BREAKING NEWS

Friday, April 28, 2017

Quá Trình Phục Hồi Sau Tai Biến Mạch Mãu Não

Bệnh tai biến mạch mãu não là căn bệnh thường xảy ra hiện nay, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, người bị cao huyết áp, đái tháo đường,...  Khả năng hồi phục của bệnh nhân tai biến tùy theo mức độ nặng nhẹ của những tổn thương do não gặp phải. Dưới đây là quá trình phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não:
phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

1. Phục hồi tại bệnh viện và trung tâm phục hồi chức năng
- Tuần đầu tiên: Tại bệnh viện sau phẫu thuật, các bác sĩ đánh giá khả năng nuốt của bệnh nhân, hướng dẫn các động tác cơ bản để người bệnh tự thực hiện hay có sự trơ giúp của người thân.
- Trong thời gian 1 tháng: Dưới sự hướng dẫn bệnh nhân sẽ tập cho sử dụng một tay để tự thực hiện sinh hoạt cá nhân như mặc quần áo, tắm rửa, ăn uống và đi vệ sinh.
- Từ 1 tháng đến 3 tháng: Bài tập được thực hiện là sử dụng chân tay, đứng giữ thăng bằng, bước đi, tự di chuyển từ giường đến xe lăn và ngược lại. Tai trung tâm, có các thiết bị hỗ trợ giúp người bệnh tập được hiệu quả.

2. Phục hồi chức năng sau tai biến tại nhà
Sau 3 - 6 tháng: Trở về nhà sau khi đã có thời gian phục hồi khá tốt bệnh nhân vẫn duy trì các bài tập đơn giản như đi bộ mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì vận động.
phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Duy trì các bài tập đơn giản như đi bộ mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì vận động
Lưu ý để phục hồi chức năng sau tai biến tốt và ngăn ngừa tái phát
- Những bệnh nhân mắc các bệnh như bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường tái khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống cần tránh các loại thức ăn mặn, nhiều cholesterol, chế biến sẵn, thức ăn lên men. Giai đoạn đầu sau khi vừa phẫu thuật xong, nên cho người bệnh sử dụng các loại thực phẩm dạng lỏng, không dùng quá nhiều nước, thực phẩm làm nhỏ để tốt cho vấn đề nuốt và tiêu hóa, hấp thụ.
- Không để tăng cân quá nhanh, hay béo phì.
- Hút thuốc chủ động hay thụ động đều làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe.
- Giữ tinh thần thoải mái cho người bệnh khá quan trọng để tiếp nhận tốt và thực hiện các biện pháp phục hồi.
- Bổ sung hoạt chất Huperzine A để hỗ trợ phục hồi toàn diện sau tai biến.

Qúa trình phục hồi giúp người bệnh có được:
-  Kỹ năng tự chăm sóc bản thân như tự ăn uống, chải tóc, tắm rửa, vệ sinh và thay đồ.
-  Kỹ năng tự đi lại, vận động các chi trên cơ thể, tập đi bằng xe lăn.
-  Kỹ năng giao tiếp trong lời nói và ngôn ngữ.
-  Kỹ năng nhận thức như trí nhớ hoặc giải quyết vấn đề.
-  Kỹ năng xã hội để tương tác với người khác

Xem thêm các chủ đề:

Lưu Ý Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Liệt Nửa Người

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp hiện nay. Bệnh thường để lại những di chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chăm sóc bệnh nhân đúng cách giúp bệnh nhân nhanh chonfsh hồi phục hơn. Dưới đâylà một số lưu ý chăm sóc bệnh nhân liệt nữa người bận cần biết:

1.Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân liệt nữa người là rất quan trọng. . Nếu người nhà không chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân có thể mắc các chứng bệnh như béo phì, tiểu đường nếu chế độ ăn có quá nhiều dinh dưỡng  hoặc suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch nếu chế độ ăn bổ sung không đủ dinh dưỡng.
Thức ăn cho người bệnh ngoài việc đầy đủ chất dinh dưỡng còn phải đảm bảo rằng thực phẩm mềm và dễ tiêu. Bạn có thể nấu cháo mềm và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, kết hợp uống sữa mỗi ngày. 
Với những bệnh nhân tự ăn được thì nên chọn những thức ăn hợp khẩu vị với người bệnh. Chú ý cho người bệnh ăn từ từ, tránh ép bệnh nhân vì có thể gây nghẹn, sặc rất nguy hiểm. Những bệnh nhân có thêm bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu thì phải ăn theo chế độ quy định.
phuc hoi chuc nang sau tai bien
Thức ăn cho người bệnh nên đầy đủ chất dinh dưỡn, mềm, dễ tiêu hóa và hợp khẩu vị
Với những bệnh nhân không tự ăn được mà phải đặt sonde dạ dày, người chăm sóc phải biết cách cho ăn qua ống sonde. Nuôi dưỡng bảo đảm 1.800-2.000 Kcal/ngày tương đương với 3 - 4 bữa/ngày, mỗi bữa bơm 500ml. Khẩu phần mỗi bữa ăn thường có khoai tây, cháo đặc, thịt nạc, giá, rau ngót hoặc rau cải cắt xay nhỏ nấu thành súp cho bệnh nhân ăn, có thể cho thêm 1 - 2 thìa dầu thực vật vào súp. Sau một thời gian có thể cho bệnh nhân tập ăn qua đường miệng và rút dần ống sonde.
2. Vệ sinh cá nhân
Việc vệ sinh của người bị liệt hoàn toàn bị phụ thuộc vào người chăm sóc. Vì vậy, người nhà cần chú ý tắm rửa, đánh răng hàng ngày, gội đầu tuần 1- 2 lần cho bệnh nhân hoặc chăm sóc dựa theo thói quen hàng ngày của người bệnh.
phuc hoi chuc nang sau tai bien
Người nhà cần chú ý tắm rửa, đánh răng hàng ngày, gội đầu tuần 1- 2 lần cho bệnh nhân
Bệnh nhân liệt nửa người bị ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tròn nên không tự chủ được việc đại tiểu tiện của mình. Vì vậy họ thường bị viêm đường tiết niệu. Cách xử lý tốt nhất là với bệnh nhân nữ nên đóng bỉm, lót giấy thấm, bệnh nhân nam nên dùng ống tiểu. Vệ sinh cẩn thận và lau khô cho bệnh nhân sau khi đại tiểu tiện giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, chống lại viêm nhiễm đường tiết niệu.

3. Đề phòng loét da do nằm lâu
Bệnh nhân tai biến mạch máu não bị liệt nửa người, thường phải nằm lâu một chỗ, không đi lại được, thì biến chứng rất thường gặp là loét. Thường gặp loét ở những chỗ bị tỳ đè nhiều như vùng cùng cụt, hai gót chân, hai bả vai, lưng, mông. Để chống loét cho bệnh nhân, cần cho bệnh nhân nằm trên đệm hơi hoặc đệm nước; lăn trở thay đổi điểm tỳ cho bệnh nhân: cứ 2 giờ trở mình cho bệnh nhân 1 lần (từ nằm ngửa sang nằm nghiêng phải hoặc trái). Hằng ngày xoa bóp nhẹ nhàng những vùng bị tỳ đè nhiều, tuy nhiên không nên xoa bóp mạnh gây trợt da. Vận động thụ động bên liệt để tránh co cứng cơ và giúp lưu thông tuần hoàn.
Giữ gìn vệ sinh các vùng da bị tỳ đè nhiều: Hằng ngày 1-2 lần lau bằng khăn mềm, ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch, nhất là sau khi đi đại, tiểu tiện. Khi lau tránh làm xây xát da, không nên bôi mỡ hay rắc bột kháng sinh vì gây hạn chế hô hấp của da và gây ẩm càng dễ loét. Hằng ngày phải kiểm tra phát hiện sớm các dấu hiệu chớm loét như ngứa, đau, thay đổi màu da như đỏ, tím để kịp thời điều trị. Khi phát hiện ra các dấu hiệu chớm loét thì phải kê gối, đệm mềm tại các nơi đó để tránh bị tỳ đè thêm tránh loét.

4. Đề phòng các biến chứng về hô hấp 
Ngoài biến chứng loét thì ở những bệnh nhân sau tai biến mạch máu não bị liệt thường có những bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi. Nên cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc được đờm dãi.
phuc hoi chuc nang sau tai bien
Nên cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc được đờm dãi

5. Thường xuyên xoa bóp, vận động nhẹ nhàng
- Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân, lưng, trán.
- Tập co duỗi các ngón tay, ngón chân.
- Tập co duỗi khớp tay, khớp chân.
- Chú ý thỉnh thoảng cho bệnh nhân xoay cổ, tập ngồi dậy rồi dần dần tập đứng, tập đi…
phuc hoi chuc nang sau tai bien
 Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân, lưng, trán

6. Chăm sóc hàng ngày
Do người bệnh phải ăn, nằm và sinh hoạt trên giường 24/24 nên ga gối thường bẩn hơn bình thường, điều này sẽ làm họ khó chịu nếu không được thay. Do vậy cần phải thường xuyên thay ga giường cho người bệnh.
Phòng riêng của bệnh nhân nên là nơi khô ráo, thoáng khí, trong tầm mắt người nhà để dễ dàng theo dõi và chăm sóc.
Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, đối với bệnh nhân nam phải cạo râu, nữ cần được vệ sinh, rửa mặt hàng ngày. Khi vệ sinh cho bệnh nhân người nhà nên nói chuyện, động viên tinh thần, khích lệ người bệnh cố gắng trong điều trị bệnh.

Trên đây là một số lưu ý để bạn chăm sóc bênh nhân tai biến liệt nửa người đúng cách giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm các chủ đề:

Các Loại Sữa Được Khuyên Dùng Cho Người Bị Tai Biến

Đối với các bệnh nhân bị tai biến, bên cạnh việc tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não thì chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần giúp tăng khả năng hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất qua những món ăn thường ngày thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ sữa cũng được nhiều người quan tâm. Vậy sữa nào tốt cho người mắc bệnh tai biến mạch máu não? Dưới đây là một số loại sữa mà người bệnh nên uống để có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của mình.
Xem thêm về Các trung tâm phục hồi chức năng cho người bị tai biến
Sữa tách bơ hay còn gọi sữa ít béo: Bổ sung canxi, giảm thiểu cholesteron xấu. Lượng chất béo ít ỏi trong sữa sẽ giúp bạn hấp thụ canxi tốt hơn, giúp hạ huyết áp hiệu quả, hỗ trợ phòng ngừa tai biến.
Sữa tách bơ (sữa ít béo)
Sữa tách bơ (sữa ít béo)
Sữa bò hữu cơ: Đàn bò được chăn nuôi bằng thức ăn hữu cơ không có hóa chất và thuốc, cho ra loại sữa có chứa thành phần kali hữu ích giúp chống lại bệnh huyết áp cao, một tác nhân quan trọng dễ gây tai biến. Đặc biệt, sữa bò hữu cơ còn chứa Omega-3 rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.
Sữa bò hữu cơ
Sữa bò hữu cơ
Sữa gạo: Sữa gạo chứa thành phần carbohydrate giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, cũng như giảm cao huyết áp. Thành phần của sữa gạo chỉ có ít protein nên rất tốt cho người bệnh tai biến mạch máu não.
Sữa gạo
Sữa gạo
Sữa đậu nành không đường: Loại sữa này tốt cho người tai biến do được làm hoàn toàn từ thực vật, không chứa cholesterol, rất ít chất béo bão hòa. Bạn nên sử dụng loại sữa đậu nành tự làm sẽ đảm bảo chất lượng.
Sữa đậu nành không đường
Sữa đậu nành không đường
Sữa chua tự nhiên: Canxi và kali có tác dụng chống cao huyết áp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, phù hợp với người thừa cân, béo phì mà bị tai biến mạch máu não. Sữa chua tự nhiên nên ăn vào các bữa sáng hoặc ăn tráng miệng sau bữa chính.
Sữa chua tự nhiên
Sữa chua tự nhiên
Ngoài việc uống sữa thì chế độ ăn uống, tập luyện cũng rất quan trọng. Bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm các chủ đề:

Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Chi Dưới Cho Người Bị Tai Biến

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm mà sau khi mắc phải, người bệnh có thể sẽ chịu những di chứng nặng nề về tinh thần, ngôn ngữ, tay chân, gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống hằng ngày của họ. Việc phục hồi chức năng sau tai biến là vô cùng quan trọng, bởi người bệnh có phục hồi sức khỏe thì mới có thể vui sống, sinh hoạt bình thường và không cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, người thân. 
Đối với các bệnh nhân gặp di chứng về thân dưới gây ảnh hưởng đến việc đi lại, thì việc phục hồi là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Để có thể điều trị tốt, ngoài việc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì việc tự luyện tập cũng là một cách giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Dưới đây là các bài tập vật lý trị liệu chi dưới cho bệnh nhân sau tai biến tại nhà. Tùy theo tình trạng của cơ thể mà người bệnh có thể lựa chọn bài tập phù hợp với mình. Nếu muốn an tâm hơn, người bệnh có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có thể lựa chọn cách luyện tập phù hợp với bản thân.
1. Dang/ áp khớp hông
Nằm ngửa, trượt chân ra phía bên và đưa về lại.
Dang/ áp khớp hông
Dang/ áp khớp hông
2. Bài tập trượt gót
Nằm ngửa, trượt chân yếu tịnh tiến tới mông cùng bên, gập gối của bạn và sau đó trượt xuống cho đến khi đầu gối thẳng.
Bài tập trượt gót
Bài tập trượt gót
3. Bài tập duỗi gối
Nằm ngửa, đặt một cái trục lăn dưới khớp gối (hoặc dùng  một chiếc khăn cuộn lại) rồi cố gắng đá thẳng chân lên và hạ từ từ xuống.
Bài tập duỗi gối
Bài tập duỗi gối

4. Bài tập cho gót chân và ngón chân
Ngồi trên ghế, nâng ngón chân lên và xuống (như hình minh họa), sau đó nâng gót lên và xuống.
Bài tập cho gót chân và ngón chân
Bài tập cho gót chân và ngón chân
5. Kiểm soát cơ tam đầu đùi (hamstring)
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, gập gối, cố gắng đưa gót chân yếu hướng về phía mông, giữ lại và từ từ hạ xuống trở lại vị trí cũ, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.
 Kiểm soát cơ tam đầu đùi
 Kiểm soát cơ tam đầu đùi 
6. Đứng dang hông
Chuyển trọng tâm thân người sang chịu sức 1 bên lành, dang chân yếu ra phía bên, giữ lại, và từ từ về vị trí cũ, làm ngược lại với chân yếu chịu sức.
Đứng dang hông
Đứng dang hông
Xem thêm các chủ đề:

Thursday, April 27, 2017

Ngôi nhà 2 tầng thiết kế theo phong cách "resort" nghỉ dưỡng đẹp như tranh vẽ


Một không gian trong lành, nhẹ nhàng, thư thái và tràn ngập màu sắc của cỏ cây hoa lá là tất cả những gì bạn có thể cảm nhận được khi lần đầu tiên bước chân vào ngôi nhà này.


Đó là một ngôi nhà 2 tầng đẹp ngất ngây với vườn cây xanh mát sau nhà. Toàn bộ không gian trong nhà được thiết kế mở, thông thoáng liền mạch để đón nắng, gió và ánh sáng tự nhiên.

Không giống nhiều ngôi nhà bình thường khác, chủ của ngôi nhà này sẵn sàng trừ cả một khoảng rộng phía sau nhà để làm vườn cây. Nơi đây không chỉ có vai trò như là khu vườn điều hoa không khí, mang nắng gió tự nhiên cho ngôi nhà mà nó còn là điểm nhấn trang trí tuyệt đẹp cho ngôi nhà.


Thiết kế này chính là điểm nhấn đắt giá trong toàn bộ căn nhà tạo cho người xem cảm giác xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giữa con người với thiên nhiên.


Khu vườn nhỏ còn giúp cuộc sống của những người trong gia đình dễ chịu và hài hòa hơn sau thời gian làm việc căng thẳng bên ngoài.


Bên ngoài khu vườn, ngoài hàng rào cây, hoa còn có những lối đi được lát gỗ giúp chủ nhà thoải mái đi đạo và hít thở không khí trong lành xung quanh.


Nhờ những tấm cửa kính rộng mở và cao sát trần phía cuối nhà mà chủ nhà có thể ngắm sân vườn từ bếp và phòng khách.


Ngôi nhà được thiết kế hai tầng, không gian tầng 1 được bố trí với phòng khách, bếp và khu vệ sinh. Phòng ngủ và khoảng không gian thư giãn được đưa lên tầng 2.


Khu vực bếp và phòng khách được bố trí trong cùng một không gian mở rộng thoáng có tầm nhìn tuyệt đẹp ra khu vườn.


Bộ bàn ăn được dành riêng một góc đẹp có view nhìn ra bên ngoài thoáng đãng.


Chiếc cầu thang dẫn lên tầng 2 được bố trí rất ấn tượng với tông màu trắng. Lan can được làm bằng kính tạo vẻ thanh thoát cho căn nhà.


Không gian tầng 2 thoáng sáng với toàn bộ sàn nhà được ốp gỗ màu cánh dán. Nơi đây còn được tô điểm bằng những chậu cây xanh nhỏ.


Không gian nghỉ ngơi được thiết kế tuyệt đẹp tràn ngập ánh sáng mặt trời.


Từ phòng ngủ chủ nhà có thể nhìn thấy được khu vườn xanh mát dưới tầng 1.


Góc làm việc tuyệt đẹp và cũng là nơi thư giãn lý tưởng trên tầng 2.


Cũng giống tầng 1, trên tầng 2 mặt tiếp giáp với khu vườn cũng được mở rộng tầm nhìn tối đa nhờ những cửa kính trong suốt.


Khung cảnh tuyệt đẹp nhìn từ trên tầng 2.



Sơ đồ bố trí không gian các tầng trong ngôi nhà.
Tổng Hợp

Wednesday, April 26, 2017

Các Bài Tập Sau Tai Biến Mang Lại Hiệu Quả Không Ngờ

Tai biến là một căn bệnh nguy hiểm mà bất cứ người lớn tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Vì vậy nếu bạn biết được các bài tập vật lý trị liệu dưới đây thì sẽ góp phần phục hồi chức năng được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Việc chăm sóc bệnh nhân cần tỉ mỉ, kiên nhẫn của thầy thuốc, điều dưỡng cùng với sự hợp tác của bệnh nhân và thân nhân ngay từ những giờ đầu sau đột quỵ để có thể giúp phục hồi nhiều nhất và nhanh nhất, tập thụ động ngay từ khi bệnh nhân nằm trên giường bệnh để tránh cứng khớp, teo cơ sau đó mới tiến tới tập chủ động, có lực đối kháng của bệnh nhân để phục hồi sức cơ.
Tập vật lý trị liệu giúp bạn nhanh phục hồi chức năng hơn
Những bài bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến:
 Tập chi trên: Người chăm sóc dùng hai bàn tay bóp bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai bệnh nhân 5 – 10 lần, dùng gốc bàn tay ấn và day tròn lên bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai bệnh nhân 5 – 10 lần, dùng đầu ngón tay vuốt theo các khe xương bàn tay, dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê các khớp ngón tay bị liệt. vận động co duỗi khớp khuỷu, dang khép, xoay các khớp cổ tay, khớp vai. Vận động thụ động khi cơ lực quá yếu hoặc bằng không, tiến dần lên vận động chủ động và vận động có kháng lực khi cơ lực phục hồi khá hơn, từ nhẹ đến mạnh, từ ngón tay đến vai. Chú ý khi tập kháng lực chứng 3-5 lần thì dừng lại hướng dẫn bệnh nhân thở sâu 2-3 hơi để tăng cường hấp thụ oxy, giúp bệnh nhân tránh mỏi, mệt và có thể tiếp tục tập các động tác khác, suốt buổi tập có thể kéo dài đến 60 phút.
Tập vùng cổ, khớp cổ: Hướng dẫn bệnh nhân tập nhấc đầu lên hông giường với tư thế nằm ngửa. vận động khớp cổ (quay mặt sang phải, sang trái), từ tập tụ động tiến lên tập chủ động, kết hợp với thở sâu.
Bài tập vật lý trị liệu sau tai biến giúp tăng khả năng phục hồi
Tập chi dưới: Bóp vuốt bàn chân (theo các khe xương bàn chân), về các ngón chân, day,ấn cơ căng chân, đùi. Vận động gấp duỗi khớp gối, dang khép, quay khớp cổ chân, khớp hang. Vận động thụ động khi cơ lực còn nhỏ, tiến dần lên vận động chủ động và vận động có kháng lực.
Tập vùng bụng: Hưỡng dẫn bệnh nhân giơ chân lên cao khoảng 20cm luân phiên để tập cơ bụng. hoặc thầy thuốc giữ hai bàn chân bệnh nhân sát gường, rồi yêu cầu bệnh nhân cố gắng ngồi dậy để tập cơ bụng.
Tập ở tư thế ngồi: Ngồi chú ý giữ lưng thẳng, tập nâng hai vai. Tập các động tác dưỡng sinh, dùng tay lánh tập tay liệt như xem xa, xem gần. để tay sau gáy, co tay rút ra phía sau…
Tập ở tư thế đứng: Tập đứng chú ý giữ người thẳng, lưng thẳng. tập nhún (rùn gối xuống rồi đứng lên 5-10 lần kết hợp với thở sâu). Tập xuống tấn (hạ than xuống gối hơi co, giữ tư thế xuống tấn 10 đến 30 giây, kết hợp với thở sâu).
Tập co đùi lên luân phiên mỗi bên. Tập các động tác dưỡng sinh (dang chân ra xa nghiêng mình, cầm tạ, cầm gậy).
Tập đi: Tập bước có vịn bàn (hoặc thanh đôi), tập bước có chống gấy, tập đi không gậy, tập ngồi xổm đứng lên để gỡ khớp gối bị cứng. nhớ dặn bệnh nhân luôn luôn để ý giữ người thẳng khi tập. mỗi bước tập khoảng 45-60 phút. Mỗi động tác tập chủ động chứng 3-5 lần, xen kẽ với thở sâu chủ động 3 thời, trong đó thời giữ hơi ngắn 1-3 phút tùy sức.
Ngoài ra bệnh nhân cũng cần một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể hỗ trợ bệnh tình một cách tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm các chủ đề:

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes