BREAKING NEWS

Wednesday, September 30, 2015

Nuôi trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?

Nếu bạn đang nghĩ trẻ bị gầy, ốm yếu, trơ xương mới là suy dinh dưỡng và hoàn toàn yên tâm với dáng hình tròn trĩnh của bé yêu nhà mình thì hãy cân nhắc lại, bởi ngay cả khi trông bé thật bụ bẫm, bé vẫn có thể đang bị suy dinh dưỡng đấy! (Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
Tình trạng suy dinh dưỡng hình thành do cơ thể bé không hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ.
Có hai loại nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em: nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
Nguyên nhân bên ngoài:
  • Do điều kiện ăn uống thiếu thốn, chế độ ăn không hợp lý
  • Môi trường sống không trong lành
Nguyên nhân bên trong:
  • Hệ tiêu hóa làm việc kém do trước đây bé bị cai sữa sớm, tập ăn dặm sớm, ăn những loại thức ăn không phù hợp
  • Trẻ biếng ăn
  • Trẻ đang mắc một loại bệnh nào đó
  • Trẻ được cung cấp không đúng về lượng các chất dinh dưỡng
Việc cung cấp các chất dinh dưỡng không đúng lượng phù hợp như thừa tinh bột mà thiếu khoáng, vitamin, … sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ. Đó cũng là lý do vì sao mặc dù trông bụ bẫm nhưng bạn vẫn chưa thể yên tâm về chế độ dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình.
Vậy làm sao để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không?
Để sớm phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, bạn cần chú ý theo dõi bé thông qua các chỉ số chiều cao, cân nặng và những biểu hiện bên ngoài.
Về các chỉ số:
Cân nặng trng bình lúc mới sinh của một đứa trẻ khỏe mạnh là 3kg, nếu bé nhà bạn nhẹ hơn 2,5kg lúc mới sinh dù sinh đủ ngày tháng, thì bạn nên chăm sóc bé thật kỹ vì bé đã bị suy dinh dưỡng từ khi còn trong bụng mẹ.
5 tháng sau sinh bé sẽ tăng gấp đôi cân nặng lúc mới sinh, và gấp ba khi bé được 12 tháng. Những năm kế tiếp trung bình bé sẽ tăng thêm 2kg. Nếu con bạn đạt quá thấp so mức trung bình này thì bé đang có hiện tượng suy dinh dưỡng dẫn đến tăng cân chậm hoặc không tăng.
Nói đến chiều cao, khi một đứa trẻ khỏe mạnh được sinh ra sẽ đạt mức trung bình là 50cm, 1 tuổi đạt 75cm, 3 tuổi đạt 95cm, 4 tuổi là 100cm và giai đoạn kế tiếp mỗi năm bé tăng trung bình khoảng 5cm. Bạn nên theo dõi chiều cao của bé đều đặn theo từng giai đoạn để sớm phát hiện và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Bên cạnh đó, khi trẻ bên bờ vực suy dinh dưỡng sẽ có những dấu hiệu dễ nhận biết sau:
  • Trẻ chậm biết ngồi, đứng, đi, nói, … như những đứa trẻ khác
  • Trẻ biếng ăn hoặc ăn ít nhưng cũng không ham chơi
  • Bé trở nên kém linh hoạt, lười vận động, hay quấy khóc
  • Dễ mắc bệnh
  • Da xanh, cơ nhão
  • Tay chân và các bộ phần dần teo đi (suy dinh dưỡng thể teo đét) hoặc sưng phù (suy dinh dưỡng thể phù)
  • Có khi bụng sẽ to lên nhưng các chi teo nhỏ (suy dinh dưỡng thể hỗn hợp)
Suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi là một bệnh biểu hiện tình trạng thiếu hụt mãn tính chất dinh dưỡng nên không thể điều trị nhanh, mà cần có một thời gian để cải thiện.
Nếu bé nhà bạn đang đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa, tức cân nặng của bé chỉ đặt 60 – 80% theo chỉ số tiêu chuẩn thì bạn cần áp dụng những điều sau:
  • Nếu đang tập cho bé ăn dặm, bạn cần điều chỉnh khẩu phần ăn của bé, bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng: thịt, cá, rau xanh, dầu, … với nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa mẹ
  • Nhiều mẹ khi thấy trẻ biếng ăn thường dứt hẳn sữa để bé ăn tốt hơn nhưng điều này là hoàn toàn không nên, bởi khi đó bé vẫn không hết biếng ăn nhưng khẩu phần lại mất đi 300 – 400ml sữa mỗi ngày cùng những dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ.
  • Nếu trẻ không chịu ăn, bạn cần kiên trì cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày
  • Liên tục thay đổi món và thay đổi cách nêm nếm phù hợp với khẩu vị trẻ dựa vào biểu hiện của bé khi ăn
  • Tạo không khí vui tươi, không áp lực trong bữa ăn của bé
  • Khuyến khích bé vận động, vui chơi và thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng
  • Bổ sung thêm những loại thực phẩm tốt trong bữa ăn phụ hoặc dùng thêm các loại sữa dinh dưỡng
  • Nếu trẻ đang trong giai đoạn cho bú thì tiếp tục duy trì nguồn dinh dưỡng này cho đến khi bé được 18 – 24 tháng
Nếu bé suy dinh dưỡng nặng (thể teo đét, thể phù, thể hỗn hợp) thì bé cần được sự chăm sóc của bác sĩ tại bệnh viện. Do đó, bạn cần theo dõi sự phát triển của trẻ để nhanh chóng phát hiện những bất thường và kịp thời thăm khám.
Đừng để bé yêu của bạn phải chịu nhiều thiệt thòi chỉ vì thiếu chất dinh dưỡng!

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes