BREAKING NEWS

Monday, August 20, 2018

Mẹ nên làm gì khi bé khóc không lý do?


Là bậc làm cha mẹ, ai cũng xót ruột thương con vô cùng khi thấy con mình khóc - đó là cách mà bé thể hiện cảm xúc của mình cho cha mẹ biết. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng hiểu ngôn ngữ “khóc” của bé là bé đang đói, bé đau hay bé muốn đi chơi…. Để có giải pháp xử lý kịp thời khi bé khóc, các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân bé khóc:

Mẹ nên làm gì khi bé khóc không có lý do?
1. Bé đói
Chắc hẳn đây sẽ là lý do đầu tiên mà các ông bố bà mẹ nghĩ đến khi thấy con quấy khóc.
Nhận biết được những dấu hiệu của cơn đói, bố mẹ có thể cho bé ăn trước khi cơn đói làm bé trở nên cáu kỉnh và khóc toáng lên.
Mẹ nên chú ý theo dõi những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn ăn:
– Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ.
– Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.
– Mẹ chạm tay lên môi bé, bé sẽ “cong môi” vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa.

Bé khóc vì đói bụng
2. Bé buồn ngủ
Chẳng phải bé con của chúng ta thật may mắn sao? Khi mệt, bé có thể đi ngủ – bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu bé muốn.
Nhưng sự thật thì với bé, mọi việc không hoàn toàn dễ dàng như người lớn vẫn nghĩ.
Thay vì gà gật ngủ, bé sẽ trở nên cáu kỉnh, rồi khóc toáng lên, nhất là khi bé đã quá mệt.
Tín hiệu lúc này phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian. Mẹ hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm của mẹ, bằng tiếng hát ngọt ngào thân thuộc, bé sẽ thấy yên tâm và ngừng khóc.
3. Bé muốn được bế

Bé khóc vì muốn được bế
Trẻ thơ cần âu yếm. Trẻ thích được nhìn ngắm khuôn mặt bố mẹ, nghe giọng nói của bố mẹ, lắng nghe nhịp đập trái tim và thậm chí có thể phát hiện được cả mùi đặc trưng của bố mẹ nữa.
Và khi trẻ khóc, chúng ta cũng có thể hiểu rằng trẻ muốn được bố mẹ bế bồng.
Có thể các bậc bố mẹ sợ con sẽ hư nếu ôm ấp con quá nhiều. Nhưng thực tế là trong một vài tháng đầu sau sinh, điều này là không thể.
Lúc này, mẹ hãy ôm ấp và lắc lư bé, hoặc mẹ có thể làm theo một động tác khá hay ho học được từ nhiều bà mẹ khác để dứt cơn khóc dai của con. Một trong những cách đó là hãy tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt. Âm thanh lạ tai này sẽ khiến bé thích thú và làm dịu nhanh cơn khóc của con.
4. Trẻ cần đi bệnh viện do bị bệnh
Hãy nhận biết những thay đổi trong cơ thể bé yêu của mẹ. Nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hoặc the thé.

Bé khóc khác lạ cần được đi viện kiểm tra
Nếu mẹ cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, hãy đừng chần chừ và gọi ngay cho bác sĩ của bé.
5. Bé thấy quá lạnh hoặc quá nóng
Khi bé cảm thấy bị lạnh, ví dụ như khi mẹ cởi quần áo để thay tã mới hoặc lau mông cho bé bằng khăn ướt, bé có thể sẽ kháng cự bằng cách khóc toáng lên.
Trẻ sơ sinh vẫn thích được quấn lại và giữ cơ thể luôn ấm áp – nhưng không phải quá ấm. Nếu chúng ta cần một lớp áo, thì trẻ sơ sinh sẽ phải cần hai lớp áo để cảm thấy thoải mái nhất.
Trẻ thường ít quấy khóc do quá ấm hơn là quá lạnh. Chính vì vậy mà nếu có hơi ấm quá, trẻ cũng sẽ không khóc nhiều như khi bị lạnh.
6. Bé cần phải ợ hơi
Nếu em bé của mẹ khóc trong hoặc ngay sau khi ăn, mẹ hãy lưu ý tới vấn đề ợ hơi. Bé bú mẹ (hoặc bú bình) có thể nuốt sữa và cả không khí vào bụng. Nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé khó chịu, bú ít vì không thoải mái và khó ngủ ngon. Vỗ ợ hơi cho bé trong và sau khi bú là một điều vô cùng quan trọng.
Có rất nhiều cách giúp bé thoát khỏi chứng khó chịu này. Mẹ có thể bế bé lên vai, một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng hoặc mẹ có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi. Hoặc cách khác, mẹ cho bé ngồi lên đùi rồi vỗ hoặc chà xát nhè nhẹ vào lưng bé để bé ợ.
Sau khi bé được “thỏa mãn”, bé sẽ nhanh chóng ngoan ngoãn và dừng hẳn tiếng khóc.
7. Bé cần phải thay tã
Bé yêu của mẹ có thể phản đối, phát ra tín hiệu khóc lóc, hậm hực nếu tã ướt hoặc bẩn, với bé, điều này thật khó chịu và khiến bé thực sự cảm thấy bị làm phiền.

Hãy kiểm tra tã khi bé khóc
Vì thế khi thấy làn da đang sạch sẽ tinh tươm của mình bị kích thích, bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc. Mẹ hãy nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân từ đâu, một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ, chắc chắn bé sẽ chơi ngoan.
Bé của bạn có thể khóc âm ỉ hoặc khóc đột ngột, khóc to không có tiếng mắt… mỗi cách khóc của bé là một lời nhắn nhủ riêng mà bé muốn nói với bố mẹ về cảm xúc của mình. Do đó, bố mẹ hãy quan sát và tìm hiểu rõ nguyên nhân bé khóc để có thể chăm sóc bé đúng cách nhé!
Dầu Tanamera Kidz với các thành phần thiên nhiên như gừng, tỏi, hành, quế, nghệ, tiêu, bạc hà… có tác dụng làm ấm, giữ ấm và chống đầy hơi cho bé. Ngoài ra dầu còn có thể sử dụng làm dầu để massage cho bé, giúp bé thư giãn, thoải mái và tăng cường sức khỏe, không quấy khóc và luôn chơi vui cả ngày dài.

Dầu giữ ấm, chống đầy hơi Tanamera
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Xem thêm các chủ đề:
·      kem chống rạn da

Mách mẹ cách phòng ngừa nhiễm trùng thai kỳ


Có con là niềm hạnh phúc lớn của cha mẹ, nhưng làm sao để 9 tháng 10 ngày mang thai con bạn được an toàn, khỏe mạnh và phát triển bình thường lại là một điều không dễ dàng. Bài viết dưới đây mang đến những cách để phòng ngừa nhiễm trùng thai kỳ, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé:
phong-ngua-nhiem-trung-thai-ky-bao-ve-me-va-be

Phòng ngừa nhiễm trùng thai kỳ bảo vệ mẹ và bé
1.    Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm
Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh dễ lây, như người mắc bệnh thủy đậu, người mắc bệnh rubella, trong trường hợp bạn chưa bị hoặc chưa tiêm chủng vắcxin ngừa các loại bệnh này trước đó để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh khi đang mang thai.
2. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt thai kỳ
- Nên nhớ phải nấu chín thức ănKhi chế biến các loại thịt, mẹ cần nấu kỹ cho tới khi không còn thấy màu hồng bên trong. Không nên ăn xúc xích, thịt hộp, hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt được bày bán ở cửa hàng khi chưa được đun nóng cẩn thận. Vì những loại thịt chưa được nấu kỹ và các loại sản phẩm chế biến sẵn từ thịt có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ.
- Tránh những loại sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng. Không nên ăn phô mai mềm nếu chưa được tiệt trùng. Những sản phẩm chế biến từ sữa chưa tiệt trùng thường chứa những loại vi khuẩn gây hại.
ba-bau-nen-uong-sua-da-duoc-tiet-trung

Bà bầu nên uống sữa đã được tiệt trùng
3. Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc động vật gặm nhấm, hoặc phân súc vật
Hạn chế hoặc không tiếp xúc hoặc dọn dẹp vệ sinh cho các vật nuôi trong nhà như mèo, chó và các loại vật nuôi khác. Ổ của mèo hoặc chó có thể chứa những ký sinh trùng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, nếu phải tự vệ sinh và thay ổ cho mèo, chó, mẹ cần mang găng tay và rửa tay thật sạch ngay sau đó.
4. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Mẹ bầu trước khi mang thai nên xét nghiệm các bệnh có khả năng lây qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B và bảo vệ cơ thể trước những căn bệnh này. Một số người nhiễm virus HIV, viêm gan siêu vi B hoặc bệnh lây qua đường tình dục nhưng không có triệu chứng bệnh lý rõ rệt. Việc nhận biết được mẹ có bị nhiễm một trong các loại bệnh trên hay không là vô cùng quan trọng. Nếu thực sự mẹ bị nhiễm một trong các loại bệnh trên, hãy trao đổi với bác sĩ về việc làm cách nào để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhiều nhất có thể.
5. Tiêm vacxin phòng bệnh
Hãy trao đổi với bác sĩ về việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh. Một vài loại vắcxin được chỉ định tiêm chủng vào thời điểm trước khi mẹ mang thai, trong thời gian mang thai và ngay sau khi sinh nở. Việc tiêm chủng vắcxin vào đúng thời điểm có thể giúp duy trì tình trạng khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý và những vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ sau này.

tiem-vacxin-phong-benh-trong-thai-ky
Tiêm vacxin phòng bệnh trong thai kỳ
6. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
Mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trong một số trường hợp: sau khi đi vệ sinh; sau khi tiếp xúc với thịt sống, trứng sống hoặc rau củ chưa được rửa sạch; trước khi làm bếp và dùng bữa; sau khi làm vườn hoặc tiếp xúc với bụi đất; sau khi thăm và tiếp xúc với người bệnh; sau khi dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi…
Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc hoặc chơi đùa với trẻ, vì nước bọt hay nước tiểu của chúng thường có chứa virus. Những loại virus này có thể không làm hại trẻ, nhưng chúng có thể rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Cách tốt nhất để rửa tay là:
- Làm ướt tay và lấy xà phòng.
- Xoa 2 bàn tay vào nhau khoảng 15 đến 30 giây. Làm sạch cả cổ tay, móng tay, và giữa các ngón tay.
- Rửa lại bằng nước sạch.
- Làm khô tay bằng khăn tay dùng một lần.
- Nếu không có nước bạn có thể dùng gel rửa tay khô. Loại gel tốt nhất là loại có chứa cồn.

rua-sach-tay-de-phong-virus
Rửa sạch tay để phòng virus
Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, ngoài việc phòng ngừa nhiễm trùng thai kỳ bằng những cách trên, mẹ bầu nếu thấy mình có vấn đề về sức khỏe hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Nước rửa tay khô Bentley Organic là sản phẩm chuyên dùng rửa tay cho các bé và mẹ, giúp diệt tới 99,9% virus và vi khuẩn bao gồm cả H1N1, E Coli, Salmonella, Listeria và Cúm heo, thích hợp với làn da nhạy cảm của bé. Chiết xuất lô hội (nha đam) hữu cơ có tác dụng đồng thời thêm ẩm cho làn da, giúp bảo vệ da tay, không gây khô tay sau khi sử dụng.

nuoc-rua-tay-kho-cho-me-va-be
Nước rửa tay khô cho Mẹ và Bé
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Xem thêm các chủ đề:
·      xông tắm sau sinh

3 cách giúp bé ợ hơi dễ dàng mẹ nên biết


Khi bé bú sữa mẹ hoặc sữa bình, việc nuốt cả không khí vào là điều không thể tránh khỏi làm bé đầy hơi, khó chịu hoặc thậm chí có thể gây nôn trớ. Để giúp bé ợ hơi dễ dàng, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
be-de-non-tro-vi-day-hoi Bé dễ nôn chớ vì đầy hơi
Ợ hơi là gì?
Trước khi tìm hiểu cách làm cho bé ợ hơi đơn giản, các mẹ phải biết rõ ợ hơi là gì. Ợ hơi là tình trạng dạ dày tích quá nhiều không khí, để giảm bớt áp lực khoan bụng nên cơ thể phải đẩy bớt lượng hơi thừa qua đường miệng, sinh ra chứng ợ hơi. Khi quá trình ợ hơi diễn ra, bạn sẽ nghe âm thanh phát ra từ miệng (chúng ta vẫn gọi là tiếng ợ).
Cách giúp trẻ ợ hơi:
1. Kiểu vỗ thông thường
Bế dựng bé sơ sinh và để đầu bé tựa vào vai bạn. Đỡ mông bé bằng một tay, rồi vỗ hoặc xoa lưng nhịp nhàng. Đừng ngại nếu bạn phải dùng lực một tí tác động vào lưng hơi mạnh chút, nhưng đừng quá mạnh. Nếu bạn vỗ hoặc xoa quá nhẹ, sẽ không có tác dụng giúp đẩy những bong bóng khí ra ngoài.
 
Bé bé tựa đầu vào vai để vỗ đầy hơi
2. Nằm sấp bụng
Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi bạn sao cho bụng của bé được đặt lên một chân của bạn, còn đầu bé đặt ở chân bên kia. Tư thế này sẽ tạo áp lực nhẹ nhàng trên bụng của bé nhằm giúp đỡ lưu thông khí trong người bé. Vỗ nhẹ hoặc xoa lưng để giúp bé có thể ợ hơi dễ dàng hơn.

Cho bé nằm sấp để vỗ ợ hơi
3. Cho bé ngồi trong lòng mẹ
Cách ợ hơi thứ ba dành cho các bé đầu đã cứng, biết ngồi. Bạn để bé ngồi thẳng trên đùi mẹ, dùng lòng bàn tay đỡ cằm của bé và phần cổ tay đỡ phần ngực bé. Tay còn lại nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé. Bạn có thể để bé ngồi hơi nghiêng về đằng trước để đẩy hơi ra dễ dàng hơn.
Lưu ý: Đối với các bé từ 3 tuổi trở lên đã biết ăn các thức ăn thô và cũng bị đầy bụng do các thức ăn thô, ngoài cách vỗ cho bé ợ hơi, bạn có thể cho bé ăn các thức ăn có lợi cho hệ tiêu hóa như:
- Cho trẻ uống trà gừng mật ong
- Uống nước chanh
- Uống trà hoa cúc
- Ăn sữa chua

3 cách vỗ ợ cho bé hơi thông dụng
Các cách cho bé ợ hơi trên là một hoạt động tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn nên thực hiện thường xuyên trong việc chăm con của mình để giúp bé dễ chịu, không còn chướng bụng, ngoan và phát triển tốt.
Nhằm giúp việc chữa đầy hơi cho bé đạt hiệu quả cao nhất, Earthmama mang đến cho các mẹ sản phẩm Dầu giữ ấm, chống đầy hơi Tanamera Kidz .

Dầu giữ ấm cho bé Tanamera Kidz
Với các thành phần từ thiên nhiên, dầu có tác dụng giữ ấm thóp, bụng và chân cho bé, giúp bé khỏe mạnh. Đồng thời, dùng dầu massage vùng bụng cho bé giúp bé  không bị đầy hơi, chướng bụng và ngăn ngừa táo bón.
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Xem thêm các chủ đề:
·      mỹ phẩm hữu cơ

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?


Đa số trẻ sơ sinh hiện nay đều mắc phải chứng vàng da làm các bậc cha mẹ lo lắng về mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy, vàng da có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho các mẹ những thông tin cần thiết về căn bệnh này: 
Vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh
1. Biểu hiện của bệnh vàng da
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, da và lòng trắng của mắt sẽ có màu vàng. Màu vàng xuất hiện đầu tiên trên mặt và ngực của bé, thường từ 1 đến 5 ngày sau sinh.
Trẻ có nồng độ bilirubin cao có thể có các biểu hiện sau:
- Tình trạng vàng da nghiêm trọng
- Phản ứng chậm chạp, không bú tốt
- Hay gắt gỏng, dễ bị kích thích
- Hay cong lưng
- Khóc ré lên thất thanh 
Trẻ bị vàng da thường gắt gỏng, khóc thét
Trẻ bị vàng da thường gắt gỏng, khóc thét
Mức bilirubin quá cao có thể gây nguy hiểm. Hãy gọi bác sĩ ngay nếu bé có một trong các biểu hiện bên trên.
2. Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
- Vàng da ở trẻ sơ sinh do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ, chiếm 25 – 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Nguyên nhân sự tích tụ của bilirubin này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ cao và các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu. Thường thì khi bé được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào. 
Biểu hiện chứng vàng da nhẹ
Biểu hiện chứng vàng da nhẹ
- Tuy nhiên, một số ít trường hợp, vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, và ở những trường hợp này, vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (gọi là vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (gọi là vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
3. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý
- Vàng da sinh lý: Ở trẻ đủ tháng, bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi. Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn).
Vàng da đơn thuần, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng...Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 giờ. 
Trẻ bị vàng da được điều trị
Trẻ bị vàng da được điều trị
- Vàng da bệnh lý:  khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau
·        Vàng da đậm xuất hiện sớm.
·        Không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
·        Mức độ vàng toàn thân và cả mắt.
·        Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...).
·        Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng hơn bình thường.
Khi có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như nói trên, cần phải đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
4. Làm gì khi trẻ bị vàng da?
Đối với vàng da nhẹ:
- Có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh).
- Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Vì trong sữa mẹ có chứa vài loại dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ cách mỗi hai giờ sau khi sinh. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ thải loại bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ thế sẽ giảm triệu chứng vàng da. 
Cho bé tắm nắng hàng ngày để phòng và chữa vàng da sinh lý
Cho bé tắm nắng hàng ngày để phòng và chữa vàng da sinh lý
Đối với vàng da nặng:
- Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ cao, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chữa bệnh bằng ánh sáng để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm dưới luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn. Các loại ánh sáng đặc biệt này có tác dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da bằng cách loại thải mức bilirubin trong máu.
- Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
- Một liệu pháp nữa để trị vàng da ở trẻ sơ sinh là thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt dành cho trẻ. Tùy thuộc vào mức bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Sau khi mức bilirubin trong máu trẻ đã trở lại bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé bú sữa mẹ trở lại. 
Cho bé bú nhiều để đào thải Bilirubin
Cho bé bú nhiều để đào thải Bilirubin
- Ngoài ra mẹ cũng nên theo dõi diễn biến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh. Nếu bé không thuyên giảm thì nên cho bé đi khám để xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Như vậy, vàng da không phải là bệnh quá nguy hiểm cho trẻ. Nếu trẻ bị vàng da sinh lý thì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần chú ý những biểu hiện vàng da của bé nếu bất thường và đưa bé đi khám ngay để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bé nhé!
Sữa tắm cho trẻ sơ sinh Bio Bio Baby với thành phần hữu cơ chiết xuất của hoa cúc La Mã Chamomile và protein thực vật là sản phẩm làm sạch da và tóc cho bé được Earthmama nhập khẩu trực tiếp từ Ý và cung cấp tại Việt Nam. Khác với các sản phẩm hóa học, Sữa tắm gội 2 trong 1 cho bé yêu cảm giác thoải mái nhất mỗi khi tắm nhờ mùi thơm dịu nhẹ, không làm cay mắt cho bé sự khô thoáng, sạch mát mà không hề làm mất cân bằng độ ẩm hay gây dị ứng da. Sản phầm được yêu thích bởi khả năng bảo vệ da bé trước những tác động của vi khuẩn từ mồ hôi, bã nhờn và bụi môi trường. 
Sữa tắm cho trẻ sơ sinh Bio Bio Baby
Sữa tắm cho trẻ sơ sinh Bio Bio Baby
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.
Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Xem thêm về các chủ đề:
·        Xông tắm sau sinh

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes