BREAKING NEWS

Saturday, September 2, 2017

Những điều cần biết về căn bệnh Viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao hơn những căn bệnh bình thường. Nó được gây ra bởi một loại virus có ở một số loài chim và súc vật lây lan từ người này sang người khác thông qua trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này để có thể phòng ngừa và chữa trị kịp thời.

Nguồn truyền nhiễm của bệnh viêm não Nhật Bản

Nguồn truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là một số loài chim và bò sát, còn ở gia súc chủ yếu là lợn.

Xem thêm về chủ đề Kem chống muỗi Remos

Con đường lây truyền của bệnh

Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người qua người mà thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Muỗi này hút máu động vật bị nhiễm virus rồi truyền sang cho người bằng đường muỗi đốt.


Muỗi Culex là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước đây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.


Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: từ 1 đến 6 ngày, bệnh nhân có sốt, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.

– Giai đoạn 2: bệnh nhân tiếp tục sốt cao 38°C – 40°C, có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón), biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê), biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng) kèm theo rối loạn thần kinh thực vật.

– Giai đoạn 3: nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ. Thống kê cho thấy, 60% trẻ mắc viêm não Nhật Bản sẽ hồi phục, 30% sẽ có di chứng và khoảng 10% có thể tử vong.

Thuốc chống ngứa Remos

Bệnh viêm não Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn với các triệu chứng khác nhau

Cách phòng bệnh

Hiện tại bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh nên cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin.
Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt vệ sinh nhà cửa, chuồng trại và môi trường xung quanh cũng góp phần phòng tránh căn bệnh này. Hạn chế tối đa tình trạng bị muỗi đốt quá nhiều và đến gặp bác sĩ để điều trị ngay nếu phát hiện ra các triệu chứng bất thường.
Để có thể phòng tránh muỗi đốt, nhất là các loài muỗi Culex truyền bệnh viêm não Nhật Bản, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm chống muỗi an toàn và hiệu quả.
Bạn có thể tin dung sản phẩm chống muỗi từ công ty Rohto-Mentholatum Nhật Bản, Mentholatum Remos – Môt sản phẩm chống muỗi (Dạng phun sương).

Kem chống muỗi an toàn

Sản phẩm chống muỗi Mentholatum Remos

Mentholatum Remos – Sản phẩm chống muỗi độc đáo, chứa Diethyltoluamide 15% đã được WHO và EPA chứng nhận hiệu quả và tính an toàn trong việc xua muỗi.

Mentholatum Remos còn chứa tinh chất Aloe Vera (Nha đam) và Vitamin E giúp giữ ẩm và nuôi dưỡng da.

Sản phẩm giúp xua đuổi muỗi, phòng ngừa các bệnh do muỗi gây ra, đạt hiệu quả xua muỗi suốt 10 giờ.

Cách dùng:

Để cách bề mặt da 10-15cm, dùng chai xịt chống muỗi Remos phun một lượng thích hợp lên trên da rồi thoa đều. Đối với vùng mặt hay cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay rồi thoa lên da.

Lưu ý:

– Không thoa lên mắt, miệng, vết cắt, vết thương, vùng da kích ứng. Để xa tầm tay trẻ em.
– Chỉ sử dụng ngoài da. Trường hợp sản phẩm dây vào mắt hay miệng, nhanh chóng rửa bằng nước sạch.
– Nếu lỡ nuốt phải, uống 2-4 ly nước, hỏi ý kiến bác sĩ. Ngưng sử dụng nếu bị dị ứng.

Mentholatum Remos là lựa chọn tốt nhất cho bạn khi dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.

Có thể bạn quan tâm:

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes