BREAKING NEWS

Wednesday, April 26, 2017

Các Bài Tập Sau Tai Biến Mang Lại Hiệu Quả Không Ngờ

Tai biến là một căn bệnh nguy hiểm mà bất cứ người lớn tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Vì vậy nếu bạn biết được các bài tập vật lý trị liệu dưới đây thì sẽ góp phần phục hồi chức năng được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Việc chăm sóc bệnh nhân cần tỉ mỉ, kiên nhẫn của thầy thuốc, điều dưỡng cùng với sự hợp tác của bệnh nhân và thân nhân ngay từ những giờ đầu sau đột quỵ để có thể giúp phục hồi nhiều nhất và nhanh nhất, tập thụ động ngay từ khi bệnh nhân nằm trên giường bệnh để tránh cứng khớp, teo cơ sau đó mới tiến tới tập chủ động, có lực đối kháng của bệnh nhân để phục hồi sức cơ.
Tập vật lý trị liệu giúp bạn nhanh phục hồi chức năng hơn
Những bài bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến:
 Tập chi trên: Người chăm sóc dùng hai bàn tay bóp bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai bệnh nhân 5 – 10 lần, dùng gốc bàn tay ấn và day tròn lên bàn tay, cẳng tay, cánh tay, vai bệnh nhân 5 – 10 lần, dùng đầu ngón tay vuốt theo các khe xương bàn tay, dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê các khớp ngón tay bị liệt. vận động co duỗi khớp khuỷu, dang khép, xoay các khớp cổ tay, khớp vai. Vận động thụ động khi cơ lực quá yếu hoặc bằng không, tiến dần lên vận động chủ động và vận động có kháng lực khi cơ lực phục hồi khá hơn, từ nhẹ đến mạnh, từ ngón tay đến vai. Chú ý khi tập kháng lực chứng 3-5 lần thì dừng lại hướng dẫn bệnh nhân thở sâu 2-3 hơi để tăng cường hấp thụ oxy, giúp bệnh nhân tránh mỏi, mệt và có thể tiếp tục tập các động tác khác, suốt buổi tập có thể kéo dài đến 60 phút.
Tập vùng cổ, khớp cổ: Hướng dẫn bệnh nhân tập nhấc đầu lên hông giường với tư thế nằm ngửa. vận động khớp cổ (quay mặt sang phải, sang trái), từ tập tụ động tiến lên tập chủ động, kết hợp với thở sâu.
Bài tập vật lý trị liệu sau tai biến giúp tăng khả năng phục hồi
Tập chi dưới: Bóp vuốt bàn chân (theo các khe xương bàn chân), về các ngón chân, day,ấn cơ căng chân, đùi. Vận động gấp duỗi khớp gối, dang khép, quay khớp cổ chân, khớp hang. Vận động thụ động khi cơ lực còn nhỏ, tiến dần lên vận động chủ động và vận động có kháng lực.
Tập vùng bụng: Hưỡng dẫn bệnh nhân giơ chân lên cao khoảng 20cm luân phiên để tập cơ bụng. hoặc thầy thuốc giữ hai bàn chân bệnh nhân sát gường, rồi yêu cầu bệnh nhân cố gắng ngồi dậy để tập cơ bụng.
Tập ở tư thế ngồi: Ngồi chú ý giữ lưng thẳng, tập nâng hai vai. Tập các động tác dưỡng sinh, dùng tay lánh tập tay liệt như xem xa, xem gần. để tay sau gáy, co tay rút ra phía sau…
Tập ở tư thế đứng: Tập đứng chú ý giữ người thẳng, lưng thẳng. tập nhún (rùn gối xuống rồi đứng lên 5-10 lần kết hợp với thở sâu). Tập xuống tấn (hạ than xuống gối hơi co, giữ tư thế xuống tấn 10 đến 30 giây, kết hợp với thở sâu).
Tập co đùi lên luân phiên mỗi bên. Tập các động tác dưỡng sinh (dang chân ra xa nghiêng mình, cầm tạ, cầm gậy).
Tập đi: Tập bước có vịn bàn (hoặc thanh đôi), tập bước có chống gấy, tập đi không gậy, tập ngồi xổm đứng lên để gỡ khớp gối bị cứng. nhớ dặn bệnh nhân luôn luôn để ý giữ người thẳng khi tập. mỗi bước tập khoảng 45-60 phút. Mỗi động tác tập chủ động chứng 3-5 lần, xen kẽ với thở sâu chủ động 3 thời, trong đó thời giữ hơi ngắn 1-3 phút tùy sức.
Ngoài ra bệnh nhân cũng cần một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể hỗ trợ bệnh tình một cách tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm các chủ đề:

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes