BREAKING NEWS

Wednesday, July 5, 2017

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành thiết kế

Quá trình đi xin việc, phỏng vấn là cả một hành trình gian nan từ việc nộp CV trên các trang web tìm việc làm uy tín cho các đến việc đi phỏng vấn sao cho thật chuyên nghiệp và chỉn chu. Sau đây là một vài kinh nghiệm phỏng vấn ngành thiết kế, mong rằng có thể giúp được các bạn trẻ trong quá trình tìm việc của mình.
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành thiết kế
Các bạn học ngành thiết kế, trong quá trình đi xin việc thì nên lưu ý những điều sau đây nhé!

1/ Email

Khi gửi email đến các trang web tuyển dụng thì nên chú ý những điều sau.
Địa chỉ email: không cần phải quá nghiêm túc nhưng đừng bao giờ quá trẻ con như là “satthutinhtruong”, “congchuabongbong”…
Tiêu đề rõ ràng, nói rõ vị trí mà mình muốn nộp hồ sơ, tên của bạn.
Vd: [Tên] – [Vị trí ứng tuyển]
Nội dung phải có:
[Nơi gửi đến/ người nhận] = cty ABC, phòng…
* Khi nói chuyện cần phải biết là mình đang nói với ai, hướng tới điều gì.
[Nội dung liên hệ/ lý do gửi cái mail này] cũng không cần thiết lắm cho cái việc phải ghi như mấy mẫu trên mạng đầy rẫy kiểu “cty xxx được biết đến như là 1 “đế chế” bla bla trong ngành… ai làm tuyển dụng đọc vào cũng biết bạn copy hay tự viết liền à.
[Ghi chú về file đính kèm, thường là portfolio được đóng gói] bạn nên vậy thay vì quẳng vào mặt nhà tuyển dụng vài chục cái hình chẳng biết phải sắp xếp làm sao.
[Thông tin liên hệ với bạn]
[Nhớ chào người ta cho đàng hoàng] ngắn gọn lịch sự.
*Nếu được nên nộp CV, email bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ mà công ty bạn đang dùng như là ngôn ngữ chuẩn trong giao tiếp chung của họ.

2/ CV

 
CV xin việc để nộp cho nhà tuyển dụng
CV nộp cho nhà tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng miễn phí thì nên chú ý các vấn đề sau nhé.
  1. [Thông tin cá nhân của bạn] Nhớ kèm ảnh chân dung để nhận diện, không cần thiết phải là mặt lạnh phông xanh nhưng cũng đừng đeo lens giả, mi dày nửa ký lô, phùng mang chu mỏ.
  2. [Địa chỉ liên hệ] Làm ơn đừng quên số điện thoại cá nhân và email, giờ chắc ít nhà tuyển dụng chơi trò viết thư hộc bàn lắm!
  3. [Các công việc đã làm] Nêu khoảng 3 dự án thành công nhất cho từng vị trí, đừng lôi quá nhiều vào.
* Đừng viết ra 1 dự án khủng nhưng vai trò của bạn chỉ là rất rất nhỏ trong đó chỉ vì cái thương hiệu của khách hàng. Nhà tuyển dụng chỉ thực sự quan tâm đến thực chất công việc của bạn làm là gì, đóng góp bao nhiêu % vào dự án.
  1. [Người tham khảo] Hãy nhớ rằng CV của bạn sẽ tăng thêm 200, 300, nnn % tin tưởng và sức nặng so với các ứng viên khác nếu như mỗi dự án, mỗi vị trí trong CV mà bạn liệt kê đều có người uy tín để kiểm chứng, kèm số điện thoại và email của họ.
* Đừng bao giờ nhờ 1 ông A, chị B nào đó không liên quan trực tiếp đứng ra bảo lãnh. Vì họ sẽ tìm ra nhanh chóng xem các vị ấy vai trò gì hay không.
– Nhớ xin phép người kiểm chứng và hỏi ý kiến họ về việc thông tin gì được phép bỏ vào trong CV của bạn.
– Nên gói gọn trong 1 mặt giấy, quá lắm thì 2 mặt A4. Nếu bạn loại bỏ thông tin chi tiết phả hệ cũng như bằng cấp giấy thì cũng tiết kiệm khá nhiều không gian.

3/ Portfolio

Khi nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng thông qua website công ty hay các trang web tuyển dụng miễn phí thì Portfolio là phần có yếu tố quyết định cho việc bạn có gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng hay không, cho nên hãy cân nhắc làm sao cho 2 phần Email và CV được ngắn gọn xúc tích để dẫn dắt nhanh đến phần này.
Portfolio nên được phân loại theo các hạng mục rõ ràng như:
Vẽ tay.
2D.
3D.
Animation.
UI design.
Thay vì bạn zip nguyên 1 nùi rồi quẳng vào mặt cho người ta chơi trò lựa đậu.
*Hình ảnh nên được chọn lọc để có chất lượng tốt nhất và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

4/ Đi test, phỏng vấn

Nên đi phỏng vấn đúng giờ
  1. Nên đi đúng giờ, và sớm hơn 1 chút.
  • Lý do lạc đường là cực kỳ nhảm nhí, tìm đường đến công ty là 1 trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng.
  • Nếu không biết thì có bản đồ. Bạn làm gì khi có trong tay 1 chiếc smartphone? Laptop? không biết mở Google Maps, Diadiem.com, Vietbando lên coi sao?
* Thói quen của mình trước đây là luôn đi trước đó vài ngày để thăm dò địa hình công ty, môi trường sống tại đó… Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc đàm phán lương, lợi ích khác với công ty.
  1. Đừng quá lạm dụng những mánh khóe đội lốt dưới từ “Chuyên nghiệp”, được các “Chuyên gia” tư vấn nên dùng như: Dùng đại từ nhân xưng TÔI.
  • Một lỗi cơ bản nhưng rất nghiêm trọng. Đối với văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có nhiều từ để phù hợp với văn cảnh, đối tượng khác nhau.
  • Nếu bạn lớn/ nhỏ hơn người phỏng vấn tầm 2 tuổi thì xưng TÔI là khá đẹp.
  • Nhưng nếu bạn nhỏ hơn tới 5-6 tuổi trở lên mà vẫn cố gắng gân cổ lên xưng tôi thì bạn đang tự làm mất đi cơ hội của mình khá nhiều.
* Giỏi chuyên môn cũng phải biết quy tắc ứng xử để phù hợp với môi trường công việc, với các đồng nghiệp khác. Khi bạn đánh mất lợi thế giao tiếp thì chỉ có 2 con đường, hoặc làm trùm của các trùm khiến cho người ta phải quỳ gối xin bạn, hoặc là sớm nghỉ việc về nhà tự kỷ nếu không chịu thay đổi.
Nhiều người có khả năng làm việc 1 mình tại nhà cực cao nên đó cũng là 1 điều tốt nếu bạn chọn đúng con đường, môi trường làm việc.
  1. Đôi lúc người ta cũng muốn xem sự hài hước của bạn trong ngành sáng tạo nếu nghiêm túc quá đôi khi lại hỏng việc.
  2. Deal lương:
Hãy deal dựa trên mức độ tự tin của bạn ở cuộc phỏng vấn trên 1 số nền tảng:
  • Mức lương trung bình của vị trí này trong ngành.
  • Quy mô, tính chất công việc tại công ty mà bạn đang phỏng vấn.
  • Môi trường sống xung quanh công ty.
Quan trọng nhất đó phải là con số tối thiểu khiến bạn vui (nhưng đừng có nói ra mức lương “tối thiểu” mà mình muốn, hãy nói con số mình muốn và có thể nếu nhà tuyển dụng hài lòng bạn sẽ có vài cái deal để đi đến mức hợp lý cho công việc).
* Năng lực bạn 10 nhưng công ty chỉ cần bạn làm đến 7 thì quá lắm lương họ trả sẽ là 8. Đừng bắt ai phải trả thêm quá nhiều cho những thứ mà họ không sử dụng.
  1. Ra về nhớ chào hỏi, cười nói thân thiện dù cho kết quả phỏng vấn thế nào.
  2. Nhớ gửi email cảm ơn về cơ hội được trao đổi với công ty.
Lúc bước ra về, dù ra đến cửa thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc ứng xử cơ bản. Cho dù bạn có cuộc phỏng tốt đẹp mà ra cửa bạn hách dịch với chị lao công thì hãy coi chừng kết quả.
Kinh nghiệm phỏng vấn
Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc phải trải qua rất nhiều khó khăn mới đúc kết được. Các bạn trẻ cố gắng học hỏi và trao dồi kinh nghiệm cho bản thân nhé. Điều quan trọng nhất là nên tạo CV cho mình qua các trang web tuyển dụng uy tín, sao cho thật chuyên nghiệp để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, sau đó mới dùng kinh nghiệm và kỹ năng của mình để đối mặt trực tiếp với buổi phỏng vấn, thành bại hay không là do bản thân của bạn quyết định.

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes