vào thời điểm cụ thể nào ở trong thời gian mang thai sẽ bị rạn da vì do cơ địa của mỗi mẹ bầu khác nhau, nên rạn da cũng sẽ xuất hiện khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các bà bầu đều bị rạn da thường từ tháng thứ 4 của thai kì. Một số trường hợp đặc biệt đối với một số mẹ bầu sẽ không bị rạn da, bởi do gen di truyền, nhưng thường thì những trường hợp này chỉ là thiếu số và không đáng kể.
Không thể biết chính xác khi nào thì rạn da xuất hiện
Đối với một số mẹ bầu, ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện những vết rạn to, thường xuất hiện những vết rạn màu hồng và đậm hơn, những vết rạn đó sẽ có thể xuất hiện ở da bụng, ở mông, đùi và cả cẳng chân nữa. Đây đều là những vết rạn rất bình thường bởi vậy mà các mẹ bầu đừng quá lo lắng khi xuất hiện những vết rạn nhé!
3. Khi nào mẹ bầu cần phòng ngừa rạn da
Rất khó để biết chính xác khi nào vết rạn xuất hiện. Vì vậy nên mẹ hãy thực hiện ngăn ngừa rạn da khi mang thai ngay từ đầu với những phương pháp như:
– Cách chăm sóc da khi mang thai và giữ ẩm da hiệu quả
– Kiểm soát cân nặng của mình, không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn.
– Ăn uống hợp lý và uống nhiều nước mỗi ngày là cách dưỡng da cho bà bầu rất hiệu quả. Nên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều protit giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. 2 loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
Ăn uống hợp lý và uống nhiều nước mỗi ngày là cách dưỡng da cho bà bầu rất hiệu quả
– Thường xuyên luyện tập thể thao giúp cơ bắp săn chắc.
– Không mặc quần áo quá chật hoặc quần áo làm từ các chất liệu có pha nhiều ni-lông gây ức chế cho quá trình hô hấp của các tế bào da, dễ gây hiện tượng rạn da.
Ngoài ra, hãy sử dụng sữa chống rạn da và áo dụng những cách chăm sóc da khi mang thaiđể ngăn ngừa rạn da tốt hơn. Nên dùng ngay khi có sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Thai phụ nên bắt đầu dùng từ tháng thứ ba và tiếp tục sử dụng sau khi sinh đến khi da quay trở lại trạng thái săn chắc ban đầu.

Wednesday, January 3, 2018

Chống muỗi đốt cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh nhưng trẻ sơ sinh thường xuyên bị muỗi đốt. Điều này, khiến các bà mẹ phải đau đầu. Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại kem chống muỗi cho bé khiến các mẹ đỡ lo lắng phần nào. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo những cách sau:
1. Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi
Để xua đuổi muỗi có thể đến gần và đốt bé, mẹ hãy sử dụng một số loại tinh dầu nổi tiếng có chức năng giúp đuổi những chú muỗi đáng ghét. Thực tế, những nghiên cứu đã cho thấy, loài muỗi không thích mùi bạc hà, mùi của vỏ quýt, mùi lá đinh hương hay mùi hoa oải hương.
Mẹ hãy sử dụng một số loại tinh dầu nổi tiếng có chức năng giúp đuổi những chú muỗi đáng ghét cho bé.
Hay mẹ cũng có thể sử dụng vỏ quýt, lá bạc hà hay những loại hoa trên phơi khô. Sau đó bỏ vào túi lưới và để vào các góc trong nhà. Cách này, vừa có thể đuổi muỗi, ngăn muỗi đến gần bé, hơn nữa lại có thể làm không khí trở nên trong lành, dễ chịu.
Mẹ cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu chanh hoặc tinh dầu quýt vào nước tắm hàng ngày của con để da bé luôn có những mùi hương mà muỗi không thích. Chú ý không được nhỏ quá nhiều vì có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
Đơn giản hơn, mẹ có thể nhỏ tinh dầu hoa oải hương lên ga trải giường cũng giúp phòng chống muỗi đốt hiệu quả.
Hoặc nếu bé nhà bạn cảm thấy khó chịu hoặc di ứng với các mùi hương, hãy thử sử dụng các sản phẩm  thuốc chống muỗi đốt cho bé có uy tín với mùi hương dễ chịu, không gây kích ứng da và an toàn, dễ sử dụng.
2. Trồng thảo dược quanh nhà chống muỗi
Cây hương thảo có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.
Để bảo vệ bé yêu khỏi muỗi đốt khi chơi đùa quanh nhà, mẹ hãy để ý trồng trong vườn nhà, ban công, hành lang những loại cây chống muỗi như cây húng thơm, cây sả, cây hương thảo, cây cúc vạn thọ…
Đây là những loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe, vừa giúp vườn nhà rực rỡ lại có thể phòng chống muỗi. Lý do bởi chúng có chứa 1 loại tinh dầu có tác dụng xua đuổi và chống muỗi hiệu quả cho gia đình.
3. Cho bé mặc quần áo sáng màu
Vào mùa hè, bạn nên cho con mặc những bộ quần áo sáng màu nhất là vào buổi tối. Bởi muỗi cực kì thích những người mặc áo màu đen. Theo đó, nên cho bé mặc quần áo sáng màu, màu nhạt, màu be, màu ô liu,…sẽ bảo vệ bé trước những con muỗi đáng ghét. Hoặc cẩn thận hơn, các bậc phụ huynh cũng có thể cho con mình sử dụng kem chống muỗi an toàn, sau đó mặc những bộ quần áo sáng màu trước khi đi ngủ, đảm bảo sẽ không còn lũ muỗi nào có thể làm phiền đến giấc ngủ của con bạn nữa.
Mặc cho bé những bộ quần áo sáng màu nhất là vào buổi tối
4. Luôn mắc màn cho bé ngủ
Mỗi trưa, tối trước khi cho bé đi ngủ, mẹ đừng quên thói quen mắc màn cho con. Việc mắc màn sẽ giúp muỗi không tiếp xúc và cắn được vào da thịt bé khi ngủ. Chú ý những chiếc màn phải lành lặn, nếu không chỉ một vết rách, muỗi có thể xâm nhập và chui vào và “tấn công” bé ngay đấy.
5. Tắm cho bé hàng ngày
Nhiều nghiên cứu cho thấy, loài muỗi rất nhạy cảm với mùi mồ hôi của cơ thể con người. Vì thế, bạn nên giữ cơ thể bé sạch sẽ và không bị dính mồ hôi bằng cách tắm rửa, thay quần áo với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt nhất cho bé hàng ngày.
Bạn nên giữ cơ thể bé sạch sẽ và không bị dính mồ hôi bằng cách tắm rửa.
6. Sử dụng bình xịt, lăn, kem chống muỗi đốt cho bé
Để ngăn ngừa và hạn chế muỗi đốt cho bé yêu, mẹ nên mua trong nhà những loại bình xịt, lăn hoặc kem chống muỗi an toàn, chính hãng. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm chống muỗi Remos của công ty Rohto Việt Nam.
Ngoài ra, Chai xịt chống muỗi Remos còn chứa tinh chất Aloe Vera (Nha đam) và Vitamin E giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng da. Xua đuổi muỗi, phòng ngừa các bệnh do muỗi gây ra. Sản phẩm dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Mentholatum Remos đạt hiệu quả xua muỗi suốt 10 giờ.
Sử dụng bình xịt, lăn hoặc kem chống muỗi cho bé.
Trên đây là một số cách chống muỗi an toàn cho bé. Bạn hãy tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp cho bé nhé!

Mẹo để muỗi tránh xa khỏi gia đình bạn

Muỗi luôn làm cho chúng ta khó chịu vì âm thanh mà chúng gây ra, hơn thế nữa chúng có thể truyền dịch bệnh vào người bị đốt nhất là trẻ em nhỏ trong gia đình. Đa phần khi bị muỗi đốt, các bậc phụ huynh thường sử dụng các mẹo dân gian hoặc thuốc chống muỗi đốt cho bé để làm dịu vết đốt. Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Sau đây là những mẹo để lũ muỗi tránh xa gia đình bạn.
Có rất nhiều mẹo để đuổi muỗi vừa an toàn vừa hiệu quả với các loại cây cỏ và vật dụng dễ tìm.
Các loại cây tự nhiên có thể đuổi muỗi.

Bạn có thể trồng một vài chậu cây như của xả, húng thơm, cúc vạn thọ này để xua đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của mình
Ngoài ra mùi hương của xả cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp thư giãn rất tốt cho cơ thể.
Các loại vỏ, trái cây có thể xua đuổi muỗi.
Sau khi ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi bạn có thể để lại phần vỏ thay vì vứt đi. Sau đó hãy phơi khô để dành đốt dần, khói khi đốt những loại vỏ này khiến muỗi rất ghét nên chúng sẽ tránh xa ngôi nhà của bạn.
Vỏ cam, quýt dùng để đốt đuổi muỗi
Ngoài ra khói khi đốt bồ kết cũng làm cho muổi bay xa, để chuẩn bị cho mùa mưa sắp tới hãy mua ngay vài trái bồ kết khô, vỏ bưởi, cam, quýt khô để phòng tránh muỗi bảo về gia đình yêu quý của bạn.
Củ tỏi
Mùi cay nồng của tỏi khiến muỗi bay xa.
Tỏi có mùi hăng và cay khiến muỗi rất sợ, chỉ với vài nhánh tỏi có thể giúp muỗi tránh xa nhà bạn. Giã vài nhánh tỏi cho thêm nước đun sôi vào sau đó cho vào bình xịt lắc nhẹ để tinh dầu tỏi hòa vào nước và xịt xung quanh nhà và trong phòng. Muỗi sẽ bay thật xa ngôi nhà của bạn. Điểm bất lợi ở đây là nếu bạn không thích mùi tỏi thì cách này quả thực không khả quan lắm.
Nếu các bé nhỏ không quen với các mùi tỏi hoặc cách thực hiện quá phức tạp, bạn cũng có thể dùng sản phẩm thuốc chống muỗi cho trẻ em có bán sẵn rất tiện dụng lại có mùi hương dễ chịu.
Ánh sáng màu cam, vàng

Muỗi sợ ánh sáng màu cam và vàng trong ngôi nhà
Muỗi sợ ánh sáng màu cam và vàng trong ngôi nhà của bạn nên lắp các loại bóng đèn có ánh sáng cam như vậy phần nào hạn chế muỗi ở trong phòng hơn.
>> Xem thêm về: Kem chống muỗi Remos
Bên cạnh đó những vật dụng trong gia đình nên ưu tiên có màu sáng, quần áo mặc cũng vậy, nó giúp muỗi tránh xa và hạn chế gây bệnh nguy hiểm cho thành viên trong gia đình.
Sử dụng kem chống muỗi
Sử dụng kem chống muỗi an toàn cho bé.
Dùng chai xịt muỗi hoặc nhang muỗi, tuy nhiên đây chỉ lầ giải pháp tạm thời vì có nhiều loại chai xịt muỗi gây ra các tác dụng phụ cho bé như bệnh viêm da dị ứng hoặc ảnh hưởng đến đường hô hấp. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm xịt muỗi có uy tín hoặc cách đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng kem chống muỗi an toàn cho bé.
Những vấn đề đang được quan tâm:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes