BREAKING NEWS

Monday, March 20, 2017

Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Cổ Và Cách Chữa Trị

Bệnh thoái hóa cột sống cổ hay còn gọi là thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn gặp ở những người trẻ tuổi thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều. Làm sao để biết mình có mắc phải căn bệnh này không hay chữa trị nó như thế nào? Các biện pháp tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ, phục hồi chức năng ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức, khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
Người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức, khó vận động vùng cổ

Người bệnh không thấy có cảm giác khác thường nhưng sau đó, những triệu chứng sau:
  • Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
  • Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
  •  Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
  • Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người...

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ
Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

3. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Những người làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề).
Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc… 
Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Người cao tuổi cũng là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi) Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
 

4. Tác hại của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ làm cột sống ảnh hưởng, các khớp có thể bị biến dạng, sưng gây đau, làm hạn chế vận động. Hội chứng thần kinh: đau dây thần kinh chẩm, vai, gáy và hội chứng vai, cánh tay. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay. Hội chứng tuần hoàn gây ra hẹp lỗ ngang, làm cho hẹp động mạch đốt sống, gây ra tình trạng thiểu năng sống nền (thiếu máu miền não sau) làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt...
Thoái hoá đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc cả hai hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên, chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Đốt sống cổ bị thoái hóa để lâu không điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ như hạn chế khả năng cung cấp máu lên não của cơ thể, rất nguy hiểm.

5. Một số liệu pháp

Thoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ, phục hồi chức năng. Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.
Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.
Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản như:
  • Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.
  • Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.
  • Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.
  • Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần.
  • Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.
  • Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, và bổ sung các chất làm nhờn khớp. Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.

Xem thêm các chủ đề:

Phát Hiện Sớm Và Xử Trí Kịp Thời Khi Người Thân Bị Đột Quỵ

Đột quỵ là nguy cơ gây tử vong cao và thường xảy ra rất đột ngột, khó kiểm soát được. Nếu người thân trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ thì bạn cần phải theo dõi người bệnh thường xuyên. Quan sát kỹ các biểu hiện cũng như biết cách xử trí khi người thân đột quỵ cũng là 1 cách giúp người bệnh hạn chế gặp nguy hiểm từ căn bệnh này.
Đột quỵ gây tử vong cao và thường xảy ra đột ngột
Đột quỵ gây tử vong cao và thường xảy ra đột ngột
Theo một nghiên cứu cho thấy, tăng huyết áp là yếu tố quan trọng nhất gây xuất huyết não, làm tăng nguy cơ đột quỵ 4-6 lần. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ 3 lần, ngoài ra còn khuếch đại các yếu tố nguy cơ khác. Nguy cơ đột quỵ tăng dần theo tuổi, nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở nữ cao hơn. Lạm dụng rượu, thuốc lá, chất gây nghiện cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. 
Dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ
Yêu cầu người bệnh cười, nói, giơ tay để nhận biết các dấu hiệu sau:
- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân, thường bị ở một bên của cơ thể.
- Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt.
- Lú lẫn, rối loạn nhận thức.
- Nói khó hoặc nói ngọng.
- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.
- Đau đầu dữ dội.
Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động là một trong những triệu chứng của đột quỵ
Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động là một trong những triệu chứng của đột quỵ

Xử trí khi người thân bị đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115.
Lưu ý khi sơ cứu:
- Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.
- Nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở.
- Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.
- Trấn an bệnh nhân, nhắc họ hít sâu và thở chậm.
- Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.
- Người bệnh co giật cần để nằm nghiêng, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
Chú ý không cạo gió, không xoa bóp, không nặn chanh…

Lưu ý dự phòng đột quỵ
-Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó phải điều trị tích cực những nguy cơ chính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.  
-Thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, tránh căng thẳng.
-Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Do đó nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần. Đối với các bệnh nhân bị tai biến sau đột quỵ thì cần tập luyện các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến để hạn chế di chứng để lại về sau.
Tập vật lý trị liệu sau tai biến
Trên đây là một số thông tin về dấu hiệu và cách xử trí khi người thân bị đột quỵ. Hãy đọc thật kỹ để có thể chăm sóc người thân an toàn và tránh được căn bệnh đột quỵ xảy ra đột ngột mà không thể kiểm soát.
Xem thêm các chủ đề:

Những Biến Chứng Thường Gặp Khi Mắc Bệnh Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Như chúng ta đã biết, đa số những người lớn tuổi thường phải đối mặt với nhiều căn bệnh về xương khớp và tim mạch. Thường xuyên được nhắc đến là tai biến mạch máu não -  căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao do nó xảy ra rất đột ngột không báo trước. Việc tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến sẽ mang lại hiệu quả tích cực, giúp phục hồi chức năng về cả thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh. Song, một căn bệnh khác mà người lớn tuổi cũng thường xuyên gặp phải khi cơ thể lão hóa, đó chính là thoái hóa đốt sống cổ. Khi cảm thấy đau mỏi, khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ hoặc kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống thì ắt hẳn bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ này rồi. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và để lại nhiều di chứng về sau. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà thoái hóa đốt sống cổ gây ra, cùng tìm hiểu để tìm cách khắc phục nhé.
1. Rối loạn tiền đình
Biến chứng do thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra là rối loạn tiền đình bởi thoái hoá làm tổn thương lỗ tiếp hợp, chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình. Tiền đình là một bộ phận quan trọng của tai (gọi là ốc tiền đình), nằm ở sau màng nhĩ thuộc ốc tai (hai bên) có vai trò trong việc giữ thăng bằng tư thế, dáng bộ và phối hợp các động tác khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn.
Rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ gây ra
Rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ gây ra
2. Thoát vị đĩa đệm
Do vị trí và đặc điểm sinh - cơ học của cột sống cổ là ở thế bất lợi của một bộ phận tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt dễ bị chấn thương. Chừng nào đĩa đệm cột sống chưa bị thoái hóa, khả năng đàn hồi có thể cáng đáng được chức năng thì cột sống cổ có thể vượt qua được những đụng độ, chấn thương mạnh. Vậy nhưng đĩa đệm đốt sống cổ rất dễ thoát vị do thoái hóa đốt sống cổ.
Khi gặp phải thì việc chữa bệnh không đơn giản chút nào, nhất là có chèn ép tủy sống gây bệnh đau lưng, thậm chí còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ).
Thoát vị đĩa đệm do thoái hóa cột sống gây ra
Thoát vị đĩa đệm do thoái hóa cột sống gây ra
3. Hội chứng cổ - tim
Gunther và Sampson là những người đầu tiên mô tả về hội chứng đau âm ỉ ở vùng tim trong bệnh lý cột sống cổ. Tiếp sau đó, nhiều tác giả đã chứng minh sự tồn tại của các rối loạn tim hoặc đau vùng ngực trên trong sụn thoái hóa cột sống cổ. Những thay đổi bệnh lý của các hạch giao cảm cổ có thể do thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến sự chi phối thần kinh ở tim qua dây thần kinh tim.
Khi bị hội chứng cổ tim, người bệnh có cảm giác đau như đè nén, như khoan ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương ức. Cơn đau kéo dài từ 60 - 90 phút. Có bệnh nhân khởi phát đau ở vùng tim, có bệnh nhân có cơn co giật, được báo trước bằng biểu hiện đau ở vùng vai, đặc biệt ở khu vực giữa hai xương bả vai (vùng lưng). Đặc trưng là triệu chứng đau ở vùng tim tăng lên khi cử động đầu hoặc nâng một cánh tay lên hoặc ho.
Như vậy có thể thấy, một người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn có nguy cơ kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy khi phát hiện ra cơ thể gặp phải các vấn đề về thoái hóa đốt sống cổ, hãy chữa trị kịp thời bằng vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ hay các phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ để phục hồi sức khỏe và hạn chế mắc phải các bệnh kèm theo.
Xem thêm các chủ đề:

Vật Lý Trị Liệu Nào Cho Chứng Đau Vai Gáy Của Dân Văn Phòng

Công việc văn phòng đòi hỏi bạn phải ngồi cố định hằng giờ, lâu ngày thì các cơn đau ở vùng cổ, vùng vai và gáy bắt đầu xuất hiện và trở nặng theo thời gian. Nếu bạn muốn khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng thì bạn nên biết những điều sau.
Vật lý trị liệu cho dân văn phòng bị đau vai gáy.
Chứng đau vai gáy thường gặp ở dân văn phòng
Đau vai gáy là do sự rối loạn hệ thần kinh cổ gáy gây ra co cứng cục bộ. Đau vai gáy thuộc nhóm bệnh liên quan đến cơ xương khớp và mạch máu cổ gáy. Việc ngồi nhiều, làm việc sai tư thế khiến cho mạch máu không thể lưu thông, dẫn đến đau nhức. vì thế, các phương pháp vật lý trị liệu, hay xoa bóp, bấm huyệt chính là phương pháp chữa đúng đắn nhất. Loại bỏ trực tiếp được nguồn gốc gây bệnh, đưa cột sống cổ gáy về trạng thái ban đầu.
Đau vai gáy thực chất là do yếu tố cơ học tác động, vì vậy, chúng ta sử dụng Vật lý trị liệu tại các trung tâm phục hồi chức năng để phục hồi hoạt động của cổ gáy là phù hợp nhất.
Điều trị chứng đau vai gáy không khó. Quan trọng là cần phải giải quyết được 3 vấn đề sau:
  • Thứ nhất, tăng cường máu lên vùng cổ gáy.
  • Thứ hai là làm mềm bó cơ vùng cổ gáy để tăng trao đổi chất và vận động linh hoạt cho vùng vai gáy
  • Thứ ba là phải tác động được vào dây thần kinh cổ gáy để tránh tình trạng co cứng cục bộ do rối loạn hệ thần kinh cổ gáy.
Vật lý trị liệu cho dân văn phòng bị đau vai gáy
Đau vai gáy cần được tăng cường máu lên vùng cổ gáy
Một số phương pháp trị liệu bằng vật lý có thể giải quyết được 3 vấn đề trên bao gồm: Nhiệt trị liệu bằng đèn hồng ngoại, điện xung, sóng ngắn bằng các máy móc hiện đại, siêu âm trị liệu, kéo dãn cột sống cổ, và những bài tập vật lý cột sống cổ kèm theo xoa bóp, châm cứu bằng điện sẽ giúp cột sống cổ, vùng vai gáy nhanh chóng phục hồi.
Điện phân trị liệu chống lại các cơn co thắt cơ vùng cổ gáy, giải phóng sự kích thích các dây thần kinh tại đây để làm cho bạn bớt đau.
Châm cứu giúp điều hòa lại hoạt động kinh mạch tại vai gáy để giảm đau, làm mềm cơ. Châm cứu đúng huyệt sẽ tạo ra sự lan tỏa, tự phục hồi sữa chữa của cột sống cổ và tiết ra hoạt chất giảm đau tự nhiên.
Siêu âm trị liệu làm tăng tuần hoàn máu lên vai gáy, có tác dụng giãn cơ, kháng viêm giảm đau hiệu quả nhất.
Tùy theo mức độ bệnh mà có các liệu trình cũng như phương pháp vật lí trị liệu cho từng người bệnh đau vai gáy.
Nhờ các thiết bị máy móc hiện đại, máu được lưu thông tốt, phục hồi chức năng của hệ thần kinh và giúp cho vận động cổ gáy dễ dàng hơn, người bệnh cũng giảm dần triệu chứng đau vai gáy rõ rệt.
Vật lý trị liệu cho dân văn phòng bị đau vai gáy
Siêu âm trị liệu giúp bạn nhanh hồi phục hơn
Chỉ cần tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị tại các trung tâm phục hồi chức năng - vật lý trị liệu, cộng với chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý các cơn đau vai gáy sẽ dần dần mất đi theo thời gian.
Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, người bệnh nên vận động cổ gáy thường xuyên một cách nhẹ nhàng. Lúc ở nhà, các bạn có thể tự xoa bóp, vuốt vùng vai, gáy để giảm đau cho mình. Nên tránh ngồi trước quạt ,điều hòa lâu sẽ làm tăng thêm các cơn đau.
Việc phục hồi chức năng của cổ, vai, gáy bằng vật lý trị liệu là phương pháp an toàn nhất. Người bệnh không cần dùng thuốc cũng không cần phẫu thuật. Vì thế, chi phí sẽ thấp nhất trong các phương pháp điều trị đau vai gáy hiện nay.
Đau vai gáy không phải là do chấn thương, viêm nhiễm mà chỉ là tình trạng đau nhức thông thường do khí huyết lưu thông kém, do làm việc căng thẳng, cột sống cổ gáy bị kéo dãn quá mức. Vì vậy, phục hồi chức năng cột sống cổ, vai gáy bằng vật lý trị liệu hoàn toàn phù hợp.
Vật lý trị liệu cho dân văn phòng bị đau vai gáy
Vật lý trị liệu chữa đau vai gáy

Thời gian điều trị tùy thuộc vào cơ địa mỗi người nên việc đến thăm khám trực tiếp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Ngoài vật lý trị liệu ra thì bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, vừa sức và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Xem thêm các chủ đề:

Các Giai Đoạn Phục Hồi Chức Năng Sau Mỗ Dây Chằng Chéo Trước

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước sẽ rất khó khăn trong việc vận động, di chuyển. Vậy trong những giai đoạn nào thì người bệnh được hoạt động bình thường?
1.  Ngày 1 sau phẫu thuật
– Tập lắc, di động xương bánh chè
– Mang nẹp đùi cẳng chân cố định sau mổ: tập dạng và khép chân, tập nâng toàn bộ chân lên khỏi mặt giường, tập vận động cổ chân trong nẹp.
– Tập co cơ tĩnh trong nẹp: tập gồng cơ đùi, cơ cẳng bàn chân
– Tháo nẹp ngày 3-4 lần, tập gấp duỗi gối chủ động có trợ giúp, gấp gối <60º
– Đeo nẹp liên tục cả ngày và đêm, kê cao chân phẫu thuật khi nằm nghỉ.
– Bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường.
2. Ngày 2 sau phẫu thuật
– Tiếp tục tập các bài tập trên như ngày thứ nhất
– Mang nẹp: bệnh nhân có thể tập ngồi, tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng bằng 50% trọng lượng cơ thể.
– Sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
3. Ngày 3 sau phẫu thuật
– Tiếp tục tập các bài tập như ngày 1, 2 với cường độ tăng dần.
– Tập vận động chủ động có kháng trở các khớp tự do tại chân phẫu thuật.
– Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
4. Sau 1 tuần sau phẫu thuật
– Có thể gấp gối đến 90 độ.
– Chịu trọng lượng trên chân phẫu thuật với cường độ tăng dần đến 100% trọng lượng.
– Nếu khớp gối sưng đau tăng lên, ngưng tập, chườm lạnh khớp gối.
– Mang nẹp cố định gối 4 tuần.Sử dụng nạng nách 4-6 tuần.
– Sang tuần thứ 2: Khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.
Sau phẫu thuật hãy đến phòng tập vật lý trị liệu Tp. HCM 
5. Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4
– Tăng cường tập vận động thụ động gối để gối gấp dần tối đa đến 120 độ.
– Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi gối chủ động tư thế ngồi (chưa có lực cản) để tăng sức cơ tứ đầu đùi.
– Tập đứng dồn 100% trọng lượng lên chân phẫu thuật.
– Tập đạp xe đạp tại chỗ không có lực cản.
– Tập sức cơ tứ đầu đùi bằng cách dùng lực cản ở cẳng chân khi khớp gối duỗi dần từ 90 đến 60 độ.
* Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.
6. Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ 6
– Tập gấp gối tích cực hơn để tăng tầm vận động của khớp.
– Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giói hạn khớp gối duỗi dần từ 90 đến 40 độ và ngược lại, tốc độ tăng dần theo thời gian.
– Tập bước lên và bước xuống một bậc thang.
– Tập sức mạnh cơ đùi bằng cách tập nâng đùi với tạ hoặc bao cát hoặc chun khi khớp gối gấp 90 độ với trọng lượng tăng dần.
– Day mềm sẹo mổ, tập di động xương bánh chè.
Tập gập gối sẽ giúp bạn hồi phục khả năng vận động nhanh hơn
7. Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10
– Tăng cường các bài tập trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp gối thụ động bình thường.
– Bỏ nẹp, tập đi bộ tích cực và tập dáng đi bình thường.
– Tập bước lên và bước xuống đến 2-3 bậc thang.
– Tập nhún đùi với tầm vận động gấp duỗi gối tăng lên và tốc độ tăng dần.
– Tập chạy trên đường bằng phẳng.
8. Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 16
– Tăng cường các bài tập trên.
– Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
– Tập gấp duỗi gối chủ động phải đạt biên độ bình thường.
– Vào tuần thứ 16 tầm vận động duỗi chủ động phải đạt duỗi hoàn toàn.
9. Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6
– Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
– Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống bậc thang tích cực hơn.
Tập đi lại tốc độ chậm để tăng khả năng di chuyển
10. Tháng thứ 7
– Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường.
Các điều trị khác
– Điều trị: Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tăng cường.
– Vật lý trị liệu: vi sóng, điện phân thuốc, điện xung từ tuần thứ 2 sau phẫu thuật
– Điều trị hỗ trợ: bằng các dụng cụ nạng, gậy, chun, tạ.
Ngoài ra để có thể nhanh chóng phục hồi khả năng đi lại thì bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi điều độ.
Xem thêm các chủ đề:

Hiểu Về Phương Pháp Tập Vật Lý Trị Liệu

Có lẽ bạn đã nghe đến tập vật lý trị liệu rất nhiều, nhưng bạn đã hiểu rõ về phương pháp này? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về phương pháp tập vật lý trị liệu là gì? Tập như thế nào mới đúng? 


1. Vật lý trị liệu là gì?

Đây là một phương pháp điều trị như điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu và các bài tập nhằm phục hồi chức năng vận động sau phẫu thuật và giảm bớt biến chứng. 

2. Những ai cần tập vật lý trị liệu?

  •  Tập vật lý trị liệu cho người bị đau do chấn thương sau thể thao.
  •  Tập vật lý trị liệu cho người bị đau lưng do thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống
  •  Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến
  •  Tập vật lý trị liệu cho người bị đau cổ gáy – viêm quanh khớp vai.
  •  Tập vật lý trị liệu cho người bị đau dây thần kinh, cơ, xương, khớp.
  •  Tập vật lý trị liệu cho người bị đau đầu mất ngủ.
  •  Tập vật lý trị liệu cho người phục hồi chức năng sau phẫu thuật xương, khớp.
  •  Tập vật lý trị liệu cho người phục hồi chức năng cho các bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não.
Đau do chấn thương sau thể thao

3.  Tập vật lý trị liệu ở đâu và thời gian tập trong bao lâu?

Bạn có thể tập vật lý trị liệu tại nhà, phòng tập vật lý trị liệu hay bệnh viện tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của bạn.
Các bài tập sẽ được lặp lại hoặc thay đổi tùy thuộc vào bệnh lý hoặc sự tiến bộ của bệnh nhân trong quá trình tập luyện.

Những trường hợp mổ lớn, phức tạp bệnh nhân cần phải tập tại bệnh viện dưới sự giám sát, hướng dẫn và trợ giúp của kỹ thuật viên tại các phòng tập vật lý trị liệu.
phòng tập vật lý trị liệu
Tập dưới sự giám sát, hướng dẫn và trợ giúp của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Sau khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập tại nhà. Tuy nhiên để chắc chắn là người bệnh tập đúng thì người bệnh cần phải đến bệnh viện tái khám để được Bác sĩ kiểm tra, đánh giá kết quả phục hồi trong thời gian 1-2 tuần/lần.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cũng cấp ở trên, bạn đã hiểu về các phương pháp tập vật lý trị liệu.


Xem thêm các chủ đề:

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes