BREAKING NEWS

Monday, December 26, 2016

Những điều mẹ cần biết khi cho bé ăn váng sữa

Váng sữa bổ sung tốt chất dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển vượt trội và được rất nhiều các bà mẹ tin dùng. Khi được sử dụng thường xuyên với hàm lượng vừa phải và cho trẻ ăn váng sữa theo hướng dẫn của bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng, váng sữa thực sự đem lại những lợi ích thiết thực.
Váng sữa là gì?
cho-be-an-vang-sua-2
Váng sữa
Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa. Tuỳ thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa.
Quan sát nhãn ghi trên hộp váng sữa, chúng ta sẽ thấy thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà bé cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của bé.
Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Chất đạm rất thấp, các vitamin và chất khoáng cũng thấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho bé.
Dùng sao cho đúng?
cho-be-an-vang-sua
Cho bé ăn váng sữa
Những trẻ nên dùng: như đã nói ở trên, váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho: trẻ từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1 - 2 hộp/ngày.
Những trẻ không nên dùng: trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân - béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…
Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 - 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 - 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.
Không thể thay thế sữa mẹ và các loại sữa thông thường
Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO), cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi, nhằm bổ sung thêm năng lượng, giúp trẻ tăng cân tốt hơn.
cho-be-an-vang-sua
Không thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ
Không có một thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu… do thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Do đó, cần quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể như chất đạm, chất khoáng. Váng sữa ngoài việc tác động tốt đến hệ tiêu hóa còn chứa nhiều dưỡng chất: vitamin (A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…), các axit hữu cơ. Thành phần khoáng chất trong váng sữa cũng phong phú từ kali, canxi cho đến clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng… Tất cả những khoáng chất này đều cần thiết cho cơ thể được khỏe mạnh.
Xem thêm các chủ đề:

Trái cây loại nào có lợi cho sức khỏe của bé yêu?

Hiện nay, trái cây rất đa dạng và phong phú, nhưng không phải loại trái cây nào cũng tốt và ăn toàn cho sức khỏe của bé yêu nhà bạn. Những loại trái cây dưới đây sẽ tốt cho sức khỏe của bé và là lựa chọn tuyệt vời dành cho bé.
1. Xoài
Quả xoài chín giàu hàm lượng beta caroten nhất, còn gọi là vitamin A thực vật. Trong 100 g xoài có chứa 445 mcg beta caroten. Chỉ cần cho bé ăn chừng 1/2 quả xoài đã đáp ứng đủ 30% nhu cầu beta caroten hàng ngày.
trai-cay-co-loi-cho-suc-khoe-cua-be-8
Quả soài chín
Ngoài ra, xoài là loại quả chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Trong số 20 axit amin tồn tại ở tự nhiên thì xoài chứa 19 loại với hàm lượng khá cao. Nếu tích cực ăn xoài, bé sẽ hấp thu được nhiều axit amin loại này. Do đó, hệ miễn dịch của bé sẽ vững chắc hơn và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
2. Nho
trai-cay-co-loi-cho-suc-khoe-cua-be-9
Quả nho
Nho rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho gan, thận, máu và các chất dịch trong cơ thể, đồng thời còn giúp lợi tiểu. Đặc biệt, sau khi được sấy khô, lượng sắt và đường có trong nho được gia tăng tương đối khiến nho khô trở thành món ăn vặt rất tốt cho trẻ em, phụ nữ và những người mắc bệnh thiếu máu.
 3. Quả bơ
Trong trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, kẽm…. Đặc biệt, hàm lượng protein trong bơ cao hơn rất nhiều loại trái khác, thậm chí gần bằng lượng protein có trong sữa. Chất béo không bảo hòa đơn chứa trong bơ giúp đường tiêu hóa của trẻ phát triển một lớp màng nhầy lành mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.
Với trái bơ, các mẹ có thể xay nhuyễn rồi trộn với sữa tươi, sữa chua hay váng sữa và cho bé ăn hàng ngày.
trai-cay-co-loi-cho-suc-khoe-cua-be-4
Xay bơ trộn với sữa tươi hoặc váng sữa
4. Đu đủ
Đu đủ giàu dưỡng chất, là loại quả giàu beta caroten thứ 3, sau xoài và dưa hấu. Cứ 100 g đu đủ chín chứa khoảng 276 mcg beta caroten, cung cấp đủ 35% nhu cầu của bé trong ngày. Tất cả nhu cầu vitamin A sẽ được đu đủ chín bổ sung hoàn thiện.
trai-cay-co-loi-cho-suc-khoe-cua-be-5
Quả đu đủ chín
Ngoài ra, đu đủ chín còn có một lượng khá canxi, với khả năng cung cấp đủ 4% nhu cầu canxi một ngày cho trẻ. Đu đủ chín còn có chứa enzym cho hệ tiêu hóa papain. Vì thế, nếu bé yêu tích cực được ăn đu đủ chín, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động trơn tru. Bạn sẽ giảm gánh nặng biếng ăn, bỏ bữa hay nôn trớ do sợ ăn của bé
5. Chuối
Thường là loại quả được dùng đầu tiên cho thực đơn ăn dặm của bé, chuối đặc biệt tốt cho sự phát triển của con với nguồn dưỡng chất dồi dào.
Quả chuối chín
Chuối thơm, vị ngọt nhẹ và mềm, dễ ăn; cực giàu năng lượng và chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Trong loại quả này còn chứa nhiều kali, vitamin C, vitamin B2, B6,... vừa có lợi cho sức khỏe thể chất lại "xoa dịu" tinh thần của bé rất tốt.
6. Dưa hấu
Watermelon isolated on white background
Quả dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa vitamin A, vitamin C, myoinositol và một lượng lớn các enzyme tiêu hóa có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruôt của bé. Dưa hấu cũng chứa nhiều tác nhân có thể trợ giúp chiến đấu chống lại bệnh ung thư ruột. Ngoài ra, dưa hấu còn là loại trái cây phổ biến, dễ tìm với vị ngọt thanh mát rất thích hợp với khẩu vị của bé.
Xem thêm các chủ đề:

5 mách nhỏ giúp trẻ béo phì giảm cân an toàn

Nếu như trước kia, trẻ em Việt Nam hầu hết bị suy dinh dưỡng, thấp còi thì khoảng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ này đã giảm nhiều, song nỗi lo về tầm vóc Việt vẫn chưa dừng hẳn bởi sự xuất hiện của một vấn đề khác mang tên “thừa cân, béo phì”.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không giống như người lớn, giúp trẻ thoát khỏi tình trạng thừa cân, béo phì không có nghĩa là phải giảm cân nặng mà chỉ cần giúp trẻ không tăng cân. Sở dĩ như vậy là vì trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển chiều cao, thế nên, khi chiều cao tăng lên nhưng trọng lượng cơ thể không đổi cũng có nghĩa là tình trạng thừa cân đã được khắc phục.
1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng.
– Kiên quyết bỏ thói quen ăn vặt của trẻ, bánh kẹo hay các loại thức ăn sẵn. Thay và đó, nên tăng cường cho trẻ ăn thêm trái cây, rau quả. tốt nhất là 5 quả (rau)/ ngày.
dinh dưỡng cho béHãy thay đổi khẩu phần ăn của trẻ
– Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng… Chỉ cần cho trẻ ăn 1 lần/ngày.
dinh dưỡng cho trẻ
Cân bằng dinh dưỡng cho bé
– Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua ở các bữa ăn khác.
– Cho trẻ sử dụng bánh mì trắng, bánh mì làm bằng bột gạo lứt thay vì bánh kem, bánh quy, bánh ngọt; tránh các loại bánh xốp có đường, sữa, chất béo…
dinh dưỡng cho trẻ
Hạn chế cho trẻ ăn bánh kem
– Không nên bỏ các chất tinh bột: cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây… cần có ở các bữa ăn để tránh các trường hợp trẻ đòi ăn vặt.
2. Chăm chút cho trẻ ăn sáng.
– Bữa sáng có vai trò rất quan trọng trong ba bữa ăn của một ngày. Nếu bỏ bữa sáng, cơ thể bị thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như năng lực học tập. các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: bữa sáng có lượng đường thấp, chất xơ nhiều là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ em. Thời gian ăn uống tốt nhất là khoảng 7 – 8h. trước khi ăn sáng, uống một cốc nước ấm sẽ có lợi cho cơ thể.
3. Khuyến khích trẻ vận động.
Động viên và cùng trẻ luyện tập thể dục hằng ngày, như thế sẽ là trẻ thích thú hơn. Hoặc chúng ta cũng có thể cho trẻ tham gia vào các câu lạc bộ thể thao để có môi trường luyện tập nghiêm túc, hiệu quả hơn.
cho trẻ vận động
Cho trẻ thường xuyên vận động
4. Hạn chế việc xem tivi.
Nên cho trẻ ngủ đủ giấc. Tivi, game được xem là đồng minh của bệnh béo phì. Theo một số nghiên cứu, khi xem tivi, sự trao đổi chất giảm đáng kể. Vì thế, ta nên hạn chế cho trẻ chơi game, xem tivi để giúp trẻ giảm cân hiệu quả.
5. Nên cho trẻ ngủ từ 9 đến 10 tiếng mỗi ngày.
Vì quá trình tiêu giảm mỡ thường diễn ra vào ban đêm khi ngủ. Bởi vậy, nếu ngủ ít trẻ cũng dễ có nguy cơ bị béo phì. Nên hạn chế để giảm cân cho trẻ.
cho trẻ ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc rất cho lợi cho sức khoẻ của bé
Ngoài các biện pháp trên, các phụ huynh cũng nên thường xuyên nói chuyện với trẻ. Nói rõ cho trẻ biết tác hại của việc thừa cân là như thế nào. Hãy để trẻ thấy bạn rất yêu chúng, và hơn hết bạn sẽ làm bất cứ điều gì để hỗ trợ cho con, giúp con giảm cân thành công.
Xem thêm các chủ đề:

Chế biến ngũ cốc cho bé ăn dặm như thế nào?

Còn gì tuyệt vời hơn khi tự tay mẹ pha cho con một chén bột trong bữa ăn dặm đầu tiên, nhất là khi cách chế biến rất dễ dàng và nhanh chóng? Và ngũ cốc một trong những loại thực phẩm được các mẹ lựa chọn nhiều để chế biến món ăn dặm cho trẻ. Ngũ cốc có lợi gì cho trẻ ăn dặm? Cách chế biến chúng như thế nào? Các mẹ cùng tham khảo qua bài viết sau nhé!

1. Ngũ cốc là gì?

Ngũ cốc là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và phòng chống được nhiều bệnh. Ngũ cốc bao gồm các loại hạt như gạo, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mè đen,…Ngũ cốc có nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho trẻ trong thời kì ăn dặm.
ngũ cốc tốt cho trẻ
Ngũ cốc dinh dưỡng

2. Lợi ích của ngũ cốc với trẻ nhỏ

– Tốt cho hệ tiêu hóa:
Trẻ thường xuyên ăn ngũ cốc giúp cải thiện hệ tiêu hóa, bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn.
– Cải thiện cơ nhai răng miệng của trẻ:
Trẻ ăn ngũ cốc giúp cho cơ nhai răng miệng của trẻ phát triển tốt, giúp bé thích nghi được với nhiều món ăn mới
Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc; từ vị ngọt tới vị mặn
Lợi ích của ngũ cốc đối với trẻ nhỏ
– Bảo vệ răng miệng của trẻ:
Ngũ cốc giúp loại bỏ các chất bẩn bám trong răng làm cho răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa sâu răng và duy trì sức khỏe răng miệng cho bé.


3. Cách cho bé ăn ngũ cốc

Tuy ngũ cốc có nhiều hàm lượng dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của bé nhưng nếu mẹ cho bé ăn không đúng cách có thể sẽ làm cho bé bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Vì thế, các mẹ hãy tham khảo cách cho bé ăn ngũ cốc hiệu quả như sau:
– Không nên cho bé ăn ngũ cốc quá sớm, chỉ nên cho bé tập ăn ngũ cốc từ tháng thứ 6, khi mà hệ tiêu hóa của bé đã dần phát triển ổn định, tiêu hóa được tinh bột.
Nên cho bé ăn cháo đặc
Hãy cho bé ăn ngũ cốc đúng cách
– Các mẹ hãy tìm các loại ngũ cốc nguyên hạt 100%, không có chất béo, ít hơn 4g đường bổ sung, ít hơn 480mg natri và có chứa 2g chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn.
– Không nên cho bé ăn quá nhiều ngũ cốc trong một bữa ăn mà cần phải cân đối nhóm thực phẩm gồm có tinh bột, đạm, vitamin. Nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải.
– Mẹ hãy loại bỏ những thành phần bột mì tinh chế, bột mì trắng hay các loại dầu hydro hóa trên nhãn bao bì vì nó sẽ hại sức khỏe bé.


4. Cách chế biến ngũ cốc cho trẻ ăn dặm

– Nguyên liệu:
5 loại ngũ cốc, mỗi loại 1/2 ký (gạo lức huyết rồng, đậu xanh, đậu đen, mè trắng, đậu đỏ)
– Cách làm:
+ Đem 5 ngũ cốc ở trên trộn đều vo sạch, đem phơi cho ráo. Sau đó, bỏ vào máy xay đậu nành xay nhuyễn (nếu không có máy xay đậu nành thì ra những nơi có máy xay bột nhờ họ xay giúp, tính phí khoảng 20.000 đồng/ lần).
bảo quản ngũ cốc
Bảo quản ngũ cốc đúng cách
+ Đem về bỏ vào keo thủy tinh, đóng nắp thật kỹ để nơi khô ráo…
+ Khi bé ăn thì dùng muỗng sữa múc ra khoảng 2 – 3 muỗng bột pha với nước lạnh, bắt lên bếp đun sôi khuấy đều đến khi bột sánh lại, tắt lửa cho 1 muỗng sữa công thức vào khuấy lên 1 lần nữa…
Các mẹ chú ý khi pha bột cho bé cần pha từ loãng cho đến đặc dần và khi đút cho bé ăn thì kèm theo cốc nước bên cạnh để tráng miệng cho bé.
Ngũ cốc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích đối với trẻ ăn dặm nhưng nếu cho bé ăn không đúng cách thì sẽ dẫn tới một số hậu quả mà các mẹ không mong muốn, vì thế khi cho bé ăn ngũ cốc, các mẹ cần phải hết sức cẩn thận, chú ý đến cách chế biến và cách cho bé ăn. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, các mẹ sẽ không còn phải lo lắng trong vấn đề cho bé ăn ngũ cốc như thế nào là đúng nữa.
Xem thêm các chủ đề:

Phòng bệnh cho trẻ từ những bữa ăn đầu tiên


1. Rối loạn tiêu hóa:

Là các bệnh có nguyên nhân từ việc thay đổi thói quen ăn uống của bé, từ bú sữa sang ăn đặc.

Các bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp:
- Chướng bụng, đầy hơi, ợ chua
- Nôn trớ
- Tiêu chảy
- Táo bón

Lưu ý khi thay đổi thói quen ăn uống của trẻ

Để tránh các bệnh này về lâu dài, mẹ tham khảo những lời khuyên sau nhé:
  • Luôn cho bé ăn chín, uống sôi
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Uống nhiều nước
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa, nếu bé có thái độ không hợp tác, mẹ không nên ép bé
  • Thường xuyên rửa tay, vệ sinh đồ chơi cho bé, hạn chế cho bé ngậm đồ chơi vào miệng

2. Viêm tai giữa:

Là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai của bé, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng khả năng nghe của bé.

Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ

Nguyên nhân viêm tai giữa:
  • Bé còn nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ bị mắc viêm tai giữa
  • Bé nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm
  • Do cảm lạnh. Không khí bị ô nhiễm, hít khói thuốc lá.
  • Chọc ngoáy vào tai

Triệu chứng của viêm tai giữa:

  • Sốt, thường là sốt cao 39-40 độ C, nhức đầu
  • Bé quấy khóc nhiều
  • Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Không phản ứng khi có tiếng động
  • Đau tai, khó chịu
  • Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai

Với bệnh viêm tai giữa, mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ sớm. Sẽ có những loại thuốc đặc trị để nhỏ vào tai cũng như cho bé uống, cần theo đơn của bác sĩ. Không nên chủ quan, dễ để lại hậu quả nặng nề cho bé sau này.

Để phòng tránh viêm tai giữa, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau:

  • Để ý khi bé nằm bú sữa, không để bé nằm ngửa quá thấp, tránh bị sặc
  • Không dùng bông tăm ngoáy sâu vào tai bé
  • Dùng bịt mặt khi cho bé ra đường

3. Nhiễm trùng đường hô hấp:

Là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu, đường hô hấp chưa hoàn thiện, bé dễ bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng:
  • Ho
  • Sốt
  • Khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Chảy mủ tai.
Chú ý vệ sinh cho con trẻ

Khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ nên làm theo những lời khuyên sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho con
  • Tiếp tục cho bé ăn, bú nhiều hơn, không nên kiêng cữ
  • Cho bé uống đủ nước
  • Làm thông mũi cho bé dễ thở
  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ

Để tránh nhiễm trùng đường hô hấp, mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Dùng bịt mặt khi cho bé ra đường
  • Giữ ấm cho con

Trong các trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để có hướng khắc phục phù hợp, kịp thời.

5 lưu ý giúp con trẻ phát triển chiều cao tối đa

Trong xã hội hiện đại, chiều cao là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển toàn diện của con người, là một trong những lợi thế lớn quyết định thành công trong suốt cuộc đời.
Để giúp con đạt chiều cao vượt trội khi trưởng thành, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc vàng sau đây:
1. Chú trọng “giai đoạn phát triển vàng”
Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều mà chia thành từng giai đoạn.
childrens-growth-measurement
Giúp con phát triển chiều cao tối đa
Thông thường, một trẻ sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm. Từ trên 1 tuổi trẻ tăng chậm hơn, chỉ 6 -7cm một năm, tương đương 0,5cm/tháng. Tuổi dậy thì (bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi) được coi là “giai đoạn vàng” bởi trẻ có thể sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm.
Do đó, cha mẹ cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì để thúc đẩy chiều cao cho con
2. Rèn luyện thể lực
Tập luyện thể thao một cách khoa học làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp tăng trọng khối xương khi trưởng thành. Tuy nhiên, phải tập thể thao đúng cách mới đạt được hiệu quả mong muốn.
Thời gian tập tối thiểu là 1 tiếng/ngày, với cường độ vừa phải và tăng dần. Nếu thời gian ngắn hơn và chỉ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, maratong thì không có tác dụng. Nhưng nếu cường độ tập quá căng thẳng sẽ làm tổn thương dây chằng và hệ cơ, gây phản tác dụng.
sports-banner
Thể thao tốt cho sự phát triển chiều cao
Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần có sự chọn lọc. Cử tạ không phải là một lựa chọn phù hợp, trong khi những môn thể thao có các động tác nhảy, đá chân (như nhảy cao, nhảy xa, đu xà, võ thuật) và các bài tập kéo giãn (như yoga, múa, uốn dẻo) sẽ tác động trực tiếp đến các mô sụn ở khớp xương, làm giãn các dây gân, kéo dài cột sống và săn chắc cơ bắp, giúp phát triển chiều cao.
3. Yếu tố dinh dưỡng
Nhiều người vẫn cho rằng gen di truyền là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao, cha mẹ thấp thì con sẽ chỉ có chiều cao trung bình. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người là: dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường (16%) và tâm lý xã hội (10%). Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết với chiều cao của cơ thể.
Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng theo tháp dinh dưỡng, chú trọng nhóm protein (thịt cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ (đặc biệt các loại rau giàu kẽm và magie như đỗ, lạc, rau họ cải). Kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, các loại snack ăn vặt, nước ngọt, nước có gas, tuy là món khoái khẩu của trẻ nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp.
food-group-chartThức ăn đóng phần quan trọng trong sự phát triển chiều cao của bé
Những thành phần tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xương là chất đạm, canxi giúp xương chắc khỏe và vitamin D giúp chuyển hóa hiệu quả canxi trong cơ thể. Đó là lý do vì sao trẻ nên uống sữa tăng chiều cao bởi thành phần chủ yếu của sữa là canxi, để lượng canxi này có thể chuyển hóa giúp xương chắc khỏe cần phải được bổ sung thêm vitamin D và nhiều thành phần khác.
4.Giấc ngủ:
Ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormone tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày.
Boy sleeping with teddy bear
Ngủ đủ giấc giúp gia tăng chiều cao ở trẻ
90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hormon tăng trưởng giúp tăng thêm chiều cao. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng 1 khung giờ hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút có thể uống sữa hoặc bổ sung vi chất để đạt hiệu quả tối ưu. Không để đèn sáng trong phòng ngủ của trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ức chế hormone tăng trưởng.
Cha mẹ nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.
5. Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ
Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Jönköping và Khoa Khoa học Sức khỏe tại Đại học Linköping của Thụy Điển cho thấy: sự gia tăng căng thẳng (stress) kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ của hormone tuyến giáp gây suy giảm quá trình phát triển của chiều cao và hệ thần kinh. Do đó, tạo cho trẻ một không gian sống thoải mái và tinh thần luôn vui tươi cũng là một cách hữu ích để con bạn đạt được chiều cao tối ưu.
goodjobscanl
Tinh thần vui tươi cũng là một liệu pháp của tăng trưởng chiều cao ở bé
“Trẻ em như búp trên cành”. Hãy là những phụ huynh thông thái, nắm vững các giai đoạn phát triển, phương pháp tập luyện, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng tối ưu, tăng cường Canxi, vitamin D và MK7 để ươm mầm cho con vươn cao, thành công trong cuộc sống.
Xem thêm các chủ đề:

Novaland chuẩn bị lên sàn: Dưới 1 người, trên cả trăm người


Tính tới thời điểm cuối quý 3/2016, tổng tài sản Novaland đạt 32.480 tỷ đồng, vượt trội hơn so với nhiều “đại gia” bất động sản khác như Vinaconex (21.500 tỷ đồng), FLC (17.000 tỷ đồng), Kinh Bắc (14.700 tỷ đồng)…



Ngày 28/12 tới đây, cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland sẽ chính thức giao dịch trên Sở GDCK TP.HCM với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 50.000 đồng/cp.

Với gần 590 triệu cổ phiếu phổ thông được niêm yết, tạm tính theo giá tham chiếu chào sàn là 50.000 đồng/cp, vốn hóa của Novaland sẽ lên đến gần 29.500 tỷ đồng – tương ứng xấp xỉ 1,3 tỷ USD. Trên sàn chứng khoán hiện tại có hơn 100 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết. Nhưng ngay khi lên sàn, tại mức giá nói trên, Novaland sẽ trở thành doanh nghiệp bất động sản có vốn hoá lớn thứ 2 trên TTCK Việt Nam, sau VinGroup (hơn 111 nghìn tỷ đồng) nhưng bỏ xa các doanh nghiệp khác như Kinh Bắc (KBC), Vinaconex (VCG), FLC….

Hiện tại, cổ phiếu NVL đang giao dịch trên thị trường OTC với mức giá quanh ngưỡng 60.000 đồng/cp, do đó không loại trừ việc cổ phiếu NVL sẽ biến động theo chiều hướng tích cực sau khi lên sàn.


Tính tới thời điểm cuối quý 3/2016, tổng tài sản Novaland đạt 32.480 tỷ đồng, vượt trội hơn so với nhiều “đại gia” bất động sản khác như Vinaconex (21.500 tỷ đồng), FLC (17.000 tỷ đồng), Kinh Bắc (14.700 tỷ đồng)…

Trong tổng tài sản hơn 32 nghìn tỷ đồng, Novaland hiện có hơn 3.300 tỷ đồng tiền và tương đương tiền (bao gồm cả tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng).

Số dư tiền mặt lớn đã giúp Novaland dễ dàng thực hiện M&A hàng loạt các dự án trong những năm qua và đây là lợi thế cạnh tranh của Novaland so với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong giai đoạn 2015 - 2016, Novaland đã thực hiện M&A hàng loạt các dự án mới tại khu vực trung tâm các Quận như Quận 2, 4, 7 và Phú Nhuận, nâng tổng quỹ đất của hơn 40 dự án đang nắm giữ lên 9,8 triệu m2 sàn xây dựng.
z
Cùng với việc gia tăng quỹ đất thông qua hoạt động M&A và hợp tác đầu tư phát triển với các đối tác, Novaland đã tiến hàng mở bán 10 dự án mới trong năm 2015 và 5 dự án mới trong 9 tháng đầu năm 2016. Lũy kế 9 tháng, Novaland đạt 7.176 tỷ đồng doanh thu – gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Lãi sau thuế 1.561 tỷ đồng, đạt 94,6% kế hoạch năm.

Năm 2017, Novaland đạt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng khá mạnh với doanh thu thuần 17.528 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.144 tỷ đồng.

Tính tới cuối quý 3, giá trị hàng tồn kho của Novaland lên tới 13.910 tỷ đồng. Trong đó, giá trị bất động sản đã xây dựng hoàn thành là 850 tỷ đồng và giá trị bất động sản đang xây dựng là 12.836 tỷ đồng.
Tổng Hợp

10 dự báo táo bạo về bất động sản 5 năm tới


Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra những dự báo về thị trường bất động sản 2017 và giai đoạn 5 năm tới.

Thứ nhất, thị trường bất động sản vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016. Dự báo thị trường đến năm 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung - cầu, hiện đang có xu thế lệch về phía phân khúc bất động sản cao cấp (bao gồm cả bất động sản du lịch nghỉ dưỡng).

Thứ 2, sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị. Điển hình là Vingroup vừa công bố kế hoạch phát triển 200.000 - 300.000 căn nhà có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/căn trong 5 năm tới; Him Lam Land cũng công bố phát triển hàng ngàn căn hộ cao cấp giá trên dưới 1 tỷ/căn…

Thứ 3, xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu.

Thứ 4, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây.



Thứ 5, Nhà nước sẽ ban hành nhiều quy phạm pháp luật, và sử dụng các công cụ về thuế (như thuế đánh vào người có nhiều nhà, thuế bất động sản); công cụ về tín dụng (như lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước); công cụ về quy hoạch (như quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở); công cụ hành chính nhằm ràng buộc nghĩa vụ của chủ đầu tư để bảo vệ người tiêu dùng (như bảo lãnh ngân hàng; xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn; công bố dự án đã thế chấp; chủ đầu tư phải giải chấp hoặc phải được ngân hàng nhận thế chấp đồng ý thì mới được bán nhà ở hình thành trong tương lai...), để điều chỉnh thị trường bất động sản nhằm mục tiêu phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững; Dự báo thủ tục hành chính sẽ thông thoáng, đơn giản hơn, giảm thiểu dần tình trạng nhũng nhiễu hiện nay.

Thứ 6, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản trong 5 năm tới đây.

Thứ 7, quy mô thị trường bất động sản TP.HCM đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong "Vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh", nhất là tại các huyện giáp ranh TP.HCM. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi rất cơ bản, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với khách hàng.

Thứ 8, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư và xu thế phát triển các dự án bất động sản xanh, thân thiện môi trường, an toàn, đầy đủ tiện ích là những đòi hỏi mới của người tiêu dùng mà nhà đầu tư phải đáp ứng.

Thứ 9, bên cạnh đó, hiện nay cũng đã xuất hiện một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trên thị trường bất động sản như hiện tượng lệch pha cung - cầu, có sự gia tăng mạnh các nhà đầu tư thứ cấp, hoặc nguồn cung tín dụng có xu hướng tập trung vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng...

Thứ 10, tình hình đảm bảo an toàn, xử lý các tranh chấp trong chung cư còn diễn biến phức tạp. Trước hết là an toàn phòng cháy, chữa cháy, và các tranh chấp trong chung cư hầu hết xảy ra tại các chung cư bình dân, các chung cư cũ. Các tranh chấp chủ yếu liên quan đến việc tổ chức đại hội chung cư, bầu ban quản trị; quản lý, sử dụng diện tích thuộc sở hữu chung (sân, bãi giữ xe, nhà sinh hoạt cộng đồng, phần diện tích kinh doanh...); mức thu và sử dụng phí quản lý vận hành chung cư; phí bảo trì chung cư; về việc chủ đầu tư thế chấp căn hộ đã bán cho người tiêu dùng; kéo dài, không làm sổ đỏ cho người mua nhà; chung cư chưa đủ điều kiện an toàn cho người sử dụng nhưng đã đưa dân vào ở...

Theo số liệu của Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thì chỉ có 366 trong số 682 chung cư (chiếm 53,6%), đã được nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy, còn lại đều chưa được nghiệm thu. Tất cả các vấn đề trên tác động đến tâm lý làm cho người tiêu dùng bất an, tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi và tăng trưởng của thị trường bất động sản.
Tổng Hợp
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes