BREAKING NEWS

Thursday, March 30, 2017

2017: Xin visa du lịch Mỹ khó hay dễ?

Vấn đề xin visa du lịch Mỹ trước kia đã khiến người người lo lắng, hiện nay với những chính sách mới tại Mỹ lại càng lo lắng hơn. Vậy việc xin visa du lịch Mỹ hiện nay là khó hay dễ? Đi du lịch Mỹ cần những giất tờ gì?
1. Những điều kiện cơ bản để được xét visa
Bạn đang không biết du lịch Mỹ cần giấy tờ gì? Mặc dù không có bất kỳ quy tắc chung nào cho những hồ sơ được xét cấp visa Mỹ, tuy nhiên, tùy theo từng độ tuổi, lãnh sự quán Mỹ sẽ xem xét những yếu tố khác nhau.
Với những du khách trung niên, lớn tuổi, người về hưu:
Điều kiện để được xét cấp visa Mỹ khá thoáng, những yếu tố về tài chính, hộ chiếu, lịch sử du lịch, thường không quá khắt khe. Không hiếm trường hợp du khách chỉ mới đi du lịch đến những nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore… nhưng vẫn được lãnh sự quán đồng ý cấp visa Mỹ.
Với những du khách lớn tuổi thì điều kiện xét cấp visa khá thoáng
Du khách trẻ, độc thân, không có việc làm ổn định:
Đối với những đối tượng này, khả năng đạt visa thường rất khó khăn. Bởi lẽ, điều quan trọng nhất khi xin visa du lịch Mỹ là du khách phải thuyết phục Lãnh sự quán rằng mục đích đến Mỹ chỉ để du lịch hoặc thăm thân nhân và sẽ trở về Việt Nam trong thời gian cho phép.
Do đó, việc du khách có gia đình, vợ chồng, con cái tại Việt Nam, có việc làm ổn định với mức thu nhập cao… phần nào chứng tỏ du khách có mối ràng buộc vững chắc và sẽ trở về Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi chứ không có ý định ở lại Mỹ vì mục đích lao động hoặc kết hôn.
Gia đình là mối ràng buộc vững chắc giúp bạn dễ dàng xin được visa du lịch Mỹ
Dưới đây là một số chú ý giúp bạn dễ có được visa du lịch Mỹ:
  • Giấy tờ cá nhân: lý lịch bản thân, các mối quan hệ ràng buộc tại Việt Nam như: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh con cái, sổ hộ khẩu, thư mời, giấy bảo lãnh của công ty, hợp đồng lao động….
  • Chứng minh tài chính: các giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của bạn như sổ đỏ, sổ tiết kiệm ngân hàng…
  • Ngoài những mối ràng buộc tại Việt Nam, một quyển hộ chiếu “đẹp” – từng đi du lịch và trở về đúng hạn ở những nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu….sẽ là bằng chứng có sức thuyết phục cao đối với lãnh sự quán.
 2. Đã từng có hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ
Việc xin visa du lịch Mỹ đối với những trường hợp có hồ sơ bảo lãnh định cư tương đối khó hơn so với những hồ sơ thông thường, tuy nhiên, việc đậu visa Mỹ vẫn có thể nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu của lãnh sự quán.
Điều cơ bản bạn cần chứng minh là có mối ràng buộc tại Việt Nam (gia đình, công việc…) và sẽ quay trở về Việt Nam trong thời gian cho phép. Thông thường, những trường hợp được ba mẹ, anh chị bảo lãnh thường dễ xin visa du lịch Mỹ hơn trường được hợp vợ, chồng bảo lãnh.
Và dù bạn sang Mỹ theo thư mời của người thân, dù mọi chi phí chuyến đi được người người thân bên Mỹ chi trả nhưng nếu bạn không thể chứng minh tài chính của mình thì khả năng bị trượt cũng khá cao.
3. Trả lời phỏng vấn
Việc xin visa du lịch Mỹ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý, cách trả lời của bạn lúc phỏng vấn. Thái độ vui vẻ, tự tin, “có sao nói vậy”, trung thực và nắm rõ kế hoạch đi về luôn tạo được ấn tượng tốt từ phía Lãnh sự quán. Những trường hợp bị đánh trượt đa phần là ấp úng, thiếu tự tin, câu trả lời chưa trung thực hoặc không khớp với những chi tiết trong hồ sơ…
Để chuẩn bị tâm lý tốt khi phỏng vấn bạn cần nắm rõ những quy tắc “vàng” sau đây:
  • Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn
  • Chuẩn bị kỹ giấy tờ
  • Chuẩn bị trước một số câu hỏi
  • Luôn giữ tâm lý vững vàng
  • Chủ động trong mọi câu trả lời
  • Trung thực khi trả lời
Một số câu hỏi thường gặp:
– Bạn đã đi bao nhiêu quốc gia?
– Sang Mỹ làm gì?
– Đi với ai?
– Bạn cảm thấy ở Mỹ có điểm nào bạn thích để bạn có ý định sang Mỹ?
– Ai tài trợ cho chuyến đi và bạn sẽ chi trả cho chuyến đi như thế nào?
– Bạn có gia đình chưa?
– Bạn có con không?
– Ở VN bạn có người thân không?
– Ở Mỹ bạn có người thân không?
Nguồn: Tham khảo
Xem thêm các chủ đề:

Giảm thời gian gia hạn visa Mỹ?

Thông tin từ nhiều công ty du lịch cho biết thời gian gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện có nhiều thay đổi, chẳng hạn như thời gian gia hạn visa du học, du lịch sẽ giảm từ 48 tháng xuống còn 12 tháng kể từ ngày visa hết hạn. Điều này làm cho nhiều người cảm thấy lo lắng về việc xin visa du lịch Mỹ sẽ gặp khó khăn.
  1. Giảm thời gian gia hạn visa
Chính sách thắt chặt visa mới như trên được Mỹ áp dụng từ ngày 1/2/2017. Các nhóm khách du lịch tới Mỹ sẽ bị soi xét, phỏng vấn kỹ hơn và tỉ lệ trượt visa cũng nhiều hơn so với trước đây.
Chính sách này đối với những người xin visa du lịch lần đầu đến Mỹ vẫn chưa gặp khó khăn nhiều. Tuy nhiên, chính sách này ảnh hưởng đến du khách muốn đi du lịch Mỹ nhiều lần hoặc những người đi công tác, làm ăn, ký kết hợp đồng, thăm thân nhân… thường xuyên.
Chính sách giảm thời gian gia hạn visa ảnh hưởng lớn tới những người thường xuyên đi Mỹ
Ví dụ nếu bạn muốn quay lại Mỹ lần thứ hai (sau khi visa lần trước quá hạn 12 tháng) thì có thể phải làm một bộ hồ sơ hoàn thiện như hồ sơ lần đầu đi du lịch Mỹ. Trong đó bao gồm từ việc chứng minh mối quan hệ, tài chính, công ăn việc làm… Nhưng ngay cả khi đã hoàn tất những thủ tục này thì cũng chưa chắc đã được cấp visa vào Mỹ.
Những đối tượng bị ảnh hưởng hiện nay chủ yếu là người hết hạn visa Mỹ quá 12 tháng mà có ý định muốn đi Mỹ nữa thì phải nộp hồ sơ và phỏng vấn như bình thường. Khi phỏng vấn thì phải chứng minh mục đích và các giấy tờ liên quan nên sẽ phiền phức và cũng không chắc được cấp visa như gia hạn.
2. Thủ tục xin visa gia hạn Mỹ
Nếu bạn cần có visa đến Mỹ sẽ phải đặt lịch hẹn để phỏng vấn trực tiếp như các đương đơn lần đầu xin thị thực thay vì được miễn thủ tục này như quy định cũ (hầu hết không cần phỏng vấn trực tiếp).
Thủ tục bao gồm các giấy tờ:
Hộ chiếu:
Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi đến Hoa Kỳ

  • Hộ chiếu được ký ở trang 3, và phải để nguyên hiện trạng bên ngoài (chỉ còn vỏ bìa xanh của hộ chiếu, các vỏ bọc da, ny lông, vỏ trang trí…. phải được tháo ra).
  • Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi đến Hoa Kỳ.
  • Tất cả các hộ chiếu. Nếu visa hết hạn nằm trong hộ chiếu cũ, đương đơn phải nộp cả hộ chiếu cũ.
  • Trong trường hợp mất hộ chiếu mà visa được cấp gần nhất nằm trong hộ chiếu bị mất thì đương đơn phải hẹn lịch phỏng vấn và khi đi phỏng vấn phải mang theo giấy xác nhận của cơ quan thẩm quyền cấp cho trường hợp mất/thất lạc hộ chiếu.
  • Trẻ em nếu đi cùng với bố mẹ phải có hộ chiếu riêng.
Đơn xin cấp visa DS-160:
Trang xác nhận của đơn xin cấp visa DS-160, có mã vạch. Đơn này được điền nộp trực tuyến tại trang web của DS-160. Đương đơn không cần phải xin toàn bộ thủ tục xin gia hạn visa Mỹ mà chỉ in tờ xác nhận và lưu ý in mã vạch rõ ràng, hoạt động tốt.
Hình thẻ:
Một tấm hình thẻ theo quy định hình làm hộ chiếu: phông nền trắng, lộ rõ 2 tai, không qua chỉnh sửa, hình chụp trong vòng 6 tháng gần đây. Đương đơn ghim tấm hình vào góc trái của tờ xác nhận đơn DS–160.
Biên lai đóng phí làm thủ tục xin gia hạn visa Mỹ (cả liên hồng và liên vàng):
Nếu đương đơn sử dụng dịch vụ EMS, phong bì EMS có ghi địa chỉ của đương đơn đã được trả phí trước
Đối với đương đơn làm thủ tục xin gia hạn visa Mỹ có sử dụng hộ chiếu ngoại giao, công vụ phải nộp thêm:
  • Bản gốc công hàm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam
  • Bản sao quyết định cử đi công tác của cơ quan chủ quản.
  • Lịch trình bay (không cần bản sao vé, chỉ cần bản sao của lịch trình bay)
Đối với đương đơn là học sinh, sinh viên, khách trao đổi (F, M, J) phải nộp thêm:
  • Mẫu I-20 và DS-2019 – đương đơn ký tên ở cuối trang 1. Trong trường hợp, đương đơn xin visa sinh viên chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người bảo lãnh phải ký vào mẫu I-210, và mẫu I – 20 này phải được viên chức nhà trường ký xác nhận.
  • Tất cả bảng điểm học tập ở Mỹ
 Trên đây là những thông tin và điều kiện cần thiết khi xin gia hạn visa, sẽ có nhiều thay đổi phụ thuộc vào những chính sách của Mỹ. Bạn hãy liên tục cập nhật thêm để nắm bắt rõ về những thay đổi mới nhé! Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tham khảo
Xem thêm về các chủ đề:

Tham khảo khung thời gian cho việc chuẩn bị xin nhập học khi du học Mỹ

Du học Mỹ là ước mơ và là mục tiêu của nhiều người. Khi xác định thực sự muốn đến Mỹ du học, bạn cần phải lên kế hoạch ngay từ khi còn học phổ thông để biến ước mơ thành hiện thực một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo một số trường đại học ở Mỹ cũng như các mốc thời gian đăng ký nhập học để đảm bảo không bỏ lỡ bất cứ điều gì quan trọng cho việc du học Mỹ của bạn.
Năm học ở Mỹ bắt đầu vào cuối tháng Tám hoặc đầu tháng Chín, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường Đại học chấp nhận đơn đăng ký nhập học vào tháng Một. Một năm trước đợt nhập học tháng Tám là khung thời gian lý tưởng để đăng ký vào các trường đại học ở Mỹ. Dưới đây là khung thời gian tham khảo cho từng bước chuẩn bị xin nhập học.

Tìm hiểu mốc thời gian đăng ký nhập học để đảm bảo không bỏ lỡ bất cứ điều gì quan trọng cho việc du học Mỹ của bạn
Xem thêm về chủ đề Đi Mỹ theo diện bảo lãnh
Tháng 6 – Tháng 8
-Nghĩ về ngành học mà bạn dự định học và khả năng xin việc trong tương lai.
-Bàn bạc với gia đình của bạn về khả năng tài chính.
-Đọc và tìm hiểu thông tin để đưa ra một danh sách các trường sẽ nộp đơn (các nhóm trường Dream, Match và Safe).
-Ghé thăm các tổ chức, đơn vị tư vấn du học có uy tín như VNIS để xin thêm lời khuyên và thống nhất về danh sách trường và chiến lược nộp đơn.
-Đăng ký và bắt tay vào ôn luyện các bài thi chuẩn hoá như TOEFL, SAT, GRE hoặc GMAT.
Tháng 8 – Tháng 10
-Thi các bài thi chuẩn hoá nói trên.
-Tham gia các Triển lãm Giáo dục/Du học có liên quan. 
-Nghiên cứu các trường Đại học và chọn ra 4 đến 10 trường phù hợp với khả năng của bạn.
Nghiên cứu các trường Đại học và chọn ra 4 đến 10 trường phù hợp với khả năng của bạn
Tháng 12 – Tháng 3
-Chú ý thật kỹ đến hạn chót nộp đơn đăng ký.
-Nộp đơn đăng ký vào ít nhất 3 trường Cao đẳng/Đại học trong danh sách của bạn.
Tháng 4 – Tháng 5
-Bạn sẽ nhận được thư chấp nhận hoặc từ chối từ các trường.
-Nếu nhận được thư chấp nhận, hãy đọc thật cẩn thận.
-Có rất nhiều trường yêu cầu một đơn đăng ký riêng cho việc tìm nhà ở.
-Chọn một trường Cao đẳng/Đại học mà bạn muốn theo học và thông báo về quyết định chấp thuận của bạn.
-Gửi thư xin lỗi đến các trường Đại học mà bạn nhận được thư đồng ý nhưng sẽ không theo học.
Tháng 6 – Tháng 7
-Đăng ký phỏng vấn tại Sứ quán Mỹ.
-Sắp xếp đồ đạc.
-Tham gia các chương trình định hướng của trường trước khi khởi hành.
Tháng 8
-Đến đúng ngày để tham gia vào chương trình định hướng của trường Đại học cho sinh viên mới.
-Chuẩn bị sẵn sàng cho một sự trải nghiệm học tập tuyệt vời!
Trên đây là khung thời gian tham khảo cho từng bước chuẩn bị xin nhập học, mong rằng nó sẽ là thông tin bổ ích cho bạn trong việc thực hiện ước mơ du học Mỹ của mình. Liên hệ với Toàn Cầu Visa để biết thêm các thông tin về tư vấn định cư Mỹ nhé.

Lên kế hoạch cho việc du học Mỹ

Từ trước đến nay, Mỹ luôn là một đất nước mà bao người muốn đặt chân đến. Có rất nhiều mục đích để họ đến một đất nước xa xôi như vậy. Ngoài đi Mỹ theo diện bảo lãnh để định cư, đi du lịch Mỹ thăm người thân…thì đi Mỹ để du học cũng là một mục tiêu mà nhiều người hướng đến. Để có thể du học Mỹ, bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể ngay từ khi còn học phổ thông đấy, cùng tham khảo bài viết xem kế hoạch đó như thế nào nhé.
Du học Mỹ là mong muốn của nhiều người
Lớp 10: Năm chuẩn bị kiến thức
Khi vừa bước chân vào cấp 3, các bạn học sinh cần tạo cho mình động lực để trau dồi thành tích học tập, bởi học bạ cấp 3 (trong đó có kết quả học tập lớp 10) là một điều kiện cần khi nộp hồ sơ du học sau này. Các bạn cũng nên tham khảo yêu cầu đầu vào của một số trường đại học Mỹ về SAT, TOEFL/ IELTS để đặt ra mục tiêu thích hợp.
Các bạn cũng nên tham khảo yêu cầu đầu vào của một số trường đại học Mỹ
Lớp 11: Thi lấy chứng chỉ và tham gia hoạt động ngoại khóa
Trong năm này bạn cần tập trung ôn luyện lấy các chứng chỉ tiếng Anh và tiếp tục tham gia hoạt động ngoại khóa, chẳng hạn tham gia giải đấu bóng rổ hoặc đi làm từ thiện… Tháng 10 bạn nên tìm hiểu dần lịch thi SAT, TOEFL/IELTS để đăng ký thi vào tháng 5 – tháng 7 năm sau. Thi sớm sẽ giúp bạn có cơ hội cải thiện điểm số nếu chưa hài lòng với kết quả thi. Sau khi thi xong các chứng chỉ tiếng Anh vào tháng 7, bạn có thể bắt đầu viết bài luận cá nhân.
Ôn luyện để thi lấy các chứng chỉ tiếng anh

Lớp 12: Hoàn thành hồ sơ du học + xin học bổng
Bước đầu tiên bạn cần chốt danh sách các trường bạn định nộp đơn và đăng ký thi lại các kỳ thi Toefl, Sat nếu vẫn chưa hài lòng với điểm số của mình. Các bạn học sinh nên lập ra bốn mốc thời gian để dễ dàng theo dõi như dưới đây.
-Tháng 11-12
Hoàn thành bài luận cá nhân
Xin thư giới thiệu
Hoàn tất mẫu đơn xin học bổng
Công chứng, dịch thuật hồ sơ, bảng điểm
-Tháng 2: đảm bảo tất cả hồ sơ được nộp cho trường trước deadline.
-Tháng 3: thư chấp nhận từ phía trường đại học sẽ được gửi tới
-Tháng 4-5: so sánh các trường đã chấp nhận hồ sơ của bạn và đưa ra quyết định trước khi chọn trường trước khi nhập học vào tháng 9.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn lên được 1 kế hoạch cho dự định đi du học Mỹ của mình, chúc các bạn thành công! Liên hệ với Toàn Cầu Visa để biết thêm nhiều thông tin về việc tư vấn định cư Mỹ nhé.

Các bằng chứng cần lưu lại khi bảo lãnh sang Mỹ diện hôn nhân

Để việc bảo lãnh đi Mỹ theo diện hôn nhân được dễ dàng hơn bạn cần lưu trữ những bằng chứng chứng minh mối quan hệ của 2 người là thật lòng và bạn qua Mỹ theo tiếng gọi con tim chứ không nhầm mục đích trục lợi cá nhân.
Vậy thì bạn cần thu thập những bằng chứng gì để buổi phỏng vấn được diễn ra tốt hơn? Dưới đây sẽ là các bằng chứng đắt giá mà bạn cần thu thập cho buổi phỏng vấn của mình.
Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn nhân
Vé máy bay
Đặc biệt đối với diện K-1, đương đơn và người bảo lãnh đi Mỹ phải chứng minh được việc gặp mặt trực tiếp trong vòng 2 năm gần nhất trước khi mở hồ sơ. Ngoài những hình ảnh chụp chung, việc người bảo lãnh về Việt Nam hay đương đơn đến Mỹ sẽ thể hiện rõ nhất qua ngày tháng năm bay, chuyến bay, giờ bay, hãng bay, nơi đến, nơi khởi hành,…
Vé máy bay được lưu giữ bao gồm: booking, vé, xác nhận hành trình, thẻ lên máy bay,…
Vé máy bay là bằng chứng đắt giá khi bạn phỏng vấn
Hình ảnh
Hình ảnh nên được lưu giữ từ thời điểm quen biết đến khi mở hồ sơ. Không chỉ lưu trữ hình ảnh của người bảo lãnh và đương đơn, nên sưu tầm những hình ảnh người bảo lãnh và đương đơn chụp chung với người thân, bạn bè của nhau.
Đương đơn nên phân ra từng giai đoạn cụ thể để nhân viên Lãnh sự hiểu rõ hơn mối quan hệ phát triển như thế nào qua các cột mốc thời gian.
Lưu giữ hình ảnh của nhau cũng làm buổi phỏng vấn dễ dàng hơn
Thư từ
Ngày nay việc viết thư tay và gửi bằng đường bưu điện không còn thông dụng như trước. Thay vào đó là các phần mềm nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí giúp tiết kiệm chi phí và thời gian hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc tải các nội dung trò chuyện có liên quan đến hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ hay cuộc sống của nhau trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thư từ cũng là bằng chứng hợp pháp
Giấy tờ chuyển tiền, quà cáp
Nên lưu lại những giấy tờ từ bưu điện hay ngân hàng khi tặng quà cho nhau. Đó là những bằng chứng hữu ích cho thấy đương đơn và người bảo lãnh thể hiện sự quan tâm, tình cảm dành cho đối phương dù cách xa nửa vòng trái đất.
Quà cáp cũng là bằng chứng hiệu quả
Trên đây là những bằng chứng thường được sử dụng khi đi phỏng vấn, ngoài ra còn có bằng chứng khác. Tuy nhiên, dù là bằng chứng nào thì cũng cần sắp xếp theo thứ tự thời gian từ khi quen nhau đến khi mở hồ sơ bảo lãnh. Và trong quá trình chờ đợi hồ sơ được xét duyệt đến khi phỏng vấn, nếu có thêm bằng chứng nên thu thập và mang theo khi đến phỏng vấn, điều này cho thấy có sự tương tác liên hệ qua lại giữa các bên dù trước – trong –  hay sau khi mở hồ sơ.

    Thời gian chờ của diện bảo lãnh đi Mỹ F4 là bao lâu?

    Thời gian chờ đợi hồ sơ luôn làm nhiều người phải ám ảnh, đặc biệt hơn nếu bạn được sang Mỹ theo diện F4 thì thời gian chờ lại càng lâu hơn nữa. Có những trường hợp phải chờ đợi gần 10 năm và đáo hạn nhiều lần thì mới hoàn thành hồ sơ.
    Các diên bảo lãnh sang Mỹ đều cần thời gian chờ đợi duyệt hồ sơ
    Sở dĩ bạn phải chờ đợi lâu như vậy là vì các diện bảo lãnh đều có chế độ ưu tiên khác nhau:
    1. Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Nhất (tức diện F1) dành cho con độc thân, trên 21 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi trên 5 năm.
    2. Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Hai (tức diện F2A) dành cho người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của người có Thẻ Xanh Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi cho diện bảo lãnh sang Mỹ này hiện nay là dưới 1 năm, và có thể lâu hơn trong tương lai gần.
    3. Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm. Không có diện cấp chiếu khán cho các con đã lập gia đình của các Thường trú nhân Hoa Kỳ.
    4. Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Ba (tức diện F3) dành cho con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ. Con dưới 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn của người được bảo lãnh có thể được di dân cùng cha mẹ đến Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của diện bảo lãnh đi Mỹ này hiện nay khoảng 10 năm.
    5. Đơn bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Tư (tức diện F4) được công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho các anh chị em. Diện này có thời gian chờ đợi lâu nhất, hiện nay khoảng 13 năm. Chính vì thế, sau một thời gian chờ đợi quá lâu, những đứa cháu của người bảo lãnh đã trên 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn cấp chiếu khán.
    Bảo lãnh đi Mỹ diện F4 không được ưu tiên nhiều
    Lưu ý:
    Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Child Status Protection Act, gọi tắt là CSPA):
    Đây là đạo luật cho phép thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh của Sở di trú được trừ vào tuổi của trẻ em trong trường hợp các em đã quá tuổi, đặc biệt là những hồ sơ diện F3 và F4. Thí dụ, nếu người con 25 tuổi và đơn bảo lãnh được xét duyệt tại Sở di trú mất 8 năm mới được chấp thuận thì 8 năm này sẽ được trừ vào số tuổi thực tế 25 tuổi, và người con được tính là 18 tuổi theo Đạo luật CSPA và được phép đi theo cùng với cha mẹ.
    Đạo luật bảo vệ tuổi trẻ em trong quy định hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ
    Ngày Ưu Tiên (tức Priority Dates):
    Tùy theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quyết định thời gian chờ đợi của mỗi diện bảo lãnh. Bộ Ngoại Giao thường phổ biến một bản Thông Tin Chiếu Khán mỗi tháng để thông báo ngày đáo hạn cấp chiếu khán. Để có thể được nộp đơn xin chiếu khán di dân (tại tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở ngoại quốc), hoặc xin chuyển diện cư trú (với Sở di trú USCIS nếu đang ở Hoa Kỳ), ngày ưu tiên của người được bảo lãnh phải trước ngày được thông báo trên bản thông tin chiếu khán liên quan đến diện bảo lãnh của họ. Lãnh sự không thể cấp chiếu khán trước khi đơn bảo lãnh có ngày đáo hạn.
    Luật về ngày ưu tiên khi bạn được bảo lãnh đi Mỹ
    Để tránh mất thời gian chờ đợi nhưng kết quả không như mong đợi, người bảo lãnh và đương đơn cần chú ý những điều sau:
    • Tìm hiểu và chuẩn bi kỹ những tài liệu cần thiết để mở hồ sơ bảo lãnh, tránh tình trạng bị yêu cầu bổ sung gây mất thời gian.
    • Theo dõi tình trạng của hồ sơ để cập nhật kịp thời và đáp ứng các yêu cầu từ phía chính phủ.
    Một số bài viết liên quan: 
     
    Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes