BREAKING NEWS
Showing posts with label Khỏe Đẹp. Show all posts
Showing posts with label Khỏe Đẹp. Show all posts

Sunday, February 11, 2018

Bé ăn dặm - bữa ăn đầu tiên của bé nên như thế nào?

Khi nào nên cho bé ăn dặm và ăn như thế nào là đúng để đảm bảo trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị biếng ăn chính là điều mà bà mẹ nào cũng băn khoăn.
Mẹ hãy cùng tham khảo những lời khuyên đầy bổ ích của BS CK1 Đào Thị Yến Thủy (Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc) để luôn chăm con tốt mỗi ngày nhé.

BS CK1 Đào Thị Yến Thủy (Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc)
1/ Ăn dặm là gì?
Ăn dặm, hay còn gọi là ăn bổ sung, là sự chuyển từ chế độ ăn chỉ có sữa sang chế độ ăn có thức ăn khác ngoài sữa, về cách ăn thì thay vì bú mút nay phải tập nhai tập nuốt.
Ăn dặm là một bước ngoặc lớn về ăn uống đối với trẻ, nó có liên quan đến các rối loạn, trục trặc không chỉ trong giai đoạn này mà còn ảnh hưởng về sau như: thói quen ăn uống của trẻ, khả năng biếng ăn, trẻ có chấp nhận ăn đa dạng thực phẩm hay kén ăn,…
Mặc dù khi cho bé ăn dặm, mẹ có thể cho con làm quen với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thế nhưng bữa ăn đầu tiên của trẻ nên là món nào? cách giới thiệu dần dần các thức ăn cho trẻ ra sao? Nên cho bé ăn ngọt hay ăn mặn?… đều là là những câu hỏi khiến mẹ phải bối rối.
Cho con ăn dặm không bao giờ là dễ dàng
2/ Khi nào nên cho bé ăn dặm
Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc trẻ tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng đào thải của thận ở trẻ đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 6 tháng tuổi nếu không cho bé ăn dặm đúng cách.
Ăn dặm đúng cách giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định
Như vậy, khi bé được hơn 5 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của trẻ sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 100g- 150g mỗi tuần. Nếu thấy trẻ tiếp tục tăng cân tốt thì mẹ nên chờ đến tròn 6 tháng tuổi hãy bắt đầu tập ăn cho bé, nếu trẻ có khuynh hướng chậm phát triển dù đã cho bé bú mẹ tối đa hoặc ăn hết sức thì mẹ nên tập cho bé ăn dặm sớm hơn. Lúc này, trẻ biết “dòm miệng” người lớn, biết chóp chép, nuốt nước miếng,… Đây cũng là thời gian tập cho trẻ ăn dễ dàng nhất.
Một số thức ăn đầu tiên của bé mẹ nên biết:
·        Bột ăn dặm pha với nước chín ấm hoặc sữa (bột sữa, bột trái cây hoặc bột tôm thịt ăn liền).
·        Bánh ăn dặm tán với nước ấm hoặc sữa ấm.
·        Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng muỗng cũng là thức ăn dặm đầu tiên rất tốt cho bé.
·        Khoai lang hoặc khoai tây nấu chín mềm, tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.
·        Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.
·        Vài muỗng tàu hũ nước dừa…
Mẹ cũng có thể chọn các loại bánh ăn dặm thích hợp cho sức khỏe của bé từ Apple Monkey
3/ Tập cho bé ăn dặm như thế nào?
Mẹ nên lựa một trong những món ăn trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn có thể tăng dần lên từ 1-3 muỗng nhỏ. Nên tập lúc bụng đói, ngay sau ăn vẫn cho bé bú bình thường đảm bảo đủ no. Nếu bé không chịu ăn thức ăn này có thể đổi sang loại thức ăn khác, vài tuần sau có thể tập ăn trở lại món trẻ chưa quen.
Bé cần 3-5 ngày để làm quen với một loại thức ăn đặc mới. Khi bé đã quen với loại thức ăn này, hãy cho bé nếm loại mới bằng cách như trên. Dần dần bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn.
Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt rồi đặc hơn, từ một nhóm đến pha trộn cho đủ 4 nhóm thực phẩm… để bé dần dần thích nghi.
Đa số trẻ thường thích món bột sữa hay các loại bánh cho bé ăn dặm, vì có vị sữa quen thuộc nên trẻ dễ dàng chấp nhận.
Bánh cho bé ăn dặm giúp bé dễ dàng làm quen với việc tập ăn hơn
4/ Các lưu ý khi tập cho bé ăn dặm
Một số bé có cơ địa dị ứng với sữa bò hay đậu phộng (đỗ lạc), thì mẹ phải đặc biệt cẩn thận khi chọn thức ăn dặm cho con, vì chỉ cần một lượng nhỏ hay nấu đồ ăn dặm cho bé trong nồi trước đó có nấu đậu phộng, cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bé. Đối với các bé có cơ địa bị dị ứng với sữa bò hay đậu phộng, mẹ nên lưu ý chỉ chọn bánh cho bé ăn dặm có thành phần ghi rõ: không sữa – không đậu phộng … 
Bữa ăn đầu tiên của trẻ không cần ăn nhiều mà chỉ là tập cho trẻ ăn bằng muỗng cũng như cảm nhận những mùi vị khác lạ từ thức ăn, nguồn dinh dưỡng cho trẻ lúc này chủ yếu vẫn là sữa.
Các thức ăn “lần đầu tiên ăn trong đời” chỉ nên cho bé ăn một ít để kiểm tra khả năng tiêu hóa hấp thu cũng như dị ứng thức ăn ở trẻ. Sau vài ngày nếu thấy ổn thì tăng dần lượng của món cũ, bắt đầu giới thiệu món mới. Nếu trẻ có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhiều lần, nôn ói, đau bụng, khóc nhiều, bỏ bú, tiêu phân máu… thì phải ngưng ngay loại thức ăn đó lại, chỉ cho bú mẹ đến khi bình thường hoàn toàn rồi mới tập ăn món mới.
Bánh ăn dặm hươu cao cổ không đậu phộng, đảm bảo an toàn cho bé bị dị ứng
Món ăn đã gây rối loạn tiêu hóa hay dị ứng cho trẻ chỉ nên thử lại sau đó một vài tháng để kiểm tra lại khả năng tiêu hóa hoặc dị ứng của trẻ đã được hệ miễn dịch của bé khắc phục chưa, nhưng nhớ thử với lượng rất ít (tùy vào mức độ nặng của rối loạn hay phản ứng dị ứng).
Cũng cần lưu ý khi cho bé ăn dặm là lượng thức ăn của mỗi bé có thể khác nhau, tùy khả năng tiêu hóa hấp thu của từng trẻ. Tùy vào từng độ tuổi mà mẹ nên cho ăn phù hợp với lượng ăn mỗi bữa và số bữa mỗi ngày. Có trẻ ăn nhiều hơn bú sữa, cũng có trẻ bú nhiều hơn ăn cho nên mẹ cũng phải uyển chuyển một chút. Điều quan trọng là bé đủ no và tăng trưởng tốt cả về cân nặng và chiều cao.
Chú ý đọc thành phần của bánh ăn dặm cho bé trước khi lựa chọn nhé các mẹ
Giữa rất nhiều loại bánh ăn dặm trên thị trường, thì Bánh ăn dặm Hươu cao cổ vẫn luôn được lòng các mẹ Việt. Bởi vì:
·        Bánh được làm từ bột khoai tây, nước cốt  dừa, trái cây, và các thành phần tự nhiên khác, mùi vị thơm ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
·        Bánh không chứa gluten và không sữa bò rất tốt cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé trong giai đoạn ăn dặm.
·        Bánh chứa sắc và canxi giúp bé phát triển trí não và xây dựng cấu trúc xương, răng chắc khỏe.
Bánh ăn dặm hươu cao cổ đảm bảo an toàn cho bé yêu của mẹ
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

Những vấn đề về da mà mẹ bầu thường gặp vào mùa lạnh

Mùa lạnh với thời tiết khô hanh và nhiệt độ thấp gây ra rất nhiều vấn đề về da cho chị em phụ nữ, đặc biệt đối với các mẹ bầu, da còn nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn rất nhiều. Điều này khiến mẹ phải lo lắng và chuẩn bị nhiều phương pháp dưỡng da cho bà bầu thích hợp! Hãy cùng Earthmama tìm hiểu những vấn đề về da mà mẹ bầu thường gặp vào mùa lạnh để chuẩn bị tinh thần đối phó mẹ nhé!

Mùa lạnh với thời tiết khô hanh và nhiệt độ thấp gây ra rất nhiều vấn đề về da
1. Hiện tượng “da rắn” nứt nẻ
Đây là hiện tượng mà da của mẹ không bong tróc như trường hợp trên nhưng sần sùi và sờ vào rất thô ráp, xỉn màu. Nguyên nhân do mẹ không chăm sóc da đều đặn, lớp tế bào chết dày lên và làn da sần vì không được dưỡng ẩm. Để có hiệu quả cao, mẹ có thể thử các sản phẩm dưỡng thể giúp làm mềm tế bào chết trên cơ thể, lấy đi những lớp da sần sùi thô ráp và khiến da mẹ rất mướt mịn và bóng khỏe. Nếu lo lắng về các chất hóa học thì kem dưỡng da thiên nhiên là lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ.
2. Da bong vảy
Khi mùa đông đến, da thường xuất hiện tình trạng bong tróc đóng vảy, khi make up thì thường bị đọng phấn vào các vết nẻ trên da, hoặc khi mặc quần áo thì để lại các vệt trắng trên quần áo rất mất thẩm mỹ. Ngay lúc này, việc quan trọng nhất đó chính là tẩy da chết thật kỹ và dùng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da cho bà bầu. Mẹ có thể thử phương pháp “dry brushing” – tắm khô, sử dụng bàn chải để chải da toàn bộ cơ thể và tắm lại với nước và sữa tắm như bình thường. Đây là phương pháp đặc biệt giúp tăng tuần hoàn màu, làm da mịn màng mềm mại và không còn tế bào chết.
Tẩy da chết thật kỹ và dùng kem dưỡng ẩm hạn chế da bong vảy
3. Da đỏ và kích ứng
Điều này đặc biệt hay gặp với những mẹ da nhạy cảm và da khô. Thời tiết khô hanh làm da mẹ bị kích ứng, đỏ rát. Điều đầu tiên cần làm đó là mẹ hãy thay toàn bộ sữa tắm, sữa rửa mặt sang loại nhẹ dịu hơn và cố gắng sử dụng những loại kem dưỡng da thiên nhiên với khả năng giữ ẩm cao hơn. Tránh xa việc dùng khăn bông khô cứng lau mặt và cơ thể càng làm da kích ứng hơn. Mẹ có thể dùng khăn sợi thật mềm hoặc khăn sữa của em bé để lau khô da và tránh làm da mẩn đỏ. Xịt khoáng cũng nên là vật bất li thân của mẹ trong trường hợp này.
4. Mụn đỏ
Việc ăn nhiều đồ cay nóng vào mùa lạnh, mặc quần áo bí có thể dẫn đến tình trạng mụn đỏ trên mặt và cơ thể như vùng lưng, ngực. Mẹ có thể khắc phục bằng cách sử dụng các loại quần áo thoáng hơn, tắm kỹ vùng da có mụn, hạn chế đồ rán, đồ ăn cay nóng và nhớ rằng đừng cố sử dụng các sản phẩm trị mụn như mùa hè, bởi chúng làm khô da của mẹ và khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
Mụn đỏ là tình trạng phổ biến về da mùa lạnh của mẹ bầu
5. Ngứa ngáy khắp cơ thể
Mẹ nên tắm nước ấm và trong thời gian ngắn, việc tắm quá lâu dưới nước nóng trong mùa khô lạnh sẽ khiến làn da mẹ khô hơn và gây ngứa ngáy khắp cơ thể. Không mặc các chất liệu len cọ xát với cơ thể, cố gắng mặc các loại áo từ lụa hay cotton bên trong những chiếc áo len của mẹ, tránh việc da bị kích ứng gây ngứa ngáy.
6. Bôi dưỡng ẩm mà da vẫn khô
Khi mẹ bôi kem dưỡng mà da vẫn khô, mẹ nên chú ý đến thời gian bôi kem. Hãy bôi kem ở trong phòng tắm, khi da vẫn chưa khô hẳn. Điều này giúp khóa độ ẩm ở trên da và giúp da hấp thụ được kem dưỡng tốt hơn so với khi mẹ lau khô người. Mẹ nên cân nhắc chuyển từ sữa dưỡng thể (lotion) sang các loại kem dưỡng da thiên nhiên có kết cấu đặc và dày hơn như bơ dưỡng thể (butter), kem dưỡng thể (cream), hoặc dùng dầu dưỡng da cho hiệu quả cao và sâu hơn.
Trên đây là 6 vấn đề về da mà mẹ bầu cần lưu ý vào mùa đông, mẹ hãy quan tâm đến làn da của mình hơn nhé!
Với sự trân trọng sức khỏe và làn da của mẹ, Earthmama mang đến Kem dưỡng da mặt hoa cúc Bio Lady organic (ngày & đêm).
Kem dưỡng da mặt hoa cúc Bio Lady organic (ngày & đêm)
Được chiết xuất hoa cúc organic, dầu cám gạo, bơ thực vật, Glyceric organic chiết xuất từ hoa cúc, dầu jojoba organic, Kem dưỡng da mặt hoa cúc Bio Lady organic (ngày & đêm) dễ dàng và nhanh chóng thấm qua da giúp bảo vệ làn da trước tác động của môi trường bên ngoài, đồng thời thêm ẩm, cho làn da mịn màng và mượt mà.
Ghé ngay Earthmama để có được giải pháp bảo vệ làn da từ thiên nhiên mẹ nhé!
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

Mẹ nên chăm sóc vùng kín sau sinh như thế nào để đảm bảo an toàn?

Sau sinh là giai đoạn mà mẹ phải chịu nhiều sự thay đổi của cơ thể nhất, chính vì thế đây là giai đoạn mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể của mình. Ngoài vóc dáng, làn da thì việc chăm sóc vùng kín sau sinh cũng là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp mẹ sống vui khỏe, tránh gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy mẹ nên chăm sóc vùng kín sau sinh như thế nào để đảm bảo an toàn?

Mẹ nên vệ sinh vùng kín như thế nào sau sinh?
1. Một số thay đổi của vùng kín sau sinh Mẹ nên biết
Khô âm đạo
Thông thường âm đạo được giữ ẩm và khỏe mạnh là nhờ sự tiết ra chất dịch nhầy ở cửa tử cung nhờ hormon Estrogen, chất dịch này có tác dụng làm bôi trơn âm đạo giữ cho âm đạo không bị khô, giúp bảo vệ các mô âm đạo khỏi bị tổn thương và tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh hoạt vợ chồng. Sau khi sinh, đa phần hàm lượng hormon Estrogen ở nhiều chị em giảm xuống nhiều. Dấu hiệu chung của bệnh là chất dịch nhờn ở âm đạo ít, trong quá trình quan hệ có cảm giác nóng rát, đau và khó quan hệ, điều này gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.
Vùng kín bị thâm đen
Vùng kín thâm đen là tình trạng khá phổ biến ở chị em sau sinh. Nguyên nhân cũng là do sự thay đổi nội tiết thất thường trong thân thể. Nhiều chị em cảm thấy mất tự tín khi vùng kín sau sinh của mình thâm đen, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và đời sống hằng ngày.
Xem thêm về Chăm sóc bà bầu
 Vùng kín nặng mùi hơn
Sau khi sinh, cơ thể của Mẹ sẽ nặng mùi hơn, đặc biệt là vùng kín. Để có thể cải thiện điều này, sau khi xuất viện về nhà, Mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, và xông hơ đều đặn cơ thể với lá tắm dành cho bà đẻ. Cách 2,3 ngày mẹ xông hơ một lần, đặc biệt là xông hơ kỹ vùng kín, mẹ sẽ cảm nhận được cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Vùng kín năng mùi hơn làm Mẹ mất tự tin và khó chịu
Sản dịch sau sinh sẽ kéo dài vài tuần
Sản dịch hay còn gọi là dịch tiết âm đạo thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và các mảng ô hoại tử bong ra từ lớp niêm mạc cổ tử cung. Theo đó trong vài ngày đầu sau sinh, sản dịch của mẹ sẽ chứa nhiều máu có màu đỏ tươi giống như máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên càng về sau sản dịch sẽ ra ít hơn và có màu hồng nhạt. Cho đến 10 ngày tiếp theo, sản dịch sẽ ra rất ít chỉ là chất dịch có màu trắng hoặc màu vàng. Và sau từ 2-4 tuần thì chất màu trắng sẽ giảm và mất hẳn.
Mẹ sẽ bị són tiểu
Mẹ đừng quá hoảng hốt khi mẹ có vẻ tiểu tiện không kiểm soát sau sinh. Mẹ có thể bị són tiểu trong quá trình bài tiết, nâng vật nặng, hắt hơi hoặc thậm chí ho. Đây là tình trạng thường gặp sau sinh nên Mẹ không cần lo lắng nhiều nhé.
2. Tại sao phải chăm sóc vùng kín sau sinh?
– Thai phụ khi lựa chọn phương pháp sinh thường sẽ được các bác sĩ cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn để giúp cho việc chuyển dạ thuận lợi hơn. Vết rạch có thể dài, ngắn tùy vào từng trường hợp cụ thể tuy nhiên cảm giác sưng, đau nhất là khi vận động nhiều hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn là điểm chung thường gặp.
Tại thời điểm nhạy cảm này nếu không biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh vết khâu không những lâu hồi phục mà còn có nguy cơ đối mặt với tình trạng viêm nhiễm như vết thương bị nhiễm khuẩn, có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa; có mùi hôi khó chịu; mắc phải một số căn bệnh phụ khoa sau sinh như khí hư (huyết trắng), viêm nấm… và có cảm giác đau do vết rạch tầng sinh môn và chứng khô âm đạo.
– Mang thai, sinh nở không chỉ khiến phái đẹp mất đi vóc dáng thon gọn vốn có mà ngay cả vùng kín cũng trở nên thâm sạm, xấu xí. Phục hồi và chăm sóc vùng kín sau sinh sẽ giúp chị em trẻ hóa vùng kín, lấy lại sự tự tin vốn có cũng như trở nên quyến rũ hơn trong mắt người bạn đời.
Vùng kín sạch sẽ, thông thoáng sẽ mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ
3. Cách chăm sóc vùng kín sau sinh
Vệ sinh đúng cách
Chăm sóc cửa mình sau sinh luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kì cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn. Rửa nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm pha chút muối rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 3 lần/ngày. Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng, trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ. Trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng.
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Khi sản dịch chảy ra, Mẹ cần lưu ý cứ sau 4 giờ nên thay băng vệ sinh để vùng kín luôn được khô ráo. Và đặc biệt, nên lựa chọn các loại băng dễ thấm hút, không dùng loại có mùi thơm và khi vệ sinh nên sử dụng nước ấm. Thời gian này, Mẹ cũng không được tự ý rửa âm đạo. Để vết thương vùng tầng sinh môn mau lành, Mẹ nên chọn mặc loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, đặc biệt quần lót phải là loại thật thoáng, sạch.
Lưu ý khi đi tiểu 
Đối với chị em sinh thường hầu hết đều phải rạch tầng sinh môn. Vì vậy, khi tiểu tiện để tránh cảm giác đau rát ở các vết rạch, chị em nên vừa đi tiểu vừa dùng vòi hoa sen xả nhẹ. Vệ sinh xong nên lấy khăn bông sạch thấm khô để tránh hiện tượng ẩm ướt gây viêm nhiễm vết thương. Trường hợp bị bí tiểu, cách chăm sóc vùng kín sau sinh tốt nhất, chị em có thể thử chườm nóng kết hợp massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới
Thận trọng khi di chuyển
Trải qua quá trình vượt cạn nên chỉ một chút thao tác mạnh cũng có thể làm “cô bé” bị đau. Chính vì vậy, thời gian đầu, Mẹ nên di chuyển từ từ, khi ngồi dậy phải từ từ, hít thở đều, đứng lên ngồi xuống phải chầm chậm để không bị chóng mặt. Khi chóng mặt thì không nên đi lại để tránh bị choáng, ngất. Trong 1-2 tháng đầu, tuyệt đối không khuân vác đồ nặng có thể dẫn đến tình trạng sa tử cung gây hại cho sức khỏe của Mẹ sau này.
Tránh mặc quần quá chật
Sau khi sinh, Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chúng không chỉ giúp Mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa quần áo và “vết thương”. Đặc biệt, tránh mặc quần lót quá chật, bó sát vào người.
Để giúp Mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và an toàn, Earthmama xin giới thiệu đến Mẹ sản phẩm Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley Organic .
dung dịch vệ sinh phụ nữ
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley Organic
Đây là sản phẩm được bác sĩ Anh khuyên dùng hằng ngày vì:
1. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được các Bác sĩ sản phụ khoa của Vương quốc Anh phê duyệt sử dụng . Đây là một thông điệp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. “Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley Organic” đã được kiểm nghiệm da liễu và đã được các Bác sỹ da liễu phê duyệt. Không chỉ an toàn về độ pH 4.5 – 5 (độ pH của vùng kín bình thường giao động từ 4.5 – 5.5) , mà sự phê duyệt của các Bác sĩ da liễu tại Anh có nghĩa “dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley organic” tuyệt đối an toàn cho làn da người sử dụng.
3. “Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentely Organic” đã được Hiệp Hội Đất của Anh (Tổ chức độc lập của Anh chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho chăm sóc da và sức khỏe) chứng nhận là sản phẩm organic với thành phần organic chiếm 85% .
Hãy chăm sóc vùng kín sau sinh thật khoa học và an toàn để luôn thoải mái và tự tin mọi lúc mọi nơi, Mẹ nhé!
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

Mẹ có nên cho bé ăn dặm sớm ?

Nhiều mẹ có con nhỏ thắc mắc liệu rằng có nên cho bé ăn dặm sớm hay không? Ăn dặm sớm là giúp con phát triển tốt hay đang làm hại con? Nếu Mẹ vẫn chưa thể giải đáp những câu hỏi này thì tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé, Earthmama tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc về vấn đề ăn dặm của bé yêu đấy!

Mẹ có nên cho bé ăn dặm sớm không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện, đã tiêu hóa được các loại thực phẩm mềm nên việc hấp thu các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ sẽ dễ dàng hơn. Trong trường hợp mẹ phải đi làm trước khi con được 6 tháng tuổi thì có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho trẻ bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để ở nhà cho trẻ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho trẻ ăn sữa công thức.
1. Những tác hại khi cho bé ăn dặm sớm
Bé dễ chán sữa mẹ
Khi bạn tập cho bé ăn dặm, lượng sữa cho bú sẽ giảm đi khiến nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bị thiếu hụt. Trong khi đó, ở thời điểm này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thiết yếu nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, khi hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để đảm nhiệm vai trò tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nên nguồn thực phẩm bên ngoài khó có khả năng được cơ thể hấp thu một cách tốt nhất. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài như vậy sẽ dẫn đến hiện trạng suy dinh dưỡng, còi cọc ở trẻ em. Trẻ cũng bị suy giảm sức đề kháng do thiếu hụt chất miễn dịch quý giá vốn chỉ có trong sữa mẹ.
Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao gấp 3 lần so với những trẻ khác được cho ăn đúng thời điểm. Điều này được lý giải là do khi trẻ bắt đầu thích nghi với thức ăn dặm, các bà mẹ thường cho rằng đó là dấu hiệu tốt và cố gắng nhồi nhét tẩm bổ nhiều thức ăn hơn cho bé. Lâu dần, thói quen ăn uống này trở thành và khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn những đứa trẻ khác. 
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì
Dễ bị rối loạn tiêu hóa
Men tiêu hóa của dạ dày chưa tiết ra đủ để có thể tiêu hóa hết những dạng thức ăn giàu đạm và chất béo. Đó là lý do khiến bé thường đi phân sống, tiêu chảy nhiều. 
Dễ bị dị ứng thức ăn
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đủ để tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn nên một số chất trong các thực phẩm ăn dặm của bé có thể gây ra những dị ứng. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn đối với những đứa trẻ có cơ địa yếu. Tỷ lệ trẻ nhỏ dị ứng trong giai đoạn ăn dặm là khoảng 8 – 10%. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cho bé ăn từng chút một để xem phản ứng của trẻ ra sao trước khi cho bé ăn với lượng lớn hơn. Đồng thời, nên tập cho bé quen với một loại thức ăn từ 3-5 ngày trước khi chuyển sang món mới. 

Tổn thương thận
Cũng vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn như không đủ dịch nhầy tiêu hóa, thiếu enzyme tiêu hóa có chức năng phân cắt dạng thức ăn tinh bột như enzyme amylase; phân cắt đạm như enzyme protease; phân cắt chất béo như enzyme lipase…Chính vì thức ăn tiêu hóa không hoàn toàn đã khiến thận phải làm việc quá sức nhất khi bé ăn những thực phẩm quá nhiều protein và lipid. Những chất này sẽ bị lắng cặn lại ở thận và gây bệnh. Ngoài ra, kết cấu thức ăn dạng đặc sẽ làm cho trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy. 
2. Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm
  • Sau khi bú no sữa, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
  • Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
  • Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
  • Bé trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
Khi bắt đầu muốn ăn dặm, bé trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm
3. Những lưu ý khi trẻ ăn dặm
Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6
Không nên cho trẻ ăn dặm trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nhiều bà mẹ nghe theo các kiến thức trước kia, luôn có xu hướng muốn cho con “biết chạy” trước khi “biết bò” với hy vọng con không thua kém bạn bè. Mới tháng thứ 4, mẹ đã muốn cho con bắt đầu làm quen với món ăn dặm. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ vì cơ thể trẻ chưa có đủ các chất men cần thiết để tiêu hóa những chất ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có bú sữa ngoài (không bú mẹ hoàn toàn) thì bạn có thể cho trẻ làm quen với món ăn dặm sớm hơn một chút, vào khoảng tháng thứ 5.
Nên cho trẻ ăn dặm những gì?
Để chuẩn bị cho quá trình ăn dặm của trẻ, từ cuối tháng thứ 4, bạn nên bắt đầu cho bé “nhấm thử” những vị món này món kia ngoài sữa mẹ. Lưu ý, chỉ “nhấm thử” chứ không “ăn”. Nghĩa là ví dụ thỉnh thoảng, bạn có thể chấm một chút xíu nước súp trên đầu muỗng và chạm vào môi bé một cái. Những lần “nhấm thử” này ít đến nỗi sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng cái được rất lớn là trẻ sẽ dần ý thức được rằng có những cái “gì đó” ngoài hương vị sữa mẹ bình thường.
Từ tháng thứ 5 hoặc 6, bắt đầu cho trẻ ăn dặm theo công thức: từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Ban đầu, bạn có thể cho con ăn từng chút ít trái cây nghiền thật nhuyễn như đu đủ. Khi bắt đầu với bột, chén bột chỉ bao gồm 2 muỗng bột trong 200ml nước. Bạn cũng có thể bắt đầu sử dụng các loại bánh ăn dặm cho bé để giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Lưu ý là khoảng thời gian này, nước dùng để pha bột nên là nước trong hoàn toàn. Chỉ nêm thêm một chút xíu nước mắm nhạt, không dùng bột nêm, không dùng nước thịt để nấu bột.
Không nên lạm dụng thức ăn xay nhuyễn
Các chất xơ trong rau củ rất cần cho trẻ, cũng như các “xác” thịt cá mới đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé yêu của bạn.
Bạn chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn vào giai đoạn tập ăn dặm đầu tiên. Khi răng của trẻ mọc đủ dần, không nên cái gì cũng xay nhuyễn cho con vì sợ con tiêu hóa không tốt nữa. Thói quen đó của mẹ có thể khiến bé chỉ biết nuốt trọng, không chịu nhai, không có thói quen dùng răng hàm nghiền thức ăn.
Độ 7-8 tháng, bé đã có thể ăn được cháo nhuyễn rồi. Đến 12 tháng thì đã có thể làm quen với cháo nấu còn hạt. Bạn cần nắm được “lịch trình” này để thay đổi dần thức ăn theo hướng tập cho con nhai dần. Vào thời điểm trẻ được 7 tháng, đã không nên dùng máy sinh tố nữa mà nên rây cháo qua lỗ rây, để có một chút “lợn cợn” giúp trẻ làm quen thay vì mọi thứ được nhuyễn nhừ hết cả.
Mẹ nên cân nhắc để lựa chọn được loại thức ăn phù hợp với bé khi ăn dặm để bé khỏe và mẹ cũng vui nhé. Earthmama xin giới thiệu đến bạn sản phẩm Bánh mầm gạo lức organic vị chuối và chocolatethực phẩm ăn dặm an toàn và hiệu quả cho sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Sản phẩm làm từ hạt gạo lức organic nẩy mầm giúp cung cấp GABA để Bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn , Amino Acid tốt cho sự phát triển của trí não và giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đây là loại thực phẩm Organic hiện đang được các mẹ tin dùng.
https://earthmama.vn/wp-content/uploads/2015/12/Choco-Banana.jpg
Bánh cho bé ăn dặm làm từ hạt gạo lức organic nẩy mầm
Ưu điểm vượt trội của bánh mầm gạo Apple Monkey
  • Gluten free
  • Không sữa
  • Không đậu phộng – không đậu nành – không trứng
  • Không chất bảo quản
  • Không bột ngọt
Thành phần của bánh mầm gạo Apple Monkey:
  • Gạo lức nẩy mầm organic 79%
  • Đường nâu 18%
  • Bột cacao 15%
  • Chuối 1%
  • Bột củ mì 0.2%
  • Bột bắp 0.2%
  • Muối 0.1%
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes