BREAKING NEWS

Wednesday, December 30, 2015

Chăm Sóc Bệnh Da Ở Trẻ Em Vào Mùa Đông

Trẻ sơ sinh tuy có đầy đủ các cơ quan như người lớn nhưng hoàn toàn không phải là một người lớn thu nhỏ. Các cơ quan trong cơ thể bé còn rất non nớt và dễ bị tổn thương do chưa thể hoạt động hoàn hảo như người lớn. Cấu trúc của một số cơ quan cũng chưa hoàn chỉnh. Da của trẻ em cũng vậy. Nếu da của cơ thể trưởng thành có độ đàn hồi cao nhờ một hệ thống những sợi collagen thì da của trẻ cũng có độ đàn hồi ấay, tuy nhiên những sợi collagen này nhỏ hơn rất nhiều lần, chức năng chống chọi với mọi tổn hại cũng thấp hơn nhiều lần so với người lớn.
Cham-soc-benh-ve-da-vao-mua-dong-cho-tre-so-sinh
Da của em bé vô cùng mỏng manh, sức đề kháng kém, dễ bị viêm nhiễm và tổn thương.

Da của em bé vô cùng mỏng manh, sức đề kháng kém, dễ bị viêm nhiễm và tổn thương. Trong giai đoạn sơ sinh các bệnh da thường gặp ở bé là hăm tã, chàm sữa và khô da. Nếu mẹ không biết cách chăm sóc vết hăm có thể ăn sâu vào da khiến bé luôn bứt rứt và không ngủ ngon được, có khi còn sụt cân nữa đấy.
Khô da nứt nẻ
Da của bé chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn. Chính các đặc điểm trên làm cho da bé dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và khô hơn người lớn. Các bé sẽ nhanh chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh.
Đặc biệt mùa đông ở miền Bắc, các bé thường bị nẻ má và môi. Khi môi nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu, điều này làm bé giảm bú vì khó bú. Nếu không mẹ chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và bé có thể bị sụt cân. Không riêng gì môi, những bé có dùng tã, trong giai đoạn này rất dễ bị hăm tã.
Tổn thương do hăm tã
Đây là tổn thương mà bé thường gặp trong mùa đông. Chính do thời tiết lạnh nên các mẹ sợ con lạnh nên luôn quấn tã kín, không thay rửa thường xuyên. Nếu không kịp thời thay tã sau khi đại tiểu tiện thì do sự kích ứng của nước tiểu, phân và tã lót ướt ngấm vào, da vùng mông, bộ phận sinh dục ngoài cũng như phía trong đùi dễ bị mẩn đỏ và hăm loét (chảy nước và loét hoặc bong da) gây cho bé ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém.
Khi bé xuất hiện hăm hoặc da có mủ, cần kịp thời điều trị. Cụ thể, sau mỗi lần bé đi vệ sinh, mẹ cần rửa sạch vùng mông nhẹ nhàng lau khô, sau đó bôi kem chống hăm cho con. Chú ý không được bôi phấn rôm vào vùng đang bị hăm loét vì sẽ làm vùng bị viêm hút nước nhiều hơn, tình trạng hăm càng nặng thêm.
Bé bị cứt trâu trên đầu
Trên đầu bé sở dĩ xuất hiện cứt trâu là do mẹ không dám đụng đến thóp của bé, càng không dám gội mạnh, thời gian dài cứt trâu sẽ tích nhiều thành một tầng dày, như vậy vừa mất vệ sinh, vừa mất thẩm mỹ. Phương pháp làm sạch cứt trâu trên đầu rất đơn giản, có thể dùng dầu dừa bôi lên rồi gội sạch.
Mẹ dùng dầu dừa đã làm nóng trước, chờ khi dầu nguội đem dầu đó bôi lên đầu chỗ có cứt trâu, sau một ngày dùng lược nhỏ chải nhè nhẹ, từ từ cứt trâu trên đầu sẽ bong ra. Sau đó dùng dầu gội (dầu dùng cho bé) và nước ấm để gội sạch đầu.
Đối với những bé có lớp cứt trâu dày cần làm nhiều lần hơn sẽ hết. Lưu ý, khi chải đầu mẹ cần nhẹ nhàng, đặc biệt không dùng móng tay để cạy lên.
Chăm sóc da mùa lạnh cho bé đúng cách
Trong mùa lạnh, mẹ nên lau bé bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ. Cần chú ý nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên nghĩ rằng trời lạnh thì cần nước nóng hơn bình thường. Vì nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm cho da bé mất nước nhiều hơn.
Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô. Có thể pha vài hạt muối vào nước ấm, độ muối thật loãng vừa giúp da sạch sẽ vừa ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn côn trùng cắn đốt.
Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi bé bị khô da, mẹ cần sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng cho da con nhé.


Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/cham-soc-benh-da-o-tre-em-vao-mua-dong-39662-vn

Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Em - Cách Điều Trị

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em (xem thêm các bệnh da ở trẻ em). Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy của nó.
Vảy nến ở trẻ em
Vảy nến ở trẻ em

1. NHẬN DIỆN BỆNH VẢY NẾN Ở TRẺ EM
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ em nhưng nguyên nhân hàng đầu là do di truyền. Nếu gia đình đứa trẻ có người thân đã từng mắc bệnh vảy nến thì nguy cơ đứa trẻ bị nhiễm là rất cao.
Biểu hiện của bệnh vảy nến là các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng. Bệnh vẩy nến ở trẻ em có xu hướng ít bong tróc hơn ở người lớn, và có xu hướng màu đỏ tươi và bóng.

2. ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN Ở TRẺ EM
Khi trẻ bị bệnh vảy nến, tốt nhất gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên da liễu để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài việc tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ thì người nhà của trẻ nhỏ cần chú ý quan tâm, giúp đỡ trẻ để trẻ không mặc cảm với căn bệnh của mình.
  • Trẻ cần được sinh hoạt bình thường – bệnh vảy nến chỉ là một phần của cuộc sống. Trẻ có thể được chơi bất cứ môn thể thao nào.
  • Cho trẻ sử dụng quần áo, đồ lót chất liệu cotton thoáng mát. Ga trải giường, chăn mền cần được sạch sẽ là thoáng khí.
Chăn, ga giường thoáng mát cho trẻ
Chăn, ga giường thoáng mát cho trẻ
  • Thông báo cho giáo viên trong trường hợp trẻ cần được đi khám hoặc giáo viên có thể can thiệp giải thích cho các bạn trong lớp rằng đây không phải bệnh truyền nhiễm, không nên cô lập trẻ bị bệnh.
  • Thiết lập thói quen điều trị. Dùng thuốc đúng thời gian chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Cho trẻ sử dụng kem dưỡng ẩm và mang theo túi xách nếu phải đi xa.
Vảy nến là căn bệnh da liễu khó chữa nên đòi hỏi phải kiên trì điều trị thì mới có kết quả tốt. Các bậc phụ huynh cần kiên trì điều trị cho con em mình và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt.

Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-vay-nen-o-tre-em-cach-dieu-tri-63084-vn

Mụn Nhọt Ở Trẻ Em - Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Với sức đề kháng và khả năng loại trừ vi khuẩn còn nhiều hạn chế, chính vì vậy có khá nhiều trẻ em bị nổi mụn nhọt, mẩm ngứa tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau đặc biệt trong những ngày tiết trời nắng nóng của mùa hè thì căn bệnh về da ở trẻ em này trở nên phổ biến hơn đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sức khỏe, khả năng ăn uống, hấp thụ dưỡng chất của các bé từ đó dẫn đến các biến chứng khác. Chính vì vậy việc tìm hiểu cách chữa trị mụn nhọt cho trẻ em hiệu quả đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quy trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe các bé yêu đấy nhé.
Xác định đúng nguyên nhân để chữa trị mụn nhọt hiệu quả
Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh chính là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất để giúp cho quá trình chữa trị mụn nhọt cho trẻ em một cách hiệu quả. Rất nhiều bố mẹ đã lầm tưởng rằng trẻ bị mụn nhọt, mẩn ngứa là do nóng trong người, thời tiết nóng nhưng thật ra nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là vi khuẩn xâm nhập. Nó có thể do các vết xước hay do trẻ bị rôm sảy mà không được vệ sinh cẩn thận sinh ra mụn nhọt, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng đường huyết tạo nên các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi,…. Rất nguy hiểm.

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

 

Chăm sóc cẩn thận để chữa trị mụn nhọt cho trẻ
Khi trẻ bị mụn nhọt, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ, tốt nhất là lau người trẻ bằng nước ấm, cho trẻ ở nơi sạch sẽ, mặc quần thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu. Đồng thời bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị bệnh với các thức ăn dễ tiêu hóa, có khả năng nâng cao sức đề kháng cho trẻ để việc chữa trị mụn nhọt cho trẻ em đạt hiệu quả cao hơn và phòng ngừa các biến chứng nguy hại đến sức khỏe do mụn nhọt gây ra nếu trẻ không có sức đề kháng tốt. Và không quên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày nữa nhé.
Chăm sóc cẩn thận để chữa trị mụn nhọt cho trẻ, cham soc can than de chua tri mun nhot cho tre
Chăm sóc bé bị mụn nhọt theo hướng dẫn của bác sĩ

Đưa trẻ đến cơ sở y tế để chữa trị mụn nhọt
Khi thấy trẻ bị mụn nhọt, bạn không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn chữa trị mụn nhọt cho trẻ em một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhất. Nếu bạn đưa trẻ đến cơ sở y tế trễ khi bệnh đã nặng thì đòi hỏi bác sỹ phải dùng kháng sinh liều cao càng gây hại sức khỏe của trẻ hơn đấy nhé, đó là chưa kể đến những biến chứng nguy hiểm khác có thể gặp phải đấy.
Sử dụng các bài thuốc chữa trị mụn nhọt cho trẻ hiệu quả
– Hút mụn nhọt đã vỡ cho trẻ bằng lá khoai lang: Bạn sử dụng 50g lá khoai lang non, rửa sạch giã nhỏ với 12g đậu xanh nguyên vỏ và ½ thìa muối, bọc vào vải sạch, đắp vào nơi mụn nhọt, băng lại, ngày thay 2 lần cho trẻ để hút hết mụn nhọt nhé;
– Chữa mụn nhọt bằng nguyên liệu tự nhiên:
+ Sử dụng cuống của trái bí ngô, đốt thành than rồi trộn với dầu mè đắp lên chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần cho trẻ;
+ Dùng lá sen tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần cũng phát huy tác dụng rất hiệu quả;
+ Dùng cuống lá sen, giữ kỹ, sắc lấy nước đặc pha chút muối rửa nơi mụn nhọt;
+ Dùng 1 năm rau mồng tơi tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt có tác dụng chữa trị mụn nhọt cho trẻ em rất hiệu quả, ngày thay 3 lần nhé;
+ Sử dụng lá cây nha đam (lô hội), rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 3 lần cho trẻ nhé.

Với các bài thuốc chữa trị mụn nhọt cho trẻ em trên đây sẽ phát huy tốt tác dụng nếu bạn thực hiện một cách vệ sinh nhất, an toàn nhất, trước khi đắp cho trẻ, nguyên liệu và dụng cụ làm thuốc phải được rửa sạch kỹ nhé. Tuy nhiên những bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, vấn đề quan trọng là bạn phải tuân thủ quy trình chữa trị của bác sỹ tại cơ sở y tế đấy nhé.
Vào những ngày hè tiết trời nắng nóng khó chịu kết hợp với môi trường khói bụi ô nhiễm chính là nguyên nhân gây nên bệnh mụn nhọt, mẩm ngứa ở trẻ phổ biến nhất, do đó các bạn cần tìm hiểucách chữa trị mụn nhọt cho trẻ em hiệu quả nhằm có được những kinh nghiệm, hiểu biết cần thiết để chủ động trong cách phòng ngừa và có biện pháp chữa trị mụn nhọt cho trẻ hiệu quả nhất, đảm bảo sức khỏe tốt nhất và tránh được các biến chứng nguy hiểm khác. Chúc bạn áp dụng thành công nhé.

Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/mun-nhot-o-tre-em-cach-chua-tri-hieu-qua-63868-vn

Cách Đề Phòng Bệnh Chàm Sữa Ở Trẻ Nhỏ

Bệnh da liễu là một trong những mối lo lắng cực kỳ của các bà mẹ khi có con nhỏ. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, bệnh da ở trẻ em như chàm sữa có thể gây tác động không tốt đến sức khỏe của bé.
Chàm sữa là tình trạng da bé xuất hiện các vết chàm đỏ trên da. Bệnh này xuất hiện ở trẻ em và sẽ hết đi trong vài ngày nếu được điều trị và chăm sóc cẩn thận. Nếu bệnh kéo tiến triển và kéo dài trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh chàm thể trạng.
cach-dieu-tri-benh-cham-sua-o-tre-em
Da bé xuất hiện các vết chàm đỏ trên da

Dấu hiệu của bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đầu tiên, những vết chàm đỏ sẽ xuất hiện trên da mặt, khu vực hai bên má, sau đó lan dần khắp mặt và tay, chân.
Những vết chàm ban đầu xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ, làm da bé nổi đỏ, gây ngứa và khô nứt da, tróc vảy, thậm chí gây rướm máu. Các bé mắc phải những dấu hiệu này thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc liên tục và lười bú sữa, hoặc lười ăn.
Nếu mẹ không giữ gìn kỹ, để bé dùng tay gãi lên mặt, hoặc dụi mặt vào gối sẽ khiến cho mụn nước vỡ ra, rất dễ bị nhiễm trùng. Vết mụn nước khi bị vỡ ra nhưng không nhiễm trùng thì cũng gây khô da, tróc vảy ở khu vực lân cận.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em
Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em vẫn chưa được xác định cụ thể. Những trẻ mắc bệnh thường là trẻ có người thân trong gia đình có tiền sử về bệnh da liễu, dị ứng, hen suyễn, viêm mũi…Những yếu tố gây này phần này khiến cho cơ địa của bé dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, và dễ mắc phải các bệnh về da nói chung, và bệnh chàm sữa nói riêng.
Ngoài yếu tố di truyền và cơ địa của trẻ, một yếu tố khác có thể gây chàm sữa cho bé là các chất gây dị ứng như thức ăn, sữa, vật dụng, ẩm mốc, ve, bọ…
Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em
Chàm sữa có thể được điều trị, nhưng rất dễ tái phát khi làn da bé bị các yếu tố bên ngoài như thời tiết, thức ăn tác động. Mẹ cần chú ý chăm sóc da của bé để điều trị bệnh và tránh bệnh tái phát.
  • Chú ý tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm lên men và hải sản nếu bé dễ
  • Thuốc điều trị bệnh thường là để điều trị các triệu chứng như khô da, tróc vảy da… Bạn nên đưa bé đi khám và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong thời gian bé mắc bệnh chàm sữa, bạn không nên tiêm ngừa bệnh thủy đậu, vì sẽ gây tác động ngược, làm cho vùng da bị chàm sữa mưng mủ dạng thủy đậu, gây sẹo lớn và gây rỗ trên mặt.
  • Bạn cũng không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh liều cao vì kháng sinh có thể gây sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong.
Cách chăm sóc vết chàm sữa ở trẻ
  • Mẹ không nên tắm bé quá lâu trong nước xà phòng, và chỉ nên dùng các loại sữa tắm nhẹ nhàng dành cho làn da của bé. Nhưng tốt nhất, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, nước ấm có thể làm vết  chàm đỡ ngứa hơn.
  • Tránh mặc cho bé những loại quần áo bó sát và chất liệu bằng len, vì loại vải này có thể khiến cho vết chàm bị lở loét. Bạn nên cho bé mặc các loại quần áo bằng cotton, rộng rãi, thoải mái.
  • Dùng khăn lau sạch vết mồ hôi trên cơ thể bé, giữ cho da bé khô ráo, không để các chất cặn bã bám lâu trên da bé.
  • Cho bé ở trong môi trường trung tính, không quá nóng hoặc quá lạnh, và cũng cần tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Cách đề phòng bệnh chàm sữa ở trẻ
  • Trong thời gian bé còn bú sữa mẹ và chưa bắt đầu ăn dặm, bạn nên ăn nhiều cá biển để tăng chống dị ứng, còn gọi là ARA. Đồng thời, bạn nên hạn chế tối đa ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như mỡ động vật, trứng vịt lộn,…
  • Lau dọn nhà cửa và giặt giũ chăn mền thường xuyên để loại bỏ các con vật gây dị ứng da.
  • Giữ chó, mèo ở cách xa bé để lông chó, mèo cũng như các con kí sinh trùng không có cơ hội bám vào người bé và gây dị ứng.

Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/cach-de-phong-benh-cham-sua-o-tre-nho-10098-vn

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em

Trong thời điểm giao mùa, nhất là chuyển sang mùa hè trẻ sẽ rất dễ gặp phải bệnh sốt phát ban, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp và hiện nay thì bệnh da ở trẻ em hay bệnh chân tay miệng ở trẻ có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng:
Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.
Vì sao lại gọi bệnh này là bệnh chân tay miệng
Bởi vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…
taychanmieng
Trẻ bị nổi các vết ban trên tay
- Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.
Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
dau hieu benh chan tay mieng o tre2
Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa
- Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra biếng chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Biện pháp phòng chống bệnh chân tay miệng
Mặc dù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh chân tay miệng ở trẻ nhưng việc chữa trị các triệu chứng và chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện sớm bệnh.
Cha mẹ nên đưa bé tới trực tiếp các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp, giúp loại bỏ dần các dấu hiệu bệnh chân tay miệng.
Cha mẹ nên chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà, cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến những vết loét miệng của bé trầm trọng hơn.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ là do virut đường ruột nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ. Nên đưa bé đi khám và điều trị nội trú khi dấu hiệu bệnh chân tay miệng nặng.
Tốt nhất cha mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức để kháng, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ mắc bệnh.


Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/dau-hieu-nhan-biet-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-13858-vn

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ - Phòng Tránh & Điều Trị

Tay chân miệng là căn bệnh ngoài da bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi, nó có thể khiến các bé tử vong nếu như không được điều trị kịp thời. Cứ vào mùa hè, mùa thu là căn bệnh bắt đầu rộ lên lây lan nhanh chóng, vậy cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì? hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp bảo vệ con em mình tốt nhất nhé.

Cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng
Phân loại mức độ nặng của bệnh tay chân miệng
  • Độ 1: chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.
  • Độ 2: rung giật cơ, bức rức, chới với.
  • Độ 3: yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.
  • Độ 4: suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Cách điều trị bệnh tay chân miệng, cach dieu tri benh tay chan mieng
  • Đối với trẻ bị bệnh cấp độ I: Có thể cho trẻ điều trị tại nhà bằng cách:
– Khi trẻ sốt, đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng. Chỉ sử dụng cho trẻ sốt từ 38 độ C trở lên. Mỗi lần sử dụng cách nhau từ 4 -6 giờ.
– Cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng để vệ sinh răng miệng.
– Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.
– Có thể sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ.
– Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
– Tái khám trong 7 ngày đầu của bệnh, mỗi lần cách nhau từ 1-2 ngày.
  • Đối với cấp độ khác: Cần theo dõi các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện. Nếu trẻ: sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng
– Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng lây bệnh cho các trẻ khác.
– Cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu.

Luôn giữ tay chân trẻ sạch sẽ
– Người lớn sau khi mặc, thay tã, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ.
– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.
Trên đây là cách phòng và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ mà mọi người nên nắm rõ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy nhiên nếu trẻ có triệu trứng bệnh tay chân miệng, hãy mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.


Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-tay-chan-mieng-o-tre-phong-tranh-and-dieu-tri-41630-vn

Bệnh Nám Da Ở Trẻ - Cách Phòng và Điều Trị

Nhìn những gò má hồng hồng đáng yêu của trẻ em ai cũng ước mong mình có được làn da mịn màng như vậy. Tuy nhiên ít ai biết được rằng trẻ em cũng có nguy cơ bị nám da như người lớn. Vậy tại sao nám da lại xuất hiện sớm như vậy? Hãy cùng tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh nám da ở trẻ em, trong những bệnh da ở trẻ em nhé.
Trẻ em cũng có nguy cơ bị nám da

Cách phòng và điều trị bệnh nám da ở trẻ
Nếu trông thấy những sắc tố màu sẫm xuất hiện trên da, không còn nghi ngờ gì nữa đó chính là dấu hiệu nhận biết da bạn đã bị nám. Cũng giống như rất nhiều loại bệnh khác, bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị nám, kể cả trẻ em dưới 18 tuổi. Khác với người trưởng thành, nám da ở trẻ em thường ít hoặc không liên quan đến việc rối loạn nội tiết tố sinh dục cũng các ảnh hưởng của mỹ phẩm làm trắng da nên việc điều trị nám da ở trẻ nhỏ sẽ đặc biệt hơn.
Nguyên nhân gây bệnh nám da ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nám da ở trẻ trong đó có nguyên nhân liên quan đến màu da (những trẻ em da sậm màu thường dễ bị nám hơn những trẻ em có làn da trắng, sáng màu) và nguyên nhân do tác động của các tia UVA, UVB (tia cực tím có khả năng gây ung thư và làm sạm da) có trong ánh nắng mặt trời. Dưới sự ảnh hưởng của những tia cực tím này, da trẻ rất dễ bị tác động mạnh và gây ra tình trạng nám da hơn ở người trưởng thành.
Nguyên nhân gây bệnh nám da ở trẻ, nguyen nhan gay benh nam da o tre
Tia cực tím là 1 trong những nguyên nhân gây nám da ở trẻ

 

Điều trị bệnh nám da cho trẻ
Để điều trị dứt điểm nám da cho trẻ nhỏ chúng ta thường sử dụng một số biện pháp như: kem trị nám, mặt nạ tẩy nám, ánh sáng cường độ cao hoặc sử dụng tia laser để tăng khả năng tái tạo bề mặt da… trả lại cho trẻ làn da trắng, mịn màng vốn có.
Phòng ngừa nám da cho trẻ
Xác định được một trong số những thủ phạm gây nám ở trẻ chính là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, do vậy mỗi khi đưa trẻ ra ngoài vui chơi cha mẹ nên thoa kem dưỡng da, mặc quần áo dài tay cho trẻ để tránh tia cực tím tác động lên làn da của trẻ. Bên cạnh đó, việc bổ sung những dưỡng chất cho cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt là những vitamin có khả năng tái tạo da, trị nám da, dưỡng ẩm da như vitamin A, C, E… Việc chăm sóc da cho trẻ từ khi còn nhỏ là điều cần thiết giúp trẻ có làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ nám và tránh những ảnh hưởng của nám da khi trẻ trưởng thành.
Trên đây là các cách phòng và điều trị bệnh nám da ở trẻ em mà mọi người nên biết, để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng khó chữa.


Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-nam-da-o-tre-cach-phong-va-dieu-tri-75212-vn

Những Bệnh Ngoài Da Do Virus Ở Trẻ Em

Thống kê cho thấy, hơn 90% các bệnh về da ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là do vi khuẩn, virus tấn công từ bên ngoài. Triệu chứng đặc trưng của bệnh ngoài da do nhiễm virus là các tổn thương trên da, có thể gây viêm, ngứa ngáy, lở loét, đau đớn và dễ để lại sẹo. 

Làn da của trẻ rất non nớt, nhạy cảm do cấu trúc chưa ổn định. Chính vì vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và có biện pháp bảo vệ phù hợp, làn da trẻ em rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm virus hay vi khuẩn. Thống kê cho thấy, hơn 90% các bệnh về da ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là do vi khuẩn, virus tấn công từ bên ngoài.

1. Những dấu hiệu trẻ bị bệnh ngoài da do virus
Triệu chứng đặc trưng của bệnh ngoài da do nhiễm virus là các tổn thương trên da, có thể gây viêm, ngứa ngáy, lở loét, đau đớn và dễ để lại sẹo.
Một số bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp do nhiễm virus bao gồm: bệnh thủy đậu, sởi, herpes, tay chân miệng… Biểu hiện dễ thấy nhất của các bệnh này là phát ban hay nổi mụn nước, bóng nước, kèm theo sốt, chảy nước mũi, ho, đau đầu, ngứa ngáy,…
Bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp do nhiễm virus bao gồm: bệnh thủy đậu, sởi, herpes, tay chân miệng
Đa phần các bệnh do nhiễm virus ở trẻ em ít gây tử vong nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm tai giữa, khô loét giác mạc,… đặc biệt khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đáng lưu ý nhất là bệnh tay chân miệng vì có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Đối với những bệnh ngoài da do virus này, trẻ chỉ cần ở cạnh hoặc tiếp xúc với người bệnh là cũng có thể bị lây nhiễm. Đồng thời, bệnh rất dễ gây thành dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa.
Bên cạnh bệnh ngoài da do virus, viêm loét miệng (áp tơ) là một bệnh ở niêm mạc miệng do virus rất hay gặp ở trẻ. Bệnh thường biểu hiện bằng những tổn thương nhỏ, nông, có hình tròn hay hình bầu dục, trung tâm màu trắng hoặc vàng, vùng biên giới màu đỏ. Những vết loét này xuất hiện bên trong miệng (ở trên hoặc dưới lưỡi), trong má, môi hoặc nơi tiếp giáp của nướu răng làm trẻ đau, xót tại chỗ viêm, thường đi kèm sốt cao khiến trẻ bỏ ăn uống và quấy khóc.

2. Điều trị bệnh ở trẻ khó khăn hơn
Hiện nay việc điều trị các bệnh ngoài da hay ở niêm mạc miệng do virus ở trẻ nhỏ gặp khá nhiều khó khăn do làn da của trẻ rất nhạy cảm. Yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu nên việc lựa chọn thuốc điều trị là rất khó khăn. Với hầu hết các trường hợp, nhiều người thường sử dụng dung dịch bôi tại chỗ xanh methylen vì tương đối lành tính, tuy nhiên, phương pháp điều trị này có hiệu quả thấp, tác dụng chậm, gây mất thẩm mỹ và dễ để lại sẹo.
Một khó khăn nữa trong điều trị đó là tính đề kháng thuốc của virus ngày càng tăng nên có rất ít sự lựa chọn thuốc kháng virus phù hợp. Hơn nữa, các thuốc này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây độc tính mà hiệu quả điều trị không cao.
Khó khăn trong điều trị các bệnh ngoài da do virus ở trẻ em
Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra được phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả điều trị cao, ngăn chặn sự đề kháng của các chủng virus. Đó chính là áp dụng công nghệ nano bạc vào trong chế phẩm bôi ngoài, dùng cho trường hợp mắc bệnh ngoài da và niêm mạc miệng do virus.
Tổng Hợp

Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.

Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/nhung-benh-ngoai-da-do-virus-o-tre-em-80932-vn

Nhận Biết, Điều Trị Bệnh Chốc Lở Ngoài Da Ở Trẻ Em

Đã gần 1 tuần nay, bé Nam, con chị Thúy Nga (ở Tây hồ, Hà Nội) bị lên mụn ở đùi, cánh tay, lúc đầu như phỏng nước, sau vỡ ra và nổi nhiểu mụn như rôm ở xung quanh khiến bé rất ngứa ngáy, khó chịu. Ông bà người thì đoán bị rôm, người lại bảo thủy đậu. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ da liễu chẩn đoán cháu bị bệnh chốc khiến chị Nga rất bất ngờ, chị cứ nghĩ chốc là những mụn mủ chỉ xuất hiện ở đầu.
a
Bé Lan (ở Ba Đình, Hà Nội) cũng có các biểu hiện ban đầu tương tự như bé Nam, nhưng gia đình nghĩ con bị hăm, bị rôm sảy vì thời tiết nóng bức nên đã tự mua lá đun nước tắm cho bé và dùng thuốc mỡ bôi lên vùng da tổn thương. Tuy nhiên, sau hơn 3 tuần bé vẫn không đỡ, mặt phù, bàn chân sưng tấy, có mụn mủ, bóng mủ và kèm theo sốt. Lúc ấy gia đình mới vội vàng đưa con đi khám thì được chẩn đoán bé bị chốc có bội nhiễm, đã biến chứng thành viêm cầu thận cấp.Ths.Bs Phạm Thị Mai Hương – chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết mỗi ngày phòng khám Da liễu thuộc khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận hơn 100 trẻ đến khám, trong đó khoảng 10% là chốc (tỉ lệ này thay đổi theo mùa).
Chốc là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em
Chốc là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác, vì vậy bệnh còn được gọi là “chốc lây”.
Chốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% là các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Trên thực tế các bậc phụ huynh rất hay nhầm lẫn giữa bệnh chốc và bệnh thủy đậu. Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, bệnh chốc lở cải thiện nhanh, khỏi và không để lại sẹo; trường hợp ngược lại bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

1. Biểu hiện
Chốc được phân loại theo hình thái thương tổn: chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước.
A. Chốc có bọng nước điển hình
– Nguyên nhân: thường do tụ cầu gây ra.
– Thương tổn cơ bản:
• Khởi đầu là dát đỏ kích thước từ 0,5-1cm, nhanh chóng tạo thành bọng nước trên đó.
• Bọng nước nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ, sau vài giờ thành bọng mủ đục từ thấp lên cao.
• Vài giờ hoặc vài ngày sau các bọng nước dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt giống màu mật ong.
• Thương tổn khỏi không để lại sẹo.
y
– Vị trí thường gặp: ở mặt, vùng da hở, hoặc bất kì chỗ nào kể cả lòng bàn tay, bàn chân, không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc. Tại vùng da đầu, vảy tiết có thể làm tóc bết lại.– Biểu hiện toàn thân: viêm hạch lân cận, sốt rất hiếm gặp trừ khi chốc lan tỏa hoặc có biến chứng.
– Bệnh nhân có thể ngứa – gãi làm thương tổn lan rộng chàm hóa, lan sang vùng da khác.
B. Chốc không có bọng nuớc điển hình
– Nguyên nhân: thường do liên cầu tan huyết nhóm A.
– Thương tổn ban đầu: mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh. Một số trường hợp có thể thấy các thương tổn vệ tinh ở xung quanh.
f
– Vị trí: hay gặp ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tứ chi.– Hình thái này thường gặp trên những trẻ bị viêm da cơ địa, ghẻ, hoặc một bệnh da nào đó kèm theo bội nhiễm, hầu như không gặp thương tổn ở niêm mạc.
– Bệnh thường khỏi sau 2-3 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài, nhất là khi cơ thể có nhiễm ký sinh trùng, bị chàm hay thời tiết nóng, ẩm ướt.
2. Xử trí trước khi đưa trẻ đến bệnh viện
– Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, có thể dùng nước thuốc tím pha loãng 1/10.000, hoặc sử dụng một số loại nước tắm trong dân gian như nước chè xanh làm khô se thương tổn.
– Cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc dung dịch thuốc màu như xanh methylen…Dùng một vài ngày không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên gặp bác sĩ đế được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra .
– Chốc lở dễ lây lan do thương tổn thường gây ngứa, trẻ sờ gãi vào những thương tổn ở chỗ này, rồi lại làm lây lan ra chỗ khác ngay trên cơ thể. Bởi vậy, khi trẻ bị chốc, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh trên cơ thể trẻ và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, động thái này cũng giúp hạn chế bệnh lây sang các bạn khác.
3. Điều trị
– Trường hợp nhẹ hoặc thương tổn khu trú: làm sạch tổn thương bằng dung dịch NaCl 0, 9% hay thuốc tím 1/10.000.
– Dùng mỡ/kem kháng sinh như axit fusidic ngày 2 lần (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
– Khi thương tổn lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp: Dùng kháng sinh toàn thân. Có thể dùng kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ Augmentin, Erythromycin, Cefixim…)
– Dùng kháng Histamin nếu có ngứa: Phenergan, Loratadin…
– Nếu chốc kháng thuốc phải điều trị theo kháng sinh đồ.
– Nếu có biến chứng phải chú trọng điều trị các biến chứng.
4. Biến chứng
Chốc lở thông thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng:
1. Biến chứng tại chỗ:
– Chàm hóa: chốc tái đi tái lại xuất hiện nhiều mụn nước mới, ngứa.
– Chốc loét: thường gặp trên trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng nặng hay người suy giảm miễn dịch, thương tổn ăn sâu, khi khỏi để lại sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ (chốc thông thường không để lại sẹo).
2. Biến chứng toàn thân:
– Nhiễm trùng huyết: thường gặp trên cơ thể có sức đề kháng yếu, chủ yếu do tụ cầu.
– Viêm cầu thận cấp: thời gian từ chốc đến viêm cầu thận cấp thường là 3 tuần.
– Ngoài ra có thể gặp: viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch, viêm xương…
5. Phòng ngừa và hạn chế bệnh lan rộng
– Biện pháp tốt nhất là luôn để cơ thể trẻ được thoáng mát: nơi ở rộng rãi, quần áo vải bông mỏng thoáng, thấm mồ hôi, tránh để hở da nhiều làm phát sinh bệnh da ở trẻ em và lây lan.
– Bảo vệ da không bị xây xát. Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn, hạn chế chơi gần vật nuôi, tránh côn trùng.
– Giữ cho da trẻ sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên, tắm cho trẻ bằng nước sạch, tránh làm xây xát. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày, cắt tóc, cắt móng tay.
– Uống đủ nước, nước trái cây và ăn rau xanh.
– Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, để côn trùng đốt.
– Điều trị sớm và tích cực, tránh chà xát, gãi nhiều gây biến chứng.

Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/nhan-biet-dieu-tri-benh-choc-lo-ngoai-da-o-tre-em-42460-vn

Hiểu Lầm Tai Hại Về Bệnh Da Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ em thường mắc một số loại bệnh về da. Điều đáng nói là các bậc cha mẹ không phải ai cũng biết rõ từng loại bệnh và xử lý một cách khoa học.
Theo Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM), qua khám bệnh hằng ngày ông nhận thấy các bậc cha mẹ không phân biệt được các loại bệnh về da ở trẻ em nhưng thường tự tiện mua thuốc bôi cho trẻ, điều này có thể gây ra những hậu quả không tốt.
Vi trùng đi theo nụ hôn
"Các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh".
Nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh chốc hoặc chàm rất lấy làm lạ khi con đã gần khỏi bệnh hoặc khỏi nhưng tái phát. Khi bác sĩ hỏi: “Những người thân trong nhà có thường xuyên hôn cháu không?” thì câu trả lời là “có”. Theo các bác sĩ, chính vi trùng đã đi theo nụ hôn của người lớn làm tái phát bệnh ở trẻ. Hầu hết các bậc phụ huynh đều ngỡ ngàng trước thông tin này. Lời khuyên của bác sĩ là các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh.
Những hiểu lầm tai hại về bệnh da ở trẻ - 1
Chốc lây, nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em
Thực tế cho thấy những ông ba, bà mẹ khi bị lở miệng thường nghĩ do người mình nóng nhiệt. Lở miệng còn có nguyên nhân do bị nhiễm virút Herpes. Chính vì vậy, những người nhiễm virút Herpes hôn trẻ mắc bệnh chàm có thể làm bệnh chàm bị nhiễm thêm virút Herpes, gây bội nhiễm nặng. Với bệnh chốc, gây bệnh là vi trùng tụ cầu vàng, vi trùng này thường trú ở niêm mạc mũi những người bình thường. Với những trẻ mắc bệnh chốc đã khỏi bệnh mà được người lớn hôn, tụ cầu vàng sẽ đi theo nụ hôn nhiễm vào da, làm trẻ bị tái bệnh.
Chốc là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em và xảy ra ở lớp thượng bì của da. Bệnh rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh chốc có thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành mụn mủ, sau đó vỡ và khô đi, đóng mày có màu vàng mật ong. Khi trẻ mắc bệnh chốc sẽ có những vết lở hồng ban ở mặt, chân... Dù 20% số trẻ mắc bệnh chốc có khả năng tự lành trong 2-6 tuần nhưng đa số trường hợp còn lại nếu không điều trị bệnh có thể lan rộng và có các biến chứng như viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết. Nguy hiểm hơn là có 2-5% số bệnh nhân bị mắc bệnh chốc sẽ bị viêm cầu thận cấp. Khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh chốc, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để được tư vấn và điều trị sớm.
Những bệnh da dễ nhầm
Nhiều bậc cha mẹ thường nhầm bệnh vảy phấn trắng với bệnh lang ben. Khi mắc bệnh vảy phấn trắng, trên da trẻ có những mảng giảm sắc tố. Vảy phấn trắng thường xảy ra ở vùng mặt, còn lang ben thường xảy ra ở vùng ngực và rất ít trẻ dưới 3 tuổi bị mắc bệnh lang ben.
Bệnh vảy phấn trắng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ có nước da sậm màu. Nhìn mảng giảm sắc tố (những đốm màu trắng) rất giống với bệnh lang ben, nên một số người tự mua thuốc có chứa corticoid bôi cho trẻ. Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, bôi những loại thuốc này đều ảnh hưởng đến da của trẻ, đặc biệt là thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng mạnh sẽ làm teo da trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh vảy phấn trắng đều hồi phục theo thời gian, nếu có điều kiện thì các bậc cha mẹ chỉ cần mua kem dưỡng ẩm bôi để trẻ dễ chịu và bệnh sẽ nhanh khỏi. Trong trường hợp lo lắng quá, bà mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc.
Có nhiều trẻ em thường xuyên bị dính sữa hay thức ăn, hoặc bị lưỡi bản đồ (có thể lở và có ranh giới sang thương rõ ràng), nhưng các bà mẹ lại tưởng trẻ bị nấm miệng và cũng tự mua thuốc kháng nấm về rơ lưỡi cho trẻ. Rơ miệng hoài bằng thuốc kháng nấm làm tăng tình trạng khó chịu, tổn thương lưỡi, tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi khiến trẻ biếng ăn. Trẻ bị nấm miệng cần điều trị bằng thuốc chống nấm, còn những trẻ mắc bệnh lưỡi bản đồ thường không cần điều trị đặc hiệu mà chỉ cần bổ sung vitamin và các khoáng chất.
Viêm da tiết bã cũng là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ, biểu hiện thường thấy nhất là nhiều vảy nhờn tập trung ở đỉnh đầu và có thể tạo thành một lớp dày lan tỏa khắp da đầu có hình giống như chiếc mũ mà dân gian thường gọi là “cứt trâu”. Khi đó, nhiều bà mẹ nghĩ rằng đầu trẻ bị dơ nên dùng đồ chà mạnh cố lấy vảy này ra... Da đầu trẻ mỏng nên cách kỳ cọ, chà xát mạnh dễ làm tổn thương đến da đầu, thậm chí gây nhiễm trùng. Bệnh này sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu cần, các bà mẹ chỉ nên sử dụng một số loại dầu gội dành cho trẻ bị viêm da tiết bã để làm mềm các vảy bám trên đầu trước khi gội đầu vài giờ, sau đó có thể dùng lược chải đầu có lông chải thật mềm dành riêng giúp loại bỏ bớt các vảy trên da đầu...
Theo THÙY DƯƠNG (Tuổi trẻ)
Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/hieu-lam-tai-hai-ve-benh-da-o-tre-nho-30307-vn

Bệnh Loét Da Do Chốc Lở Ở Trẻ Em

Chốc lở là 1 trong những bệnh da ở trẻ em thường gặp. Bệnh loét da ở trẻ em do chốc lở thường không nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách nó có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Bài viết giới thiệu những thông tin cần thiết về bệnh chốc lở gây loét da ở trẻ em mà cha mẹ nên biết.
Nguyên nhân loét da do chốc lở
Nguyên nhân gây bệnh chốc lở ở trẻ em là do vi khuẩn xâm nhập thông qua các tổn thương trên da: khi trẻ bị xước da, cắt, côn trùng cắn… đôi khi cũng phát triển trên da trẻ khỏe mạnh. Vi khuẩn gây chốc lở thường do hai loại gây nên là: Staphylococcus Aureus và Strepxococcus Pyogenes kí sinh trên da, khi xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng cho da.
Newtech Pharm
Vi khuẩn gây chốc lở ký sinh trên da
Các loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sản sinh ra độc tố gây bệnh chốc lở và là nguyên nhân của bệnh loét da ở trẻ em. Chất độc này phá hủy tế bào liên kết của da và lây lanh nhanh chóng ra xung quanh.

Diễn biến loét da ở trẻ em
  • Khi vi khuẩn xâm nhập vào da trẻ thông qua các tổn thương, sẽ gây loét da phần tổn thương, tiếp đó vết loét bị vỡ nhanh chóng, sau một vài ngày sẽ hình thành lớp vảy màu vàng nâu.
  • Vết loét có hiện tượng ngứa ngáy, trẻ thường xuyên gãi gây tổn thương nhiều hơn.
  • Vết loét không đau nhưng chứa nhiều mụn li ti có nước vàng
  • Khi bệnh loét ở trẻ em nghiêm trọng hơn nó gây đau đớn, tiết dịch lỏng có mủ và vết loét sâu hơn.
  • Cha mẹ chú ý  theo dõi có thể có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ.

Chăm sóc vết loét da do chốc lở ở trẻ em
1. Vệ sinh tốt
Newtech Pharm
Thường xuyên vệ sinh cho trẻ
Việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ có thể giúp cho bệnh nhanh lành hơn. Một số trường hợp bác sỹ chỉ cần khuyên cha mẹ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mà không cần dùng thêm thuốc.
2. Kháng sinh tại chỗ
Việc bôi thuốc kháng sinh tại chỗ giúp cho vi khuẩn ở vết lở loét không có khả năng lan rộng ra xung quanh. Trước khi bôi thuốc kháng sinh nên loại bỏ phần da, vỏ bao bọc vết loét để kháng sinh có tác dụng tốt nhất, loại kháng sinh dùng nên hỏi ý kiến nhân viên y tế, không được tự ý dùng tránh hiện tượng dị ứng, nhiễm độc nguy hiểm cho trẻ.
3. Kháng sinh uống
Trường hợp nhiễm khuẩn lan rộng và gây bệnh lở loét da sâu ở trẻ em  các bác sỹ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc kháng sinh dạng uống. Loại kháng sinh được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét, cơ địa của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ.
4. Đề phòng các mầm bệnh
Không nên dùng chung khăn, quần áo, đồ dùng với trẻ khác, tránh lây lan cho trẻ khác. Cha mẹ chăm sóc trẻ khi bôi thuốc và vệ sinh cho trẻ nên dùng bao tay, tránh lây nhiễm bệnh từ trẻ. Cắt ngắn móng tay cho bé và thường xuyên rửa tay cho bé.


Nếu trẻ mắc các bệnh trên, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm. Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn tại đây. Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
Nguồn bài viết: http://stamfordskin.com/blog/tintuc/benh-loet-da-do-choc-lo-o-tre-em-14641-vn

Saturday, December 26, 2015

Chính Sách An Toàn Khi Sử Dụng Thang Nhôm

Theo các yêu cầu của “Occupational Safety and Health Administration (OSHA)” tức là “Cơ Quan Quản Lý An Toàn và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp”, các chính sách sau đây được đưa ra để làm giảm nguy cơ gặp sự cố hoặc thương tích cho người sử dụng thang kim loại hoặc gỗ (không bao gồm những loại thang tự chế).
Chính sách này phác thảo các quy trình dùng khi kiểm tra, bảo trì, cất giữ và sử dụng thang nhôm, sợi thủy tinh, kim loại, và thang gỗ. Nội dung gồm có:
Phân loại
Thang được phân loại theo kích thước và trọng lượng thang có thể chịu. Những số liệu này được đính kèm trên thang để người dùng biết.
  • Loại I (công nghiệp) tải trong tối đa 136 kg.
  • Loại II (Thường) tải trong tối đa 100 kg
Lựa chọn thang
Thang nên được lựa chọn một cách cẩn thận:
– Thang phải phù hợp với kích thước, và mục đích sử dụng của công trình.(Xem thêm các loại thang nhôm rút giá rẻ)
Lựa chọn loại thang phù hợp với mục đích sử dụng
– Thang kim loại không được sử dụng gần các thiết bị điện (bảng điện, máy biến áp, đường dây điện, vv), thay vào đó sử dụng thang sợi thủy tinh hoặc thang gỗ.
– Thang phải có đủ chiều cao để thực hiện các công việc cần thiết. Không được bước lên 3 bậc trên cùng của thang.
– Không nên sử dụng thang nơi có nước đá, mưa, tuyết, hay những điều kiện ẩm ướt khác.
– Phải kéo dài thang ít nhất 5 nấc cao hơn bề mặt muốn leo lên.
– Nếu cao hơn 2,5m, thang phải được cố định phần chân để chống trượt.
Kiểm tra thang
Thang phải được kiểm tra kỹ lưỡng trong các trường hợp sau:
Nếu bị hư hỏng.
+ Sau khi bị quá tải.
+ Sau khi chịu tác động.
+ Sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
+ Mỗi 6 tháng để phát hiện hư hỏng và thiếu sót.
+ Trước mỗi lần sử dụng, cần được đảm bảo rằng các bậc thang:
Không có các vật thể lạ trên bề mặt.
Không có vết nứt vỡ.
Không có gờ, cạnh sắc bén.
Không có chất ăn mòn, dầu mỡ, sơn hoặc rỉ sét.
+ Thang bị hư hỏng không thể sửa chữa phải được tháo dỡ và huỷ bỏ. Không tái sử dụng thang
+ Nếu thang có thể được sửa chữa, cần tạm ngưng sử dụng, và đưa đến cửa hàng để sửa chữa.
Lưu ý:
– Người sử dụng luôn phải quay mặt vào thang khi lên hoặc xuống.
– Cả hai bàn tay vịn vào bậc thang.
Tay vịn vào thang khi sử dụng
– Nên có đai đựng dụng cụ
– Không với quá mức khi sử dụng thang.
– Không được đặt thang ở phía trước một cánh cửa mở ra về phía cầu thang, trừ khi:
+ Cánh cửa đã bị khóa và cấm sử dụng.
Đặt biển hiệu cảnh báo có người đang sử dụng thang.
Một người trực phía bên kia cánh cửa để ngăn người qua lại.
– Thang cao hơn 2,5 m cần được cố định với:
+ Một sợi dây cột với phần chắc chắn của toà nhà.
+ Một người chịu trách nhiệm giữ thang.
+ Bất kỳ phương pháp nào khác có thể ngăn chặn thang dịch chuyển.
– Người sử dụng thang phải cảm thấy thoải mái.
– Nếu e ngại về việc sử dụng thang vì bất kỳ lý do nào, không nên sử dụng.
– Người đang sử dụng thuốc có thể gây buồn ngủ, không nên sử dụng thang.
– Thang phải được đặt bề mặt chắc chắn.
– Không bao giờ đặt thang trên các khối bê tông hoặc bất kỳ vật thể nào khác không được cố định.
– Điều kiện trơn trượt như băng và tuyết cũng có thể gậy tai nạn.
– Chỉ một người leo lên thang tại một thời điểm.
– Không được vượt tải trọng của thang.
– Không để thang ở nơi không ai giám sát.
– Không sử dụng thang khi có gió mạnh, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp và phải buộc chặt hoặc bảo đảm.
Thang nhôm chữ A
– Thang nhôm chữ A phải được mở hoàn toàn và cài chốt cố định.
– Thang không được sử dụng để làm thang thẳng.
– Nếu thang thẳng không vừa, thang xếp nhôm có thể được sử dụng, nhưng phải cố định để tránh bị ngã.
– Thang phải đủ cao để thực hiện các công việc cần thiết.
Thang thẳng hay thang nhôm rút gọn
– Thang thẳng hoặc thang nhôm rút gọn phải kéo dài ít nhất 5 bậc cao hơn bề mặt cần lên.
– Thang thẳng hoặc thang nhôm rút gọn phải đủ dài để thực hiện các công việc cần thiết.
– Không được bước lên 3 bậc cao nhất của thang thẳng.
– Thang thẳng hoặc thang nhôm rút gọn phải được đặt tựa vào tường tạo thành hình tam giác (2,5m chiều dài thang thì chân thang phải cách tường 60 cm.
Cất giữ thang
– Không nên bảo quản thang nơi nhiệt độ quá cao hoặc ẩm ướt.
– Thang nên được để nằm ngang trên sàn nhà hoặc treo trên tường.
Bảo trì thang
– Thang nhôm có thể được làm sạch bằng xà phòng và nước.
– Thang sợi thủy tinh nên được làm sạch bằng xà phòng và nước.
– Thang kim loại có thể được làm sạch với xà phòng nhẹ và nước.
– Thang gỗ nên được làm sạch bằng xà bông nhẹ và nước, sau đó sấy khô. Các thang gỗ cần được quét véc ni để bảo quản ít nhất mỗi năm một lần.
Đây là những chính sách người sử dụng nên thực hiện theo vì an toàn của chính bản thân và cả người khác.
Dịch & Tổng hợp: Thegioithangnhom.com
Thegioithangnhom đại diện cung cấp các loại thang nhôm xếp chính hãng với Giá cả cạnh tranh – Mẫu mã đa dạng – Chế độ bảo hành chuyên nghiệp cùng Dịch vụ thanh toán, giao hàng tận nơi tiện lợi. Quý khách có thể lựa chọn cho mình chiếc thang nhôm xếp phù hợp với nhu cầu của bản thân tại đây. Các loại thang nhôm được phân phối tại Thegioithangnhom:
Liên hệ mua hàng nhanh chóng tại Thành Phố Hồ Chí Minh:
  • Địa chỉ: 185/21D Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0907 288 920 – 0903 39 72 73
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes