BREAKING NEWS

Sunday, June 10, 2018

Tất tần tật về hiện tượng rỉ nước ối mẹ bầu nên biết

Khi mang thai, người mẹ trải qua rất nhiều các giai đoạn khác nhau. Vỡ ối là hiện tượng được coi như là dấu hiệu cho thấy em bé đang rất muốn được ra ngoài và thai kỳ sắp tới hồi kết thúc.
Mặc dù là hiện tượng tự nhiên nhưng các mẹ cũng cần có kiến thức nhất định để phát hiện những trường hợp vỡ ối quá sớm dẫn tới các trường hợp đáng tiếc.
Trong thời gian thai kỳ các mẹ cần tìm hiểu học hỏi không ngừng từ cách chăm sóc da cho bà bầu, cách chống phù nề… và hiện tượng rỉ nước ối cũng không nằm ngoài danh sách kiến thức cần trang bị khi mang thai.
Các mẹ cần tìm hiểu thật đầy đủ về hiện tượng vỡ ối
1/ Hiện tượng vỡ ối như thế nào?
Màng ối là môi trường sống bao bọc xung quanh thai nhi. Khi ối bị vỡ, mẹ sẽ có cảm giác “bục” của màng ối, sau đó, nước chảy ra từ âm đạo khá nhiều. Nước ối chảy ra thường không màu không mùi hoặc có màu hồng nên rất nhiều mẹ nhầm lẫn với hiện tượng són tiểu hay rỉ ối.
2/ Nguyên nhân vỡ ối sớm
Vỡ ối sớm là hiện tượng ối vỡ trước khi tử cung bắt đầu co thắt. Có khá nhiều nguyên nhân vỡ ối sớm, bao gồm:
  • Nguyên nhân từ phía mẹ: Màng ối bị viêm do mẹ bị nhiễm trùng âm đạo, hở eo tử cung, khung chậu hẹp, ngôi thai không thuận,…
  • Nguyên nhân từ thai nhi: Túi ối gặp phải những bất thường: đa ối, đa thai, nhau thai bị viêm,
  • Nguyên nhân khác: Mẹ bầu bị thương ở vùng bụng dẫn tới túi ối cũng bị va chạm theo, ngoài ra những mẹ bầu lớn tuổi, bị thiếu hụt vitamin C cũng có nguy cơ vỡ ối cao hơn người khác. Vì thế càng mẹ cần bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam quýt để hạn chế việc vỡ ối sớm và đây cũng là một cách làm đẹp da cho bà bầu.
Vỡ ối sớm cũng gây nên nhiều tác hại
3/ Vỡ ối có nguy hiểm không?
Thông thường, vỡ ối được coi là một dấu hiệu chuyển dạ bình thường, nhưng nếu mẹ bị vỡ ối non (ối vỡ trước tuần 37) thì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn buồng tử cung, sinh non,…
Một biến chứng nguy hiểm khác của vỡ ối là cuống rốn của bé có thể bị rụng và thai nhi sẽ không còn được cung cấp oxy và dinh dưỡng để duy trì sự sống. Nếu mẹ không tới viện kịp thời, thai nhi có khả năng bị tử vong.
Ngay cả trong trường hợp cuống rốn không bị rụng, bé vẫn có nguy cơ bị ngạt thở trong bụng mẹ. Bởi vì lượng nước ối chảy ra hết, tử cung sẽ co vào, gây cản trở tới khả năng tuần hoàn máu của cuống nhau.
4/ Cách nhận biết vỡ ối 
Vỡ ối có thể xuất hiện từ trước khi thấy dấu hiệu chuyển dạ, vì thế, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi để phòng ngừa tình trạng cạn ối sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Dấu hiệu vỡ ối có thể khác nhau ở từng thai phụ và từng giai đoạn trong thai kỳ nhưng càng gần cuối thai kỳ thì khả năng vỡ ối càng cao.
Nếu bạn nghe thấy tiếng “bục” và sau đó nước ối tràn ra, chảy xuống cả chân, đây chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất khi nước ối vỡ và bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Cần nhập viện để theo dõi và nhận biết khi nào mẹ sẽ vỡ ối
5/ Vỡ ối bao lâu thì sinh?
Sau khi nhận thấy các dấu hiệu vỡ ối, mẹ nên tới ngay bệnh viện đăng ký sinh vì rất có thể sau 12 giờ nữa (hơn 80% các trường hợp vỡ ối), tử cung sẽ xuất hiện các cơn co thắt và bắt đầu vào chuyển dạ.
Nếu mẹ vỡ ối sau tuần 37 thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của mẹ để chỉ định cho mẹ đẻ thường hay đẻ mổ. Tất nhiên không phải tình trạng vỡ ối nào, mẹ cũng đều phải mổ đẻ. Quyết định của bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng thai kỳ của mẹ có đáp ứng được khả năng đẻ thường không.
Có thể thấy đây là hiện tượng tự nhiên, dấu hiệu cho thấy bà mẹ sắp sửa được chào đón đứa con thân yêu sau một chặng đường dài phải học cách chăm sóc da cho bà bầu, cách chống lại các bệnh tiểu đường, viêm nhiễm khi mang thai…
Vỡ nước ối báo hiệu mẹ sắp sinh, vì vậy mẹ nên đến bệnh viện ngay nhé
Để quá trình sinh nở được diễn ra suông sẻ các mẹ cần nhận biết sớm hiện tượng này để có bước chuẩn bị tốt nhất khi chuyển dạ. Với tất tần tật các kiến thức về hiện tượng vỡ ối ở trên, hy vọng là các mẹ không còn cảm thấy lo lắng khi nước bỗng tràn ra ngoài nữa nhé, hãy vui vẻ vì sắp được nhìn thấy đứa con bé bỏng  mà mẹ đã mơ thấy hằng đêm nhé.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes