BREAKING NEWS

Sunday, June 10, 2018

Bà bầu cần tiêm phòng gì trong suốt thai kỳ?

Việc giữ gìn sức khỏe đối với một phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng vì khi có thai mẹ và bé là một thể thống nhất, nếu người mẹ bị bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới em bé và có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Chúng ta khi không khỏe có thể uống thuốc để chữa trị, còn đối với các bà bầu, trong rất nhiều trường hợp không thể để bản thân mắc bệnh vì ngay lập tức sẽ gây hại trực tiếp làm thai nhi mà không có cách cứu chữa.
Vaccines hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch để sản sinh kháng thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn không cho cơ thể bị bệnh. Các mẹ có thể chưa biết cách chăm sóc da cho bà bầu nhưng không nào bỏ qua các mũi vaccines cần tiêm phòng trong  suốt thai kỳ:
Các mẹ bầu đừng quên tiêm Vaccines để có thai kỳ khỏe mạnh
1/ Rubella
Rubella là tên xuất phát từ Latinh, nghĩa là “nốt đỏ nhỏ”, còn gọi là “sởi Đức”, “sởi 3 ngày”, do virus RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra. Là một bệnh sốt phát ban lành tính, lây nhiễm không nguy cấp, nhưng lại khá nghiêm trọng vì có khả năng gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Nhiều mẹ bầu chủ quan với mũi tiêm Rubella, tuy nhiên, trước khi có ý định mang bầu các mẹ đã phải tính đến việc tiêm phòng trước đó 3 tháng để trong quá trình mang bầu thai nhi được khỏe mạnh. Mũi tiêm rubella cần tiêm muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
2/ Viêm gan B
Viêm gan B – Virus gây viêm gan B là một nhiễm trùng nghiêm trọng gây viêm gan. Vaccine  viêm gan B không mang lại rủi ro nào cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan và khi mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con, nên các mẹ cần lưu ý tiêm phòng đúng lúc nhé.
Vaccines viêm gan B cần được mẹ bầu tiêm trước hoặc trong thai kỳ
3/ Thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp. Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
4/ Cúm
Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật. Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi. Để tăng sức đề kháng, đối phó với bệnh cúm và chống lại sự mệt mỏi, các mẹ cần bổ sung vitamin C tự nhiên; vừa tốt cho sức khỏe vừa làm đẹp da cho bà bầu.
Nếu mẹ bị cảm cúm sẽ ảnh hưởng xấu tới đứa bé
5/ Uốn ván
Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
Một số lưu ý:
  • Nếu mẹ đang bị bệnh nhiễm trùng cấp gây sốt, bị các bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid) … cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Cơ địa hay dị ứng thuốc cũng nên báo cho bác sĩ chích ngừa biết mẹ nhé!
  • Mẹ nên theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm vaccines.
  • Với những vaccines cần tiêm trước khi mang thai, mẹ cũng nên lưu ý cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vaccine đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.
Các mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván định kỳ để bảo vệ bé yêu nhé
Các mẹ ơi, để thai kỳ diễn ra thật suông sẻ và khỏe mạnh các mẹ phải nhớ các mũi vaccines trên nhé. Giữ tinh thần thật tốt, vừa tuân thủ chính xác lịch tiêm phòng vừa không quên cách chăm sóc da cho bà bầu, các mẹ nhà mình sẽ có một kỳ mang thai với nhiều trải nghiệm đẹp.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes