BREAKING NEWS

Wednesday, November 30, 2016

Việt Kiều bảo lãnh hôn thê

Hỏi:
Tôi có bạn trai là Việt Kiều Mỹ, (tôi 26 tuổi, anh 38 tuổi) chúng tôi quen nhau từ hồi tháng 3/2013 trên internet thông qua một forum. Bạn trai tôi đang chuẩn bị các thủ tục để bảo lãnh tôi theo diện bảo lãnh K1, nhưng do chưa có kinh nghiệm và cũng không có hiểu biết nhiều trong việc này nên đang gặp rất nhiều khó khăn và lo lắng. Vậy, luật sư cho tôi hỏi:

  • Điều kiện để bảo lãnh qua Mỹ theo diện hôn phu hôn thê (K1) là gi?
  • Các bước cần chuẩn bị cho hồ sơ như thế nào?
  • Chúng tôi cần làm những gì?

Việt kiều về Việt Nam cưới  và bảo lãnh đi Mỹ

Đáp:
Chúc mừng bạn đã gặp được người yêu lý tưởng để cùng bạn xây dựng hạnh phúc tương lai mới, chúng tôi xin giải đáp các băn khoăn của bạn trong quá trình chuẩn bị tiến hành hồ sơ như sau:
 
Theo luật di trú của chính phủ Mỹ, điều kiện để bảo lãnh diện hôn thê hôn phu là:  
  • Người bảo lãnh phải là công dân Mỹ (có passport hoặc bằng quốc tịch)
  • Người bảo lãnh và đương đơn phải đang trong tình trạng độc thân và có thể tiến đến hôn nhân
  • Người bảo lãnh phải nộp đơn xin miễn trừ (waiver) nếu đã từng bảo lãnh cho hai người hôn thê/phu trước đây hoặc trong 2 năm qua đã tiến hành đơn bảo lãnh theo diện hôn thê/phu, và nếu người bảo lãnh đã từng phạm tội hành hung thì USCIS có thể sẽ không ban cho quyền miễn trừ.
  • Người bảo lãnh và đương đơn phải gặp mặt nhau trong 2 năm qua.
  • Cung cấp lời khai và bằng chứng rằng đương đơn và người bảo lãnh sẽ kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đương đơn nhập cảnh Mỹ.
  • Nếu người bảo lãnh và đương đơn đã từng có hôn nhân trước đây, cung cấp bằng chứng xác thực mỗi hôn nhân đó đã chấm dứt hợp pháp.
CÁC BƯỚC ĐỂ CHUẨN BỊ CHO MỘT HỒ SƠ BẢO LÃNH:
    Người bảo lãnh cần làm:
  • Có nguồn thu nhập ổn định và trên định mức người nghèo của chính phủ liên bang (federal poverty guideline), và công thức tính như sau: 19,387 USD + [5,025 USD x (số người trong gia đình người bảo lãnh + số người trong hồ sơ bảo lãnh của đương đơn)]
  • Hoàn tất đơn: I-129F + G-325
  • Nộp các đơn và một tấm hình 5x5 nền trắng, có ghi tên phía sau + bản photocopy của [khai sinh và bản dịch tiếng Anh + các giấy ly hôn và bản dịch tiếng Anh + công hàm độc thân và bản dịch tiếng Anh + hộ chiếu + bằng chứng về mối quan hệ] + $340 (theo hướng dẫn của USCIS)
Người được bảo lãnh cần làm:
  • Chứng minh được mình đang trong tình trạng độc thân và có ý định tiến đến hôn nhân cùng người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào nước Mỹ.
  • Không có tiền án hoặc tiền sự, chứng minh qua giấy Lý Lịch Tư Pháp (số 2).
  • Hoàn tất đơn G-325A và gửi cùng bộ hồ sơ của người bảo lãnh.
  • Cung cấp khai sinh và bản dịch tiếng Anh, photocopy của passport.
  • Sức khỏe tốt, không có những bệnh truyền nhiễm.
Trong tiến trình bảo lãnh, bạn nên biết rõ những chi tiết cần làm để đáp ứng những yêu cầu của chính phủ Mỹ, vì nếu hồ sơ chỉ sai sót một lỗi nhỏ thì có thể sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung và điều này đồng nghĩa với sự trì hoãn cuộc phỏng vấn định cư Mỹ và kéo dài thời gian bạn được đi Mỹ đoàn tụ cùng người thân
Nếu có thắc mắc hoặc cần biết thêm thông tin về tư vấn định cư Mỹ vui lòng liên hệ với Toàn cầu visa để nắm rõ hơn nhé.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

7 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI HỒ SƠ BẢO LÃNH HÔN THÊ ĐI MỸ


1. Tôi có thể kết hôn với người yêu của tôi ở Việt Nam và tiếp tục tiến hành hồ sơ bảo lãnh người đó theo diện hôn thê được không? 

Không. Hồ sơ bảo lãnh hôn thê chỉ dành cho những người đang chuẩn bị kết hôn với nhau. 

Nếu bạn đã mở hồ sơ diện hôn thê nhưng sau đó tiến hành kết hôn thì bạn phải hủy hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê để mở lại hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng. Tuy nhiên, nếu bạn tổ chức đám cưới chỉ là đám cưới về mặt nghi lễ tôn giáo hay xã hội và không đăng ký với chính quyền địa phương thì bạn có thể tiếp tục hồ sơ của mình theo điện hôn thê.


2. Hôn thê của tôi được tôi bảo lãnh và đã đến Mỹ, nhưng tôi không chắc chắn là sẽ kết hôn với người đó. Tôi có thể xin gia hạn visa cho hôn thê (visa K-1) của tôi hay không? 

Không. Nếu bạn không kết hôn trong thời hạn 90 ngày của visa K-1, hôn thê của bạn phải rời khỏi nước Mỹ.

Những thắc mắc thường gặp của diện bảo lãnh hôn thê đi Mỹ


3. Một năm trước tôi bảo lãnh người hôn thê của tôi đến Mỹ và người đó đã trở thành thường trú nhân. Sau đó chúng tôi ly hôn. Gần đây, tôi quen một bạn gái khác ở Việt Nam và muốn bảo lãnh người đó sang Mỹ diện hôn thê có được không? 

Được. Tuy nhiên bạn phải làm đơn xin ân xá vì những lý do nhân đạo vì theo một điều luật về bảo lãnh hôn thê thì: “một người phải chờ hai năm sau kể từ khi nộp đơn bảo lãnh hôn thê lần đầu tiên để có thể nộp đơn bảo lãnh hôn thê lần thứ hai”

Tuy nhiên, hồ sơ bạn có sự khó khăn nữa là nếu bạn xin ân xá được, bạn phải thuyết phục viên chức lãnh sự trong buổi phỏng vấn rằng hôn nhân trong quá khứ của bạn không phải là hôn nhân giả, đồng thời phải chứng minh người hôn thê cũ của bạn đã rời khỏi nước Mỹ hoặc đã trở thành thường trú nhân Mỹ.


4. Hôn thê của tôi bị từ chối visa du lịch Mỹ. Điều này có ảnh hưởng đến hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê của tôi không?

Không. Việc bị từ chối visa du lịch không ảnh hưởng đến hồ sơ xin visa diện hôn thê. Nếu trong đơn xin visa du lịch và trong lần phỏng vấn đi Mỹ, hôn thê của bạn không khai man thì sẽ không ảnh hưởng gì đến hồ sơ xin visa K-1.

5. Hôn thê của tôi được cấp visa du lịch B1/B2. Như vậy hôn thê của tôi có được phép nhập cảnh vào nước Mỹ trong khi vẫn đang tiến hành hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê hay không? 
Được. Hôn thê của bạn sẽ được phép nhập cảnh nước Mỹ, nhưng sẽ gặp khó khăn khi giải thích với nhân viên di trú tại cửa khẩu. Hôn thê (fiance) của bạn phải chứng minh không có ý định ở lại Mỹ một cách vĩnh viễn bằng visa du lịch được cấp.

6. Tôi gặp người yêu của tôi qua một forum, nhưng tôi không thể về Việt Nam để gặp gỡ cô ấy được. Có cách nào để tôi bảo lãnh cô ấy mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp không?

Để tiến hành bảo lãnh hôn thê đi Mỹ thì trong vòng 2 năm trước khi mở hồ sơ, bạn và người yêu của bạn phải gặp nhau ít nhất một lần. 

Trong Luật di trú Mỹ, có một điều luật cho phép bạn không cần gặp mặt trực tiếp người yêu với điều kiện là sự gặp mặt đó là trái với phong tục tập quán của quốc gia của người yêu bạn hay là rất khó khăn đối với hai người, thế nhưng đơn xin miễn gặp mặt rất ít khi được USCIS chấp nhận.


7. Thu nhập đóng thuế của tôi khá thấp, không đủ điều kiện bảo lãnh theo quy định của Luật di trú. Có thể nào tiến hành hồ sơ bảo lãnh hôn thê đi Mỹ nhưng bỏ qua phần tài chính được không?

Không thể bỏ qua phần tài chính trong hồ sơ bảo lãnh qua Mỹ cho hôn thê của bạn được.
Nếu thu nhập của bạn thấp thì bạn có thể nhờ người đồng bảo trợ.

(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Không nhiều thời gian, có nên bảo lãnh theo diện hôn thê

Hỏi:
Tôi quen bạn gái tôi năm 2009 qua một người quen giới thiệu. Cuối năm 2009 tôi về Việt Nam thăm và tìm hiểu nhau trong 2 tuần. Tết 2011, tôi về VN lần thứ hai và chúng tôi đã làm lễ đính hôn. Vậy tôi có nên mở hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ cho bạn gái tôi theo diện hôn thê không? Vì tôi không có nhiều thời gian để làm giấy xác nhận độc thân và làm đám cưới tại Việt Nam? Tôi nên làm gì để chuẩn bị tốt hơn?



Bảo lãnh người yêu đi Mỹ đoàn tụ


Đáp:
Căn cứ theo luật di trú của chính phủ Mỹ thì anh hoàn toàn có thể làm hồ sơ để bảo lãnh hôn thê của anh. Anh có thể tiến hành bảo lãnh bạn gái theo diện hôn thê vì diện bảo lãnh này không cần anh phải tốn thời gian hoàn tất các thủ tục kết hôn. Việc chuẩn bị cần phải bắt tay vào thực hiện ngay để gom góp thông tin và xây dựng khối bằng chứng vững chắc cho bộ hồ sơ của anh.


Để tiến hành hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê, anh và bạn gái cần phải chuẩn bị hồ sơ theo hệ thống thông tin sau:

  • Thu thập thông tin cá nhân của anh chị như: họ tên, ngày tháng năm sinh; địa chỉ của tất cả những nơi đã sống trên sáu tháng kể từ khi anh và chị 16 tuổi; tổng số thành viên trong gia đình và tuổi tác của họ; sở thích về ăn uống và hoạt động hàng ngày và cuối tuần và những thói quen thường làm của nhau;
  • Những mối quan hệ vợ chồng trước đây và các cột mốc thời gian như đã cưới ai và đã ly hôn khi nào với lý do gì, [những] người vợ và chồng trước bây giờ ở đâu, sống với ai, có bằng chứng cho thấy người bảo lãnh và người vợ/chồng trước có còn sống chung với đương đơn và người bảo lãnh không;
  • Gom góp kiến thức về tình hình tài chính của nhau: thu nhập, tài sản,….
Qua kinh nghiệm xử lý hồ sơ diện này, để chuẩn bị tốt hơn cho bộ hồ sơ thì hai bạn cần làm rõ các mốc thời gian quen nhau, yêu nhau, có những cột mốc đáng nhớ nào, liên quan đến ai, ở đâu,...đi kèm với đó là những bằng chứng cụ thể như hình ảnh, bưu thiếp, quà tặng,...Sau đó tổng hợp và đi đến sự nhất quán trong mọi vấn đề. Như vậy thì hai bạn sẽ đủ tự tin để vượt qua các giai đoạn của tiến trình làm hồ sơ và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn đi Mỹ sắp tới.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

4 NGUYÊN NHÂN LÀM RỚT HỒ SƠ BẢO LÃNH DIỆN VỢ/CHỒNG, HÔN THÊ/HÔN PHU

Vì sao viên chức LSQ từ chối cấp visa định cư Mỹ cho đương đơn trong hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu (visa K-1)? Đây là câu hỏi mà các đương đơn thường đặt ra một cách hối tiếc khi trải qua buổi phỏng vấn không thành công tại Lãnh sự quán Mỹ. Vậy, nguyên nhân nằm ở đâu?


1. Mối quan hệ không rõ ràng
  • Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân không rõ ràng.Thông thường, lần gặp nhau đầu tiên của người bảo lãnh và đương đơn rất được chú ý và viên chức LSQ rất hay đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề này để kiểm tra sự thật của mối quan hệ.
  • Theo kinh nghiệm tiến hành hồ sơ bảo lãnh của Toàn Cầu Visa, lỗi thường gặp ở đương đơn là không nhớ rõ thời điểm gặp nhau, không gian gặp nhau, nguyên nhân gặp nhau,...từ đây nảy sinh những nghi ngờ của viên chức LSQ về tính chân thật của mối quan hệ.
          Những điểm yếu khác về mối quan hệ:
  • Chưa tiến hành ly hôn với vợ/chồng cũ nhưng đã bắt đầu mối quan hệ tình cảm mới hoặc cầu hôn với người mới và tổ chức đám cưới. Hoặc có những trường hợp, ngưởi bảo lãnh và người được bảo lãnh chưa cầu hôn nhau nhưng đã tổ chức đám cưới.
  • Một điểm yếu nữa rất quan trọng cần phải lưu ý là: thời gian quen nhau của mối quan hệ rất ngắn nhưng lại tổ chức lễ đính hôn hoặc đám cưới. Để tốt hơn cho hồ sơ bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải gặp gỡ nhau ít nhất một lần và duy trì liên tục mối quan hệ.
  • Sự cách biệt quá lớn về tuổi tác (hơn 20 tuổi) hoặc người bảo lãnh là phụ nữ và lớn tuổi hơn.
  • Người bảo lãnh đã từng bảo lãnh người khác nhưng không thành công.
           Chọn đường thành công cho hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ của bạn

2. Không nắm thông tin 
  • Người được bảo lãnh theo diện hôn thê/ hôn phu hoặc vợ/chồng không nắm bắt được những thông tin cá nhân, thông tin các mối quan hệ, cũng như đời sống hiện tại của người bảo lãnh. Bên cạnh đó, nếu như người bảo lãnh đã từng có hôn nhân trước và có con riêng thì đương đơn cũng cần phải nắm đầy đủ thông tin cá nhân và đời sống của vợ trước và các con riêng của người bảo lãnh mình ở Mỹ.
  • Nếu nắm kỹ càng các chi tiết về mối quan hệ của người bảo lãnh thì đương đơn sẽ rất tự tin trong buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ, đồng thời câu trả lời với viên chức phỏng vấn cũng sẽ chính xác và nhất quán, tạo được nhiều niềm tin cho viên chức LSQ tin rằng mối quan hệ của đương và người bảo lãnh là thật.

3. Không nhất quán trong lời khai
  • Người được bảo lãnh không nắm bắt những thông tin trong mẫu I-130, hoặc I-129F, tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I-864 hoặc I-134,…
  • Đối với người được bảo lãnh, thường sẽ không để ý đến những gì đã cung cấp trong đơn từ trước đó để làm hồ sơ, cho đến khi buổi phỏng vấn diễn ra, việc trả lời sai lệch với những thông tin đã cung cấp làm cho tính nhất quán của hồ sơ giảm, dẫn đến trạng thái nghi ngờ các thông tin đã khai đối với các viên chức LSQ.
  • Ngoài ra, bản tường trình mối quan hệ của hai vợ hoặc chồng hay hôn thê/hôn phu, người được bảo lãnh không nắm vững. Trong buổi phỏng vấn vấn định cư Mỹ, đương đơn cung cấp những thông tin không trùng khớp với thông tin đã cung cấp trước đó.

4. Những điều “không biết” làm cho hồ sơ bảo lãnh yếu
  • Không biết các thông tin về gia đình của vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu của mình như tên cha, mẹ, anh chị em, nơi sinh sống,…
  • Không biết thông tin về công việc cũng như tài chính của nhau như: làm việc ở đâu, thu nhập thế nào, tên công ty, giờ giấc làm việc, nhà cửa sở hữu,…
  • Không biết chi tiết về nơi sinh sống của chồng/vợ như: ở thành phố nào, bang nào, đặc trưng ở nơi đó, thời tiết,…
  • Không biết thông tin vài người bạn thân của người bảo lãnh, ví dụ như: họ tên, tuổi, công việc,...
  • Không biết thói quen, sở thích của nhau.
  • Không biết thông tin về các cuộc hôn nhân trước cũng như các con riêng của nhau.
  • Không biết nói tiếng Anh: Người được bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi người bảo lãnh là người gốc Mỹ và không thể nói tiếng Việt.

Với những chia sẻ từ kinh nghiệm nhiều năm tiến hành hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng, hôn thê/hôn phu. Toàn Cầu Visa hy vọng các bạn có đủ kiến thức và sự tự tin để tiến hành hồ sơ bảo lãnh nhằm nhanh chóng đoàn tụ với người thân tại Mỹ. Hãy liên hệ với Toàn Cầu Visa để được tư vấn định cư Mỹ nhé!
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

RỚT VISA DU HỌC ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN VISA K-1

Hỏi:
Chào Toàn Cầu Visa, các anh chị có thể tư vấn giúp em một việc được không? Năm 2009, em có làm hồ sơ du học Mỹ nhưng bị rớt phỏng vấn visa. Nay, em có quen và yêu một người Mỹ, người này muốn bảo lãnh em đi Mỹ diện hôn thê. Như vậy, cho em hỏi em có cơ hội đi Mỹ theo diện bảo lãnh hôn thê có cao không? Trình tự thủ tục bảo lãnh hôn thê đi Mỹ như thế nào?

Bảo lãnh hôn thê đi Mỹ sau khi đã rớt visa du học
Bảo lãnh định cư Mỹ sau khi đã rớt visa du học

Đáp:

Chào bạn, vấn đề của bạn cần chú ý hai điểm sau:

1. Việc bạn bị từ chối cấp visa đi du học không ảnh hưởng đến việc bạn làm hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê.

Visa bảo lãnh diện hôn thê (visa K-1) sẽ được cấp khi bạn chứng minh được tình yêu của bạn là thật, mối quan hệ của bạn là thật.

2. Hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu hôn thê của bạn cần lưu ý:

a. Chuẩn bị: bắt đầu từ khi hai bạn mới quen nhau. Bạn cần có thông tin, kiến thức và bằng chứng xác nhận mối quan hệ của hai bạn đã diễn ra từ rất lâu và hai người quen nhau không vì mục đích định cư. Những thông tin, kiến thức và bằng chứng về mối quan hệ của bạn cần được duy trì đều đặn và thuyết phục.

b. Tiến trình hồ sơ của bạn là:

Bạn sẽ nộp bộ đơn bảo lãnh sang Mỹ cho USCIS gồm:
  • Các đơn bảo lãnh (I-129F, G-325,…)
  • Bằng chứng mối quan hệ,
  • Bằng chứng chấm dứt của những hôn nhân trước (nếu có),
Sau khi USCIS nhận được, kiểm tra và chấp thuận hồ sơ bảo lãnh của bạn: USCIS sẽ chuyển hồ sơ bạn đến NVC để xét hồ sơ xem người bảo lãnh có đủ tài chính, người được bảo lãnh có từng phạm pháp,…

Nếu hồ sơ của bạn không có vấn đề gì thì một thời gian ngắn sau NVC sẽ chuyển hồ sơ bạn về LSQ tại Việt Nam. Sau khi hoàn tất các đơn từ theo yêu cầu của Lãnh Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, bạn sẽ có ngày phỏng vấn và hướng dẫn cho bạn các chi tiết về những điều bạn cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như: khám sức khỏe, chích ngừa,…

c. Tuy nhiên, trên thực tế thì có quá nhiều hồ sơ giả từ Việt Nam (trong 5 năm vừa qua có trên 80% hồ sơ dạng này là giả) nên LSQ sẽ tìm những điểm yếu của hồ sơ để từ chối hoặc yêu cầu bổ sung. Do vậy, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt những thông tin về cá nhân mình, kiến thức về đời sống của người bảo lãnh cũng như đương đơn, bằng chứng về mối quan hệ, cách sắp xếp hồ sơ, và tâm lý đối đầu với viên chức lãnh sự khi đương đơn (và người bảo lãnh) đi phỏng vấn.

d. Bạn có thể trả lời những câu hỏi dưới đây mà Toàn Cầu Visa gợi ý để đánh giá xem hồ sơ của bạn như thế nào:

- Bạn có thể chứng minh mối quan hệ giữa bạn và người bảo lãnh thực sự là thật?
- Bạn có biết cách sắp xếp các bằng chứng của mình sao cho hợp lý để trình bày hiệu quả trước viên chức Lãnh sự quán.
- Bạn có thực sự lường trước hết những câu hỏi mà viên chức LSQ có thể hỏi bạn khi phỏng vấn không?
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Kết hôn khi đang mở hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê

Hỏi:
Hôn phu của tôi có quốc tịch Mỹ. Chúng tôi quen nhau trên mạng xã hội. Anh ấy có về Việt Nam 2 lần để thăm tôi và gia đình. Đến 03/2013, anh ấy tiến hành mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện hôn thê cho tôi. Đến 06/2013, anh ấy về Việt Nam và chúng tôi có tổ chức đám cưới và có đăng ký kết hôn tại Sở Tư Pháp. Như vậy, hồ sơ bảo lãnh của chúng tôi sẽ như thế nào? Và bây giờ chúng tôi phải làm gì để tôi có thể đoàn tụ với chồng tại Mỹ?
Đáp:
Chúc mừng bạn đã có được một nữa của đời mình để cùng nhau chia sẽ và yêu thương trong cuộc sống. Để giải tỏa những boăn khoăn về hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
-  Nếu đương đơn (là bạn) và người bảo lãnh (chồng bạn) chính thức kết hôn sau khi mở hồ sơ bảo lãnh diện Hôn phu/ Hôn thê (K1), thì đương đơn sẽ không còn hội đủ điều kiện bảo lãnh theo diện visa K1 vì hồ sơ bảo lãnh diện K1 không thể được chuyển đổi thành diện vợ chồng CR1/ IR1. Do đó, hồ sơ bảo lãnh diện K1 sẽ được trả về Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS).
-  Nếu bạn muốn đoàn tụ với chồng tại Mỹ thì vợ chồng bạn cần phải mở lại hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Để xác suất được cấp visa định cư Mỹ theo diện vợ chồng cao nhất có thể, bạn cần chứng minh cho viên chức Lãnh sự thấy rằng mối quan hệ của bạn là tình yêu đích thực, không vụ lợi, không vì mục đích định cư. Như vậy, để bộ hồ sơ của bạn thật sự tốt, vợ chồng bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ và hệ thống hóa các bằng chứng, thông tin, kiến thức và các tài liệu liên quan của hai bạn theo cấu trúc sau:

  • Kiến thức của mối quan hệ giữa hai bạn: thông tin cá nhân, những mối quan hệ vợ chồng trước đây, thông tin các thành viên trong gia đình, sở thích của nhau, các thói quen của nhau, những kỷ niệm trong những chuyến đi chơi với nhau,…
  • Thông tin tài chính: vợ chồng bạn cần phải gom góp kiến thức về tình hình tài chính của nhau như: thu nhập, tài sản, những khoản chi tiêu hàng tháng, công việc của nhau, những khoản trợ cấp, và tất cả những yếu tố tài chính có liên quan khác,…
  • Xây dựng khối bằng chứng vững mạnh về mối quan hệ: Khối bằng chứng này cũng cần được duy trì liên tục để chứng minh mối quan hệ đã, đang xảy ra và sẽ tiếp tục sau khi đương đơn đã được định cư tại Hoa Kỳ. Hai bạn cần lưu ý các mốc thời gian của mối quan hệ.
Những điều nêu trên cần được chuẩn bị càng sớm càng tốt, vì những gì đương đơn và người bảo lãnh cung cấp phải nhất quán.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Phải làm gì khi hồ sơ bảo lãnh hôn thê bị từ chối

Trong quá trình xử lý hàng loạt hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn thê-hôn phu đi Mỹ, chúng tôi nhận thấy nhiều khách hàng suy nghĩ rằng tiến hành hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi hơn là bảo lãnh diện vợ chồng.

VẬY, SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO?

Mỗi một diện của hồ sơ bảo lãnh định cư mỹ đều có ưu điểm và khuyết điểm nhất định, bạn có thể tham khảo tại link sau đây để biết được cơ bản những điểm yếu và điểm mạnh của từng diện hồ sơ bảo lãnh.

Điều cốt lõi để tăng hoặc giảm xác suất được cấp visa không phải ở diện hồ sơ nào mà nằm ở cách bạn chứng minh mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh. Biết cách gom góp bằng chứng để chứng minh cho mối quan hệ của mình là điều rất quan trọng trong việc tiến hành một hồ sơ bảo lãnh.

phai-lam-sao
Làm gì khi hồ sơ bảo lãnh bị từ chối


Dưới đây là một trường hợp khách hàng cụ thể bị từ chối trước khi đến với văn phòng Toàn Cầu Visa. Phân tích hồ sơ này, tôi có thể thấy các lý do bị từ chối như sau:


Lý do 1: Hôn thê đã không biết hôn phu của mình đang làm nghề gì, có bao nhiêu người sống chung trong một nhà, thu nhập hàng tháng, các tài sản đang có,…



Ở đây, viên chức lãnh sự cho rằng đương đơn không biết và không nắm rõ những thông tin cơ bản cũng như cuộc sống của người bảo lãnh ở Mỹ. Và có thể họ sẽ nghi ngờ tình yêu chân thật của cặp đôi này.



Lý do 2: Bảo lãnh theo diện hôn thê đi Mỹ thì sẽ phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi đương đơn đến Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc cả hai người đương đơn và người bảo lãnh phải có sự chuẩn bị và dự tính kết hôn trong tương lai tại Mỹ. Trường hợp này, đương đơn đã không cho thấy một kế hoạch tiến tới hôn nhân cụ thể và đây là điều vô cùng bất lợi khi viên chức lãnh sự đề cập đến nội dung này trong buổi phỏng vấn định cư mỹ.



Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hồ sơ và rất có thể viên chức lãnh sự sẽ nghi ngờ về mối quan hệ cũng như tình yêu đích thực giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.



Lý do 3Bằng chứng liên lạc và duy trì mối quan hệ: mối quan hệ phải có thời điểm bắt đầu và duy trì liên tục, kèm theo đó là những bằng chứng chứng minh. Tuy nhiên, bằng chứng mà đương đơn trong hồ sơ này cung cấp khi đi phỏng vấn ở LSQ chỉ là 3 tấm hình chụp chung. Tất nhiên, các bằng chứng này không đủ để thuyết phục bất cứ ai về mối quan hệ giữa hai người.



Một hồ sơ thành công đòi hỏi một số lượng bằng chứng liên lạc đầy đủ qua email, thư từ, điện thoại ...ngoài ra còn hàng loạt chứng cứ cụ thể khác (tùy theo từng mối quan hệ để cụ thể) để chứng minh tình yêu giữa đương đơn và người bảo lãnh.



Lý do 4Hình ảnh chụp chung không thể hiện hai người ở chung với nhau quá ba hay bốn ngày. Cả hai chỉ có hình chụp chung với nhau chỉ trong một chuyến về Việt Nam của người bảo lãnh. Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy người bảo lãnh về thăm Việt Nam nhiều lần hơn và lần về duy nhất đó cũng không có bằng chứng gì để thể hiện tình cảm của cả hai.



Ðây là điểm yếu nhất của hồ sơ này. Viên chức lãnh sự khi xét hồ sơ, sẽ kỳ vọng thấy được nhiều hơn những bằng chứng về sự chung sống, giao lưu,cũng như một tình yêu đích thực giữa hai người… khi người bảo lãnh về Việt Nam.


Hồ sơ này đã bị từ chối vì sự chuẩn bị quá sơ sài và không có bằng chứng gì để chứng minh mối quan hệ thực sự giữa đương đơn và người bảo lãnh.

LÀM SAO ĐỂ TRÁNH KẾT QUẢ ĐÁNG THẤT VỌNG NÀY?

Lời khuyên của Toàn Cầu Visa cho hồ sơ diện này là:
  • Tạm hoãn việc nộp đơn bảo lãnh cho Bộ Di Trú Mỹ.
  • Bắt tay vào xây dựng bằng chứng chứng minh mối quan hệ: mối quan hệ phải được xây dựng theo các mốc thời gian kể từ khi bắt đầu gặp nhau, quen nhau, và có ý định tiến đến hôn nhân.
  • Thu thập các kiến thức và thông tin cá nhân của nhau như: đã từng kết hôn lần nào chưa, tại sao những cuộc hôn nhân đó lại đỗ vỡ, biết gì về các thành viên gia đình hai bên, hiểu biết gì về những thói quen và sở thích của nhau.
  • Ngoài ra, thông tin vê tài chính của đương đơn và người bảo lãnh cũng cần được nắm rõ như: công việc hiện tại, thu nhập hàng tháng, năm,… hiện có phải chu cấp thêm cho ai không? Tài sản hai bên đang sở hữu là những gì?....
  • Sau khi tổng hợp lại, cần phải hệ thống hóa các nguồn thông tin một cách logic và khoa học để dễ dàng trình bày khi đi phỏng vấn đi mỹ, cùng với đó là việc sắp xếp hồ sơ phải thật rõ ràng và thể hiện được rõ mối quan hệ thật và tình yêu thật của đương đơn và người bảo lãnh.
Hãy chuẩn bị thật chu đáo và bắt tay ngay vào việc gom góp thông tin, bằng chứng để tiến hành hồ sơ bảo lãnh một cách hoàn hảo nhất.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Bảo lãnh diện vợ chồng hay hôn phu, hôn thê

Hỏi:
Tôi và anh ấy quen nhau được 3 năm rồi. Anh ấy là người Mỹ, hiện nay chúng tôi đang boăn khoăn không biết phải thực hiện hồ sơ bảo lãnh đi mỹ theo diện hôn phu/hôn thê hay diện vợ/chồng. Xin luật sư tư vấn định cư mỹ cho tôi biết ưu điểm và nhược điểm của từng diện như thế nào?

Boăn khoăn không biết chọn diện bảo lãnh nào?

Đáp:

Bảo lãnh diện vợ chồng sẽ có:

Những ưu điểm:

-    Đương đơn không cần phải đăng ký kết hôn sau khi đã đến Hoa Kỳ.

-    Mối quan hệ đã được luật pháp công nhận.

-    Người được bảo lãnh sẽ nhận được thẻ xanh ngay. Có 2 loại thẻ xanh, một loại ngắn hạn và một loại dài hạn, hai loại thẻ xanh này sẽ dựa theo thời gian đã đăng ký kết hôn, nếu anh chị đã kết hôn hơn 2 năm thì sẽ được thẻ xanh dài hạn (thường có hiệu lực là 10 năm); nếu kết hôn dưới 2 năm thì sẽ được thẻ xanh ngắn hạn (thường có hiệu lực là 2 năm), tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt thì chỉ có hiệu lực 1 năm.

-    Nhiều cơ hội hơn để tạo bằng chứng vì có tổ chức đám cưới.

Những nhược điểm:

-    Mất nhiều thời gian hơn vì:
  • Thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ lâu hơn.
  • Cần khám tâm thần tại bệnh viện được chính phủ VN chỉ định.
  • Hoàn tất việc Đăng ký kết hôn tại Việt Nam với nhiều thủ tục phức tạp.
-    Tốn nhiều thời gian hơn diện hôn thê/hôn phu.

-    Tốn nhiều chi phí hơn.

Diện hôn phu/hôn thê sẽ có:

Những ưu điểm:

-   Chi phí rẻ hơn.
-   Không cần đăng ký kết hôn.
-   Thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh hơn.

Những nhược điểm:

-   Ít cơ hội để tạo bằng chứng hơn.

-   Đương đơn và người bảo lãnh phải đăng ký kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đương đơn đến Hoa Kỳ, nếu không đương đơn sẽ bị trục xuất.

-   Đương đơn sẽ không được xem là thường trú nhân ngay sau khi đến Hoa Kỳ.

-   Loại visa của đương đơn là loại không định cư, mà chỉ là visa tạm thời. Đương đơn sẽ không được hưởng phúc lợi xã hội ngay sau khi đến Hoa Kỳ nếu chưa đăng ký kết hôn.

-   Nhiều cơ hội sẽ bị Viên Chức Lãnh Sự vặn hỏi kỹ về mối quan hệ và người bảo lãnh, vì họ cần đương đơn chứng minh và thuyết phục rằng mối quan hệ xuất phát từ tình yêu chứ không vì mục đích định cư.

Căn cứ trên sự phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng diện, đồng thời dựa vào tình trạng thực tại của hai bạn mà có thể tiến hành hồ sơ sao cho thuận lợi và tiết kiệm chi phí nhất.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Bảo lãnh theo diện hôn thê hôn phu

Bảo lãnh theo diện hôn thê/hôn phu (Visa K-1) là loại visa định cư mỹ giới hạn cho đương đơn được nhập cảnh Mỹ và được ở lại 90 ngày để tiến hành đăng ký kết hôn với người bảo lãnh. Sau khi kết hôn với người bảo lãnh, đương đơn phải làm đơn thay đổi tình trạng di trú thành thường trú nhân.
Theo điều luật 214(d) của Luật di trú cho phép cấp visa K-1 cho hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ sau khi đơn bảo lãnh I-129F được chấp thuận. Đơn bảo lãnh phải được nộp ở tại Mỹ và kèm theo những chứng từ cụ thể để chứng minh rằng hai người:
  • Đã gặp mặt nhau trong vòng 2 năm trước khi nộp đơn bảo
  • Có ý định kết hôn với nhau,
  • Được quyền kết hôn với nhau một cách hợp pháp và đồng ý kết hôn với nhau tại Mỹ trong vòng 90 ngày sau khi người được bảo lãnh nhập cảnh Mỹ.
Nếu vì một lý do nào đó mà người được bảo lãnh và người bảo lãnh không kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày, người được bảo lãnh phải rời khỏi nước Mỹ.
Điều kiện phải gặp mặt nhau trong vòng 2 năm là gì?
Theo điều luật 214(d) của bộ luật di trú Mỹ, có quy định rằng hai người yêu nhau phải gặp mặt nhau trong vòng hai năm trước khi tiến hành nộp đơn bảo lãnh sang mỹ theo diện hôn phu/ hôn thê.

Visa K1 - kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi qua Mỹ


Điều kiện tự do kết hôn với nhau:

Đương đơn và người bảo lãnh phải được quyền kết hôn với nhau và phải đăng ký hết hôn trong vòng 90 ngày sau khi người được bảo lãnh nhập cảnh vào Mỹ bằng visa K1.

Vì vậy, hai người phải chứng minh rằng những hôn nhân trước đây (nếu có) phải được hủy bỏ và không có bất cứ điều luật nào ngăn cản hai người kết hôn với nhau.

Thủ tục nộp hồ sơ:

Thủ tục cơ bản của hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê/ hôn phu là:
  • Đơn I-129F
  • Đơn G-325A của người bảo lãnh và G-325A của người được bảo lãnh.
  • Những chứng từ có thể chứng minh rằng hai người:
    • Đã gặp mặt nhau trong vòng 2 năm trước khi nộp đơn;
    • Có kế hoạch kết hôn với nhau;
    • Được tự do kết hôn với nhau, chứng minh những hôn thú trước đây đã được hủy bỏ (nếu có);
    • Đương đơn và ngưởi bảo lãnh phải kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày sau khi đương đơn nhập cảnh Mỹ.
    • Bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh như: hình ảnh, hóa đơn điện thoại,…
Những người con dưới 21 tuổi của người được bảo lãnh được đi kèm trong hồ sơ bảo lãnh qua mỹ mà không cần phải nộp đơn bảo lãnh nào khác.

Những ràng buộc của diện bảo lãnh hôn thê/hôn phu:
  • Khi người được bảo lãnh đến Mỹ theo visa K-1, phải tiến hành đăng ký kết hôn với người bảo lãnh và làm đơn thay đổi tình trạng cư trú.
  • Nếu người được bảo lãnh thay đổi ý kiến hoặc vì một lý do nào đó, không đồng ý kết hôn với người bảo lãnh thì sẽ không được thay đổi tình trạng cư trú.
  • Trong trường hợp người bảo lãnh thay đổi ý kiến hoặc vì một lý do nào đó không kết hôn với người được bảo lãnh hoặc đã đăng ký kết hôn nhưng người bảo lãnh không chịu tiếp tục bảo lãnh, người được bảo lãnh sẽ không được thay đổi tình trạng di trú y như trường hợp người được bảo lãnh thay đổi ý kiến vừa nêu trên.
  • Nếu người được bảo lãnh ở Mỹ quá 6 tháng hoặc 1 năm sau khi hồ sơ thay đổi tình trạng cư trú bị từ chối và rời khỏi Mỹ, họ sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ 3 năm hoặc 10 năm. Nếu đương đơn phạm phải điều luật cấm 3 năm hoặc 10 năm, nếu muốn nhập cảnh Mỹ trước thời hạn 3 năm hoặc 10 năm, phải làm đơn yêu cầu Sở Di Trú miễn điều luật đó nếu hội đủ điều kiện.
Với những thông tin vừa trình bày, hy vọng các bạn hiểu sâu hơn phần nào về hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes