BREAKING NEWS

Thursday, April 6, 2017

Chuẩn bị gì cho ngày phỏng vấn định cư Mỹ

Để có thể được định cư Mỹ một cách hợp pháp thì ngày phỏng vấn chính là thời khắc quan trọng giúp bạn hoàn thành giấc mơ đi Mỹ của mình. Hãy ghi chép lại các lưu ý dưới đây để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của bạn ngay từ hôm nay.
Chuẩn bị kỹ sẽ giúp buổi phỏng vấn tốt hơn
TRƯỚC NGÀY PHỎNG VẤN
Những giấy tờ khi đi phỏng vấn định cư Mỹ bạn cần phải có:
Đối với tất cả đương đơn:
  • Chứng minh thư hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh.
  • Hộ chiếu đã ký ở trang 3 và tháo hết vỏ. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất sáu tháng tính từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi đến Mỹ. Trẻ em phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với bố mẹ.
  • Tờ xác nhận của đơn DS-160, có mã vạch. 
  • Hoá đơn Citibank (bao gồm cả 2 liên màu hồng và màu vàng).
  • Một ảnh hộ chiếu mới chụp trong vòng 6 tháng, trên nền màu trắng, rõ 2 tai. Ảnh phải được dán hoặc dập bằng 2 ghim vào góc dưới bên tay trái của tờ xác nhận của đơn DS-160.
  • Tờ giấy hẹn phỏng vấn đã đặt trên mạng.
Đương đơn sử dụng hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ phải nộp thêm:
  • Bản gốc công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nếu nhiều đương đơn có chung một công hàm, đương đơn nộp hồ sơ đầu tiên phải nộp bản gốc của công hàm. Những đương đơn sau mỗi người phải có một bản photocopy.
Đương đơn xin visa sinh viên hoặc khách trao đổi (F, M, hoặc J) nộp thêm:
  • Mẫu I-20 hoặc DS-2019 – đương đơn nhớ ký ở cuối trang 1. Nếu đương đơn xin visa sinh viên (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người bảo trợ cũng phải ký vào mẫu I-20.
Đương đơn xin visa để làm việc có thời hạn và những người lưu chuyển trong công ty (visa H và L) nộp thêm:
Mẫu I-129, Hồ sơ làm việc không định cư, hoặc mẫu I-797, Bản thông báo
Lưu ý:
  • Nếu không nộp đầy đủ giấy tờ hoặc nộp không đúng thứ tự, đương đơn sẽ được yêu cầu rời khỏi hàng, sắp xếp lại hồ sơ và xếp hàng lại từ đầu.
  • Tất cả giấy tờ hỗ trợ phải để riêng và chỉ nộp khi có yêu cầu.
Cần chuẩn bị giấy tờ thật kỹ trước khi phỏng vấn định cư Mỹ
VÀO NGÀY PHỎNG VẤN
Trước khi qua cửa bảo vệ:
  • Đương đơn có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn giờ hẹn nhiều nhất 20’.
    Toàn bộ cuộc phỏng vấn, bao gồm các bước nộp hồ sơ, lấy vân tay, phỏng vấn, có thể kéo dài vài giờ đồng hồ. Vui lòng chuẩn bị về mặt thời gian.
  • Đương đơn không được phép mang những thiết bị điện tử (như điện thoại di động, radio, máy ghi âm, máy tính, PDA, máy quay phim, máy ảnh, máy casstte…) vào bên trong đại sứ quán Hoa Kỳ.  Để tiết kiệm thời gian,  đương đơn nên để các thiết bị này ở nhà hoặc trong ô tô/xe máy. Đương đơn cũng có thể gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn.
  • Đại sứ quán không có điều kiện cung cấp chỗ đỗ ô tô/xe máy cho đương đơn.
Sau khi qua cửa bảo vệ:
  • Bảo vệ sẽ giữ thẻ tuỳ thân có ảnh cho đến khi đương đơn rời khỏi toà nhà.
  • Đương đơn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn, trong toàn bộ thời gian ở trong toà nhà.
  • Phòng chờ Lãnh sự nằm ở tầng 2.
Trong phòng chờ Lãnh sự:
  • Lấy số tại máy phát số ở cửa phòng chờ – nhớ lấy 2 liên số cho mỗi hồ sơ. Đương đơn đưa 1 liên số cho nhân viên nhận đơn và giữ liên kia suốt buổi phỏng vấn.
  • Xếp hàng nộp đơn ở các cửa sổ nhận đơn theo chỉ dẫn của Bảo vệ hoặc nhân viên Lãnh sự.
  • Lau 10 đầu ngón tay bằng nước rửa tay khô có trong phòng chờ.
  • Xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên TV hoặc treo trên tường.
  • Ngồi chờ gọi số để lấy vân tay 10 ngón.
  • Quay lại ghế ngồi chờ gọi số tiếp. Người Mỹ sẽ phỏng vấn (và có thể sẽ kiểm tra vân tay 1 ngón).  Các số sẽ được gọi theo mức độ phức tạp của từng trường hợp chứ không nhất thiết theo thứ tự. Để giúp chúng tôi xử lý hồ sơ hiệu quả nhất, vui lòng chú ý nghe gọi số trong khi ngồi chờ.
Thái độ phỏng vấn cũng quyết định đến kết quả rất nhiều
Nếu đơn xin visa được chấp thuận, đương đơn sẽ đến quầy EMS trong phòng chờ để làm thủ tục nhận lại hộ chiếu cùng visa.
Nếu bị từ chối cấp visa, đương đơn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.

Monday, April 3, 2017

Làm Gì Để Phòng Ngừa Thoái Hóa Cột Sống Cổ

Thoái hóa cột sống cổ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy làm cách nào để phòng tránh căn bệnh này? Bài viết dưới đây giới thiệu đến bạn một số cách phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ:

1. Tìm hiểu sơ về nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ
- Những người có tư thế làm việc hay cúi và hoạt động vùng cổ nhiều, làm việc như vậy với cường độ cao, hoặc không đúng tư thế, những người có thâm niên lao động. Một sống đối tượng hay mắc thoái hóa đốt sống cổ là thợ hàn, người đi cấy, thợ cắt tóc, bác sĩ răng hàm mặt, nhân viên văn phòng 
- Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi). Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ nhiều
- Do ngồi máy tính nhiều, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi. Đối tượng mắc nhiều nhất là nhân viên văn phòng.
- Vị trí ngồi làm việc quá cao hoặc quá thấp khiến đầu thường xuyên phải ngước lên hoặc cuối xuống. Vùng cổ và gáy ít hoạt động do ngồi cố định.
- Nằm ngủ cố định 1 hoặc 2 tư thế, ít đổi tư thế ngủ, gối ngủ không phù hợp.
Nằm ngủ cố định, ít đổi tư thế cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống cổ

- Do điều kiện sống khó khăn, chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất.
- Phương pháp tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
- Béo phì khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
2. Những cách phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ
- Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
- Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ, không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. Khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.
- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước bàn vi tính kéo dài.
- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả những động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên có những động tác bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi
- Không nên đội nặng trên đầu.

- Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.
- Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.
-  Nên có chế độ ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc, uống sữa có can xi…) để tránh loãng xương, tránh thoái hóa khớp và nên ăn nhiều rau, trái cây để bồi phụ các loại vi chất cần thiết, trong đó có các vitamin nhóm B.


Xem thêm các chủ đề:

Biến Chứng Của Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, đặc biệt có thể gây nên biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng thường thấy do bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra: 
1. Hạn chế khả năng vận động
 Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ảnh hưởng lên cột sống, các khớp bị biến dạng, sưng, viêm gây ra tình trạng đau nhức, mỏi cổ, vai gáy mà người bệnh vẫn phải chịu đựng từ đó khiến sức khỏe bệnh nhân giảm sút, hạn chế khả năng vận động.
trung tam phuc hoi chuc nang
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ảnh hưởng lên cột sống, các khớp bị biến dạng, sưng, viêm gây ra tình trạng đau nhức, mỏi cổ, vai gáy 

2. Rối loạn tiền đình
Do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (gây ra đau đầu, chóng mặt, buôn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm). Rối loạn tiền đình còn làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn. Đây là một vòng luẩn quẩn, càng lo lắng, mệt mỏi, ngủ kém thì bệnh càng nặng thêm.
trung tam phuc hoi chuc nang
Do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (gây ra đau đầu, chóng mặt, buôn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm)

3. Thiếu máu lên não
Thoái hóa đốt sống cổ có thể làm hẹp động mạch đốt sống gây tình trạng thiếu máu miền não sau khiến bệnh nhân phải chịu đựng các cơn đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt…

4. Bại liệt
 Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép tủy cổ gây rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thần kinh thực vật. Tình trạng bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra hiện tượng teo cơ, bại liệt một hoặc cả hai cánh tay.

Xem thêm các chủ đề:

Khắc Phục Chứng Rối Loạn Ngôn Ngữ Sau Tai Biến

Rối loạn ngôn ngữ là một trong những di chứng mà tai biến mạch máu não để lại. Dù nặng hay nhẹ thì đây cũng là di chứng gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém, nói ngọng, ú ớ,... là những triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ. Người bệnh cần phải điều trị kịp thời để phục hồi khả năng ngôn ngữ, có thể hòa nhập vào cuộc sống dễ dàng hơn.
Rối loạn ngôn ngữ là một trong những di chứng mà tai biến mạch máu não để lại
Rối loạn ngôn ngữ là một trong những di chứng mà tai biến mạch máu não để lại
Rối loạn ngôn ngữ là chứng bệnh thường gặp ở những người sau khi bị tổn thương cục bộ ở não như: phát âm méo tiếng, nói ngọng, âm điệu bị biến đổi, nói lắp, ú ớ…. khiến người bệnh gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.
Nguyên nhân là: Tắc nghẽn do huyết khối hay nghẽn động mạch cảnh trái hay động mạch não giữa – đây là nguyên nhân chính gây mất ngôn ngữ ở người bệnh. 
Vậy làm thế nào để phục hồi rối loạn ngôn ngữ sau tai biến mạch máu não?
- Phục hồi di chứng rối loạn ngôn ngữ cho người bênh là vấn đề lâu dài vì vậy cần phải có sự kết hợp giữa các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, phục hồi chức năng.
- Khi phát hiện người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ cần để bệnh nhân cố gắng nói một cách tự nhiên theo khả năng của người bệnh. Sau đó gợi cho họ nói đến những vấn đề gần gũi nhất với họ như gia đình, công việc. Tiếp theo  yêu cầu họ nói theo những yêu cầu của thầy thuốc để đánh giá mức độ mất rối loạn ngôn ngữ của người bệnh
- Kết hợp tập vật lý trị liệu sau tai biến và dùng thuốc theo yêu cầu của bác sỹ.
Kết hợp tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến và dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ
Kết hợp tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến và dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ

Xem thêm các chủ đề:

Bài Tập Vận Động Cho Người Sau Tai Biến

Tập vật lý trị liệu sau tai biến đặc biệt quan trọng bởi đây là phương pháp có thể giúp người bệnh hồi phục chức năng cũng như có thể hòa nhập vào cuộc sống như một người bình thường, không còn mặc cảm khi phải làm phiền người khác trong việc sinh hoạt cá nhân của bản thân. Vậy bài tập vật lý trị liệu như thế nào sẽ giúp người tập hồi phục nhanh khả năng vận động tay chân? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các bài tập vận động dành cho người sau tai biến nhé.
1. Bài tập phục hồi vận động cánh tay cho bệnh nhân sau tai biến
Phục hồi chức năng cho bàn tay và cánh tay bao gồm các bài tập chức năng cùng vật lý trị liệu nhằm tăng cường kiểm soát cơ bắp và giảm co cứng
- Phương pháp này giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động của cánh tay và có thể  được hỗ trợ bởi các thiết bị phụ trợ.
- Tập các bài tập  kéo giãn cánh tay ít nhất 3 lần 1 ngày.
- Di chuyển cánh tay nhẹ nhàng, kéo căng cơ bắp tùy theo khả năng chịu đựng.
- Giữ tư thế kéo giãn ít nhất trong 60 giây.
- Dùng ngón tay mở ra đóng vào liên tục ngăn kéo tủ hoặc cánh tủ.
- Giữ 1 chiếc túi sách trên tay, sau đó cho một vật nặng vào, có thể tăng trong lượng từ từ.
Các bài tập đơn giản trên cần tập luyện lặp đi lặp lại hàng ngày để kích thích não bộ. Đồng thời nên kết hợp các bài tập này với nhau khi không có sự trợ giúp của người khác.
Bài tập phục hồi vận động cánh tay cho bệnh nhân sau tai biến
Bài tập phục hồi vận động cánh tay cho bệnh nhân sau tai biến
Xem thêm về chủ đề tập vật lý trị liệu ở đâu
2. Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng 

Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng
Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng 

Bài tập này cần có người hướng dẫn và luôn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ bệnh nhân.
- Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân.
Bệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây.
Sau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.
Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.
- Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt.
Bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
- Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân.
Hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 – 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.
Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song…) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.
- Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.
Hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm.
Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng  cơ thể lên chân bên liệt.
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.

- Tập đứng thăng bằng trên hai chân.
Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
Trên đây là một số gợi ý về các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến và phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến. Các bài tập này bệnh nhân nên tập từ dễ đến khó ngay tại nhà được, giúp bệnh nhân có thể nhanh phục hồi tái hòa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội.
Xem thêm các chủ đề:

Tập Vật Lý Trị Liệu Trị Thoái Hóa Khớp Gối Ngay Tại Nhà

Thấu hiểu được nỗi đau và sự khó khắn trong vận động của các bệnh nhân thoái hóa khớp gối, phongkhamhuunhan.com sẽ gợi ý cho bạn một vài bài tập tại nhà tiện lợi dễ tập mà lại mang lại hiệu quả cao.
Bài tập 1
Dụng cụ: sử dụng một mảnh vải dài.
Một trong những bài tập vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối mà không cần đến các trung tâm phục hồi chức năngđó chính là hướng đến việc tăng sự dẻo dai cho gân kheo, cải thiện khả năng vận động cho người bị đau gối.
Trước khi bắt đầu bài tập, người bệnh cần làm ấm cơ thể với 5 phút đi bộ. Sau đó, nằm ngửa xuống giường hoặc sàn nhà. Giơ chân phải lên và vòng mảnh vải quanh bàn chân, hai tay kéo mảnh vải về phía người để giúp kéo dài và giữ thẳng chân. Giữ tư thế này trong vòng 20 giây, sau đó hạ chân xuống, đổi chân và tiếp tục thực hiện thêm 2 lần nữa để kết thúc.
Bài tập phục hồi chức năng - động tác 1
Bài tập 2
Dụng cụ: Ghế có lưng dựa.
Phương pháp vật lý trị liệu khớp gối này sẽ giúp kéo giãn các sợi gân ở bắp chân, làm giảm những cơn đau và tăng cường sức khỏe cơ bắp. Hiệu quả không thua gì những bài tập ở các trung tâm phục hồi chức năng.
Đứng thẳng, bước lùi chân trái và giữ thẳng nó ở phía sau, sao cho ngón chân phải và gót chân trái cùng nằm trên một đường thẳng. Đồng thời chân phải khụy xuống nhưng hãy giữ cho đầu gối không vượt quá ngón cái nhé, cùng lúc cúi người về phía trước và hai tay giữ thành ghế tạo điểm tựa. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự căng cứng ở phần bắp chân trái. Giữ tư thế này trong 20 giây, sau đó đổi chân và tiếp tục lặp lại thêm 2 lần nữa.
Bài tập phục hồi chức năng - động tác 2
Bài tập 3
Bài này hướng đến việc xây dựng sức mạnh cơ bắp để giảm áp lực lên khớp gối.
Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng. Sau đó chống hai khủy tay xuống nền, đầu ngẩng dậy, gập đầu gối trái lại, tiếp đến giơ chân phải lên cao cách mặt đất chừng 50cm. Giữ chân phải thẳng, ngón chân chỉ lên trên. Giữ tư thế này trong vòng 3 giây và từ từ hạ thấp chân xuống đất, sau đó đổi chân và tiếp thục thực hiện lại các động tác như trước đó. Cố gắng thực hiện 10 lần cho mỗi động tác.
Bài tập phục hồi chức năng - động tác 3
Bài tập 4
Bài tập giúp tăng cường cơ hông và đùi, qua đó cải thiện các hoạt động hàng ngày.
Ngồi thẳng lưng trên ghế. Kéo chân trái sát vào ghế, nhón gót chân. Nhấc chân phải khỏi sàn, uốn cong đầu gối và giữ trong 3 giây. Từ từ hạ chân xuống, đổi chân và lặp lại 10 lần. Nếu cảm thấy khó khăn khi nhấc chân lên, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của đôi tay.
Bài tập phục hồi chức năng - động tác 4
Bài tập 5
Đứng thẳng, hai tay vịn vào thành ghế để có điểm tựa. Nhón gót chân lên, lúc này áp lực sẽ đè lên các đầu ngón chân. Giữ tư thế ấy trong vòng 3 giây và từ từ hạ thấp cả hai gót chân xuống đất. Thực hiện động tác liên tục 10 lần.
Bài tập phục hồi chức năng - động tác 5
Bài tập 6
Đứng thẳng và giữ vịn vào lưng ghế để giữ thăng bằng. Sau đó đưa chân phải sang một bên, giữ cho chân phải thẳng và cảm nhận sự giãn cơ chân. Lúc này toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ đặt vào chân trái. Giữ tư thế ấy 3 giây, sau đó từ tự hạ thấp chân phải xuống sàn và đổi chân. Thực hiện bài 6 liên tục 10 lần đồng thời cố gắng nhấc chân cao lên, càng cao càng tốt.
Bài tập phục hồi chức năng - động tác 6
Lưu ý: những bài tập tại nhà này chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân có sức khỏe tốt còn nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe bệnh của mình hay muốn thực hiện những bài tập chuyên sâu hoặc có người giám sát và chỉnh sửa tư thế tập cho đúng thì nên tìm đến các trung tâm phục hồi chức năng uy tín.
Còn nếu bạn đang không biết tập vật lý trị liệu ở đâu thì nên liên hệ ngay với Trung tâm phục hồi chức năng của phòng khám Hữu Nhân để có được tư vấn nhanh nhất nhé.
Xem thêm các chủ đề:

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes