BREAKING NEWS
Showing posts with label Khỏe Đẹp. Show all posts
Showing posts with label Khỏe Đẹp. Show all posts

Sunday, February 11, 2018

Mẹ nên chăm sóc vùng kín sau sinh như thế nào để đảm bảo an toàn?

Sau sinh là giai đoạn mà mẹ phải chịu nhiều sự thay đổi của cơ thể nhất, chính vì thế đây là giai đoạn mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể của mình. Ngoài vóc dáng, làn da thì việc chăm sóc vùng kín sau sinh cũng là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp mẹ sống vui khỏe, tránh gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy mẹ nên chăm sóc vùng kín sau sinh như thế nào để đảm bảo an toàn?

Mẹ nên vệ sinh vùng kín như thế nào sau sinh?
1. Một số thay đổi của vùng kín sau sinh Mẹ nên biết
Khô âm đạo
Thông thường âm đạo được giữ ẩm và khỏe mạnh là nhờ sự tiết ra chất dịch nhầy ở cửa tử cung nhờ hormon Estrogen, chất dịch này có tác dụng làm bôi trơn âm đạo giữ cho âm đạo không bị khô, giúp bảo vệ các mô âm đạo khỏi bị tổn thương và tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh hoạt vợ chồng. Sau khi sinh, đa phần hàm lượng hormon Estrogen ở nhiều chị em giảm xuống nhiều. Dấu hiệu chung của bệnh là chất dịch nhờn ở âm đạo ít, trong quá trình quan hệ có cảm giác nóng rát, đau và khó quan hệ, điều này gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.
Vùng kín bị thâm đen
Vùng kín thâm đen là tình trạng khá phổ biến ở chị em sau sinh. Nguyên nhân cũng là do sự thay đổi nội tiết thất thường trong thân thể. Nhiều chị em cảm thấy mất tự tín khi vùng kín sau sinh của mình thâm đen, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và đời sống hằng ngày.
Xem thêm về Chăm sóc bà bầu
 Vùng kín nặng mùi hơn
Sau khi sinh, cơ thể của Mẹ sẽ nặng mùi hơn, đặc biệt là vùng kín. Để có thể cải thiện điều này, sau khi xuất viện về nhà, Mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, và xông hơ đều đặn cơ thể với lá tắm dành cho bà đẻ. Cách 2,3 ngày mẹ xông hơ một lần, đặc biệt là xông hơ kỹ vùng kín, mẹ sẽ cảm nhận được cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Vùng kín năng mùi hơn làm Mẹ mất tự tin và khó chịu
Sản dịch sau sinh sẽ kéo dài vài tuần
Sản dịch hay còn gọi là dịch tiết âm đạo thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và các mảng ô hoại tử bong ra từ lớp niêm mạc cổ tử cung. Theo đó trong vài ngày đầu sau sinh, sản dịch của mẹ sẽ chứa nhiều máu có màu đỏ tươi giống như máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên càng về sau sản dịch sẽ ra ít hơn và có màu hồng nhạt. Cho đến 10 ngày tiếp theo, sản dịch sẽ ra rất ít chỉ là chất dịch có màu trắng hoặc màu vàng. Và sau từ 2-4 tuần thì chất màu trắng sẽ giảm và mất hẳn.
Mẹ sẽ bị són tiểu
Mẹ đừng quá hoảng hốt khi mẹ có vẻ tiểu tiện không kiểm soát sau sinh. Mẹ có thể bị són tiểu trong quá trình bài tiết, nâng vật nặng, hắt hơi hoặc thậm chí ho. Đây là tình trạng thường gặp sau sinh nên Mẹ không cần lo lắng nhiều nhé.
2. Tại sao phải chăm sóc vùng kín sau sinh?
– Thai phụ khi lựa chọn phương pháp sinh thường sẽ được các bác sĩ cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn để giúp cho việc chuyển dạ thuận lợi hơn. Vết rạch có thể dài, ngắn tùy vào từng trường hợp cụ thể tuy nhiên cảm giác sưng, đau nhất là khi vận động nhiều hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn là điểm chung thường gặp.
Tại thời điểm nhạy cảm này nếu không biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh vết khâu không những lâu hồi phục mà còn có nguy cơ đối mặt với tình trạng viêm nhiễm như vết thương bị nhiễm khuẩn, có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa; có mùi hôi khó chịu; mắc phải một số căn bệnh phụ khoa sau sinh như khí hư (huyết trắng), viêm nấm… và có cảm giác đau do vết rạch tầng sinh môn và chứng khô âm đạo.
– Mang thai, sinh nở không chỉ khiến phái đẹp mất đi vóc dáng thon gọn vốn có mà ngay cả vùng kín cũng trở nên thâm sạm, xấu xí. Phục hồi và chăm sóc vùng kín sau sinh sẽ giúp chị em trẻ hóa vùng kín, lấy lại sự tự tin vốn có cũng như trở nên quyến rũ hơn trong mắt người bạn đời.
Vùng kín sạch sẽ, thông thoáng sẽ mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ
3. Cách chăm sóc vùng kín sau sinh
Vệ sinh đúng cách
Chăm sóc cửa mình sau sinh luôn sạch sẽ, chống nhiễm trùng là điều cực kì cần thiết sau khi bị rạch tầng sinh môn. Rửa nhẹ nhàng vùng kín với nước ấm pha chút muối rồi sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch ít nhất 3 lần/ngày. Cách rửa cũng rất quan trọng để tránh bị nhiễm trùng, trước tiên là rửa âm hộ và hai âm môi, sau đó mới đến hậu môn. Không nên rửa từ hậu môn rồi mới đến âm hộ để tránh đưa những chất bẩn từ hậu môn sang âm hộ. Trong vòng 6-8 tuần sau khi sinh cần tránh không sinh hoạt vợ chồng.
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Khi sản dịch chảy ra, Mẹ cần lưu ý cứ sau 4 giờ nên thay băng vệ sinh để vùng kín luôn được khô ráo. Và đặc biệt, nên lựa chọn các loại băng dễ thấm hút, không dùng loại có mùi thơm và khi vệ sinh nên sử dụng nước ấm. Thời gian này, Mẹ cũng không được tự ý rửa âm đạo. Để vết thương vùng tầng sinh môn mau lành, Mẹ nên chọn mặc loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, đặc biệt quần lót phải là loại thật thoáng, sạch.
Lưu ý khi đi tiểu 
Đối với chị em sinh thường hầu hết đều phải rạch tầng sinh môn. Vì vậy, khi tiểu tiện để tránh cảm giác đau rát ở các vết rạch, chị em nên vừa đi tiểu vừa dùng vòi hoa sen xả nhẹ. Vệ sinh xong nên lấy khăn bông sạch thấm khô để tránh hiện tượng ẩm ướt gây viêm nhiễm vết thương. Trường hợp bị bí tiểu, cách chăm sóc vùng kín sau sinh tốt nhất, chị em có thể thử chườm nóng kết hợp massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới
Thận trọng khi di chuyển
Trải qua quá trình vượt cạn nên chỉ một chút thao tác mạnh cũng có thể làm “cô bé” bị đau. Chính vì vậy, thời gian đầu, Mẹ nên di chuyển từ từ, khi ngồi dậy phải từ từ, hít thở đều, đứng lên ngồi xuống phải chầm chậm để không bị chóng mặt. Khi chóng mặt thì không nên đi lại để tránh bị choáng, ngất. Trong 1-2 tháng đầu, tuyệt đối không khuân vác đồ nặng có thể dẫn đến tình trạng sa tử cung gây hại cho sức khỏe của Mẹ sau này.
Tránh mặc quần quá chật
Sau khi sinh, Mẹ nên ưu tiên những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Chúng không chỉ giúp Mẹ cảm thấy dễ chịu, mà còn hạn chế những tiếp xúc không cần thiết giữa quần áo và “vết thương”. Đặc biệt, tránh mặc quần lót quá chật, bó sát vào người.
Để giúp Mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và an toàn, Earthmama xin giới thiệu đến Mẹ sản phẩm Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley Organic .
dung dịch vệ sinh phụ nữ
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley Organic
Đây là sản phẩm được bác sĩ Anh khuyên dùng hằng ngày vì:
1. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được các Bác sĩ sản phụ khoa của Vương quốc Anh phê duyệt sử dụng . Đây là một thông điệp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. “Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley Organic” đã được kiểm nghiệm da liễu và đã được các Bác sỹ da liễu phê duyệt. Không chỉ an toàn về độ pH 4.5 – 5 (độ pH của vùng kín bình thường giao động từ 4.5 – 5.5) , mà sự phê duyệt của các Bác sĩ da liễu tại Anh có nghĩa “dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentley organic” tuyệt đối an toàn cho làn da người sử dụng.
3. “Dung dịch vệ sinh phụ nữ Bentely Organic” đã được Hiệp Hội Đất của Anh (Tổ chức độc lập của Anh chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho chăm sóc da và sức khỏe) chứng nhận là sản phẩm organic với thành phần organic chiếm 85% .
Hãy chăm sóc vùng kín sau sinh thật khoa học và an toàn để luôn thoải mái và tự tin mọi lúc mọi nơi, Mẹ nhé!
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

Mẹ có nên cho bé ăn dặm sớm ?

Nhiều mẹ có con nhỏ thắc mắc liệu rằng có nên cho bé ăn dặm sớm hay không? Ăn dặm sớm là giúp con phát triển tốt hay đang làm hại con? Nếu Mẹ vẫn chưa thể giải đáp những câu hỏi này thì tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé, Earthmama tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc về vấn đề ăn dặm của bé yêu đấy!

Mẹ có nên cho bé ăn dặm sớm không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện, đã tiêu hóa được các loại thực phẩm mềm nên việc hấp thu các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ sẽ dễ dàng hơn. Trong trường hợp mẹ phải đi làm trước khi con được 6 tháng tuổi thì có thể tận dụng nguồn sữa mẹ bằng cách cho trẻ bú trước khi đi làm, buổi trưa tranh thủ về cho bú, tăng cường bú ban đêm hoặc vắt sẵn sữa để ở nhà cho trẻ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì mới cho trẻ ăn sữa công thức.
1. Những tác hại khi cho bé ăn dặm sớm
Bé dễ chán sữa mẹ
Khi bạn tập cho bé ăn dặm, lượng sữa cho bú sẽ giảm đi khiến nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bị thiếu hụt. Trong khi đó, ở thời điểm này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thiết yếu nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, khi hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để đảm nhiệm vai trò tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nên nguồn thực phẩm bên ngoài khó có khả năng được cơ thể hấp thu một cách tốt nhất. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài như vậy sẽ dẫn đến hiện trạng suy dinh dưỡng, còi cọc ở trẻ em. Trẻ cũng bị suy giảm sức đề kháng do thiếu hụt chất miễn dịch quý giá vốn chỉ có trong sữa mẹ.
Nguy cơ mắc bệnh béo phì
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được cho ăn dặm trước 4 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao gấp 3 lần so với những trẻ khác được cho ăn đúng thời điểm. Điều này được lý giải là do khi trẻ bắt đầu thích nghi với thức ăn dặm, các bà mẹ thường cho rằng đó là dấu hiệu tốt và cố gắng nhồi nhét tẩm bổ nhiều thức ăn hơn cho bé. Lâu dần, thói quen ăn uống này trở thành và khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn những đứa trẻ khác. 
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì
Dễ bị rối loạn tiêu hóa
Men tiêu hóa của dạ dày chưa tiết ra đủ để có thể tiêu hóa hết những dạng thức ăn giàu đạm và chất béo. Đó là lý do khiến bé thường đi phân sống, tiêu chảy nhiều. 
Dễ bị dị ứng thức ăn
Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đủ để tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn nên một số chất trong các thực phẩm ăn dặm của bé có thể gây ra những dị ứng. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn đối với những đứa trẻ có cơ địa yếu. Tỷ lệ trẻ nhỏ dị ứng trong giai đoạn ăn dặm là khoảng 8 – 10%. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên cho bé ăn từng chút một để xem phản ứng của trẻ ra sao trước khi cho bé ăn với lượng lớn hơn. Đồng thời, nên tập cho bé quen với một loại thức ăn từ 3-5 ngày trước khi chuyển sang món mới. 

Tổn thương thận
Cũng vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện để làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn như không đủ dịch nhầy tiêu hóa, thiếu enzyme tiêu hóa có chức năng phân cắt dạng thức ăn tinh bột như enzyme amylase; phân cắt đạm như enzyme protease; phân cắt chất béo như enzyme lipase…Chính vì thức ăn tiêu hóa không hoàn toàn đã khiến thận phải làm việc quá sức nhất khi bé ăn những thực phẩm quá nhiều protein và lipid. Những chất này sẽ bị lắng cặn lại ở thận và gây bệnh. Ngoài ra, kết cấu thức ăn dạng đặc sẽ làm cho trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy. 
2. Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm
  • Sau khi bú no sữa, bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
  • Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
  • Trước đây bé ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
  • Bé trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
Khi bắt đầu muốn ăn dặm, bé trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm
3. Những lưu ý khi trẻ ăn dặm
Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6
Không nên cho trẻ ăn dặm trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nhiều bà mẹ nghe theo các kiến thức trước kia, luôn có xu hướng muốn cho con “biết chạy” trước khi “biết bò” với hy vọng con không thua kém bạn bè. Mới tháng thứ 4, mẹ đã muốn cho con bắt đầu làm quen với món ăn dặm. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ vì cơ thể trẻ chưa có đủ các chất men cần thiết để tiêu hóa những chất ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có bú sữa ngoài (không bú mẹ hoàn toàn) thì bạn có thể cho trẻ làm quen với món ăn dặm sớm hơn một chút, vào khoảng tháng thứ 5.
Nên cho trẻ ăn dặm những gì?
Để chuẩn bị cho quá trình ăn dặm của trẻ, từ cuối tháng thứ 4, bạn nên bắt đầu cho bé “nhấm thử” những vị món này món kia ngoài sữa mẹ. Lưu ý, chỉ “nhấm thử” chứ không “ăn”. Nghĩa là ví dụ thỉnh thoảng, bạn có thể chấm một chút xíu nước súp trên đầu muỗng và chạm vào môi bé một cái. Những lần “nhấm thử” này ít đến nỗi sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng cái được rất lớn là trẻ sẽ dần ý thức được rằng có những cái “gì đó” ngoài hương vị sữa mẹ bình thường.
Từ tháng thứ 5 hoặc 6, bắt đầu cho trẻ ăn dặm theo công thức: từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Ban đầu, bạn có thể cho con ăn từng chút ít trái cây nghiền thật nhuyễn như đu đủ. Khi bắt đầu với bột, chén bột chỉ bao gồm 2 muỗng bột trong 200ml nước. Bạn cũng có thể bắt đầu sử dụng các loại bánh ăn dặm cho bé để giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Lưu ý là khoảng thời gian này, nước dùng để pha bột nên là nước trong hoàn toàn. Chỉ nêm thêm một chút xíu nước mắm nhạt, không dùng bột nêm, không dùng nước thịt để nấu bột.
Không nên lạm dụng thức ăn xay nhuyễn
Các chất xơ trong rau củ rất cần cho trẻ, cũng như các “xác” thịt cá mới đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé yêu của bạn.
Bạn chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn vào giai đoạn tập ăn dặm đầu tiên. Khi răng của trẻ mọc đủ dần, không nên cái gì cũng xay nhuyễn cho con vì sợ con tiêu hóa không tốt nữa. Thói quen đó của mẹ có thể khiến bé chỉ biết nuốt trọng, không chịu nhai, không có thói quen dùng răng hàm nghiền thức ăn.
Độ 7-8 tháng, bé đã có thể ăn được cháo nhuyễn rồi. Đến 12 tháng thì đã có thể làm quen với cháo nấu còn hạt. Bạn cần nắm được “lịch trình” này để thay đổi dần thức ăn theo hướng tập cho con nhai dần. Vào thời điểm trẻ được 7 tháng, đã không nên dùng máy sinh tố nữa mà nên rây cháo qua lỗ rây, để có một chút “lợn cợn” giúp trẻ làm quen thay vì mọi thứ được nhuyễn nhừ hết cả.
Mẹ nên cân nhắc để lựa chọn được loại thức ăn phù hợp với bé khi ăn dặm để bé khỏe và mẹ cũng vui nhé. Earthmama xin giới thiệu đến bạn sản phẩm Bánh mầm gạo lức organic vị chuối và chocolatethực phẩm ăn dặm an toàn và hiệu quả cho sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Sản phẩm làm từ hạt gạo lức organic nẩy mầm giúp cung cấp GABA để Bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn , Amino Acid tốt cho sự phát triển của trí não và giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đây là loại thực phẩm Organic hiện đang được các mẹ tin dùng.
https://earthmama.vn/wp-content/uploads/2015/12/Choco-Banana.jpg
Bánh cho bé ăn dặm làm từ hạt gạo lức organic nẩy mầm
Ưu điểm vượt trội của bánh mầm gạo Apple Monkey
  • Gluten free
  • Không sữa
  • Không đậu phộng – không đậu nành – không trứng
  • Không chất bảo quản
  • Không bột ngọt
Thành phần của bánh mầm gạo Apple Monkey:
  • Gạo lức nẩy mầm organic 79%
  • Đường nâu 18%
  • Bột cacao 15%
  • Chuối 1%
  • Bột củ mì 0.2%
  • Bột bắp 0.2%
  • Muối 0.1%
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

Mách mẹ cách giữ ấm cho bé vào mùa lạnh

Thời tiết lạnh dễ dàng khiến bé yêu bị mắc nhiều bệnh như ho, sổ mũi, viêm phổi… làm mẹ vô cùng lo lắng. Chính vì vậy, giữ ấm rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuân thủ quy tắc bốn ấm một lạnh, sử dụng dầu giữ ấm cho bé là một trong những bí quyết để mẹ giúp bé khỏe mạnh những ngày này.

Giữ ấm cho bé rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của bé
1. Tuân thủ quy tắc vàng: Bốn ấm một lạnh
Bốn ấm đó là tay ấm, lưng ấm, bụng ấm và bàn chân ấm. Khi mặc quần áo cho bé, mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách: bàn tay bé ấm, không đổ mồ hôi là vừa chuẩn. Hãy giữ lưng ấm vừa đủ, vì nếu nóng quá, bé đổ mồ hôi mà mẹ không biết để lau cho bé thì mồ hôi sẽ thấm ngược vào phổi gây viêm phổi hoặc cảm lạnh.
Bàn chân ấm là vì chân chứa nhiều mạch và huyết và cũng là nơi nhạy cảm nhất. Một đôi chân lạnh có thể khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp. Bụng ấm là để bảo vệ dạ dày cho bé. Nếu dạ dày và bụng lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của bé. Các loại dầu khuynh diệp cho bé là lựa chọn hoàn hảo để mẹ bảo vệ đôi chân và bụng của bé yêu.
“Một lạnh” chính là cái đầu của bé. Việc ủ kín đầu bé chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi bé đang bị sốt là việc không nên. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.
Mẹ nên tuân thủ quy tắc vàng: Bốn ấm một lạnh
2. Giữ ấm cho bé khi ngủ
Khi ngủ, bố mẹ nên cho bé mặc thoáng, có thể là một áo cotton bên trong và một áo len mỏng hay bộ body bên ngoài, đầu đội mũ (với bé sinh non, nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng, không cần thiết đội mũ cho bé khi ngủ). Đối với bé sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, muốn giữ ấm cho bé thì ngoài vấn đề về thân nhiệt của trẻ, cha mẹ cần lưu ý đến nhiệt độ phòng. Nhiệt độ phòng thích hợp ở khoảng 28 độ C, tránh gió lùa nhưng tuyệt đối không được quá bí.
3. Tắm cho bé đúng cách
Vào mùa đông mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần. Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h. Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 5 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu, để đảm bảo nước vẫn giữ đủ ấm cho bé.
Vào mùa đông mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần
Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp vào mùa đông, mẹ nên sử dụng dầu giữ ấm cho bé và trang bị các thiết bị sưởi ấm như điều hòa, quạt sưởi để không khí ấm áp hơn. Mẹ nhớ đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến bé dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho bé.
Nếu tắm cho bé ở trong nhà tắm, mẹ nhớ đóng kín cửa nhà tắm, cửa sổ. Tránh để các khe có gió lùa. Nên có máy sưởi bật lên cho không khí ấm áp rồi hãy cho bé cởi quần áo để tắm. Nước tắm để khoảng 33-36 độ C là thích hợp.
Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.
Khi tắm cho bé, mẹ cần nhớ nguyên tắc, rửa mặt đầu tiên, sau đó tắm toàn thân và cuối cùng là gội đầu. Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng, sau đó lau người cho bé. Mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên sử dụng mỹ phẩm organic khi tắm để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường trước khi tắm cho bé
4. Giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài
Khi mẹ cùng bé đi dạo, đi thăm người thân hoặc đơn giản là đi mua sắm, mẹ cần chú ý:
- Mặc áo quần cho bé thích hợp với nhiệt độ ngoài trời.
- Nhớ đi tất chân, sử dụng bao tay và cả mũ đội đầu cho bé
- Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, mẹ cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết... trước khi cho bé tham gia.
Để giữ bé luôn ấm áp và khỏe mạnh những ngày thời tiết lạnh, mẹ đừng quên sử dụng dầu giữ ấm cho bé với tác dụng giữ ấm hiệu quả và an toàn.
Với cam kết chất lượng, Earthmama mang đến cho mẹ Dầu giữ ấm cho bé Tanamera được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia. Sản phẩm đã được chứng nhận bởi Hiệp Hội Kiểm Định An Toàn của Anh Quốc và được sử dụng an toàn cho người lớn và trẻ em.
Tanamera Kidz – Lựa chọn hoàn hảo giữ ấm cho bé
Được chiết xuất từ những thành phần thiên nhiên, dầu giúp làm ấm ngực để bé thở dễ dàng, giữ ấm thóp cho bé, bụng và chân cho bé, giữ ấm chân giúp bé khỏe hơn và ngủ ngon giấc. Bên cạnh đó, mẹ sử dụng để thoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ giúp bé không bị đầy hơi, trướng bụng và ngăn ngừa táo bón. Với những công dụng trên, Tanamera Kidz là món quà tuyệt vời cho bé những ngày trời lạnh.
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:

Cách chăm sóc và lựa chọn loại dầu gội phù hợp cho tóc nhuộm

Nhuộm tóc dường như đã trở thành một bước làm đẹp mà hầu như chị em nào cũng từng thử qua. Tuy nhiên muốn giữ màu tóc lâu hơn sau khi nhuộm, bạn phải biết cách chăm sóc tóc cũng như chọn đúng những loại dầu gội cho tóc nhuộm.


Phải chăm sóc đúng cách để mái tóc nhuộm được óng ả, giữ màu lâu
1/ Cách chăm sóc tóc nhuộm đúng cách
  • Đừng gội đầu ngay khi mới nhuộm uốn tóc
Đây là nguyên tắc bất di bất dịch cho tóc vừa được tạo kiểu. Nếu gội đầu ngay sau khi vừa uốn tóc hoặc nhuộm, các loại hóa chất tạo kiểu, tạo màu chưa kịp thấm sâu vào tóc có thể bị rửa trôi ngay lập tức. Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, bạn không được gội đầu trong vòng 24h kể từ khi uốn – nhuộm, nếu không mái tóc của bạn sẽ trở về hình dáng và màu sắc ban đầu, hoặc tệ hơn là một kiểu lai tạp dở chừng nhìn rất xấu.
Tốt nhất, bạn nên đi uốn – nhuộm vào ngày thứ 6, như vậy bạn sẽ có hai ngày cuối tuần ở nhà để tóc được thư giãn và không phải bận tâm đến chuyện tóc bị bết, bẩn.
Bạn nên đi nhuộm tóc vào thứ 6, hai ngày cuối tuần ở nhà sẽ giúp bạn không phải lo lắng chuyện mái tóc bết vì chưa gội
  • Không nên gội đầu quá thường xuyên
Nếu bạn có thói quen gội đầu hàng ngày, tốt nhất bạn nên tập từ bỏ thói quen này nếu đã quyết định uốn – nhuộm. Bởi lẽ, chính lượng dầu tự nhiên mà da đầu tiết ra hàng ngày sẽ giúp dưỡng ẩm cho mái tóc của bạn. Nếu gội đầu hàng ngày, lượng dầu này sẽ không đủ để cung cấp cho tóc, làm khô tóc và thậm chí gội quá thường xuyên sẽ khiến màu tóc nhanh phai và lọn tóc trở lại bình thường. Tốt nhất, bạn nên gội khoảng 2-3 lần mỗi tuần và sử dụng dầu gội dịu nhẹ, chuyên biệt cho tóc đã xử lý hóa chất để giảm thiểu hư tổn.
Không nên gội đầu thường xuyên sẽ làm màu tóc nhanh phai
  • Dùng kem xả đều đặn
Kem xả là một sản phẩm cần thiết để cung cấp độ ẩm và phục hồi các hư tổn cho tóc. Tuy nhiên, bạn cần phải dùng đúng loại kem xả dành cho tóc vừa được tạo kiểu. Tốt nhất, bạn nên dùng các dòng sản phẩm chuyên biệt, dịu nhẹ đối với tóc hư tổn. Bạn cũng không nên quá tham lam mà thoa quá nhiều dầu xả lên tóc, chỉ một lượng vừa đủ sẽ khiến tóc hấp thu tốt và không ảnh hưởng đến độ xoăn hay màu nhuộm của tóc.
Dùng kem xả đều đặn để cấp ẩm cho tóc
  • Gội và xả bằng nước lạnh
Nước nóng sẽ khiến các nang tóc nở ra, khiến các chất tạo kiểu và tạo màu bị rửa trôi nhanh hơn, đồng thời khiến tóc xơ xác, hư tổn nhiều hơn. Vì vậy, nếu có thể, hãy cố gắng gội và xả tóc bằng nước lạnh để giữ các hóa chất và thuốc nhuộm ở lại trên tóc lâu hơn, đồng thời khiến tóc suôn mượt hơn. Nếu thời tiết quá lạnh, cố gắng chọn nhiệt độ nước ở mức độ ấm vừa phải, không nên gội bằng nước quá nóng.
Gội đầu bằng nước lạnh để giữ các hóa chất và thuốc nhuộm ở lại trên tóc lâu hơn
  • Quấn khăn tắm thay vì lau
Thói quen lau tóc bằng khăn tắm tất nhiên là tốt hơn việc dùng máy sấy khô tóc, tuy nhiên, nếu bạn dùng khăn tắm chà xát tóc, điều đó có thể khiến tóc dễ bị hư tổn và khiến các chất tạo kiểu, tạo màu bị đẩy ra khỏi sợi tóc do ma sát. Vì vậy, cách tốt nhất để làm khô tóc với khăn tắm là quấn tóc trên đầu đến khi khô. Tuy nhiên, cách này sẽ khá tốn thời gian, vì vậy, bạn nên cố gắng vuốt tóc cho ráo nước ngay sau khi gội.
Không nên chà sát tóc, chỉ nên quấn quăn tắm
  • Hãy sử dụng bộ sản phẩm dành riêng cho tóc uốn, nhuộm
Đừng gội đầu bằng dầu gội bạc hà hay dầu gội trị gàu. Vì hóa chất chuyên dụng trong các loại dầu gội này sẽ làm bay rất nhanh màu nhuộm của tóc. Để giữ màu tóc được lâu, bạn nên dùng các sản phẩm dầu gội cho tóc nhuộm.
Hãy sử dụng bộ sản phẩm dành riêng cho tóc uốn, nhuộm.
2/ Cách chọn dầu gội phù hợp với tóc nhuộm
Điều cần thiết khi lựa chọn một loại dầu gội là tìm hiểu về thành phần sản xuất của sản phẩm, những loại dầu gội chiết xuất từ thiên nhiên như hoa cúc, hoa oải hương, tinh dầu bạc hà… bao giờ cũng tốt và an toàn cho làn da đầu nhạy cảm của bạn.
Các loại dầu gội dành riêng cho tóc nhuộm sẽ chứa những dưỡng chất phù hợp để bảo vệ tóc ít bị xơ, chẻ ngọn và giúp giữ màu tóc lâu hơn. Các nhãn hiệu cao cấp như: L’Oreal, Schwarzkopf hay những dòng sản phẩm thông thường như Sunsilk, Dove… đều có những loại dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc nhuộm.
Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và bé, Earthmama mang đến dầu gội thiên nhiên Bnetley dành cho tóc nhuộm, khô và hư tổn được chiết xuất của trái lựu, lô hội và trái ô liu cung cấp dưỡng chất & thúc đẩy mọc tóc, chiết xuất trái quýt cho mái tóc thêm sức sống & không bị khô cháy.
Dầu gội Organic Bnetley chiết xuất từ lựu dành riêng cho tóc nhuộm
Dầu gội Organic Bnetley có 70% thành phần gồm chiết xuất các thảo mộc organic được Earthmama – organic shop nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc từ Bentley Organic.
Do đã tiếp xúc các loại hóa chất nên tóc sau nhuộm luôn trở nên khô, yếu hơn rất nhiều. Vì vậy các bạn phải chú ý chăm sóc đúng cách và nên sử dụng các loại dầu gội chiết xuất từ thiên nhiên để bảo vệ mái tóc óng ả, suôn mượt và giữ màu được lâu.
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé
Xem thêm các chủ đề:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes