BREAKING NEWS

Sunday, June 10, 2018

Viêm đường tiết niệu ở bà bầu: nguyên nhân, triệu chúng, cách phòng ngừa và điều trị

Phụ nữ khi mang thai phải chịu nhiều thay đổi và những tác động đến toàn bộ cơ thể, không chỉ là sự khó khăn trong sinh hoạt mà bà bầu còn đối mặt với nguy cơ của nhiều căn bệnh khác nhau.
Một trong số đó là Viêm đường tiết niệu. Chứng bệnh này xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng không vì thế mà ta xem thường tác hại của nó, nhất là đối với bà bầu nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể dẫn đến sinh non. Trong vô vàn những điều cần chuẩn bị khi mang thai như ngăn ngừa rạn da khi mang thai, đối phó với ốm nghén… thì phòng ngừa Viêm nhiễm tiết niệu cần được ưu tiên hơn cả.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa nhé các chị em:
Viêm đường tiết niệu thường xuất hiện ở bà bầu
1/ Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.
Khi mang thai, do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường (đây là cũng nguyên nhân bị rạn da của các mẹ bầu) giảm số lần đi tiểu là một trong những yếu tố để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hàn.
Bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển.
Đây cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Với phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ.
Tỷ lệ bà bầu bị viêm đường tiết niệu thường cao hơn phụ nữ bình thường
2/ Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai
Do triệu chứng khởi phát của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai không rõ ràng nên nhiều chị em thường nhầm lẫn với những thay đổi của người mang thai thời kỳ đầu.
Một số triệu chứng có thể kể đến như:
  • Đau buốt hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Đau xương chậu, đau lưng và bụng
  • Buồn nôn, nôn ói, thường dễ nhầm với ốm nghén
  • Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi
Khi có bất kỳ triệu chứng nào như tiểu buốt, đau bàng quang, chị em cần khám bệnh sớm để điều trị kịp thời
3/ Phòng trị cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu như thế nào?
Cách tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa viêm đường tiết niệu là thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.
Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nín nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận,…
Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Nếu chẳng may bị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai, mẹ cần bình tĩnh điều trị theo chỉ định bác sĩ
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là căn bệnh mang lại nhiều tác hại cho chị em và còn ảnh hưởng tới thai kì nhìn chung. Vì vậy không hề thừa thãi khi trang bị cho mình những kiến thức để chống lại căn bệnh này. Các mẹ có thể không biết kem chống rạn da nào tốtcho bà bầu nhưng chắc chắn phải nắm được nguyên nhân của chứng viêm nhiễm này để phòng tránh; đảm bảo sức khỏe tốt nhất tất cả vì một hành trình bình yên cùng bé.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes