BREAKING NEWS

Thursday, January 5, 2017

Qui trình bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng.

Có hai diện bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng, thứ nhất là vợ hoặc chồng là công dân Mỹ, trường hợp thứ hai là vợ hoặc chồng đang là thường trú nhân. Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng là loại visa dành riêng cho vợ hoặc chồng được phép bảo lãnh người còn lại sang Mỹ với mong muốn đoàn tụ vợ con.
Quá trình bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ bao gồm những bước sau
    Bước 1 : Mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
    Bước 2 : Biên nhận hồ sơ
    Bước 3 : Hồ sơ Approval
    Bước 4 : Trả phí xét duyệt đơn DS-3032
    Bước 5 : In hóa đơn thanh toán cho Sở Di Trú
    Bước 6 : Làm bộ bảo trợ tái chánh
    Bước 7 : Hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ
    Bước 8 : Sắp xếp hồ sơ và bằng chứng khi đi phỏng vấn
Thủ tục mở bộ hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
  • Điền đơn I-130
  • Điền đơn G-325A ( mỗi người một bộ và có chữ ký của người điề đơn )
  • Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao thẻ xanh
  • Giấy khai sanh của cả hai vợ chồng
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng
  • Giấy ly hôn của vợ chồng cũ ( nếu có )
  • Giấy chứng tử của vợ chồng cũ ( nếu có )
  • 2 tấm hình 5×5 cm ( nền trắng, hình chụp không quá 6 tháng )
  • Chứng từ về mối quan hệ giữa 2 vợ chồng
  • Đóng phí theo yêu cầu.
Phỏng vấn bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
Một trong những khâu quan trọng trong thủ tục bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng đó là cuộc phỏng vấn với nhân viên Lãnh Sự Quán. Hầu hết bất kỳ đương đơn nào tham gia bảo lãnh đi Mỹ đều rất bồn chồn và lo lắng trước cuộc phỏng vấn này. Nguyên nhân chủ yếu đó là do chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu, dẫn đến tâm lý không tự tin và không hiểu rõ câu hỏi của viên chức Lãnh Sự Quán đưa ra. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng:
Lý do quen nhau và lần gặp mặt đầu tiên? Quen bằng cách nào?
Đính hôn, kết hôn ở đâu, khi nào? Tại sao lại chọn ở đấy? Đi tuần trăng mật ở đâu?
Người bảo lãnh đi Mỹ bằng diện gì?
Các mối quan hệ thân nhân và thói quen của Vợ/chồng?
Công việc, tài sản, nguồn thu nhập của Vợ/chồng như thế nào?
qui trình bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ
Mỗi một trường hợp, người tham gia bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng có thể nhận được những câu hỏi khác nhau từ viên chức Lãnh Sự Quán. Điều này nhằm mục đích đảm báo mối quan hệ vợ chồng là thật sự, đề phòng trường hợp kết hôn giả để bảo lãnh định cư tại Mỹ. Để thoải mái vượt qua buổi phỏng vấn khó khăn trong quá trình bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ, đương đơn cần tập làm quen trước với các câu hỏi để không phải bỡ ngỡ khi vào phòng phỏng vấn. ( xem thêm tư vấn định cư mỹ )
Những lưu ý quan trọng thủ tục bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
Hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ diện vợ chồng thường có yêu cầu cao về tính pháp lý cũng như sự nhất quán trong lời khai, cách sắp xếp trình bày bằng chứng phù hợp. Nếu không đảm bảo được các yêu cầu vừa nên, hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng của bạn có khả năng không được xét duyệt và rơi vào một số tình trạng sau:
– Bị yêu cầu bổ sung hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng sau buổi phỏng vấn với viên chức Lãnh Sự Quán.
– Bị điều tra mối quan hệ và những nguy cơ khác.
Thời gian bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào các chuẩn bị hồ sơ. Người tham gia bảo lãnh đi mỹ diện vợ chồng cần chú ý kỹ vấn đề này.

Wednesday, January 4, 2017

Chế độ dinh dưỡng cho bé thời kỳ mọc răng

Khi trẻ được 6 – 7 tháng tuổi là lúc mà trẻ bước vào giai đoạn thay răng. Đây được xem là bước ngoặc lớn đối với sự phát triển của trẻ. Khi đến giai đoạn này, chế độ ăn uống cũng được điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi đó. Các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống vào thời kỳ bé mọc răng để đảm bảo cho bé đầy đủ dinh dưỡng và răng miệng được phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng cho bé thời kỳ mọc răng
1. Dinh dưỡng cho thời kì bé mọc 2 răng
Trong giai đoạn từ 4-8 tháng bé sẽ mọc 2 răng cửa và sẽ bắt đầu có các hành động như nhai đũa, muỗng, mút tay…
Trong giai đoạn này các mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm để bé ăn uống dễ dàng, một số món ăn phù hợp với bé, như: khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc,…
Tránh xa những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, vì chúng đều không có tốt cho sự phát triển của răng bé. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho bé hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
2. Dinh dưỡng cho thời kì bé mọc 4 răng
Trong giai đoạn từ 8-12 tháng bé sẽ mọc thêm 2 răng nữa. Do đó, dinh dưỡng cho bé lúc này cũng cần nhiều hơn.
Những loại thực phẩm xay nhuyễn mềm và xốp vẫn được ưu tiên hàng đầu, vì những món ăn được xay nhuyễn này giúp bé ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn.
Với các loại trái cây hoặc rau củ, bạn có thể sơ chế bằng cách luộc chín, hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền đến khi thật nhuyễn. Có thể cho bé ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn, nhưng cần lưu ý là đồ ăn không được quá lạnh.

Dinh dưỡng cho thời kì bé mọc 4 răng
3. Dinh dưỡng trong thời kì bé mọc từ 6 đến 8 răng
Đến giai đoạn này, bé không còn bị những cơn đau răng làm cho khó chịu như khi mới mọc răng. Do đó, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn.
Lúc này răng của bé cũng đã từ từ thích nghi với những loại thực phẩm rắn hơn, chức năng tiêu hóa cũng dần trở nên hoàn chỉnh. Có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như trứng, rau. Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin và các dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn mọc răng.
4. Dinh dưỡng thời kì bé mọc từ 8 đến 12 răng
Lúc này kỹ năng nhai của bé cũng cần được tăng cường nhiều hơn.
Bạn nên bổ sung vào thực đơn của bé các món mới như: đậu hũ ghiền, thịt băm nhỏ,,,,
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé ăn những thức ăn rắn như bánh mì, gạo, rau, thịt, xúc xích (có thể chế biến xúc xích thành những món ăn bắt mắt vào bữa sáng cho bé)
5. Dinh dưỡng cho giai đoạn răng hoàn thiện và ổn định
Trong giai đoạn từ 16-20 tháng, các bé đã có từ 12 đến 20 cái răng, lúc này các răng của bé dần dần hoàn thiện và ổn định. Do đó, bạn có thể cho bé ăn thực phẩm của người lớn, như: gạo, mì, đậu tương, thịt,…
Ngoài ra, để làm dịu bớt những cơn đau do mọc răng gây ra cho bé, bạn có thể cho bé những đồ uống mát. Với bé trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước, hoặc có thể bé uống nước ép trái cây pha với nước. Khi bé trên 12 tháng bạn có thể cho uống sữa lạnh, vì các bé rất thích đồ uống này.

Dinh dưỡng cho giai đoạn răng hoàn thiện và ổn định
Với các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, đồng thời cũng giúp bé bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Xem thêm các chủ đề:

Các bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ

Chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Dạy trẻ biết chăm sóc răng miệng ngay từ những năm đầu đời không những mang lại cho trẻ một hàm răng trắng sáng mà còn giúp trẻ bảo vệ sức khỏe. Nụ cười với hàm răng chắc khỏe còn mang lại sự tự tin và thẩm mỹ, vì vậy các bậc phụ huynh nên nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Răng miệng là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn, nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi ăn nhai kỹ giúp ngon miệng, làm quá trình tiêu hóa hấp thụ thức ăn dễ dàng và tốt hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ tập đi cũng có nguy cơ bị bệnh sâu răng như những trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành. Chăm sóc răng cho trẻ cần phải được bắt đầu từ lúc mới sinh.

Chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ
Những ảnh hưởng khi trẻ mắc bệnh răng miệng.
Khi mắc bệnh răng miệng, miệng trẻ thường bị hôi, ăn uống kém do đó trẻ dễ bị biếng ăn, nặng hơn có thể mất ngủ, gầy sút nhanh nếu kéo dài có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu mất răng sẽ phát âm không chuẩn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập trong lứa tuổi học sinh.
Các bệnh nhiễm khuẩn ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm khuẩn ở các bộ phận gần như: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hay gây viêm các cơ quan xa hơn như: tim, thận, khớp. 
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu các yếu tố vi lượng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng: thiếu vitamin C gây chảy máu lợi do thành mạch yếu, thiếu vitamin D gây rối loạn chuyển hóa xương làm răng mọc chậm, thiếu canxi, flour làm răng yếu dễ bị sâu.

Những ảnh hưởng khi trẻ mắc bệnh răng miệng
Các bệnh về răng thường gặp ở trẻ
1. Sâu răng
Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng thành lỗ sâu. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng.Bệnh thông thường khó nhận biết vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn trầm trọng.. Nếu răng sâu không được hàn, răng tiếp tục bị phá hủy, lỗ sâu lớn dần và vào đến tủy, lúc ấy bệnh nhân có thể đau nhức dữ dội thành cơn, tự nhiên không ăn cũng đau. Khi sâu răng đến tủy không được điều trị kịp thời có thể có nhiều biến chứng khác như viêm quanh cuống răng, áp xe hay nặng có thể hình thành trong xương gây viêm mô tế bào, viêm xương, viêm hạch….
2. Viêm lợi 
Bệnh nhân có cảm giác ngứa lợi, khó chịu, lợi sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào. Trẻ ở lứa tuổi mọc răng cũng rất hay viêm lợi, lợi đỏ, ngứa , chảy rãi nhiều. Trẻ hay cho tay hoặc các vật lạ vào miệng để cắn, hay cáu bẳn, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn…có thể sốt khoảng 38 độ C, có hạch dưới hàm.
3. Bệnh viêm quanh răng
Khi bệnh viêm lợi không được quan tâm và điều trị thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm mức độ của bệnh. Không những thế, bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng. Dấu hiệu của bệnh viêm quanh răng: hôi miệng, sưng, đỏ lợi, chảy máu lợi, cảm giác đau khi nhai, răng lung lay..
4. Chứng chảy máu chân răng
Gặp phải khi chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi. Dấu hiệu của bệnh: chân răng sưng, đỏ, đau. Khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh.
Cách phòng bệnh
Chải răng: lấy sạch mảng bám ở răng, xoa nắn lợi nhẹ nhàng, làm sạch khe lợi. Chọn bàn chải vừa miệng, giúp đưa bàn chải vào miệng dễ dàng, lông bàn chải không mềm quá hoặc cứng quá. Chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và chải đủ ba mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Chải răng xoay tròn với răng cửa, chếch 45 độ đối với răng hàm trong 3 phút. 
Hạn chế dùng đường: Đối với mọi lứa tuổi đều không nên ăn nhiều đường. Trẻ em không nên ăn bánh kẹo trước lúc đi ngủ hay trước bữa ăn, không ăn vặt mà nên ăn thành bữa, ăn xong phải súc miệng, đánh răng ngay.
Làm cho men răng trở nên chắc hơn bằng sử dụng flour: trẻ từ 6 – 15 tuổi có thể súc miệng với dung dịch muối. Đánh răng bằng thuốc đánh răng có flour.
Khám định kỳ: trẻ cần được khám răng 6 tháng 1 lần. Khám răng đều đặn như vậy sẽ giúp phát hiện những răng chớm bị sâu để được điều trị sớm, tránh biến chứng.

Cho trẻ khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần
Ngoài ra, cần tránh cho trẻ những thói quen gây nguy hại cho răng, xương ổ răng cũng như phần mô mềm như mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn môi, má hay ăn móng tay, nghiến răng,  thở bằng miệng.
Xem thêm các chủ đề:

Top thực phẩm "vàng" cho bé yêu giai đoạn ăn dặm

Ở giai đoạn ăn dặm, thực phẩm nào là tốt nhất chơ sự phát triển toàn diện của bé yêu. Cùng mình đến với bài viết dưới đây để lưu nhanh những kinh nghiệm hay chăm bé bé ngoan của các mẹ nhé.
Thông thường khi bé bước vào tháng thứ 5, thứ 6 là thời điểm thích hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Dưới đây,là một số gợi ý thú vị dành cho các mẹ khi lên thực đơn ngon miệng dành cho bé đấy nhé.

Táo

Táo được xem là một trong loại trái cây lý tưởng nhất cho các bé trong giai đoạn ăn dặm. Với vị thơm, mát, dễ tiêu hóa, đặc biệt là khả năng gây dị ứng gần như là không có. Vậy nên không có 1 lý do gì để bạn từ chối khi thêm Táo vào trong cẩm nang chăm bé đúng không nào.

Trong táo có chứa nhiều vitamin C giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, chất xơ giúp chống táo bón và chát chống oxy hóa rất có lợi cho sự phát triển chức năng phổi của bé.
thực phẩm ăn dặm cho bé
Với những bé bắt đầu tập ăn dặm, bạn có thể nướng, luộc hay hấp táo để bé bắt đầu làm quen với hương vị. Khi bé đã cứng cáp hơn, bạn có thể cho bé ăn táo tươi cũng được nhé.

Chuối

thực phẩm ăn dặm cho bé 2
Với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non nớt và dễ rơi vào tình trạng tiêu chảy. Chuối - không chỉ rẻ mà còn rất tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng tiêu chảy, thậm chí là cả táo bón. Trong chuối còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất - đây chính là nguồn dưỡng chất vàng cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

thực phẩm ăn dặm cho bé 3
Ngoài công dụng tuyệt vời làm đẹp dành cho chị em, bơ còn được biết đến là thực phẩm ăn dặm lý tưởng dành cho trẻ nhỏ. Trong bơ có chứa nhiều chất béo chưa bão hòa rất đa dạng. Theo một số nghiên cứu khoa học, thành phần chất béo có trong bơ tương tự như trong sữa mẹ và điều này rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Một thông tin thú vị dành cho bạn là lượng protein có trong bơ còn ngang ngửa với protein trong sữa.

Súp lơ xanh (bông cải xanh)

thực phẩm ăn dặm cho bé 4
Được mệnh danh là "vua các loại rau" tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Trong súp lơ xanh có chứa nhiều folate, canxi, chất xơ va beta carotene. Bên cạnh đó, vị ngon ngọt của súp lơ cũng khiến trẻ nhỏ măm măm một cách ngon miệng. Nếu trẻ biếng ăn thì đây là một gợi ý hay cho bạn trong việc lên 1 món ăn dặm ngon cho bé đó nhé.

Khoai lang

Khoai lang chứa rất nhiều beta carotene, đặc biệt là với khoai lang ruột vàng, chất này rất tốt cho mắt và ngăn ngừa được tình trạng ung thư.

Cà rốt

thực phẩm ăn dặm cho bé 6
Nhắc đến khoai lang thì chúng ta không thể bỏ qua cà rốt - một thực phẩm giàu beta-carotene không kém và được các bé yêu thích bỏi vị ngọt thanh tự nhiên.

Đu đủ

Đu đủ chín thịt mềm, vị ngọt tự nhiên rất hấp dẫn, không chỉ người lớn chúng ta yêu thích mà các bé cũng như vậy. Bên cạnh đó, đu đủ có chứa nhiều chất xơ và emzim tốt cho hẹ tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon miệng.
Vậy là chỉ với một chút thời gian tìm hiểu thôi, bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích về thực phẩm tốt cho bé yêu trong giai đoạn ăn dặm này rồi đúng không nào. Ở bài viết tiếp theo, mình sẽ gửi đến cho các bạn một số món ngon được chế biến từ những thực phẩm "vàng" này. Bạn đừng quên dõi theo nhé.
Tổng Hợp

Khoai lang, món ăn dặm cực “chất” cho bé

Khoai lang là một trong những thức ăn dân dã khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết được giá trị dinh dưỡng mà loại thực phẩm này mang lại. Thực tế, khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng, là một “siêu phẩm” mẹ không nên bỏ qua trong danh sách thực đơn ăn dặm của con.

1/ Chứa nhiều chất dinh dưỡng

Giống như cà rốt, khoai lang chứa rất nhiều beta caroten, tiền đề để chuyển hóa thành vitamin A, giúp bé phát triển khả năng thị giác và ngăn ngừa các bệnh về mắt. Không những vậy, nó còn giúp bé xây dựng “hàng rào” miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

So với những loại rau củ thông thường, hàm lượng canxi, folic và sắt chứa trong khoai lang cũng khá cao. Các chất này có tác dụng giúp bé phát triển chiều cao và hệ thần kinh vượt trội.

2/ Ngăn ngừa táo bón

Bé con nhà bạn có thường xuyên bị táo bón? Nếu vậy, bạn nên thêm khoai lang vào thực đơn của bé ngay từ bây giờ. Với hàm lượng chất xơ cao, “siêu phẩm” dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ tối đa cho quá trình tiêu hóa, giúp bé “đi ngoài” dễ dàng hơn.


Món soup khoai lang rất ngon lành và hấp dẫn dành cho bé cưng 

3/ Đa dạng trong chế biến

Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian chuẩn bị món ăn cho bé, khoai lang là một lựa chọn tuyệt vời. Chỉ cần gọt vỏ và cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút, bạn đã có món khoai lang dinh dưỡng cho con. Thêm một chút biến tấu và sáng tạo trong chế biến, bạn dễ dàng có thể “hô biến” loại rau củ này thành một món ăn dặm yêu thích của bé cưng.

4/ Lưu ý

– Khi chọn mua khoai lang, bạn nên chọn củ còn cứng, tươi và không có chỗ nào bị dập. Những củ bị thâm, có lỗ đen thường bị hà, không ăn được. Nhớ cũng đừng chọn củ quá to nhé! Củ nhỏ vừa ăn sẽ ngon hơn nhiều.

– Không nên để khoai ở nơi ẩm thấp để tránh bị mọc mầm. Cũng không nên để khoai trong tủ lạnh vì sẽ làm mất khá nhiều dưỡng chất. Tốt nhất, bạn nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và nhớ đừng bọc kín bằng túi nilon.

– Tuy có tác dụng ngăn ngừa táo bón, nhưng ăn nhiều khoai lang lại làm bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Bạn chỉ nên cho bé ăn khoảng 100gr thôi nhé!

– Ngoài ra, tránh cho cho bé ăn khoai sống để tránh mắc bệnh tiêu hóa.

Tổng Hợp

Tuesday, January 3, 2017

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tắm nắng cho trẻ là một việc làm rất cần thiết giúp phòng chống bệnh cho trẻ cũng như tạo nền tảng tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện. Việc này tưởng chừng đơn giản, dễ làm nhưng lại rất dễ mắc sai lầm. Chẳng hạn như: tắm nắng cho trẻ trong bao lâu, cách tắm cho trẻ như thế nào. Chính vì thế các mẹ cần hiểu rõ cách tắm nắng cho trẻ đúng cách để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Trẻ có thể tắm nắng khi nào?
Sau khi sinh khoảng 1 tuần là các mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tắm nắng. Mùa hè, mẹ nên cho con tắm nắng vào khoảng từ 6 – 9h sáng. Lúc này, lớp khí quyển mỏng hơn, lượng hơi nước bốc lên giảm nên tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời nhiều.
Tắm nắng cho trẻ đúng cách
Tắm nắng tạo nền tảng tốt cho trẻ phát triển toàn diện
Nếu không ra ngoài, có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản tia tử ngoại. Vào mùa lạnh, có thể tắm nắng cho bé từ 6 – 10h sáng nhưng tốt nhất là khoảng từ 15 – 17h chiều vì buổi sáng lạnh, trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.
Mỗi tuần bạn chỉ cần tắm nắng cho trẻ khoảng 2 tiếng chia đều cho các ngày, mỗi ngày khoảng 15- 20 phút là phù hợp nhất , tuy nhiên trong thời gian đầu bạn chỉ cần cho trẻ tắm nắng vài phút rồi tăng dần thời lượng từng ít để trẻ thích ứng và có thể hấp thu, tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời tốt hơn nhé. Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở đi, bạn có thể tắm nắng cho trẻ tối đa là 30 phút/1 ngày nhé. Vượt quá thời lượng trên đều không tốt đâu đấy.
Thời điểm tắm nắng cho bé thích hợp
Thời điểm thích hợp để cho bé tắm nắng là từ 6 – 9h sáng và sau 4h – 5h chiều. Từ 6 – 9h sáng là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Còn sau 4h – 5h chiều là khoảng thời gian thành phần X-quang trong tia cực tím nhiều, có thể giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho, hỗ trợ sự phát triển của xương.
Tắm nắng cho trẻ đúng cách
Bạn cần chú ý là từ giữa trưa đến 4h chiều không nên cho bé ra nắng, bởi lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh nhất, vì thế dễ gây tổn thương cho da.
Tắm nắng cho bé trong bao lâu là phù hợp?
Cho bé tắm nắng trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi của bé và tăng dần từ 10 phút đến 30 phút tùy theo sự phát triển của bé. Thông thường trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng.
Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé. Để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, bạn nên “tập” cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng.
Cách tắm nắng cho bé
Đặt bé nằm duỗi như tư thế nằm trên giường sao cho ánh nắng mặt trời tiếp xúc với lưng đầu tiên, sau đó là hai bên thân mình, cuối cùng mới là bụng và ngực. Khi mới cho bé tắm nắng, chỉ nên để ánh nắng chiếu vào từng phần (như đã chia ở trên) trong khoảng 1 phút, lâu dần mới tăng thời gian lên.
Tắm nắng cho trẻ đúng cách
Tốt nhất là cho bé đội mũ làm bằng chất liệu vải sợi tự nhiên, thoáng mát, thấm mồ hôi và đặc biệt phải rộng vành để che ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.
Vào mùa hè, tỉ lệ tia cực tím trong ánh nắng thường cao hơn các mùa khác nên bạn phải chú ý bảo vệ đầu và mắt cho bé. 
Tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính
Nhiều bà mẹ cứ quan niệm sợ cho trẻ ra ngoài môi trường gặp phải khói bụi, ô nhiễm nên đã thực hiện tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính mà không biết rằng làm như thế da trẻ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì việc tắm nắng ấy cũng không có tác dụng gì. Hãy để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những vùng da cần tắm nắng với điều kiện địa điểm tắm nắng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, không khí trong lành và không có gió lùa nhé.
Cho bé mặc ít quần áo khi tắm nắng
Khi bắt đầu, bạn cứ cho bé mặc quần áo như bình thường. Phơi nắng được một lúc, nếu cảm thấy nhiệt độ cơ thế bé tăng lên, bạn mới dần dần cởi bớt áo quần cho bé. Làm như vậy sẽ khiến bé cảm thấy rất sảng khoái mà lại đảm bảo sức khỏe cho bé.
Tắm nắng cho trẻ đúng cách
Sau khi tắm nắng xong, nên mặc thêm quần áo cho bé luôn bởi trong lúc phơi nắng, các lỗ chân lông nở to ra nên khi bạn đưa bé vào nhà hoặc nơi râm mát, các khí lạnh sẽ dễ dàng thâm nhập qua lỗ chân lông khiến cơ thể bé ngấm lạnh nhanh, thậm chí dẫn đến cảm lạnh.
Phơi nắng qua cửa kính làm giảm tác dụng rất nhiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị ngăn cách bởi một tấm kính, tỉ lệ tia cực tím giảm xuống 50%, ở vị trí cách cửa sổ 4m, tỉ lệ này giảm xuống còn 2% so với ngoài trời. Vì vậy, đứng trong nhà phơi nắng qua kính cửa sổ thực sự không có hiệu quả.
Quan niệm trẻ nào cũng có thể tắm nắng là sai lầm
Việc tắm nắng cho trẻ tuy tốt nhưng không phải trẻ nào cũng có thể tắm nắng đâu nhé, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm đấy. Với những trẻ bị basedow, trẻ bị eczema, dị ứng da, viêm nhiễm da hay những trẻ đang dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon… thì tuyệt đối không nên cho trẻ tắm nắng bởi nó sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng và giảm hẳn tác dụng điều trị của thuốc đấy nhé.
Trên đây là những điều mà các mẹ cần nhớ khi tắm nắng cho trẻ. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên, các mẹ có thể chăm sóc tốt cho bé yêu của mình.

Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi

Do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nên trẻ sơ sinh rất chịu ảnh hưởng từ môi trường. Trong đó, trường hợp dễ gặp nhất là trẻ bị nghẹt mũi, làm ảnh hưởng đến luồng hô hấp của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhẹ, bé có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu, trẻ thở khò khè và có thể quấy khóc. Khi trẻ bị nghẹt mũi thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như sổ mũi ( chảy nước mũi), hắt hơi.
Những trường hợp này, có thể đổi tư thế khi bé nằm, nâng cao đầu hoặc bế đứng thì trẻ sẽ đỡ hơn và dễ thở hơn. Khi nghẹt mũi nặng, mà dân gian nhiều nơi vẫn gọi là “ cứng mũi” thì bé có thể cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng, là ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cũng như dẫn đến cảm thấy khó thở phải thở bằng miệng, làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cũng như dẫn đến các bệnh lý khác như viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v… Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ hỏng và sinh ra ho đờm.
Dưới đây là một số biện pháp chữa trị cho trẻ bị nghẹt mũi:
1. Không cho bé dưới ba tháng tuổi uống thuốc. Thậm chí nếu đó là thuốc dành cho trẻ em, cũng không cho bé uống. Thay vì giải quyết vấn đề nghẹt mũi, nó có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, luôn tránh cám dỗ cho bé uống thuốc.
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
 Cách nhỏ mũi cho trẻ đúng cách
Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách
Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.
2. Thay vì cho bé uống thuốc, bạn có thể sử dụng một số cách giúp bé khỏi bệnh nghẹt mũi. Những giọt nước muối rất hữu ích trong trường hợp này. Nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi của bé. Mát xa bên mũi mà bạn nhỏ nước mũi vào.
3. Một lựa chọn hữu ích khác nhằm loại bỏ bệnh nghẹt mũi cho bé đó là biện pháp hút. Có nhiều thiết bị hút được bày bán trên thị trường có thể hút nước nhầy ra khỏi mũi của bé. Những thiết bị này nói chung có bán trong các hiệu thuốc.
4. Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé.
5. Hãy nhớ, bởi vì bé bị nghẹt mũi nên bé phải thở bằng miệng. Điều này có thể làm bé bị mất nước. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn tình trạng mất nước.
6. Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi bé không thở tốt bằng mũi bởi vì bé bị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, việc giúp bé cảm thấy an tâm là điều rất quan trọng đối với bé.
Nghẹt mũi có thể là một điều rất khó khăn đối với bé nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước, bạn có thể giúp bé loại bỏ bệnh nghẹt mũi rất dễ dàng. Hãy nhớ, không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới ba tháng tuổi.
Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên là chị cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên chị đừng nghĩ vậy mà quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được.
Cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi
Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi
Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.
Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.
Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Tập thói quen vận động cho bé ngay từ giai đoạn sơ sinh

Hiệp hội Quốc gia về Thể thao và Giáo dục thể chất Hoa Kỳ (NASPE) đã khuyến cáo "Tất cả trẻ em từ sơ sinh đến 5 tuổi nên tham gia vào các hoạt động thể dục hàng ngày để rèn luyện sức khỏe và phát triển kỹ năng vận động."  Các bà mẹ đừng nghĩ rằng  các hoạt động vận động cơ thể chỉ cần thiết cho người  lớn, các thiên thần nhỏ cũng  cần phải học tập vận động ngay từ giai đoạn  sơ sinh đấy.  Những hoạt động thể chất của bé giúp đặt nền móng cho lối sống năng động, vui vẻ và yêu thích vận động sau này.

Vậy làm thế nào để giúp cho em bé của bạn tạo lập cuộc sống năng động ngay khi mới chào đời?
Giai đoạn sơ sinh (0-15 tháng)
tập vận động cho bé
Tập cho bé lấy và nắm những đồ chơi bé thích 
Bạn nên hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động cho bé bằng cách cho bé với lấy hoặc nắm trong tay những đồ chơi bé thích cũng như tạo điều kiện hổ trợ cho bé tập lật (lẫy), trườn, bò và tự đứng lên được.
Giai đọan tập đi (12-36 tháng)
bé tập đi
Bé đã tự tin bước đi nên bạn cần tạo thêm cơ hội để bé khám phá thế giới xung quanh. Hãy để bé tự leo lên cầu thang, hay những chiếc ghế dài (đi-văng), chạy và nhảy theo nhạc, tiếp xúc với môi trường xung quanh có bố trí phù hợp với tuổi leo trèo của bé.
Tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi)
Bé cần phải tiếp tục các hoạt động di chuyển, nhưng vào giai đoạn này cần tăng thêm thử thách năng lực vận động. Cung cấp cho con bạn cơ hội thực hành một loạt các kỹ năng như đá, ném, bắt và nhảy, cũng như khuyến khích tham gia các trò chơi có yếu tố nuôi dưỡng trí tưởng tượng vừa chớm nở của bé. Bây giờ là lúc con bạn có thể yêu thích một môn thể thao đặc biệt nào đó như bóng rổ hay bóng đá (dành cho trẻ em). Hãy khích lệ sự quan tâm này của con mình.
Duy trì một lối sống năng động cho con, khích lệ những thói quen lành mạnh để kết nối tạo ra một hiệu ứng tích cực về phát triển trí não. Theo Hiệp hội Thể thao Quốc gia và Giáo dục thể chất của Hoa Kỳ, "Những nghiên cứu hiện tại đã xác nhận rằng họat động thể chất là một cấu thành quan trọng cho việc phát triển trí tuệ ban đầu và nền tảng cho việc học tập của trẻ nhỏ và thiếu niên sau này. Càng được tạo điều kiện có cuộc sống năng động càng sớm, trẻ có nhiều cơ hội phát huy tiềm năng sẳn có để đạt đến đỉnh cao nhất của sự phát triển trong suốt cuộc đời
Là cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng bé, bạn hãy là tấm gương cho lối sống năng động để bé noi theo.  Bạn hãy khuyến khích con trẻ vận động bắt đầu từ khi bé còn sơ sinh, đến giai đoạn biết đi và tiếp tục ở những năm học mẫu giáo bằng cách truyền cho bé sự nhiệt tình và tạo điều kiện cho con phát triển một lối sống năng động, tích cực. Nếu bé thấy bạn tích cực hoạt động thể chất, bé sẽ năng động và yêu thích vận động như bạn. Do đó, hãy xem thói quen hoạt động thể chất là một phần quan trọng trong sinh họat hàng ngày của bạn và mọi người trong gia đình.
Sức khỏe và hổ trợ sự phát triển lợi ích thiết thực mà một lối sống năng động sẽ mang đến cho bé hôm nay và mãi suốt cuộc đời!
Nguồ n tổng hợp
Xem thêm các chủ đề:

Bé ham chơi lười ngủ thì phải làm sao ?

Trong giai đoạn phát triển đặc biệt là khi bé đã biết đi các bé sẽ trở nên rất  ham chơi và phá phách nhiều hơn, tâm trạng hiếu động đó sẽ làm các bé lười ngủ, quên đi giờ giấc sinh hoạt bình thường của mình. Nếu tình trạng lười ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của các bé. Chính vì vậy các mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân và khắc phục tình trạng trên của bé.

Vì sao bé không chịu ngủ?
Hầu hết các bậc cha mẹ đều quá quen thuộc với kịch bản này: Đã qua một ngày dài, nhưng vẫn còn chén đĩa từ bữa ăn tối chờ đợi bạn, rồi các hóa đơn cần thanh toán, chó và mèo cần ăn tối… Bạn gần như không có thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi. Bạn đặt con lên giường ngủ lúc 8h30 tối, ôm hôn và chúc bé ngủ ngon. Thay vì dành phần còn lại của buổi tối để giải quyết những việc lặt vặt trong nhà và tranh thủ thời gian quý giá ở bên cạnh ông xã, bạn vẫn phải ra vào phòng của con và dỗ bé ngủ. Cuối cùng, bé chỉ chịu ngủ sau đó vài tiếng.
Đừng vội nản lòng, giờ ngủ có thể khá khó chịu với một số bé ở tuổi mầm non. Một mặt, bé đang háo hức và còn mải chơi, cũng có thể bé đang dồn tâm trí vào việc học những kỹ năng mới và cũng nhận thức về tính độc lập của mình. Mặt khác, bé sợ hãi vì phải ở một mình. Trẻ ở tuổi này đối diện với khá nhiều nỗi sợ, nào là con quái vật dưới gầm giường, ông kẹ trong tủ quần áo, sấm chớp, sâu bọ… những thứ đó khá đáng sợ khi bạn chỉ có một mình trong bóng tối.
Mẹ nên làm gì để giúp bé dễ ngủ hơn?

Dành thời gian trò chuyện về ngày của bé
Bé yêu có thể chưa chịu ngủ đơn giản chỉ vì bé cần thời gian để cùng bạn nói chuyện về những việc xảy ra trong ngày của bé. Đặc biệt, nếu bạn bận bịu với công việc, nên sắp xếp một ít thời gian trước khi bé ngủ để trò chuyện về những việc đang diễn ra ở trường mầm non và “tin sốt dẻo” hay những sự kiện mới nhất trong cuộc sống xã hội của bé. Bạn có thể thấy rằng bé ngoan ngoãn đi ngủ hơn nếu có cơ hội bày tỏ tâm tư.


Dạy con ngoan thói quen trước giờ ngủ
Nên tạo ra một thời gian biểu đi ngủ bằng hình vẽ đơn giản cho con bạn làm theo, bao gồm việc tắm rửa, đánh răng, chuyện kể trước giờ ngủ và nụ hôn chúc ngủ ngon. Đưa ra cho bé một vài lưu ý trước khi bắt đầu các thủ tục mỗi đêm: “Suri, năm phút nữa là đến giờ tắm rồi!”. Cố gắng không để cho bé la cà hoặc kéo lê mọi thứ với các hoạt động không thuộc lịch trình “chuẩn” như không có ly nước thứ ba hoặc thêm một đoạn phim hoạt hình “Tom and Jerry” nữa chẳng hạn.

Khích lệ khi bé ngủ đúng giờ

Khi con đi ngủ đúng giờ, bạn nên có phần thưởng cho bé. Bé yêu cũng xứng đáng được khích lệ. Sáng hôm sau, nhớ khen ngợi và nên tặng bé một phần thưởng như một cuốn sách mới hoặc một buổi chơi đùa ở khu vui chơi yêu thích của bé nếu bé ngủ đúng giờ ba đêm liên tiếp. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, vài ba ngày là cả một thời gian dài để phấn đấu.


Đưa ra lựa chọn
Việc từ chối đi ngủ là một cách phản ứng mạnh mẽ khi bé muốn tự khẳng định mình. Vì vậy, sẽ có ích nếu bạn tìm ra một biện pháp khác cho phép bé khẳng định mình. Nên để bé quyết định xem bé muốn nghe một bài thơ hoặc câu chuyện cổ tích Ăn khế trả vàng trước khi tắt đèn hoặc hỏi liệu bé có muốn uống một ngụm nước trước khi hoặc sau khi leo lên giường không. Cần cẩn thận khi đưa ra những chọn lựa trong giới hạn vì nếu bạn hỏi: “Con có muốn đi ngủ bây giờ không?”, có thể bạn sẽ không thích câu trả lời mình nhận được.


Dịu dàng nhưng kiên quyết
Ngay cả khi bé khóc lóc hay cầu xin một ngoại lệ cho quy tắc lên giường đúng giờ, bạn vẫn phải giữ vững lập trường. Nếu bạn đang buồn bực, mệt mỏi, đừng tham gia vào một cuộc chiến, nên nói thật bình tĩnh và êm ả nhưng nhấn mạnh rằng khi đã hết giờ chơi có nghĩa là đã đến giờ ngủ. Nếu bạn nhượng bộ theo yêu cầu của bé “thêm năm phút nữa thôi mà mẹ”, bạn sẽ nghe lại điều này lần nữa vào tối mai.


Dạy con ngoan ngủ một mình
Nếu bé chỉ ngủ khi có bạn bên cạnh, hiện tại là thời điểm tốt để tập bé đi ngủ một mình. Bạn có thể cho bé sự khích lệ bằng cách nhắc nhở đã đến lúc đi ngủ. Nếu bé nằm ngoan, bạn sẽ trở lại trong năm phút nữa. Nhớ trấn an rằng bé luôn an toàn và bạn đang ở gần đó
.
Tập cho bé ngủ sâu qua từng bước một
Bạn không thể mong đợi chỉ trong một tối bé đã học được cách đi ngủ và ngủ ngoan cả đêm theo kịch bản hoàn hảo của bạn mà nên tiến hành từng bước tại từng thời điểm. Nếu bé từng ngủ thiếp đi trên giường của bạn, có lẽ bước đầu tiên của bé sẽ là ngủ thiếp đi trên chiếc giường của chính mình. Bước thứ hai của bé có thể là học cách hạn chế những lần thức giấc xuống chỉ còn một lần mỗi đêm hoặc gọi bạn chỉ một lần trong lúc lơ mơ. Bạn nên tự nghĩ ra cách riêng để đi đến mục tiêu cuối cùng, ngủ thẳng giấc suốt đêm mà không cần một lời nhắc nhở, trong những bước tiếp theo.

Tìm hiểu lý do tại sao bé khó ngủ
  • Nhớ hỏi thăm những lý do cụ thể khiến bé không chịu nằm yên trên gối. Có phải vì bé chưa muốn ngủ? Sợ hãi? Xung quanh quá yên tĩnh?
  • Nên gắn cho phòng bé một chiếc đèn ngủ nếu bé sợ bóng tối.
  • Không xem tivi ban đêm nếu các chương trình truyền hình khiến bé hoảng sợ.
  • Nên để bé bồng bềnh với những bài hát ru trong đĩa nhạc nếu căn phòng quá yên ắng.
  • Hướng dẫn một số kỹ thuật giúp bé thư giãn như tưởng tượng mình đang nổi trên một đám mây hay nằm trên một bãi biển. Điều này sẽ giúp bé lãng quên đi những ý nghĩ sợ hãi.
  • Ngoài ra, cần lắng nghe các ý tưởng của bé về những gì có thể giúp ích. Một kế hoạch mà bé đưa ra có cơ hội thành công cao hơn.
Nên chắc chắn rằng bé được hít thở nhiều không khí trong lành và có tập thể dục trong ngày. Nếu đi ngủ quá sớm, có thể bé sẽ thiếu ngủ vào ban đêm. Ở độ tuổi này, trẻ em cần ngủ tổng cộng 11-13 giờ trong 24 tiếng, vì vậy bạn có thể xem xét chuyển giờ ngủ lùi lại một tiếng. Một số hoạt động thể chất và sự thay đổi lịch trình nhỏ có thể là tất cả những gì cần thiết để đảm bảo bé yêu của bạn khỏe mạnh và chịu đi ngủ đúng giờ.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes