BREAKING NEWS

Sunday, May 14, 2017

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI XIN VISA DU HỌC MỸ

Mỹ luôn thu hút nhiều du học sinh từ các  nước khác, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên con đường đi du học Mỹ không phải đơn giản. Một trong những vấn đề khó khăn mà các du học sinh gặp phải đó là xin visa du học Mỹ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Visa đi Mỹ để các bạn tham khảo:
Một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ
1. Các câu hỏi thường gặp về thông tin cá nhân
–  Good morning! Please introduce yourself! (Xin chào buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của bạn!)
– What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?)
–  How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?)
– What are your hobbies? (Sở thích của bạn?)
– Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích du lịch không? Bạn có bao giờ đi ra nước ngoài chưa?)
–  Have you ever lived away from your parents? (Bạn có bao giờ sống xa cha mẹ hay không?)
–  Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không? Bạn có bao nhiêu người bạn?)
– What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì lúc rãnh rỗi?)
– Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?)
– Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?)
– Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?)
– Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)
Những câu hỏi thườn gặp về thông tin cá nhân
2. Các câu hỏi thường gặp về thông tin gia đình
–  What’s your father’s name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn? Tên mẹ của bạn?)
– Do you have any siblings? (Bạn có anh chị em ruột nào không?) If you do have, what is his/her name(s)? (Nếu có, tên của anh/chị/em ruột của bạn là gì?)
– How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?)
– Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?)
– Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/ anh chị em của bạn có bao giờ đi nước ngoài chưa?)
– Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh hoặc chị của bạn không học ở nước ngoài như bạn?)
3. Các câu hỏi thường gặp về kết quả học tập
– What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn học lớp mấy?)
–  What’s your school name? (Tên của trường bạn là gì?)
– What’s something special about your school? Tell me something about your school? (Trường của bạn có điều gì đặc biệt hay không? Hãy giới thiệu vài điều về trường của bạn?)
– How many classes are there in your school? (Trường của bạn có bao nhiêu lớp?)
– What subjects are you good/bad at? (Bạn học giỏi/ dở nhất là môn học nào?)
– What are your favourite subjects? And why do you like them? (Những môn học nào bạn yêu thích nhất? Tại sao bạn thích chúng?)
– What do you often do after school? (Sau giờ học bạn thường làm gì?)
– Who is your favourite teacher? (Ai là người thầy mà bạn yêu thích nhất?)
– What’s your principle’s name? (Tên hiệu trưởng trường của bạn là gì?)
Những thông tin về bạn tại trường và về ngôi trường của bạn
4. Các câu hỏi thường gặp về kế hoạch học tập tại Mỹ
– What is the purpose of your trip? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?)
– Why do you choose US to study? ( Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?)
– Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn không chọn học tại một quốc gia khác?)
– Why don’t you choose another school to study? (Tại sao bạn lại không chọn học tại một trường khác?)
– What make you choose this state to study? (Điều gì khiến bạn chọn tiểu bang này để học?)
– What school will you enrol in the US? (Bạn sẽ học tại trường nào khi đến Mỹ?)
– What city will you arrive in? Tell me something about the city that you will live in the US? (Bạn sẽ đến thành phố nào? Hãy kể cho tôi nghe vài điều bạn biết về thành phố này?)
– Where is your school located? Why do you choose this state to study at? What do you know about the state? (Trường của bạn tọa lạc ở đâu? Tại sao bạn chọn học ở tiểu bang này? Bạn biết gì về tiểu bang này?)
– If you are provided a choice, where do you want to come? (nếu bạn được cho một sự lựa chọn, nơi nào bạn muốn đến?)
– What is the address of your school? (Địa chỉ trường của bạn?)
– Tell me something about your school? (Hãy kể cho tôi nghe một vài điều về trường của bạn?)
– Is your school a public or a private school? (Trường của bạn là trường công hay trường tư?)
– How can you know about this school? ( Làm sao bạn biết đến trường này?)
– How can you get the I-20/DS-2019? How did you complete the admission form? (Làm sao bạn có thể xin được giấy I-20/DS-2019? Bằng cách nào mà bạn có thể hoàn tất thủ tục xin nhập học?)
– Why do you choose the school to study? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?)
– What grade will you study in the US? (Bạn sẽ học lớp mấy tại Mỹ?)
– When will your school start? When is the upcoming intake of your school? (Khi nào trường bạn bắt đầu học? Học kỳ sắp tới của trường bạn học là khi nào?)
– What subjects will you study at school? (Bạn sẽ học những môn học nào?)
– Is your school religious? (Trường của bạn có đạo nào hay không?)
– Do you have to study Bible? (Bạn có phải học kinh thánh hay không?)
-. Do you have to wear uniform? (Bạn có phải mặc đồng phục hay không?)
– How long do you want to study in the US? (Bạn muốn học ở Mỹ bao lâu?)
– What will you study in the US? (Bạn sẽ học gì ở Mỹ?)
– What will you major in when you study university? (Chuyên ngành bạn chọn ở đại học sẽ là gì?)
– Why do you choose that major? (Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?)
– What degree will you get after your graduation? (Bạn sẽ nhận được học vị gì khi tốt nghiệp?)
– What is this program fee? (Phí của chương trình này là bao nhiêu?)
– What is the tuition fee? (Học phí của bạn là bao nhiêu?)
– Have you bought insurance? (Bạn đã mua bảo hiểm hay chưa?)
– Have you paid the program fee? By what way? ( Bạn đã trả phí chương trình hay chưa? Bạn trả bằng cách nào?)
– Where will you live in the US? (Bạn sẽ sinh sống ở đâu khi ở Mỹ?)
– With whom will you stay in the US? (Bạn sẽ sinh sống với ai khi ở Mỹ?)
– Tell me something about your host family? (Hãy kể cho chúng tôi nghe vài điều về gia đình người Mỹ mà bạn sẽ ở với họ?)
– Who will pick you up at the airport upon your arrival? (Ai sẽ đưa đón bạn tại sân bay?)
Xem thêm về: Du lich My tham than nhan
5. Những câu hỏi thường gặp về chủ đề tài chính
Tài chính là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi bạn quyết định đi du học. Đó cũng là một trong những khía cạnh được đặc biệt lưu ý trong buổi phỏng vấn visa.
– What’s your father’s/mother’s job? (Ba mẹ bạn làm nghề gì?)
– How much do your parents earn a month? How much is your family monthly income? (Một tháng ba mẹ của bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Mổi tháng gia đình bạn kiếm được bao nhiêu tiền?)
– Who will pay for your study in the US? (Ai sẽ trang trải chi phí du học tại Mỹ cho bạn?)
– How can your parents pay for your study? (Ba mẹ bạn chi trả chi phí cho bạn bằng cách nào?)
– Do your parents have a saving book/ banking account? How much? (Ba mẹ bạn có tài khoản ngân hàng hay không? Bao nhiêu?)
– How many houses or lands do your parents have? (Ba mẹ có bao nhiêu nhà hay đất?)
– Do you parents have a car? (Ba mẹ bạn có xe hơi không?)
– How much will your parents give you a month when you live in the US? (Cha mẹ bạn sẽ cho bạn bao nhiêu tiền khi sinh sống ở Mỹ?)
Những câu hỏi thường đào sâu về vấn đề tài chính
Nếu làm ba mẹ bạn đang làm việc cho một tổ chức cụ thể:
– Whom does your father/mother work for? (Ba mẹ bạn làm việc cho tổ chức nào?)
– For how long have your parents worked for this company? (Ba mẹ của bạn làm cho công ty này bao lâu rồi?)
– Do you know where is your father/mother company? What’s this company address? (Bạn biết nơi ba mẹ bạn làm việc hay không? Địa chỉ nào?)
– What are your father/mother’s company products? (Các sản phẩm của công ty ba mẹ bạn là gì?)
– Do you know any of your parents colleague? Who is he/she? (Bạn có biết bất kỳ đồng nghiệp nào của ba mẹ bạn hay không? Người đó tên gì?)
Nếu ba mẹ bạn có cơ sở kinh doanh riêng:
– Show me your parents’ business lisence certificate! (Hãy đưa cho tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của ba mẹ bạn!)
– How many employees are there in your parents’ company? (Có bao nhiêu nhân công trong cơ sở kinh doanh của ba mẹ bạn?)
– How much does this business earn a month? (Mổi tháng cơ sơ kinh doanh này kiếm được bao nhiêu tiền?)
– How long have your parents run this business? (Ba mẹ bạn mở cơ sở kinh doanh này bao lâu rồi?)
Nếu ba mẹ bạn có thu nhập từ việc cho thuê nhà:
– Show me the renting contracts! (Hãy cho tôi xem các hợp đồng cho thuê nhà!)
– Does this house belong to your parents? (Căn nhà này là của ba mẹ bạn à?)
– For how long this house has been for rent? (Căn nhà này được cho thuê bao lâu rồi?)
– How much do your parents earn a month from the houses for rent? ( Mổi tháng cha mẹ bạn cho thuê nhà được bao nhiêu tiền?)
Nếu ban mẹ bạn có phần hùn từ các công ty khác:
– Which company/corporation are your parents the shareholders of? (Ba mẹ bạn có phần hùn trong công ty nào?)
– What are the company products? (Sản phẩm của công ty này là gì?)
– How much do your parents earn from this company? (Ba mẹ bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ công ty này?)
– Give me the business license of this company! (Hãy đưa tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của công ty này!)
6. Những câu hỏi thường gặp về ý định quay về Việt Nam
– Will you return Vietnam when you finish studying? (Bạn sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong?)
– How can you prove that you will return Vietnam? (Làm sao bạn chứng minh được bạn sẽ trở về Việt Nam?)
– What do you want to become after graduation? (Bạn muốn trở nên như thế nào sau khi học xong?)
– What will you do after you finish your study in the US? (Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?)
– How long do you intend to stay in the US after you finish your study? (Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?)
– Do you intend to work in the US? (Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?)
– If you are offered a good job with high salary, will you agree to work? ( Nếu bạn có được một việc làm tốt với mức lương cao tại Mỹ, bạn có đồng ý ở lại làm không?)
Xem thêm về: Bảo lãnh sang Mỹ
7. Những câu hỏi thường gặp thăm dò phản ứng của bạn
– What make me should grant you a Visa according to you? (Theo bạn điều gì khiến tôi nên cấp Visa cho bạn?)
– What will you do if I said that you are not qualified for a Visa? (Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng bạn đã xin Visa thất bại?)
–  Why do you think I should give you a Visa? (Tại sao bạn nghĩ tôi nên cấp Visa cho bạn?)
– Have you ever lived away from you parents? What will you do if you miss your parents? (Bạn đã bao giờ sống xa ba mẹ hay chưa? Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhớ ba mẹ mình?)
– Do you have any friend in the US? If you do have, tell me something about her/him (Bạn có người bạn nào ở Mỹ hay không? Nếu có, hãy kể cho tôi nghe về chị ấy/ anh ấy)
– What difficulties do you think you may encounter in the US? (Bạn nghĩ rằng sẽ có khó khăn nào bạn có thể sẽ gặp khi ở Mỹ?)
– What is the most memorable event in your life? (Sự kiện đáng nhớ nhất trong đời bạn là gì?
– What will you do if your parents ran out the money and could not afford your study well? (Bạn sẽ làm gì nếu cha mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn du học?)
Trên đây là một số câu hỏi có thể bạn sẽ gặp phải khi đi phỏng vấn visa đi Mỹ du học. Hãy tham khảo để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của bạn nhé!
Xem thêm về các chủ đề:

    Monday, May 8, 2017

    Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước

    Dây chằng chéo trước có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao,…Đây là loại tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối và đa số được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân có những chế độ tập luyện để phục hồi chức năng sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước để có thể đi lại bình thường.
    Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
    Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
    Quy trình tập luyện cơ bản sau phẫu thuật
    Giai đoạn I: từ tuần 0- tuần thứ 2 sau mổ
    - Mang nẹp bất động gối, tư thế duỗi cả khi nằm ngủ
    - Di động xương bánh chè (lên trên xuống dưới, sang hai bên)
    - Hàng ngày tháo nẹp, tập gấp duỗi gối thụ động, biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, ngày 3-4 lần).
    - Lúc đầu tập thụ động, sau tập chủ động hoặc chủ động có hỗ trợ.
    - Tập gồng cơ đùi, cơ cẳng chân trong nẹp
    - Tập nâng bổng chân có nẹp khỏi mặt giường, dạng, khép chân.
    - Đi lại bằng hai nạng, tỳ một phần trọng lượng cơ thể, trong tư thế chân đặt nẹp duỗi gối tối đa.
    - Băng chun, chường đá vùng gối trong những ngày đầu sau nnổ.
    - Đặt nẹp bất động gối tư thế duỗi khi ngủ.
    Mục đích của giai đoạn này là tập luyện để có thể quen với dáng đi bình thường.
    Giai đoạn II: từ tuần thứ 3-4
    - Tiếp tục gấp gối tăng dần, đạt 120 độ ở tuần thứ 4
    - Tập cơ tứ đầu và cơ Hamstring (nếu Hamstring còn): Tập gấp, duỗi gối chủ động có sức cản.
    - Đi xe đạp tại chỗ.
    - Đi lại bằng nạng, có thể tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể trên chân mổ (vẫn đặt nẹp, duỗi thẳng gối khi tỳ chân)
    Mục đích của giai đoạn này là giúp biên độ gối đạt 120 độ, có thể đứng được trên chân mổ với toàn bộ trọng lượng cơ thế, đi lại được khi không dùng nạng, không tập tễnh.
    Giai đoạn III: từ 5-6 tuần
    - Bỏ nẹp gối
    - Tiếp tục tập tăng biên độ gối, đến tuần thứ 6 phải gấp hết gối.
    - Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90-40 độ và ngược lại.
    - Tập bước lên xuống cầu thang ít bậc.
    - Tập nâng đùi có bao cát khi gối gấp 90 độ, tăng dần trọng lượng
    - Tập bơi

    Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
    Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

    Giai đọan IV: tuần thứ 7-10
    - Tiếp tục các bài tập như trên, tăng dần cường độ
    - Chạy bước nhỏ trên đường phẳng, chạy tới và lùi
    Giai đoạn V: từ tuần thứ 11-20
    - Tiếp tục tăng cường các bài tập như trên
    - Tập chạy tăng tốc độ dần, chạy ngang, bước lên xuống cầu thang nhiều bậc, tập đứng tấn lâu hơn.
    Giai đoạn VI: từ tháng thứ 5-6
    - Bắt đầu chơi các môn thể thao nhẹ
    Sau 6 tháng, có thể trở lại chơi thể thao bình thường khi:
    - Biên độ gối phải đạt được > 130 độ
    - Cơ Hamstring (nếu còn) đạt sức khỏe > 90% bình thường
    - Cơ tứ đầu phải đạt được sức khỏe > 85% bình thường
    - Các môn thể thao định chơi là những môn đã được huấn luyện thành thạo trước đó
    - Duy trì được 2-3 lần chơi trong một tuần
    Một số biến chứng thường gặp sau phẫu thuật
    Tuy hiện nay kỹ thuật đã tiên tiến hơn rất nhiều nhưng một số trường hợp vẫn không tránh khỏi việc xảy ra một số biến chứng sau phẫu thuật. Người bệnh cần được quan tâm và theo dõi để có thể phát hiện và điều trị sớm khi gặp phải các biến chứng sau.
    -Đau: Đau thường chỉ trong một vài ngày. Thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh và giảm đau dần. Cải tiến các kỹ thuật mổ (sử dụng nội soi, không bất động sau mổ, cho đi sớm với nạng,...) sẽ có hiệu quả giảm đau nhiều với các thủ thuật ít sang chấn. Hơn nữa, những lời giải thích động viên của bác sĩ và phẫu thuật viên cũng làm cho người bệnh tin tưởng  và tăng khả năng chịu đau lên rất nhiều. Nếu khi  quá đau cần phải khám lại có hệ thống để tìm các biến chứng (là nguyên nhân của đau).
    -Máu tụ trong gối: Mọi can thiệp đều có thể gây chảy máu, đặc biệt  thuận lợi ở người bệnh dùng thuốc chống đông. Máu tụ thường biểu hiện bằng vết bầm tím (ecchymoses), sau đó chuyển sang xanh lá cây ,vàng,... mất đi sau một vài tuần. Đôi khi lượng máu tích tụ lại trong khớp tăng lên tạo thành máu tụ (hémarthrose) làm cho khớp gối sưng to, đau. Cần phải mổ lại để rửa sạch và lấy hết máu tụ. 
    -Nhiễm trùng:  Nhiễm trùng là nguy cơ chung của phẫu thuật. Nhưng với phẫu thuật  khớp gối lại hiếm gặp, tuy nhiên nếu có thì  rất nặng. Theo dõi trong những tuần đầu sau phẫu thuật, xuất hiện dấu hiệu: đau, sốt, gối sưng to, chảy dịch ở vết mổ.... Cần phải cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để biết rõ là loại vi khuẩn gì, và điều trị kháng sinh cho phù hợp. Mở lại gối để rửa sạch là rất cần thiết. Với cách này thông thường có thể chữa khỏi  nhiễm trùng khớp gối.
    -Tắc mạch: Là hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch, nó có thể giải quyết được bằng điều trị chống đông dự phòng. Biến chứng này có thể đưa lại những nguy cơ rất nặng: nhồi máu phổi.
    -Loạn dưỡng thần kinh Là hội chứng có tính chất cứng gối sớm, phối hợp với đau và phù nề. Nguyên nhân của biến chứng này vẫn còn chưa biết. Người ta  quan sát thấy hay xuất hiện ở những bệnh nhân lo lắng. Tiến triển theo hướng khỏi dần nhưng rất lâu (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Hội chứng này đôi khi có thể để lại những di chứng như cứng khớp, hay đau. 
    -Cứng gối: Đây là nguy cơ của tất cả các can thiệp vào khớp gối. Nó hay gây dính ở trong khớp. Cần phải cho khớp gối vận động cưỡng bức dưới gây mê toàn thân, nếu muộn hơn thì phải mổ để giải phóng các dây chằng. Hội chứng "hòn bi" (cyclope) gây nên hạn chế duỗi gối , đây cũng là biến chứng đặc biệt của  phẫu thuật tạo hình dây chằng.
    -Biến chứng trên da: Sẹo mổ có thể có những vùng mất cảm giác, ngược lại có những vùng tăng cảm giác đau do còn đầu thần kinh tạo thành những u thần kinh nhỏ.(névrome).
    Xem thêm các chủ đề:

    Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Không Nên Ăn Gì

    Để hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân tai biến mạch máu não thì ngoài chế độ luyện tập còn cần có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý nữa.
    Chính vì vậy bạn cần biết các loại thực phẩm mà bệnh nhân tao biến mạch não không được ăn để hỗ trợ họ phục hồi nhanh chóng hơn.
    Các loại thực phẩm bệnh nhân tai biến mạch máu não không nên ăn
    1/ Hạn chế sử dụng muối
    Đối với bệnh nhân đang phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não thì cần cẩn thận với gia vị muối, bởi vì muối sẽ hấp thu nước trong máu dẫn đến tình trạng tăng huyết áp khiến bệnh nhân phải kéo dài quá trình phục hồi bệnh.
    2/ Thực phẩm chứa nhiều vitamin K
    Thực phẩm chứa nhiều vitamin K thường được tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ.
    Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin K
    3/ Lipid động vật 
    Lipid động vật là một số chất làm tăng khả năng gây ra tình trạng tai biến mạch máu não, gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Vì vậy, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm giàu lipid động vật.
    4/ Rượu bia, chất kích thích
    Hạn chế dùng các loại thực phẩm lên men, gây kích thích như gia vị cay nóng, cà phê, trà…Từ bỏ rượu, thuốc lá.
    Lipid động vật không tốt cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
    Đó là một số loại thực phẩm mà bạn cần tránh để có thể phục hồi chức năng sau tai biến một cách hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng nên đến các Trung tâm vật lý trị liệu uy tín để có thể được các y bác sĩ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
    Xem thêm các chủ đề:

    Bệnh Nhân Thoái Hóa Cột Sống Cổ Không Nên Ăn Gì

    Không giống như những căn bệnh khác, bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ muốn mau chóng khỏi bệnh thì nên có chế độ ăn uống lành mạnh theo qui trình nên và không nên. 
    Hãy cũng Phòng khám Hữu Nhân tìm ra các loại thực phẩm không tốt cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ để họ có thể tránh các món đó một cách tốt hơn.
    Thức ăn nên kiêng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ
    1/ Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
    Các thức ăn chứa giàu mỡ nhiều như xúc xích, dăm bông, gà rán, khoai tây chiên…là những món ăn nhanh không tốt cho sức khỏe nếu bạn dùng thường xuyên. Đây là những món ăn nhiều cholesterol – một loại chất béo trong máu từ đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là những người bị bệnh viêm khớp, tim mạch…
    2/ Các loại thực phẩm giàu đạm
    Thức ăn chứa quá nhiều đạm như thịt chó, thịt bò, các loại thịt màu đỏ…người bệnh cũng nên hạn chế bởi các chất có trong đồ ăn này có thể khiến tình trạng viêm cột sống thêm nghiêm trọng hơn từ đó khiến việc trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
    Thức ăn nhiều đạm không tốt cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ
    3/ Đồ uống có cồn
    Những loại thức uống có cồn như bia rượu là những loại đồ uống khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không được dùng trong quá trình điều trị bệnh.
    4/ Các chất kích thích
    Thuốc lá là thứ người bệnh cần tránh xa. Theo một nghiên cứu cho biết, tỷ lệ người hút thuốc lá mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc.
    Không nên uống các thức uống có cồn
    Đó là một số loại thức ăn, đồ uống mà bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ nên kiêng cữ. Ngoài ra để bệnh nhân nhanh chóng trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường thì nhất định phải có các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ hỗ trợ.
    Nếu bạn muốn tìm một nơi uy tín, một trung tâm phục hồi chức năng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các y bác sĩ tận tình thì hãy đến ngay phòng tập vật lý trị liệu của Phòng khám Hữu Nhân để được hướng dẫn chi tiết.
    Xem thêm các chủ đề:

    Bệnh Nhân Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Không Nên Ăn Gì

    Mỗi một căn bệnh đều có một chế độ dinh dưỡng khác nhau nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phục hồi của bệnh nhân. Chính vì vậy đối với những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ thì nên kiêng cử các loại thức ăn này để có thể phục hồi nhanh hơn.
    Thực phẩm hạn chế cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
    1/ Mì ăn liền
    Với nhiều người mỳ ăn liền là một loại thực phẩm không thể thiếu bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên các nhà dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn quá 200g mì ăn liền mỗi tuần. Mới đây, WHO cũng đã đưa mỳ ăn liền vào danh sách các loại thực phẩm cần hạn chế ăn.
    2/ Đồ ăn nhanh
    Bắp rang bơ, nack…là những món nhâm nhi ngon miệng của chị em nhưng chính những đồ ăn này là “thủ phạm” khiến cơn đau khớp trở nên tồi tệ. Những loại thức ăn này chứa nhiều calo nhưng lại ít dinh dưỡng, chúng có thể khiến bạn tăng cân bất ngờ đấy.
    Theo một cuộc khảo sát vào năm 2005 của các nhà khoa học đến từ Canada thì số lượng người làm nghề văn phòng thường xuyên ăn những đồ ăn vặt này có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ cao hơn những người khác 3 lần.
    Đồ ăn nhanh không tốt cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ
    3/ Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
    Người thoái hóa đốt sống cổ cần tránh xa các món chiên rán nhiều dầu mỡ 
    Người thoái hóa đốt sống cổ cần tránh xa các món chiên rán nhiều dầu mỡ
    Các món chiên rán là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi màu sắc bắt mắt và hương vị vô cùng cuốn hút, tuy nhiên chúng lại chứa rất nhiều chất béo bão hòa gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu, cản trở sự tuần hoàn máu đến các cơ vùng cổ, trực tiếp gây ra những cơn nhức mỏi cổ.
     Chưa kể nếu bạn ăn phải món ăn tái sử dụng dầu chiên nhiều lần có nguy cơ gây ra  bệnh ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng khác.
    4/ Gia vị cay nóng
    Gia vị sẽ làm tăng sức hấp dẫn của các món ăn song những loại như bột ớt, ớt tươi, mù tạt… bạn chỉ nên cho lượng vừa đủ. Bởi chúng sẽ là tác nhân nguy hiểm khiến bạn bị nóng trong, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và chúng còn khiến hệ cơ trở nên mệt mỏi hơn khi phải làm việc quá nhiều nữa.
    Đồ cay nóng bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn
    Ngoài ra bệnh nhân cũng nên đến các Phòng tập vật lý trị liệu để có thể được các nhân viên y tế hướng dẫn phục hồi chức năng một cách nhanh chóng và bài bản nhất.
    Còn nếu bạn phân vân không biết lựa chọn Trung tâm vật lý trị liệu nào uy tín thì hãy đến ngay với Phòng khám Hữu Nhân để được hướng dẫn các bài tập Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ an toàn và hiệu quả.
    Xem thêm các chủ đề:
     
    Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes