BREAKING NEWS

Wednesday, May 31, 2017

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC BẢO LÃNH DIỆN HÔN THÊ/HÔN PHU HAY VỢ/CHỒNG

Hằng năm có rất nhiều người được bảo lãnh sang Mỹ theo diện hôn phu/hôn thê hoặc vợ/chồng, thế nhưng không phải lúc nào hồ sơ bảo lãnh  cũng trở nên dễ dàng, chính vì thế Toàn Cầu Visa xin cung cấp đến bạn những trường hơp không được bảo lãnh  để bạn chuẩn bị hồ sơ và tinh thần cho thật tốt.
Đi Mỹ theo diện bảo lãnh cần những hồ sơ riêng
1/ Những người đã từng làm hôn nhân giả
Theo luật di trú Mỹ, tất cả công dân Mỹ hay thường trú nhân Mỹ mà đã từng tham gia vào việc làm kết hôn giả nhằm để đưa người vào Mỹ  bất hợp pháp có thể sẽ bị cấm bảo lãnh cho vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu trong tương lai. Bạn sẽ mất hoàn toàn quyền được đưa người thân đi Mỹ theo diện bảo lãnh hôn nhân.
Làm hôn nhân giả bạn sẽ không thể bảo lãnh vợ/ chồng sang Mỹ
2/ Những trường hợp có thể làm ảnh hưởng cho người được bảo lãnh
Nếu người bảo lãnh đã từng phạm tội hình sự và liên quan đến các vấn đề tình dục trẻ em. Người bảo lãnh có thể bị cấm nộp đơn bảo lãnh cho vợ/chồng và con của họ, vì lý do an toàn cho vợ/chồng và con cái của người được bảo lãnh.
Phải đảm bảo an toàn cho người được bảo lãnh
3/ Chú ý thẻ xanh bảo lãnh vợ / chồng
Nếu người được bảo lãnh qua đến Mỹ có thẻ xanh theo diện vợ/chồng, rồi ly hôn với người đã bảo lãnh. Sau đó người ly hôn lại bảo lãnh cho người khác theo diện vợ/chồng trong vòng 5 năm, viên chức chính phủ  Mỹ sẽ cho rằng cuộc hôn nhân trước đó của người bảo lãnh là giả mạo và người bảo lãnh phải chứng minh rằng hôn nhân trước đó là hôn nhân thật sự.
Ví dụ nếu bạn muốn bảo lãnh vợ sang Mỹ mà không chứng minh được cuộc hôn nhân trước đó là hôn nhân thực sự thì thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ của bạn sẽ bị từ chối.
Nên chú ý nếu bạn là thường trú nhân muốn bảo lãnh vợ/ chồng sang Mỹ
Đó là một số lưu ý mà bạn nên tham khảo để có thể làm giấy tờ đi Mỹ một cách an toàn.
Xem thêm:

MỘT SỐ CĂN BỆNH BỊ CẤM NHẬP CẢNH MỸ

Không có gì chắc chắn rằng người được bảo lãnh sang Mỹ sẽ được cấp visa nhập cảnh vào Mỹ. Mặc dù người được bảo lãnh đi Mỹ có đầy đủ các điều kiện để được bảo lãnh nhưng nếu mắc phải một trong những căn bệnh sau thì sẽ không được nhập cảnh. Đây là những căn bệnh được quy định nếu mắc phải sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Bạn sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ nếu mắc một số căn bệnh nằm trong danh sách cấm nhập cảnh
– Chancroi (Hạ cam)
– Gonorrhea (Bệnh lậu)
– Granuloma inguinale.
– Leprosy, infectious (Bệnh hủi lây nhiễm)
– Lymphogranuloma venereum.
– Syphilis, infectious stage (Bệnh giang mai, thời kỳ truyền nhiễm)
– Tuberculosis (Lao phổi)
Một số lưu ý bạn cần phải biết đó là từ ngày 4/1/2010 bệnh HIV không còn nằm trong danh sách các bệnh bị cấm nhập cảnh, bên cạnh đó căn bệnh viêm gan B hay C không nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm bị cấm nhập cư vào Mỹ.
Ngoài những căn bệnh trên thì có một số điều khoản mà nếu vi phạm bạn cũng không được nhập cảnh vào Mỹ
Ngoài ra, liên quan đến chuyện nhập cảnh vào Mỹ, bạn cũng không được nhập cảnh hoặc ở lại Mỹ nếu vi phạm một trong những điều dưới đây:
- Rối loạn thể chất hoặc tâm thần có thể gây hại đến những người xung quanh
-Có khả năng trở thành gánh nặng của xã hội ( phụ thuộc vào tiền phúc lợi xã hội)
-Người lạm dụng các chất gây nghiện (Sử dụng hơn 1 lần trong 3 năm gần nhất)
-Từng bị kết án hay buộc tội có những hành vi suy đồi về đạo đức
-Từng bị kết án với nhiều tội danh
-Từng bị kết án với tội danh cụ thể, như hành nghề bán dâm hoặc buôn bán trái phép chất gây nghiện.
-Trong gia đình có người buôn bán ma túy và biết rõ lợi nhuận trái phép thu được trong vòng 5 năm gần nhất
-Từng là gián điệp hoặc có âm mưu phá hoại chính trị
-Là Thành viên đảng chuyên chế ( Đặc biệt là Đảng cộng sản)
-Là thành viên đảng quốc xã hoặc từng tham gia chế độ diệt chủng
-Từng vi phạm luật nhập cư và gian lận nhập cư
-Khai gian để trở thành công dân Mỹ
-Cư trú trái phép ở Mỹ hoặc không xuất trình đúng giấy tờ khi nhập cảnh vào Mỹ
-Từng bị trục xuất khỏi Mỹ
-Đa thê ( cưới nhiều hơn 1 vợ/ chồng trong cùng 1 thời điểm)
-Từng tham gia đường giây bắt cóc trẻ em quốc tế
-Đang hoặc đã xin visa theo diện trao đổi văn hóa J-1 hoặc J-2 mà có ý định ở ngoài nước Mỹ quá 2 năm.
Xem thêm:

LÝ DO SINH VIÊN VIỆT NAM RỚT VISA DU HỌC MỸ

Mỹ luôn là một đất nước hấp dẫn các sinh viên Việt Nam đi du học. Tuy nhiên con đường du học này lại không hề đơn giản. Cùng chúng tôi điểm qua một số lý do cơ bản khiến các sinh viên Việt Nam bị đánh rớt visa du học Mỹ:
Mỹ luôn là một đất nước hấp dẫn các sinh viên Việt Nam đi du học
  1. Chứng minh tài chính không đầy đủ
Khả năng tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng quyết định đến kết quả phỏng vấn Visa đi Mỹ du học của bạn. Việc không chứng minh được mối quan hệ giữa bạn với người chi trả chi phí du học hay sổ tiết kiệm không đủ dễ làm cho hồ sơ của bạn bị đánh rớt. Một lỗi rất dễ gặp phải bạn cần chú ý đó là việc quên chuyển đổi tỉ giá. Có thể khi tính bằng tiền Việt bạn đã đủ nhưng khi chuyển sang ngoại tệ, tiền có thể bị sụt giảm vì tỉ giá thay đổi khiến sổ tiết kiệm của bạn bị thiếu. Vì thế để đề phòng bất trắc xảy ra, bạn nên cộng dư trong tài khoản cao hơn số tiền ưu cầu một chút.
Chứng minh tài chính là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của bạn
  1. Hồ sơ du học
Với việc xin visa đi du học thì hồ sơ du học là vô cùng quan trọng. Nếu thông tin trong hồ sơ không rõ ràng thì visa của bạn bị đánh rớt là không lạ. Ví dụ như bảng điểm chưa công chứng, thành tích học tập không khớp với khai báo, địa chỉ hiện tại và địa chỉ trong hộ khẩu nhầm lẫn… Ngoài ra, bạn cần phải nộp hồ sơ sớm hơn 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu, nộp trễ sẽ để lại ấn tượng không tốt với người phỏng vấn.
  1. Trường đăng ký du học
Chương trình học tại Việt Nam có ít điều kiện cho học sinh, sinh viên định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích dẫn đến việc các sinh viên, học sinh chọn trường và ngành không phù hợp với mình mặc dù kết quả học tập rất tốt. Nếu bạn không chứng minh được bản thân phù hợp với ngành và trường đăng kí thì rất khó được cấp visa. Lời khuyên cho bạn là hãy nghiên cứu thật kỹ về ngành học mà bạn đăng ký, lực chọn và cân nhắc với những gì bạn thích và những gì bạn có thể làm được. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kĩ yêu cầu đầu vào của trường mà bạn đăng ký tại Mỹ.
Bạn cần chứng minh minh phù hợp với ngành nghề mà mình đã chọn
  1. Phỏng vấn không tốt
Trong quá trình phỏng vấn visa đi Mỹ du học luôn có nhiều trường hợp bất ngờ mà bạn không thể lường trước được. Những trường hợp đó khiến bạn lúng túng và mất bình tĩnh. Lời khuyên cho bạn trong những trường hợp đó là không nên vội vàng trả lời khi chưa lấy lại được sự bình tĩnh và tự tin. Hãy nhìn thẳng người phỏng vấn, hít thở thật sâu, đọc kỹ câu hỏi rồi đưa ra câu trả lời khi bạn thực sự sẵn sàng. Bạn có thể trả lời chậm hơn một chút thay vì trả lời nhanh nhưng ấp úng và có thể là trả lời sai. Như vậy lại càng khiến cho bạn thêm mất bình tĩnh, cuộc phỏng vấn lại càng đi đến tồi tệ hơn.
Buổi phỏng vấn sẽ luôn có những điều bất ngờ xảy đến nên bạn cần giữ bình tĩnh
  1. Ngoại ngữ không tốt
Thông thường, để có đủ trình độ du học các nước nói tiếng Anh bạn phải có ít nhất IELTS 5.0 cho các khóa level-A, dự bị đại học còn các khóa sau đại học bạn phải có IELTS ít nhất là 6.0, một điều cần chú ý là cho dù điểm tổng bạn cao nhưng nếu một trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết quá kém cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xin Visa.
Trên đây là 5 lý do cơ bản khiến visa du học Mỹ của bạn có thể bị đánh rớt. Hãy tham khảo để rút ra những kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ cho mình nhé!
Xem thêm:

LỜI KHUYÊN KHI BẠN XIN VISA DU LỊCH MỸ

Với việc xin visa du lịch Mỹ, cho dù bạn có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để xin visa nhưng  vẫn tồn tại  nguy cơ bị rớt như thường. Hãy tăng độ “may mắn” của bạn lên nhờ vào những lời khuyên dưới đây. Đây là kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ của những người đã xin được visa thành công.
  1. Chuẩn bị hồ sơ xin visa du lịch Mỹ
  • Những giấy tờ cơ bản:
- Hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng)
- 1 hình 5X5 nền trẵng (được chụp trong vòng 6 tháng đổ lại)
- Giấy xác nhận cuộc hẹn tại Lãnh sự quán
- Xác nhận đơn DS-160
- Phiếu đóng tiền cho ngân hàng HSBC hoặc bưu điện
Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng
Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng
  • Những giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi:
- Thư mời qua Mỹ (thể hiện rõ người mời, mối quan hệ, thời điểm mời,...)
- Nếu người mời chịu chi phí thì cần thêm chứng từ chứng minh thu nhập và đơn I-134
- Kế hoạch chuyến đi (khi nào đi, khi nào về, địa điểm đi, gặp ai, ở đâu, làm gì,…)
- Hình ảnh đã từng đi du lịch (nếu có)
  • Những giấy tờ chứng minh tài chính và những ràng buộc tại Việt Nam:
- Giấy đăng kí kinh doanh, giấy đóng thuế (nếu làm chủ doanh nghiệp - có thêm hình ảnh doanh nghiệp càng tốt)
- Hợp đồng lao dộng, bảng lương 3 tháng gần nhất, namecard, hình ảnh chụp tại văn phòng (nếu là người làm thuê)
- Giấy tờ sơ hữu nhà, đất,… và các tài sản có giá trị để chứng minh sự ràng buộc về tài chính của bạn tại Việt Nam
- Giấy đăng kí kết hôn, khai sinh của con, hộ khẩu,…
Giấy đăng kí kết hôn, khai sinh của con để chứng minh sự ràng buộc bạn tại Việt Nam
Giấy đăng kí kết hôn, khai sinh của con để chứng minh sự ràng buộc bạn tại Việt Nam
  1. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Ngoài việc bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thì chuẩn bị cho buổi phỏng vấn visa đi Mỹ cũng rất quan trọng. Đây là bước cuối cùng quyết định bạn có được cấp visa hay không. Để có một buổi phỏng vấn tốt nhất bạn nên:
- Khi phỏng vấn đừng run và cố giữ bình tĩnh trước nhân viên lãnh sự.
- Lắng nghe câu hỏi và trả lời sau khi nhân viên lãnh sự hỏi xong.
- Khi trả lời nhìn thẳng vào nhân viên lãnh sự và trả lời dứt khoát, bình tĩnh.
- Cố gắng nói thật lớn vì mình và họ cách nhau một tấm kính nếu nói nhỏ họ sẽ không nghe được và tạo ấn tượng không tốt hoặc họ sẽ đoán sai ý của mình muốn nói.
 Buổi phỏng vấn là bước quyết định bạn có được cấp visa hay không
Buổi phỏng vấn là bước quyết định bạn có được cấp visa hay không
- Trả lời câu hỏi dứt khoát đi vào trọng tâm câu hỏi và không nói dài dòng.
- Khi trả lời mình có thể bổ sung bằng chứng để chứng minh với họ về câu trả lời của mình( Mặc dù họ không yêu cầu nhưng họ sẽ xem nếu mình cung cấp ). Điều này sẽ thuyết phục họ về việc xin visa của mình.
- Ăn mặc lịch sự, không cần phải như đi tiệc tùng gì đâu. Mình chỉ mặc đồ đơn giản thôi và mặc áo có tay nhé.
  1. Chuẩn bị một số câu hỏi cho buổi phỏng vấn
Bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi trước buổi phỏng vấn. Hãy tham khảo một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa đi Mỹ sau:
- Đi Mỹ làm gì? (Gợi ý: du lịch, hội nghị, hội thảo, ...)
- Đi với ai?
- Đi bao lâu?
- Đã đi du lịch nước ngoài bao giờ chưa?
- Bạn cảm thấy ở Mỹ có điểm nào bạn thích để bạn có ý định sang Mỹ?
- Ai trả chi phí và thanh toán cho chuyến đi? (Gợi ý: tự trả, công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác, ...)
- Nghề nghiệp, công việc hiện tại?
- Thu nhập bao nhiêu một tháng, một năm?
- Sẽ đi tham quan những chỗ nào? (Gợi ý: LOS ANGELES - LAS VEGAS - WASINGTON DC - NEW YORK)
- Có người thân ở Mỹ không? Quan hệ thế nào? (Gợi ý: Cần phải nhớ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ...)
- Sẽ liên hệ với ai tại Mỹ?
- Qua đó sẽ ở đâu? (Gợi ý: nhà người thân hoặc theo sự sắp sếp của công ty du lịch, ...)
- Đã từng có ai bảo lãnh định cư chưa?
- Những câu hỏi liên quan đến thân nhân như: vợ, con, gia đình, ngày/tháng/năm sinh?
 Chuẩn bị trước một số câu hỏi giúp bạn trả lời phỏng vấn tốt hơn
Chuẩn bị trước một số câu hỏi giúp bạn trả lời phỏng vấn tốt hơn
Xem thêm:

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI XIN VISA DIỆN HÔN NHÂN

Dù là bạn xin Visa diện gì thì có lẽ buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán chính là yếu tố tiên quyết giúp bạn đậu hay rớt visa. Chính vì vậy nếu bạn đang cần qua Mỹ theo diện vợ/ chồng thì hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp nhất trong buổi phỏng vấn xin visa với Lãnh sự quán.
Phỏng vấn thành công bạn mới được bảo lãnh sang Mỹ
Phỏng vấn thành công bạn mới được bảo lãnh sang Mỹ
Để có thể trả lời phỏng vấn một cách suôn sẻ bạn cần thiết phải trang bị cho mình các câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản sau:
Các câu hỏi về hôn nhân giữa 2 người:
  1. Hai người quen nhau như thế nào? Có ai giới thiệu không? Họ tên, tuổi, nơi cư ngự của người giới thiệu? Quan hệ như thế nào với hai người? Nếu quen nhau trên mạng, cho biết nick chat, địa chỉ email, và server hai người làm quen.
  2. Hai người bắt đầu liên lạc với nhau khi nào? Bằng phương tiện gì? Gặp nhau lần đầu tiên khi nào? Ở đâu? Gặp nhau bao nhiêu lần? Đi chơi những nơi nào? Hai người hay nói về vấn đề gì khi nói chuyện điện thoại với nhau?
  3. Tỏ tình với nhau khi nào, ai là người tỏ tình trước?
Các câu sẽ xoay quanh quá trình tìm hiểu của 2 bạn
Các câu sẽ xoay quanh quá trình tìm hiểu của 2 bạn
  1. Cầu hôn khi nào, ai là người cầu hôn? Cầu hôn ở đâu bằng phương tiện gì (cầu hôn trực tiếp hay qua điện thoại, thư từ?) Cho biết cụ thể thời gian và địa điểm. Vợ bạn có đồng ý liền hay yêu cầu cho thời gian để suy nghĩ? Khi nào đồng ý?
  2. Tổ chức lễ đính hôn/lễ kết hôn khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu người tham dự? Phía gia đình Chồng/ vợ có những ai tham dự không? Đăng ký kết hôn ngày nào? Có đi hưởng tuần trăng mật ở đâu không?
  3. Hai người đã sống chung với nhau chưa? Lúc nào? Sống ở đâu? Lần sau cùng hai người gặp, và sống chung với nhau là thời gian nào?
Các thông tin về mối quan hệ của 2 bạn cần được xác định
Các thông tin về mối quan hệ của 2 bạn cần được xác định
Các câu hỏi riêng về chồng hoặc vợ của bạn:
  1. Chồng/Vợ bạn có Quốc tịch chưa, có khi nào ? Chồng/ vợ bạn về Việt Nam bao nhiêu lần để thăm bạn, kể rõ chi tiết ngày đi ngày về? Về Việt Nam hai người đi chơi ở đâu? Đi với những ai? Có hình ảnh hay có gì làm bằng chứng? Về Việt Nam Chồng/ vợ bạn ở đâu?
  2. Họ tên Chồng/ vợ, tên tiếng Việt, tên tiếng Anh? Ngày, tháng, năm sinh? Nơi sinh? Nguyên quán? Đi Mỹ năm nào? Đi theo diện gì? đi với những ai? Nếu đi vượt biên thì đi qua đảo nào, ở trại tỵ nạn nào, ở đó bao lâu rồi đến Mỹ? Có ai bảo lãnh qua Mỹ hay không, họ tên, tuổi người bảo lãnh. Trước khi đi Mỹ thì ở đâu?
  3. Kể rõ quá trình cư ngụ từ khi qua Mỹ đến nay, ở chung với những ai, tên tuổi những người ở chung, quan hệ như thế nào, làm gì? Địa chỉ, số điện thoại của Chồng/ vợ. Nơi cư ngụ hiện tại là một căn nhà riêng biệt hay chung cư? Nhà thuê hay nhà riêng. Có bao nhiêu phòng? Tên chủ nhà là gì? Thuê nhà bao nhiêu 1 tháng?
Mối quan hệ gia đình cũng là câu hỏi thường gặp ở buổi phỏng vấn
Mối quan hệ gia đình cũng là câu hỏi thường gặp ở buổi phỏng vấn
  1. Gia đình có bao nhiêu Anh chị em? Liệt kê tên tuổi, tình trạng hôn nhân, hiện đang sống ở đâu? Còn đi học hay đi làm? Học lớp mấy, ngành gì, trường nào? Làm gì, ở đâu? Anh. . . Chị . . . là con thứ mấy trong gia đình?
Họ tên, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, địa chỉ cư ngụ của Ba Mẹ, Ba Mẹ còn sống hay đã mất? Nếu mất thì mất năm nào? Vì sao mất?
  1. Tình trạng hôn nhân, Chồng/ vợ đã kết hôn hay sống chung như vợ chồng với ai trước đây chưa? Họ tên tuổi Vợ/ chồng trước. Hai người quen nhau như thế nào? Kết hôn ở đâu? Khi nào? Sống với nhau được bao lâu? Ly thân năm nào? Ly hôn khi nào? Lý do vì sao ly hôn? Bây giờ Vợ/ chồng cũ đã có gia đình mới chưa? đang ở đâu?
  2. Công việc: Chồng/ vợ hiện đang làm gì, tên chỗ làm, địa chỉ, miêu tả chi tiết công việc, làm ở đó được bao lâu? Thu nhập bao nhiêu 1 tháng/tuần/năm? Làm riêng hay làm cho ai? Tên sếp/người quản lý của Chồng/ vợ? Có bao nhiêu người làm? Tên một vài đồng nghiệp làm chung? Trước công việc này thì làm việc gì? Kê khai công việc từ khi qua Mỹ tới giờ. Công việc hiện tại bây giờ như thế nào?
Câu hỏi về công việc cũng được ưu tiên lựa chọn
  1. Chồng/ vợ bạn tốt nghiệp PTTH khi nào? Ở đâu? Có học trường Đại học/Trường dạy nghề nào không? Tên trường, học ngành gì, từ thời gian nào? Sau khi ra trường làm gì?
  2. Sở Thích: Thời gian rảnh Chồng/ vợ bạn thích làm gì?
  • Có thích xem phim hay không, thể loại phim gì thích nhất, bộ phim nào thích nhất, diễn viên nào thích nhất?
  • Chồng/ vợ bạn có thích xem ca nhạc hay không, thể loại nhạc nào thích nhất, bài hát nào thích nhất, ca sĩ nào thích nhất?
  • Chồng/ vợ bạn có chơi thể thao không, môn thể thao nào thích, chơi ở đâu, thường chơi thời gian nào?
  • Có thích xem bóng đá không, đội bóng nào thích nhất, cầu thủ nào thích nhất?
  • Chồng/ vợ bạn có thích nấu ăn không? Món ăn Chồng/ vợ bạn thích là những món gì?
  • Chồng/ vợ bạn thích mặc đồ hiệu gì? Màu gì? Size loại nào?
  1. Vợ/ chồng bạn có bạn thân không? Liệt kê tên tuổi nghề nghiệp nơi ở, tình trạng hôn nhân, quen biết như thế nào, bao lâu?
Bạn cũng nên biết thông tin về những người bạn của chồng/ vợ mình
Bạn cũng nên biết thông tin về những người bạn của chồng/ vợ mình
  1. Thành Phố nơi Chồng/ vợ sống ở Mỹ có đặc điểm nào đặc biệt không (bãi biển, công viên, hay khu vui chơi giải trí nào)? Thành phố đó có bao nhiều mùa? Bây giờ là mùa gì? Khí hậu ở đó như thế nào? Ở đó có khu du lịch nào không?
  2. Anh/ chị có dự định sẽ làm gì khi sang đến Mỹ?
  3. Anh/ chị có người thân ở Mỹ không? Tên tuổi, địa chỉ, đi Mỹ khi nào, đi theo diện gì?
  4. Có ai đồng bảo trợ cho hồ sơ Anh/ chị không? Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, quan hệ như thế nào với Anh/ chị?
  5. Chồng/ vợ bạn trước đây có từng bảo lãnh cho ai chưa? Tên người được bảo lãnh? Bảo lãnh theo diện gì? Năm nào?
  6. Anh/ chị có bao giờ được ai bảo lãnh chưa? Có bao giờ nộp đơn xin visa đi Mỹ lần nào chưa?
Những dự định tương lai của 2 bạn cũng là đề tài cho các câu hỏi
Những dự định tương lai của 2 bạn cũng là đề tài cho các câu hỏi
Đó là một số câu hỏi thường gặp khi bạn tham gia phỏng vấn tại Lãnh sự quán, để có thể giúp vợ/ chồng bạn được đi Mỹ theo diện bảo lãnh thì ngoài kiến thức, hiểu biết về nhau các bạn cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái, phong thái vui vẻ khi tham gia phỏng vấn.
Đặc biệt để tiết kiệm thời gian bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ, bạn có thể liên hệ ngay với Toàn cầu visa để có thêm những hướng dẫn cụ thể. Đến với Toàn cầu Visa chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt từ hồ sơ đến vòng phỏng vấn để bạn có thể đi Mỹ một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm:

Sunday, May 28, 2017

Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Có Chữa Khỏi Được Không?

Sau một đêm ngủ ngon và thức dậy vào buổi sáng, nhiều người bàn hoàng khi phát hiện mình bị liệt một bên mặt, không thể cử động bình thường và gần như mất cảm giác. Đây là chứng liệt dây thần kinh số 7.
Liệt dây thần kinh số 7
“Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng cách nào, ở đâu và có khỏi được không?” là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Mời bạn cùng chúng tôi tìm câu trả lời của vấn đề trên trong bài viết này.
Liệt dây thần kinh số 7 – biểu hiện và triệu chứng
Biểu hiện: Liệt dây thần kinh số 7 với các biểu hiện thường gặp là mất, giảm vận động ở một bên cơ mặt, kèm theo rối loạn cảm giác, phản xạ, vận mạch, không kiểm soát được tuyến lệ, tuyến nước bọt.
Triệu chứng: Liệt dây thần kinh số 7 khiến người bệnh khó cười nói, không giữ nước được trong miệng. Nhìn vào thấy mặt bị mất cân đối, bên liệt không cảm súc trong như mặt nạ, không còn các nếp nhăn rãnh mũi, má, miệng và nhân trung bị kéo về bên lành. Sự mất cân đối thể hiện rõ khi người bệnh thể hiện cảm xúc như cười, nhe răng,...
Một bên mặt trong như mặt nạ
Đặc biệt, mắt bên bị liệt không thể nhắm kín hoàn toàn, nhãn cầu cũng bị đẩy lên trên để lộ ra một phần tròng trắng. Ngoài ra, vẫn còn một số triệu chứng ít gặp như: tê bên mặt bị liệt, mất vị giác 2/3 lưỡi, khô mắt hoặc nước mắt bị chảy giàn dụa,
Liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi được không?
Khả năng phục hồi sau khi chữa liệt dây thần kinh số 7 còn tùy thuộc vào nhiều yếu tốt như nguyên nhân, vị trí, mức độ, thời gian bị tổn thương,…
Theo thống kê có khoảng 70 – 80% trường hợp khỏi bệnh sau 1 – 3 tháng nếu được chăm sóc và áp dụng chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp tiến triển xấu do người bệnh không quan tâm hoặc bị chuẩn đoán và điều trị sai dẫn đến các di chứng, biến chứng nguy hiểm như: Gây viêm loét giác mạc mắt, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt,…
Người trẻ phục hồi nhanh hơn khi điều trị đúng cách. Đối với người cao tuổi, khả năng phục hồi chậm và thường không khỏi hoàn toàn, khoảng 80% - 90% trường hợp bị méo miệng khi cười.
Cách chữa liệt dây thần kinh số 7
Đối với trường hợp liệt dây thần kinh ngoại biên dạng nhẹ, các phương pháp được áp dụng trong điều trị bao gồm: dùng thuốc, châm cứu và vật lý trị liệu,…
Chữa liệt dây thần kinh số 7 phải kết hợp dùng thuốc, châm cứu và vật lý trị liệu
Đối với trường hợp nặng tổn thương thực thể do tai nạn như dập nát, đứt,… có khả năng phục hồi kém, phải có sự can thiệp của điều trị ngoại khoa để gỡ dính, nối lại hoặc ghép.
Nhiều bệnh nhân thắc mắc chữa liệt dây thần kinh số 7 ở đâu? Quý bệnh nhân có thể đến Phòng Khám Hữu Nhân để được hỗ trợ tư vấn chữa bệnh và hướng dẫn tập vật lý trị liệu phục hồi.
Xem thêm các chủ đề:

Chữa Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Theo Phương Pháp Châm Cứu

Liệt dây thần kinh số 7 là một căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. 
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa liệt dây thần kinh số 7 một cách hiệu quả và châm cứu cũng là một trong những phương án được nhiều người lựa chọn. 
Hãy cùng Phòng khám Hữu Nhân tìm hiểu về phương pháp chữa liệt dây thần kinh số 7 sau đây:
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì vậy mà nếu chữa trị càng sớm thì khả năng phục hồi càng nhanh còn nếu bạn ỷ y mà không chịu điều trị hoặc điều trị không kịp thời thì sẽ để lại những di chứng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.
Hiện nay, phương pháp châm cứu của Đông y với các kỹ thuật như: Nhĩ châm, Diện châm, Đầu châm, Thể châm, Tỵ châm, Thủ túc châm, Xích y châm, Thủy châm... cho hiệu quả rất tốt. Một số thầy thuốc có tay nghề chuyên môn cao thường áp dụng kỹ thuật châm xuyên huyệt giáp để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân.
Châm thêm các huyệt Thính cung, Nghinh hương, Ế phong (bên bị bệnh) và huyệt Nhân trung. Ngoài ra, châm thêm huyệt Hợp cốc bên lành. Nếu mới mắc bệnh, thường châm kết hợp cứu ấm hoặc ôn châm.
Với những bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc khả năng chịu đau kém, các bác sĩ có thể dùng phương pháp khác để chữa trị, chẳng hạn như: châm cứu ấm bằng ống điếu ngải, bấm huyệt bằng tay...
Thời gian châm cứu chữa trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tùy sức khỏe, tuổi tác, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, có thể điều trị trong khoảng 1 tuần. Thời gian châm cứu kéo dài khoảng 4-8 tuần với bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng hơn hoặc có kèm theo các bệnh lý khác, chẳng hạn như: đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp…
Thông thường, khả năng phục hồi là 100% với những bệnh nhân có sức khỏe ổn định, tình trạng bệnh không quá nặng và được chữa trị sớm. Những bệnh nhân không kèm theo bất kỳ bệnh lý nào khác sẽ nhanh chóng phục hồi hơn so với người cao tuổi, người có thêm các bệnh lý khác. Với những bệnh nhân lớn tuổi, nếu chữa trị chậm trễ, bỏ ngang khi đang điều trị thì cơ hội phục hồi sẽ không cao.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý những điều sau để có thể tránh tái phát bệnh và phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.
+ Tránh làm việc quá sức ở dưới máy quạt, máy lạnh nhiệt độ quá thấp, không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc bị mắc mơ.
+ Cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn các món quá lạnh như kem, nước đá.
+ Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách quá đột ngột.
Tránh không gian lạnh để phòng bệnh liệt dây thần kinh số 7
Đó là một số lưu ý khi bạn quyết định chọn phương pháp châm cứu để chữa liệt dây thần kinh số 7, còn nếu bạn không biết chữa liệt dây thần kinh số 7 ở đâu thì hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Hữu Nhân để có thể có được lộ trình tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh của mình giúp hỗ trợ hồi phục bệnh một cách nhanh chóng.
Xem thêm các chủ đề:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes