BREAKING NEWS

Sunday, June 10, 2018

Cảnh bảo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Mang thai là một hành trình dài của người phụ nữ để có cho riêng mình đứa con thân yêu.  Toàn bộ thai kỳ có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 3 tháng đầu người mẹ chưa cảm nhận rõ sự hiện diện của đứa con, giai đoạn 2 bà bầu cảm thấy dễ chịu nhất và cơ thể cũng có nhiều thay đổi nhất bắt đầu cảm nhận sự phát triển rõ rệt của đứa bé; giai đoạn 3 tháng cuối thì lại vô cùng gian khổ.
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ có nhiều dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý và sinh hoạt hàng ngày khó thở, khó đi lại và khó ngủ…
Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh bên cạnh tìm hiểu cách chăm sóc da khi mang thai các mẹ nên lưu ý những diễn biến thường thấy để có một tâm lý cũng như cách ứng phó phù hợp nhé!
Giai đoạn cuối thai kỳ các bà bầu đối mặt với rất nhiều điều khó chịu
1/ Bụng của thai phụ to lên nhiều
Bụng to lên do tử cung phát triển nhanh cùng với tốc độ lớn của thai nhi. Tử cung to sẽ đè và chèn ép các cơ quan khác trong cơ thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Càng gần đến ngày sinh, bụng thai phụ càng xệ do thai nhi quay đầu xuống để hoàn thiện ngôi thai. Chính sự phát triển nhanh này của thai nhi khiến người mẹ đi lại khó khăn.
Kích thước bụng tăng khiến các mẹ sinh hoạt khó khăn
2/ Sự phát triển của tử cung
Khi tử cung càng lớn, nó sẽ ép ngược lại phía dưới cơ hoành của người mẹ. Cơ hoành là một cơ quan giúp đưa không khí vào phổi. Một khi bị tử cung chèn ép thì khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.
Hormone progesterone bắt đầu gia tăng khi quá trình thai kỳ bắt đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn.
3/ Hiện tượng rạn da xuất hiện nhiều ở các bộ phận
Hiện tượng này xuất hiện các vùng như bụng, ngực, cánh tay, mông và đùi. Sắc tố da thay đổi sậm màu hơn bình thường do sự gia tăng bài tiết estrogen và progesterone. Ở một số thai phụ xuất hiện nám da ở mặt. Lúc này các mẹ nhà mình sẽ cần dùng đến sữa chống rạn da cho bà bầu.
Rạn da là hiện tượng rất khó tránh đối với các chị em khi mang thai
4/ Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể
Sự thay đổi Hormone cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, ảnh hưởng không ít cũng nhiều lên hệ tiêu hóa mẹ bầu. Từ đó, gây nên chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ.
Không ít mẹ bầu bị chuột rút “hành hạ” mỗi đêm nhiều đến nỗi không tài nào chợp mắt được. Chứng đi tiểu liên tục trong thai kỳ cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất ngủ khi mang thai.
Tháng cuối thai kỳ các mẹ bầu đối mặt với tình trạng mất ngủ
5/ Thai phụ có thể bị phù ở mắt cá chân, bàn tay và trên khuôn mặt
Nguyên nhân của việc này là do sự thay đổi nội tiết tố của thai phụ khi mang thai dẫn đến việc thận giữ muối, làm ứ đọng muối trong cơ thể và gây phù. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ giảm dần và mất hẳn sau sinh. Tuy nhiên, nếu hiện tượng phù trở nên nặng và tăng cân quá 2kg một tuần thì thai phụ cần đi khám để phát hiện và phòng tránh các tai biến sản khoa 3 tháng cuối thai kỳ như tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén. Để hạn chế tình trạng này các mẹ cần bổ sung nước vừa là một cách dưỡng da cho bà bầu vừa giảm bớt lượng muối ứ đọng từ đấy chống sưng phù.
3 tháng cuối thai phụ có thể bị phù ở chân, tay và mặt
Có thể thấy đây là khoảng thời gian đầy gian khổ và thử thách nhưng khi vượt qua rồi các mẹ sẽ tới gần hơn với đứa con thân yêu của mình. Để 3 tháng cuối diễn ra suông sẻ và lành mạnh các mẹ cần hiểu được những dấu hiệu tất yếu sẽ xảy ra để có tâm lý thoải mái nhất. Tinh thần chính là yếu tố quan trọng để cả hai mẹ con được khỏe mạnh và có sự phát triển tốt nhất.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes