BREAKING NEWS
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts

Friday, June 10, 2016

ĐỂ TRẺ CÓ 1 CÂN NẶNG KHỎE MẠNH

Bạn có thể nhận thấy rằng  tỷ lệ trẻ em thiếu cân hoặc trẻ chậm tăng cân vẫn còn rất cao  Các bậc cha mẹ đều lo lắng và quan tâm về vấn đề này. Cha mẹ có thể giúp giữ cho trẻ có  một cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng thiếu cân cũng như béo phì của bé bằng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Giúp trẻ hình thành phương pháp ăn uống có khoa học.
Bằng cách hướng dẫn trẻ cách ăn uống để phát triển thói quen ăn uống tốt khi còn nhỏ, trẻ có thể sẽ duy trì những thói quen lành mạnh thậm chí cho đến khi trẻ đã trưởng thành:
Hãy dạy cho trẻ cách cân bằng lượng calo trong cơ thể. Hãy cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm với các chất dinh dưỡng cần thiết trong khi vẫn thực hiện đúng các nguyên tắc để có 1 lượng calo thích hợp.
Giúp trẻ nhận ra các giá trị khi ăn các loại thực phẩm bao gồm các loại hạt và các loại rau. Khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại sản phẩm nào từ sữa, chú ý chọn loại sữa tăng cân cho bé phù hợp với bé.
Hãy chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ chấp nhận bữa ăn Hãy luôn luôn thay đổi phương pháp chế biến các loại thực phẩm mà trẻ yêu thích, trẻ vẫn có thể thưởng thức các loại thực phẩm chúng thích mà không bị mất hương vị. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo trên các trang website về ẩm thực.
Không nên để các loại đồ ăn vặt ở những khu vực trẻ dễ nhìn thấy mà thay vào đó hãy để các loại trái cây tươi, rau quả, bánh ngũ cốc, sữa chua, nho khô và các loại hạt.
Hãy cho trẻ sử dụng nhiều rau, củ , quả
Biện pháp 2: Hãy luôn luôn hướng trẻ đến các hoạt động cơ thể.
Hãy hạn chế việc trẻ xem tivi, video, trò chơi điện tử mà hướng trẻ vào các hoạt động thể chất, tư duy.
Luôn luôn sắp xếp thời gian trong 1 ngày để trẻ luôn có thời gian hoạt động cơ thể. Trẻ em nên được hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
Hãy hướng trẻ đến sự yêu thích, không nên quá ép buộc trẻ nếu chúng bộc lộ sự không thích đối với hoạt động này. Đừng để trẻ chơi một mình, hãy tìm cho trẻ những người bạn cùng tuổi, nhưng tốt nhất chính là cùng hoạt động với cha mẹ mình. Nếu trẻ thấy cha mẹ đang tập thể dục, trẻ rất có thể sẽ làm theo. Tập thể dục với nhau là một cách tuyệt vời để duy trì được sự vui vẻ, đồng cảm cho 1 gia đình.
Một số ví dụ về các hoạt động thể chất thú vị mà trẻ có thể cùng làm với gia đình như cùng đi bộ vào buổi tối xung quanh nơi mình sống hoặc các công viên, chơi trò chơi ngoài trời  như trốn tìm, bơi lội hay đi xe đạp.
Trẻ cùng cha mẹ tham gia hoạt động ngoài trời.
Hạn chế thời gian trẻ đi thơ thẩn xung quanh nhà, hoặc là ngồi trước máy tính hay màn hình tivi. Hãy lập ra một thời gian biểu hợp lý, để trẻ vừa hoàn thành được các bài tập về nhà, vừa tham gia được các hoạt động thể chất. Tránh việc để trẻ ngồi liên tục trong nhà cho đến giờ đi ngủ.
Biện pháp 3: Hãy giúp trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Giống như người lớn, trẻ em cũng cần một giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe cho mình.
Mỗi lứa tuổi đều có một thời gian ngủ tối ưu nhất cho mình. Hãy đảm bảo trẻ không ngủ quá ít, một đứa trẻ không có được thời gian ngủ cần thiết, sự mất cân bằng nội tiết có thể xảy ra. Khi ngủ hoóc môn sinh trưởng tăng lên sẽ thúc đẩy sự sản sinh tế bào mới, giúp trẻ dài ra.
Biện pháp 4: Tạo không khí bữa ăn thật vui vẻ. 
Trẻ em có thể học được nhiều điều từ bữa ăn gia đình, vì vậy hãy giúp trẻ có cảm giác thoải mái khi ăn, tránh sự gò bó hay ép buộc.
Ăn tối cùng với gia đình. Cha mẹ có thể dỗ dành con bằng những “cuộc thi ăn nhanh” nho nhỏ. Để bé ăn cùng gia đình, bé cũng sẽ bắt chước người lớn ăn những đồ ăn mới và phong phú hơn. Đồng thời đây cũng là cách giúp trẻ phát triển các giác quan và trí não tốt hơn.
Bữa ăn gia đình cũng sẽ giúp trẻ và gia đình bạn luôn kết nối. Khi ăn cùng nhau, trẻ sẽ không có cơ hội để mang thức ăn vào phòng hoặc ăn ở phía trước màn hình tivi. Vừa ăn vừa xem tivi hoặc ăn trong phòng có thể làm trẻ ăn chậm do chăm chú làm việc riêng làm thức ăn bị nguội, dẫn đến việc ăn không ngon miệng khiến trẻ bỏ bữa.
Bữa ăn gia đình đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ.
Bạn nên có một menu riêng cho trẻ, tốt nhất là có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Hãy cố gắng mang lại sự đa dạng cho bữa ăn bằng các loại thực phẩm  khác nhau hoặc các cách chế biến khác nhau. Hướng đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe, trẻ có thể tìm được sự yêu thích của chúng với một món ăn nào đó, hoặc ít nhất cũng tạo thói quen ăn 1 món gì đó theo thời gian.
Cố gắng hướng trẻ ăn uống đa đạng các loại thực phẩm, kể cả món chúng không thích. Có thể sẽ có sự khó khăn nhưng bằng cách ăn cùng với gia đình trẻ có thể cố gắng ăn nhờ sự động viên của mọi người, lâu dần trẻ sẽ dần quen với các món đó.
Các chủ đề khác:

Tuesday, March 29, 2016

Các Cách Chăm Sóc Trẻ Biếng Ăn

Cứ đến bữa ăn là các mẹ lại vật lên vật xuống vì bé quá biếng ăn, làm cách nào bé cũng không chịu cho thức ăn vào miệng hay cứ ngậm hoài mà không chịu nuốt. Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ khiến trẻ thiếu chất, mà còn có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Mẹ có thể sử dụng những cách sau đây để giúp bé phát triển thói quen ăn uống được tốt hơn. Mẹ có thể sử dụng những cách này cho bé ở bất cứ độ tuổi nào. Mẹ còn nên nhớ, không bao giờ là quá muộn khi bắt đầu một thói quen ăn uống lành mạnh mới. Nếu mẹ không phải là người duy nhất chuẩn bị đồ ăn cho bé thì hãy chia sẻ những thông tin này với những người phụ trách nấu ăn cho bé, để đảm bảo bữa ăn của bé có kết quả tốt nhất nhé!
Bé biếng ăn là thử thách to lớn của hàng triệu bà mẹ
Các mẹ là những người quyết định:
  • Đồ ăn và đồ uống nào được phục vụ cho bữa ăn, kể cả món nhẹ. Bé phải ngồi vào bàn ăn và ăn cùng mọi người. Bé sẽ ăn ngon hơn nếu ăn cơm cùng gia đình tại bàn ăn. Không cho bé ăn những món ăn khác hay đồ ăn bé yêu thích nếu bé không chịu ăn cơm cùng gia đình.
  • Khi nào thì cho bé ăn. Mẹ nên cho bé ăn món chính và phụ vào những thời điểm cố định mỗi ngày. Bé sẽ tự nhớ ra khi nào sẽ có đồ ăn và sẽ giúp bé cảm thấy đói bụng khi tới giờ. Ngoài ra, bé sẽ có khả năng muốn thử món mới nếu bé đói bụng vào giờ ăn.
Tuy nhiên, bé sẽ là người quyết định:
  • Ăn hay không ăn. Mẹ luôn nhớ: Bé sẽ cầm muỗng lên ăn nếu bé cảm thấy đói bụng. Đừng lo, bé sẽ không đến nỗi đói lắm đâu. Thêm nữa, nếu bé đói, bé sẽ tự khắc ăn ngay cả khi đồ ăn ưa thích không ở trước mặt bé.
  • Bé ăn bao nhiêu. Mẹ nên tin tưởng vào cảm giác của bé. Bé biết khi nào bé thấy đói hay khi nào bé no.
Mẹ đừng lo! Bé sẽ cầm muỗng lên khi bé thực sự thấy đói bụng
Top 10 bí quyết cơ bản cho bé biếng ăn
  1. Hãy sắp xếp giờ ăn gia đình là lúc cả gia đình ngồi ăn ở bàn ăn. Đừng cho bé ăn khi bé đang xem tivi, đang chạy nhảy.
  1. Là hình mẫu cho bé tại bàn ăn, bé sẽ ăn ngon hơn và muốn thử đồ ăn mới nếu bé thấy ba mẹ hay anh chị cũng ngồi ở bàn ăn như bé.
  1. Hãy lên kế hoạch sắp xếp giờ ăn cho bé với phương pháp ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ xen kẽ nhau trong ngày. Chỉ cần cho bé uống nước vào khoảng cách giữa món chính và món phụ. Việc này sẽ làm bé đỡ khát mà đảm bảo được việc bé sẽ không bị đầy bụng trước bữa ăn. Dinh dưỡng đầy đủ cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, đẩy lùi nguy cơ suy dinh dưỡng.
  1. Biến thành một bữa ăn hạnh phúc. Bé ăn ngon hơn nếu bé thực sự thích bữa ăn. Bé thường cảm thấy bữa ăn hạnh phúc hơn nếu bé không bị ép ăn.
Bữa ăn hạnh phúc cho bé là bữa ăn bé làm chủ và không bị ép buộc
  1. Tránh tối đa các sự sao nhãng. Mẹ tránh cho bé ăn khi bé đang xem tivi hay chơi đùa vì giờ ăn là khoảng thời gian cả nhà quây quần bên nhau. Không nên bỏ đồ chơi của bé trên bàn ăn. Hãy cất chúng vào một nơi khác để tránh sự sao nhãng của bé khi ăn.
  1. Chuẩn bị một bữa ăn phù hợp với bé. Mẹ phải đảm bảo rằng mẹ đang cho bé ăn với khẩu phần phù hợp với sức ăn của bé. Thêm một lần nữa, mẹ nên nhớ công việc của mình là cho bé ăn tuy nhiên bé lại là người quyết định bé sẽ ăn hay không.
  1. Hãy lắng nghe bé. Mẹ hãy luôn tin tưởng ở bé rằng bé biết khi nào bé đói hay no.
  1. Đừng gây áp lực, đừng ca ngợi, đừng thưởng, đừng đánh lừa và đừng phạt bé, bé luôn muốn sự tự chủ và không thích ăn nếu bị ép buộc. Cho bé quyết định bé sẽ ăn bao nhiêu phần ăn mẹ đưa.
  1. Hãy thật kiên nhẫn. Cứ tiếp tục cho bé ăn đồ ăn mới ngay cả khi bé nói không với chúng từ trước. Cho bé ăn những món ăn này vào những ngày khác nhau, ở những bữa ăn khác nhau và công thức khác nhau. Bé có thể từ chối 10 lần trước khi bé chịu thử món mới. Mẹ đừng từ bỏ mà hãy thật kiên nhẫn nhé!
  1. Giới hạn thời gian ăn của bé. Chỉ cho bé ăn trong tối đa 30 phút. Sau 30 phút, nếu trẻ ăn chưa xong, mẹ hãy mang chúng đi và ngừng cho bé ăn. Cho bé ăn lần nữa ở giờ ăn tiếp theo. Nếu kéo dài thời gian ăn sẽ làm cho bé càng thêm chán ăn và không hình thành nên được thói quen ăn uống lành mạnh.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – Nutifood”
Xem thêm các chủ đề:

Thực Đơn Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Bé

Các bé thường rất kén ăn nên sau khi hướng dẫn bé từng bước để bé ăn thức ăn rắn, ba mẹ thường lo lắng rằng chế độ ăn uống của bé không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển, nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng (tìm hiểu thêm nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em )
Khẩu phần ăn của bé
Để xây dựng khẩu phần ăn cho bé theo từng giai đoạn, mẹ có thể dựa vào các nguyên tắc sau đây: bữa ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo, bột, rau), đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo từng giai đoạn, đảm bảo tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng, đa dạng hóa thực đơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khẩu phần ăn cho bé cần đảm bảo các nguyên tắc theo từng độ tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của các bé
Dựa theo khẩu phần ăn nhỏ của bé, các bé cần được đảm bảo đáp ứng những khẩu phần ăn dưới đây mỗi ngày để đáp ứng đủ dinh dưỡng:
  • Bố mẹ nên cho con ăn dặm đúng tuổi (từ khi con được 6 tháng tuổi).
  • Khi bé được 1 tuổi, sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé mà cần nhiều hơn thế. Vì vậy, bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ thì cần bổ sung các dinh dưỡng khác theo tiêu chuẩn hợp lý.
  • Khi bé đến tuổi ăn dặm, mẹ nên tập cho bé ăn tăng dần từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, trẻ từ 8 tháng trở đi phải cho ăn bột/cháo đặc.
  • Khi bé lớn hơn, khẩu phần của bé hàng ngày như sau: Cơm nấu thật mềm (2,5 – 3 chén/ngày, có thể thay bằng cháo, bún, mì…), thịt, cá, trứng…(150g/ngày), dầu mỡ (30-40g/ngày), rau, trái cây…(150 – 200g/ngày), sữa, sữa chua (> 500ml/ngày), nên cho bé ăn càng nhiều loại thực phẩm càng tốt.
Một khẩu phần ăn của bé nên đủ 4 nhóm thực phẩm
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên sau:
  • Tăng bữa ăn hàng ngày: Mẹ có thể cho bé ăn ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho bé uống thêm sữa trước khi ngủ.
  • Về lượng sữa mỗi ngày : Nên cho bé bú mẹ nhiều lần/ngày, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến 24 tháng. Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi thì lượng sữa mỗi ngày cần là 800- 900ml, khi bé trên 6 tháng tuổi và đã ăn dặm thì lượng sữa mỗi ngày bé cần là 600ml mới đủ để giúp bé tăng cân.
  • Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Nhu cầu về hàm lượng sắt mỗi ngày cho bé:
Sắt cần thiết cho trẻ để tạo hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào khắp cơ thể.
Để tăng cường lượng sắt cho bé, mẹ nên :
  • Cung cấp các món ăn giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, đậu xanh và các hạt giàu dinh dưỡng.
  • Kết hợp các đồ ăn giàu chất sắt với các đồ ăn giàu Vitamin C, vì Vitamin C giúp cải thiện sự hấp thu của chất sắt.
  • Tiếp tục cung cấp ngũ cốc giàu chất sắt cho tới khi bé 2 tuổi.
Ví dụ về sự kết hợp thực phẩm giàu Vitamin C và thực phẩm giàu chất sắt
Nếu bạn lo lắng về hàm lượng chất sắt của bé, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ. Không nên tìm mua thực phẩm bổ sung chất sắt mà không hỏi ý kiến bác sỹ trước.
Hàm lượng can-xi cần thiết cho bé
Nhu cầu canxi khuyến nghị
Nhóm TuổiCanxi (Mg/ Ngày)
Trẻ Em< 6 tháng300
6 – 11 tháng400
Trẻ Nhỏ (Tuổi)1 – 3500
4 – 6600
7 – 9700
Lứa Tuổi Dậy Thì (Tuổi)10 – 181000
Canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm như: các món hải sản gồm tôm, cua, sò, cá… các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… giúp tăng cường sức khỏe xương. Vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin, osteocalcin giúp tích tụ canxi vào xương. Tuy nhiên, khó có thể cân đong đo đếm chính xác hàm lượng canxi nạp vào từ những bữa ăn của bé cũng như phải cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần.
Thông thường, bé chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung canxi từ sữa, sữa chua, các chế phẩm của sữa là những sản phẩm giàu canxi và có tỷ lệ hấp thu cao hơn để giúp bé phát triển chiều cao.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:

Dạy Bé Học Điều Mới – Cùng Bé Nấu Ăn

Tại nhiều gia đình, bếp là nơi diễn ra nhiều hoạt động gia đình nhất. Chia sẻ bếp với bé sẽ giúp bé kết hợp nấu ăn với việc học hỏi các hoạt động làm bếp và sức khỏe ăn uống một cách hiệu quả, không những bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, phát triển khỏe mạnh mà còn tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng.(Tìm hiểu thêm nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em)
Nấu ăn còn là cách tuyệt vời để các thành viên gia đình gắn kết cùng nhau, tạo nên những kỷ niệm gia đình cũng như cỗ vũ cho thói quen ăn uống lành mạnh.
Mẹ đã bao giờ nấu ăn cùng các bé chưa?
Dưới đây là những lợi ích từ nấu ăn cùng bé mà ba mẹ kỳ vọng:
Tăng tính tự tin
Bé từ 7 tới 9 tuổi thường có những khoảnh khắc vui vẻ và cả giận hờn với ba mẹ của chúng. Nấu ăn cùng nhau sẽ tạo cho bé thời gian để chia sẻ những điểm tương đồng với ba mẹ của bé và tạo nên cơ hội để trò chuyện cùng nhau. Bé sẽ nhận được ích lợi từ việc nấu ăn bằng cách học cách hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Các bé còn nhận ra được nỗ lực của mình cũng như tự hào về sự đóng góp của bé vào bữa ăn gia đình.
Ở độ tuổi này, chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ thì hơi quá sức đối với bé tuy nhiên, các bữa ăn nhẹ như làm bánh mỳ nướng bơ, bánh mỳ kẹp là những món dễ dàng bé có thể làm được.
Nấu ăn tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ
Ba mẹ được học nhiều công thức gia đình bí truyền được truyền lại qua nhiều thế hệ. Nấu ăn cùng nhau là cách tuyệt với để cùng nhau hòa hợp, làm sâu sắc các mối tình cảm trong gia đình và tạo nên những kỷ niệm khó quên.
Bé ở những độ tuổi khác nhau thích sự quan tâm một đối một mà nấu ăn cùng nhau mang lại, làm gì còn cách nào tuyệt vời hơn để cùng cố quan hệ gia đình bằng cách dạy bé những mẹo hay bí truyền cho món ăn gia đình.
Nấu ăn, cho dù là làm bánh ngọt hay các loại món nhẹ khác đều dạy bé cách sắp xếp, lên kế hoạch và đưa ra những lựa chọn.
Sự tự tin trong việc lựa chọn đồ ăn trong bếp có thể chuyển hóa thành sự tự tin vào chính mình trong các tình huống khác nhau cho cuộc đời bé sau này.
Nấu ăn giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và toán học
Nấu ăn là hoạt động sáng tạo để kết nối phát triển kỹ năng ngôn ngữ và toán học cho bé.
Quá trình nấu ăn bao gồm cân, đo, đong, đếm các nguyên liệu với nhiều kiểu khác nhau.
Việc bé đọc các thành phần nguyên liệu đằng sau bao bì hay làm theo hướng dẫn của một công thức từ đầu chí cuối, kỹ năng đọc được phát triển một cách có chủ đích.
Bé học được rất nhiều thứ qua những công đoạn nấu ăn
Bằng cách đọc công thức to cho bé nghe, bé sẽ được phát triển vốn từ vựng và trở nên quen thuộc với quy trình nấu nướng và thông tin của một bài viết về thực phẩm. Các bé được trải nghiệm việc đọc và viết, kết nối với ngôn ngữ, cho tới trải nghiệm thực tế của bé. Bất cứ giáo viên nào cũng sẽ đồng ý với mẹ về việc học của bé sẽ được phát triển rất tốt qua hình thức này.
Nấu ăn mài giũa những kỹ năng giao tiếp & xã hội
Nấu ăn còn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội của bé. Bé có thể học cách làm thế nào để chia sẻ không gian làm việc cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như an toàn và vệ sinh thực phẩm.
Ba mẹ nên cố gắng kiên nhẫn với các cô chú đầu bếp bé nhỏ của mình và để trải nghiệm theo cách của bé. Hãy nói chuyện với bé về việc tại sao rửa sạch trái cây, rau củ trước khi ăn là một việc làm quan trọng. Tranh luận và hướng dẫn với bé về việc sử dụng những dụng cụ bếp an toàn như lò nướng, dao, lò vi sóng cũng là những việc nên làm đối với các bậc phụ huynh.
Nấu ăn giúp bé sáng tạo
Tạo dựng nên những quy tắc chuẩn cho bé, ví dụ, một bữa ăn chuẩn phải bao gồm ít nhất một loại rau củ nào đó, sau đó, mẹ hãy khuyến khích bé sáng tạo để làm một món gì đó đặc biệt, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả bất ngờ vì chúng kích thích khả năng sáng tạo của bé.
Nấu ăn kích thích tính sáng tạo của bé
Nấu ăn cùng bé không phải để hướng đến thành quả bữa ăn cuối cùng, mà là những quy trình, giai đoạn trải qua.
Để khám phá sự thú vị khi nấu ăn với bé, mẹ chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, một chút kiên nhẫn và sự hứng thú. Các mẹ hãy khám phá những điều thú vị của bé khi bé vào bếp nhé!
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:

Làm Sao Cho Trẻ Ăn Đúng Cách

Cho tới khi bé lớn lên và ngồi được một mình ngoan ngoãn trên ghế, mẹ vẫn còn lo lắng về việc làm sao để bé cũng có thể tham gia bữa ăn cùng các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, khi bé còn nhỏ tuổi, điều này có thể thực hiện được không?
Bé có thể ngồi ăn cùng gia đình khi bé còn nhỏ được không?
Chừng nào mà mẹ có thể tìm được khoảng thời gian đúng lúc tất cả các thành viên gia đình đều đói, nhưng không nên để bé cảm thấy quá đói hay quá mệt là được. Không có lí do nào mà gia đình không thể ngồi ăn cùng nhau thưởng thức bữa ăn được.
Dạy bé cách ứng xử ở bữa ăn gia đình
Các bé thường rất lộn xộn, mất trật tự, bé không bao giờ chịu ngồi yên và kiên nhẫn để ăn mà chạy nhảy và vương vãi khắp nơi. Một khi mẹ đã quen với những điều này, những gợi ý sau sẽ giúp mẹ dạy bé ngoan ngoãn hơn ở bàn ăn:
  1. Dạy bé ngồi xuống ngoan ngoãn vào bữa ăn:
Bé thường không thích ngồi một chỗ và thích di chuyển chạy nhảy khắp nơi suốt bữa ăn. Bên cạnh việc có thể bị mắc nghẹn vì vừa ăn vừa chạy nhảy, mẹ nên học cách dạy bé ngồi ở bàn ăn ngoan ngoãn để bé cùng tận hưởng thời gian quý giá cùng gia đình. Mẹ hãy ghi nhớ rằng mẹ là một hình mẫu tốt cho bé, không nên vừa ăn vừa làm việc những lúc mẹ bận rộn, có thể bé sẽ bắt chước theo.
  1. Thiết lập quy tắc bữa ăn:
Với việc thiết lập quy tắc bữa ăn, bé sẽ học cách liên hệ bữa ăn với các chuẩn mực về cư xử. Những quy tắc mẹ có thể lập ra như không được xem tivi trong khi ăn, không được chơi game trong khi ăn có thể giúp cho gia đình hoàn toàn tận hưởng khoảnh khắc ngồi ăn cùng nhau.
  1. Bữa ăn phải thật sự sẵn sàng khi mẹ gọi bé ngồi vào bàn ăn:
Bé thường mất kiên nhẫn khi chờ mẹ chuẩn bị đồ ăn. Ngồi vào một bàn ăn mà đồ ăn chưa được chuẩn bị sẵn sàng sẽ làm giảm sự hứng thú của bé với bữa ăn. Chính vì thế, mẹ hãy đảm bảo thời gian bé ngồi xuống bàn ăn là để ăn, chứ không phải để chờ.
  1. Kết thúc bữa ăn:
Nếu bé không muốn tiếp tục ngồi lại bàn ăn và nói với mẹ không đói, bé có thể lúc này đã no rồi, mẹ chỉ cần dọn dẹp và kết thúc bữa ăn ngay tại đây.
  1. Tán dương bé vì đã ngoan ngoãn ở bàn ăn:
Bé không thích gì hơn ngoài việc được mẹ khen là một em bé ngoan ở bàn ăn, vì thế, mẹ hãy cho bé những lời tán dương nhẹ nhàng để khuyến khích bé nhé!
Tán dương bé vì bé đã rất ngoan ngoãn trong bữa ăn
Làm thế nào để bữa ăn gọn gàng nhất có thể?
Các mẹ hãy chuẩn bị tâm lý đi nào! Bé sẽ bày bừa đồ ăn khắp nơi cho xem! Bé bừa bộn không phải bé muốn vậy, mà bởi vì bé chưa được hoàn thiện và rèn đủ kỹ năng để dùng chén đũa thuần thục. Cách tốt nhất để đảm bảo bữa ăn gọn gàng nhất có thể đó là:
  • Đặt những miếng lót có thể mang đi dọn sạch dưới ghế ngồi ăn của bé.
  • Cắt những đồ ăn của bé thành những miếng nhỏ để bé ăn dễ hơn.
  • Rửa tay sạch cho bé và cho bé dùng tay để bốc thức ăn thay vì dùng đũa muỗng.
  • Nhắc bé đồ ăn là chỉ để ăn, không phải để ném hay để chơi.
Làm bữa ăn dễ chịu và thoải mái hơn
Khi bé từ chối ngồi ở bàn ăn, từ chối ăn hay ném đồ ăn, nhiều mẹ có thể sẽ phải đầu hàng và từ bỏ việc cho bé ngồi ăn cùng gia đình. Tuy nhiên các mẹ ơi, đừng bao giờ bỏ cuộc nhé! Mẹ có thể sẽ mất rất nhiều thời gian cho bé để cảm nhận được bữa ăn gia đình và những cách cư xử mẹ có thể trông chờ từ bé. Trong khi chờ đợi bé quen với bữa ăn gia đình, mẹ có thể làm những việc sau đây:
  1. Tránh dành thời gian quá nhiều cho việc chuẩn bị bữa ăn.
Nếu bé không ăn, ném đồ ăn, hãy giữ mọi thứ đơn giản bằng cách tránh nổi giận với bé và bớt nuối tiếc về thời gian và công sức mà mình đã bỏ ra để làm nên bữa ăn.
  1. Giữ giờ ăn được thoải mái.
Nếu bé hành xử không ngoan ngoãn, cố gắng bỏ qua những hành vi đó của bé mà thay vào đó, tập trung vào các thành viên khác trong gia đình.
  1. Tránh đấu tranh với bé để ép bé ngồi vào bàn ăn.
Việc bé không chịu ăn là kết quả của việc tranh đấu giữa mẹ và bé, vì thế hãy giữ mọi thứ đơn giản bằng cách đừng gây nên chiến sự giữa mẹ và bé.
  1. Chuẩn bị bữa ăn vừa đủ cho bé.
Bụng bé còn rất bé, chỉ chứa được một lượng đồ ăn nhỏ, vì thế, mẹ hãy cho bé ăn phần ăn nhỏ vừa sức bé thôi!
  1. Dùng đĩa nhựa thay vì đĩa sứ, thủy tinh.
Mẹ không bao giờ muốn bé yêu của mình làm vỡ chiếc dĩa sứ đẹp mẹ mới mua đâu nhỉ?
  1. Đừng ép bé ăn.
Không có gì làm bé khó chịu hơn là việc ép bé ăn tất cả những gì có trên đĩa hay một loại đồ ăn nào đó bé không thích. Bé cũng như người lớn vậy, bé biết bé thích gì và ghét gì, cũng như việc bé thường hay thay đổi khẩu vị mỗi ngày.
  1. Khuyến khích bé tự ăn.
Có thể việc này sẽ rất lộn xộn và chậm chạp tuy nhiên, khuyến khích bé tự ăn là kỹ năng mẹ muốn bé phát triển và mẹ sẽ thấy việc bé làm chủ muỗng và chén ăn cơm sẽ làm bé hạnh phúc hơn khi ngồi ở bàn ăn.
Mẹ nên khuyến khích bé tự lấy đồ ăn cho mình
  1. Mẹ nên ghi nhớ!
Nếu bé nói bé không đói và không muốn ăn, hãy nghe lời bé. Nếu bé trở nên đói ngay lập tức sau khi bữa ăn, cho bé dùng một món ăn nhẹ bổ dưỡng để bé nhâm nhi và chờ tới bữa ăn kế tiếp.
Những gợi ý trên đây không chỉ giúp bé ăn đúng cách mà còn giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn giúp bé phát triển khỏe mạnh và phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng đang phổ biến hiện nay. (Tìm hiểu thêm nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em)
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes