BREAKING NEWS

Monday, March 6, 2017

Vật Lý Trị Liệu Và Dinh Dưỡng Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống Cổ

Thoái hóa cột sống cổ là dạng bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30. Ở thoái hóa cột sống cổ có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương là thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa mỏm liên sau. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý là quan trọng cho việc chữa thoái hóa cột sống cổ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé !
1. Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
Tùy theo mức độ, nguyên nhân bệnh lý cột sống và triệu chứng, người bệnh sẽ được trị liệu với các loại máy và những bài tập vận động thích hợp.
  • Điện trị liệu.
  • Sóng ngắn:
Giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, nhờ vậy gia tăng dinh dưỡng vùng tổn thương, đồng thời tăng đào thải các chất gây viêm, làm giảm đau. Áp dụng rất tốt cho các chứng đau cơ xương khớp (bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, viêm chu vi vai, viêm xoang…)
  • Siêu âm:
Nếu bệnh nhân có điểm đau, siêu âm cho hiệu quả rất cao nhờ tác dụng cơ học, các màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động màng, gia tăng tuần hoàn, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, giảm đau, giảm viêm làm mềm mô sẹo, giảm kết dính.
  • Kích thích điện:
Các dòng điện giảm đau được áp dụng đặc biệt khi bệnh nhân đang đau cấp, cơ đang co thắt các dòng điện này sẽ làm giảm đau nhờ ức chế đường dẫn truyền thần kinh lên não và đồng thời làm giảm co thắt giúp người bệnh mau chóng hết đau.
  • Laser:
Giúp giảm đau, tê và kích thích tái tạo mô.
  • Vận động trị liệu
Mục đích các bài tập là để lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp, điều mà thường xuyên bị phá vỡ mọi nơi mọi lúc trong quá trình sống và làm việc của con người. Do vậy phải tìm ra các cơ co rút để kéo giãn, đồng thời tìm ra các cơ yếu để tập mạnh. Tùy theo bệnh lý mà có các bài tập khác nhau. Song song với các phương thức trên, vận động tập và giữ tư thế tốt trong sinh hoạt hằng ngày rất quan trọng trong quá trình điều trị.
Bên cạnh việc chữa thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu thì bạn nên chú ý các tư thế,tránh các động tác xấu ảnh hưởng tới cột sống cổ.
Bệnh nhân có thể đến các phòng tập vật lý trị liệu TPHCM để biết rõ hơn về vật lý trị liệu và luyện tập.
2. Dinh dưỡng cho người bị thoái hóa cột sống cổ
Dinh dưỡng cho người thoái hóa cột sống cổ
  • Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Để người bệnh được hồi phục tốt nhất và xương khớp được bồi bổ và duy trì các chức năng vốn có thì cần phải bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, photpho… như:
– Cá : Các món ăn từ cá chứa hàm lượng canxi cao hơn nhiều so với các loại động vật khác, đặc biệt là cá hồi, cá thu rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp.
– Xương ống: Nước hầm từ xương ống rất giàu canxi và magie có khả năng phục hồi đĩa đệm và sản sinh chất nhầy giúp đốt sống phục hồi rất tốt.
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nguồn canxi dồi dào trong sữa và các chế phẩm từ sữa chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho xương khớp tái tạo và hoạt động hiệu quả.
– Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành: Sữa đậu nành, đậu phụ… đều có nguồn gốc từ đậu nành tuy không dồi dào canxi nhưng lại chứa genistein quyết định độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp khác.
– Các loại nấm: Nấm có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, phòng bệnh tim mạch, ung thư, tăng cường sức đề kháng… Trong các loại nấm, nấm hương rất tốt cho người bị bệnh xương khớp nhờ khả năng chống viêm, tê bại chân tay, chống suy nhược cơ thể..
– Rau củ và trái cây: Vitamin và khoáng chất trong rau củ quả là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cấn thiết cho cơ thể ngay cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh. Hãy bổ sung cà rốt, cà chua, bông cải xanh… vào trong khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp vitamin A, C, E, K, sắt, kali, photpho, magie.. để chống viêm, giảm đau khớp và giúp xương khớp khỏe mạnh.
Các loại trái cây giàu vitamin như cam, chanh, bưởi, ổi, dứa, đu đủ, chuối… vừa giúp kháng viêm lại vừa ngăn ngừa quá trình thoái hóa xương khớp, hỗ trợ hấp thu canxi nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.
  • Bị thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì ?
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo và có lượng đường cao không tốt cho người bị bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ vì nó kích thích phản ứng viêm trong bao khớp khiến bệnh nhân bị đau nhức.
– Các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas… có thể gây phá hủy các ổ khớp và gây ra các cơn viêm khớp cấp tính.
– Hút thuốc lá sẽ làm phá vỡ cấu trúc của xương khớp, làm thất thoát nhân nhầy và ảnh hưởng đến các rễ thần kinh cột sống, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương khớp và viêm cột sống dính khớp…
Nguồn: Tổng hợp
Phòng khám Hữu Nhân - Phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu
205 Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
Liên hệ (08) 66601777 - 0933358008
Xem thêm các chủ đề:

Tác động của nhịp sinh học đến bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là căn bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, những người bị các bệnh mãn tính hay những người có lối sống không lành mạnh và để lại các di chứng nặng nề, khó hồi phục. Theo nghiên cứu cho thấy, nhịp sinh học và bệnh tai biến mạch máu não có mối liên hệ với nhau. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ những thay đổi của nhịp sinh học để để giảm thiểu những tác động xấu tới sức khỏe, nhất là tới bệnh tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề
Vì sao xảy ra bệnh tai biến mạch máu não?
Tuần hoàn máu não bị rối loạn dẫn tới nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não tăng cao. Rối loạn tuần hoàn não xảy ra cấp tính, với những cơn thiếu máu não thoáng qua, khi có những điều kiện thuận lợi như stress, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim.. kết hợp những yếu tố này sẽ nhanh chóng hình thành bệnh tai biến mạch máu não.
Bệnh tai biến mạch máu não xảy ra do các yếu tố như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, sự tiến triển của bệnh tai biến mạch máu não có sự tác động chi phối của nhịp sinh học, theo giờ giấc, mùa, vùng và các yếu tố khác.
Sự tiến triển của bệnh tai biến mạch máu não có sự tác động chi phối của nhịp sinh học
Sự tiến triển của bệnh tai biến mạch máu não có sự tác động chi phối của nhịp sinh học
Mối liên hệ giữa nhịp sinh học và bệnh tai biến mạch máu não
 

Nhịp sinh học của cơ thể nhằm chỉ sự thích nghi trước các tác động của tự nhiên lên các cơ quan trên cơ thể. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, huyết áp trong ngày biến đổi là tác nhân dẫn tới bệnh tai biến mạch máu não. Thời gian 3 giờ sáng là lúc huyết áp, nhịp tim và hô hấp giảm; vào khoảng 18-19 giờ là khoảng thời gian huyết áp tăng cao nhất trong ngày, tại thời điểm này được coi là rất nguy hiểm có thể xảy ra tai biến mạch máu não do xuất huyết não. Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng và để lại những di chứng nặng nề mà người bệnh phải thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng tai biến mạch máu não và các phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ mới có thể khôi phục được.
Sự rối loạn tuần hoàn não gây nên bệnh tai biến mạch máu não không chỉ chịu tác động của thời gian trong ngày mà còn theo mùa. Ở nước ta, mức độ xảy ra tai biến mạch máu não có sự chệnh lệch rõ rệt theo vùng miền. Kết quả thống kê nghiên cứu cho thấy, tại miền Nam như Cà Mau bệnh tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm, trong những tháng có mưa từ tháng 4 đến tháng 8, tại Cần Thơ bệnh tai biến thường xuất hiện nhiều vào tháng 8, 12 và tháng 1, còn ở Miền Bắc bệnh tai biến mạch máu não thường xuất hiện vào khoảng 4-10 giờ sáng trong những ngày có gió mùa đông bắc, trời mưa phùn, lạnh, ẩm…
 Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Nắm bắt nhịp sinh học để phòng bệnh tai biến mạch máu não
Hầu hết những bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não thường chủ quan với thời tiếc và giờ giấc sinh hoạt. Lời khuyên đối với những người có nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não là cần mặc ấm khi trời lạnh, không tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, không nên tắm ngay sau khi vừa lao động mệt nhọc và vừa đi ngoài trời nắng nóng về. Ở những người cao tuổi khi tỉnh giấc vào giữa đêm, gần sáng cần bình tĩnh và được sự trợ giúp khi có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, chân tay tê bì… đây là những dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não.
Không nên thức quá khuya, cần ngủ đủ 8 tiếng trên ngày, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu vitamin, chất xơ, hạn chế muối và lipid để tránh nguy cơ bị xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Ngoài sự tác động chi phối của môi trường tự nhiên, thì môi trường xã hội cũng tạo áp lực mạnh mẽ tới bệnh tai biến mạch máu não, đó là tình trạng căng thẳng stress kéo dài và một số yếu tố xấu trong thói quen sinh hoạt thiếu khoa học khiến cho bệnh tai biến mạch máu não càng tăng cao. Tránh được các yếu tố này là cách ngừa tai biến mạch máu não xảy ra.
Xem thêm các chủ đề:

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề không chỉ về thể lực mà còn làm suy giảm cả về trí lực. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là một trong những phương pháp hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, giúp người bệnh khôi phục lại thể chất, nhận thức của mình.
Điều gì xảy ra với cơ thể người bệnh tai biến?
-   Không thể kiểm soát được những kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như đi bộ, suy nghĩ và nói chuyện.
-   Không nhận thức được vấn đề trong những cuộc nói chuyện, khả năng tập trung, suy luận kém hẳn hoặc mất đi.
Cơn đột quỵ xảy ra khi
-   Mạch máu bị chặn (đột quỵ thiếu máu cục bộ).
-   Mạch máu vỡ gây chảy máu (xuất huyết) trong não bộ.
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Mục tiêu của một chương trình phục hồi chức năng tai biến mạch máu não là để giúp người bệnh học lại kỹ năng bị mất khi đột quỵ, do một phần bị ảnh hưởng của bộ não. Phục hồi chức năng có thể giúp họ có sự độc lập trong các sinh hoạt và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc bắt đầu phục hồi chức năng sớm, làm tăng khả năng người bệnh lấy lại những khả năng và kỹ năng. Thông thường, thời gian phù hợp cho phục hồi chức năng sẽ bắt đầu ngay sau 24 - 48 giờ sau khi đột quỵ, trong thời gian ở bệnh viện. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu các bác sĩ là thực hiện các biện pháp phục hồi khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, tránh làm nguy hiểm đến tính mạng. Cũng cần ngăn ngừa sự tái phát của căn bệnh với việc điều trị các bệnh nguy cơ như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì. Và theo dõi điều trị kịp thời các biến chứng liên quan khác.
Mức độ nghiêm trọng của chứng đột quỵ và khả năng của mỗi người để phục hồi khả năng bị mất rất khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng phục hồi những tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương là quan trọng nhất trong giai đoạn phục hồi và có thể điều khiển một số chức năng khác của cơ thể.
Đột quỵ phục hồi chức năng có thể bao gồm một số hoặc tất cả các hoạt động sau đây, tùy thuộc vào các phần của cơ thể hoặc loại khả năng bị ảnh hưởng.
Phục hồi chức năng có thể giúp họ có sự độc lập trong các sinh hoạt và cải thiện chất lượng cuộc sống
Phục hồi chức năng có thể giúp họ có sự độc lập trong các sinh hoạt và cải thiện chất lượng cuộc sống
Các hoạt động thể chất
Tăng cường kỹ năng vận động liên quan đến việc sử dụng bài tập để giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và phối hợp các vận động, bao gồm liệu pháp để giúp cầm, nắm, kéo hay nhai nuốt.
Những kỹ năng người bệnh học trong thời gian phục hồi chức năng sau tai biến, có thể bao gồm sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại, chẳng hạn như xe tập đi hoặc gậy, để ổn định và hỗ trợ sức mạnh mắt cá chân để giữ được thăng bằng tốt trong khi học lại cách đi bộ. Trong khi thực hiện các vận động nên sử dụng các chi của nữa thân bị liệt để tăng hoạt động các cơ, khớp. Cách này làm giảm bớt sự co cứng các cơ và khớp, nâng cao được vận động của cơ thể.
Phục hồi thể chất cho bệnh nhân sau tai biến
Phục hồi thể chất cho bệnh nhân sau tai biến
Hoạt động nhận thức và tình cảm
Các di chứng về nhận thức và phục hồi sau tai biến nên được quan tâm và là vấn đề cấp thiết, vì não bộ điều khiển các hoạt động của cơ thể. Điều trị các rối loạn giao tiếp có thể giúp bệnh nhân lấy lại khả năng bị mất trong việc nói, nghe, viết và hiểu.
Đánh giá và điều trị tâm lý: liên quan đến việc kiểm tra kỹ năng nhận thức của người bệnh và điều chỉnh cảm xúc, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với các chuyên gia sức khỏe tâm thần, hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ để nhận được những thông tin và bài tập hữu ích nhất.
Phục hồi hoạt động nhận thức cho bệnh nhân sau tai biến
Phục hồi hoạt động nhận thức cho bệnh nhân sau tai biến
Thời gian của một liệu trình điều trị trong bao lâu?
Mặc dù một số người sống sót sau đột quỵ phục hồi nhanh chóng, nhất cần một số hình thức phục hồi chức năng lâu dài, có thể là vài tháng hoặc 1 năm sau khi đột quỵ, để đảm bảo những kỹ năng được phục hồi tuyệt đối và phòng ngừa khả tái phát.
Thời gian của mỗi một đợt điều trị phục hồi chức năng sau tai biến (đột quỵ) khác nhau tùy thuộc vào sự phục hồi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng với liệu trình điều trị.
Xem thêm các chủ đề:

Những lưu ý sau mổ dây chằng chéo trước để nhanh khỏi

Sau mổ dây chằng chéo trước nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để nhanh khỏi hay thậm chí là lại bị đứt dây chằng lần nữa.
Chính vì tính nghiêm trọng của nó mà những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo trước đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan mà gây hại về sau.
Thứ 1:
Tuyệt đối không được tự ý bỏ nẹp tùy tiện khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị . Người bệnh bắt buộc phải mang nẹp trong mọi thao tác đi đứng và ngay cả lúc ngủ,  trừ trường hợp nghỉ ngơi tại chỗ để không gây ảnh hưởng đến việc phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước.
Những lưu ý sau mổ dây chằng chéo trước để nhanh khỏi
Không nên tự ý bỏ nẹp
Thứ 2:
Tuyệt đối không bỏ nạng trong vòng 2 tuần đầu sau mổ đứt dây chằng đầu gối trước.
Trường hợp này không hiếm trong thực tế vì cảm thấy khó khăn vướng viếu mà bệnh nhân tự ý bỏ nạng nhưng chính hành động vô ý này sẽ làm cho đầu gối sưng đau, ảnh hưởng đến nguyên một quá trình điều trị trước đó và thời gian hồi phục .
Thứ 3:
Tùy từng giai đoạn mà tập luyện co đầu gối ở các cường độ khác nhau , tránh co gối quá mức ngay từ tháng đầu làm ảnh hưởng đến sự liên kết của dây chằng đầu gối trước mới tái tạo gây lỏng dây chằng.
Thứ 4:
Một điều lưu ý đối với tất cả các bệnh nhân đứt dây chằng đầu gối trước sau mổ là hạn chế đi lại nếu không thực sự cần thiết ở giai đoạn đầu nhằm tránh sưng gối và không làm ảnh hướng toàn quá trình phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước.
Thứ 5:
Trong 2,5 tháng thì người bệnh tránh lên xuống cầu thang hay lái xe 2 bánh hoặc ngồi xổm, đây là những tư thế nên tránh nhằm các tình huống bất ngờ có thể gây tai nạn dẫn đến đứt dây chằng mới tái tạo.
Những lưu ý sau mổ dây chằng chéo trước để nhanh khỏi
Không nên lên xuống cầu thang 
Thứ 6: Tránh sợ đau mà ngại di chuyển.
Nhiều bệnh nhân có tâm lý sợ đau, sợ đi lại đụng chạm chỗ mổ khiến vết thương lâu lành mà chỉ nằm tại chỗ không dám cử động chân, nhưng chính vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn, máu có thể bị ngưng trệ và mô sẹo có thể bị co rút lại. Đã không ít trường hợp cầu cứu lấy bác sĩ vậy nên hãy làm theo chỉ dẫn bác sĩ , theo những bài tập cá nhân đã được xây dựng.
Thứ 7:
 Tránh tuyệt đối việc chạy nhảy hay chơi thể thao trong 3 tháng đầu vì dây chằng lúc này chưa liên kết đủ mạnh, chưa vững chắc vẫn đang trong quá trình hồi phục nên không thể thực hiện các động tác vặn, xoay, gấp gối hay di chuyển nhanh.
Thứ 8:
Chỉ theo những bài tập mà bác sĩ điều trị xây dựng, tránh nghe hay xem ở đâu đó các bài tập và tập theo vì chấn thương đứt dây chằng đầu gối trước ở mỗi người một khác nhau nên bài tập vật lý trị liệu cũng theo đó mà khác nhau, nếu tập sai có thể ảnh hưởng xấu tới dáng đi và khả năng di chuyển sau này đặc biệt rất khó để sửa lại được.
Thứ 9:
Người bệnh sau mổ nên hạn chế việc thức khuya hay dậy quá sớm vì trong thời gian này bạn cần giữ sức khỏe trong tình trạng tốt nhằm hỗ trợ cho các bài tập cũng như giúp dây chằng được phục hồi tốt nhất có thể. Nhớ rằng thể trạng rất quan trọng trong giai đoạn này.
Những lưu ý sau mổ dây chằng chéo trước để nhanh khỏi
Bệnh nhân sau mổ không nên thức quá khuya
Thứ 10:
Để giữ một thể trạng tốt thì bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết tránh việc kiêng cử quá mức chỉ trừ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho cơ thể bạn

Sau mổ dây chằng chéo trước thì việc phục hồi nhanh khả năng vận động là điều mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng muốn. Và phương án mà đa số các bệnh nhân đều lựa chọn là vật lý trị liệu, để có thể phục hồi hoàn hảo thì bạn cần biết vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất để có thể được các bác sĩ, y tá hướng dẫn tận tình và nhanh chóng hồi phục.
Xem thêm các chủ đề:

Dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng chéo trước

Đứt dây chằng chéo trước rất hay gặp ở những người vận động hay chơi thể thao quá nhiều hoặc chỉ đơn giản là bị té. Chính vì thế bài viết này sẽ giúp bạn có thể chẩn đoán được mình có bị đứt dây chằng chéo trước không.
1/ Đứt dây chằng chéo cấp tính
Trong thể thao, đứt dây chằng chéo trước xảy ra khi có lực tác động bất thường vào gối làm dây chằng căng quá mức dẫn đến đứt rách, ví dụ té ngã, va chạm, chơi xấu, mất trụ..
Khoảng 40% bệnh nhân có nghe được tiếng kêu  "rắc" ngay khi chấn thương và rất đau. Những trường hợp này đa số phải khiêng cáng ra khỏi sân. Thường vận động viên sẽ không thể tiếp tục thi đấu và gối sẽ sưng to do tràn máu sau vài giờ trong 70% trường hợp.
Những chấn thương nhẹ hơn ví dụ rách sụn chêm, hay rách đứt các dây chằng bên ngoài gối sẽ rất hiếm khi có tràn máu khớp gối gây sưng to khớp gối. Điều này cũng có nghĩa là khi một chấn thương mà không gây sưng gối (từ vừa đến rất nhiều) thì có thể nghi ngờ không bị đứt dây chằng.
Tóm lại dấu hiệu để biết đứt dây chằng chéo trước là: có chấn thương đủ mạnh, gối sưng to sau chấn thương, không tiếp tục chạy nhảy được nữa.
Dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng chéo trước
Bị té cũng có thể dẫn đến đứt dây chằng chéo trước

2/ Trường hợp gối lỏng mãn tính do đứt dây chằng chéo trước đã lâu

Biểu hiện chủ yếu của đứt dây chằng chéo trước là lỏng gối, teo cơ đùi trước và đau do thoái hoá khớp.
Giai đoạn này thì những dấu hiệu trên không còn nữa, bệnh nhân cũng ít đau, thay vào đó là các dấu hiệu lỏng gối: lỏng lẻo khi chạy nhảy, chân có cảm giác bán trật ra ngoài khi đi trên đường gồ ghề, không thể trụ bằng 1 chân đau khi đứng hay nhảy, cơ tứ đầu đùi thường teo nhanh.
Dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng chéo trước
Trường hợp gối lỏng mãn tính
3/ Một số phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật
Chụp X-quang: X-Quang thẳng – nghiêng cho thấy các thương tổn khác như gãy xương, dị vật, u bướu…Trước đây khi chưa có MRI thì chụp X quang gối có cản quang bơm vào khớp gối để có thể phát hiện những thương tổn phần mềm của khớp nhưng hiện nay không còn sử dụng.
 Chụp cộng hưởng từ (MRI): cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, nó rất có ý nghĩa trong chẩn đoán tổn thương phần mềm của khớp gối. MRI giúp đánh giá sự liên tục của dây chằng và các tổn thương khác kèm theo như rách sụn chêm, thương tổn sụn khớp, dây chằng bên, dây chằng chéo sau. MRI còn cho thấy phù tủy xương trong 80% các trường hợp. Đối với chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước đầu gối cộng hưởng từ có độ nhạy từ 98% đến 99%, độ đặc hiệu 96,7%, độ chính xác 97%.
 Nghiệm pháp Lachman: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tổn thương dây chằng gối, có thể thực hiện cả giai đoạn cấp lúc gối đang sưng đau. Nghiệm pháp này có độ nhạy đến 87 – 98% . Cách khám như sau: bệnh nhân nằm, thả lỏng chân, gối gập 20-30 độ, người khám cố định đùi bệnh nhân bằng tay hoặc giữ giữa một tay và gối của mình, tay kia nắm và di chuyển mâm chày ra trước. Nghiệm pháp dương tính khi nhìn thấy và cảm giác được mâm chày di chuyển ra trước nhiều hơn bình thường.  Kết quả: độ 1 (1+) khi mâm chày di chuyển ra trước 3 – 5mm, độ 2 (2+): 6 – 10mm, độ 3 (3+): trên 10mm.
Dấu hiệu cảnh báo đứt dây chằng chéo trước
Chụp X-quang cũng có thể nhận biết đứt dây chằng chéo trước
Khi bạn gặp phải bất kỳ tình trạng nào ở trên thì nên đến các trung tâm y tế để có thể được chữa trị một cách tốt nhất vì không phải ai bị đứt dây chằng cũng cần phẫu thuật cao cả, và sau khi phẫu thuật thì bạn nên kiếm các trung tâmvật lý trị liệu ở đâu tốt nhất để có thể được sự hướng dẫn chuyên môn đầy tận tâm của các y - bác sĩ. 
Xem thêm các chủ đề:

Friday, March 3, 2017

Bảo lãnh định cư Mỹ cho thân nhân

Việc sum họp người thân qua hình thức bảo lãnh đi Mỹ là một trong những nền tảng chính của hệ thống nhập cư hợp pháp Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh cho:
1. Vợ / Chồng
2. Cha mẹ
3. Con (có gia đình và chưa có gia đình)
4. Anh chị em
Mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh sẽ quyết định hồ sơ đó thuộc ưu tiên nào và thời gian chờ đợi trước khi visa đáo hạn.
1. Bảo lãnh cha mẹ
bảo lãnh đi Mỹ
Bảo lãnh cha mẹ
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh cho cha mẹ để định cư tại Hoa Kỳ. Cha mẹ là quan hệ trực tiếp, visa cho loại bảo lãnh này thường được cấp ngay. Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, hồ sơ sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC) để tiếp tục cứu xét cho đến khi cha mẹ của bạn được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán hay Đại Sứ Quán Hoa Kỳ nơi mà cha mẹ bạn đang sống.
Thời gian yêu cầu:
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh cha mẹ được Sở Di Trú chấp thuận phụ thuộc vào mỗi thời điểm. Thường thì khoảng 4 - 6 tháng.
Giấy tờ yêu cầu:
· Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ
· Bản sao giấy hôn thú của cha mẹ (nếu đang bảo lãnh cho cha)
· Khai sinh của quý vị
· Giấy xác nhận đổi tên (nếu có)
2. Bảo lãnh cho con
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh cho con (có gia đình hoặc chưa có gia đình) để định cư tại Hoa Kỳ. Nếu con dưới 21 tuổi và chưa có gia đình trong thời điểm nộp hồ sơ bảo lãnh thì được xem là quan hệ trực tiếp và không được xếp theo diện ưu tiên nào (không phải chờ đợi theo như Lịch Chiếu Kháng). Nếu con trên 21 tuổi, chưa có gia đình, thời gian chờ đợi cho hồ sơ bảo lãnh này được xem như diện F2B. Nếu con có gia đình, thời gian yêu cầu được xem như diện ưu tiên F3. Vui lòng tham khảo Lịch chiếu kháng hàng tháng để biết thời gian chờ cho hồ sơ bảo lãnh của bạn.
Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, hồ sơ  sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục cứu xét cho đến khi con của bạn được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà con của bạn đang sống.
Thời gian yêu cầu:
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh cho con được Sở Di Trú chấp thuận tùy thuộc vào từng thời điểm và tùy vào diện ưu tiên.
Giấy tờ yêu cầu:
· Bản sao hộ chiếu, giấy quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ
· Bản sao giấy hôn thú của con (nếu con có gia đình)
· Khai sinh của con quí vị
· Giấy xác nhận đổi tên (nếu có)
3. Bảo lãnh anh chị em
Thủ tục xin visa du lịch Mỹ
Bảo lãnh anh chị em
Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh cho anh chị em. Thời gian chờ đợi cho hồ sơ này được xếp theo diện ưu tiên F4. Sau khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi anh chị em của bạn được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà anh chị em của bạn đang sống.
Thời gian yêu cầu: 
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh anh chị em được Sở Di Trú chấp thuận thì khác nhau ở mỗi thời điểm và tùy thuộc diện ưu tiên.
Giấy tờ yêu cầu: 
· Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ
· Bản sao khai sinh của người bảo lãnh
· Bản sao khai sinh của người được bảo lãnh
· Bản sao giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có)
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes