BREAKING NEWS

Tuesday, September 27, 2016

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư phổi

Khoảng 70% trường hợp ung thư phổi có ho, tức ngực. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, có thể sụp mi, sa mí mắt, đồng tử co lại, lõm mắt.
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng Khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Các yếu tố gây nguy cơ ung thư phổi
Giới tính:
Ung thư phổi chiếm ưu thế ở nam giới 50-75 tuổi. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới của vài quốc gia những năm gần đây không gia tăng trong khi tỷ lệ ung thư phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ.
Địa lý:
Tỷ lệ ung thư phổi thay đổi tùy theo vùng địa lý trên thế giới. Các nước châu Phi có tỷ lệ thấp hơn 5%. Tỷ lệ này khoảng 5-10% ở châu Á và Nam Mỹ. Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ ung thư phổi cao nhất 10-15%.
Thuốc lá:
Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá (80%) cộng thêm 5% ước tính do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Mức độ nặng nhẹ của sự tiếp xúc với khói thuốc tùy thuộc vào số năm mà người đó đã hút thuốc, số điếu thuốc hút trong ngày và phần nhựa có trong điếu thuốc.
Có 10 đến 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 đến 40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.
Ảnh: telegraph
Trên 80% người hút thuốc lá bị ung thư phổi. Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Ảnh: telegraph.
Nghề nghiệp:
Chất sinh ung asbestos trong một vài loại nghề nghiệp (ví dụ như nghề mài má phanh xe) là yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi. Công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate, công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt. Việc tiếp xúc với khí radon, các ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng và môi trường ô nhiễm khói thuốc có liên quan đến sự xuất hiện ung thư phổi.
Các bệnh ở phế quản phổi:
Ung thư phổi xảy ra trên những sẹo xơ là vấn đề đã đề cập khá nhiều. Các sẹo xơ thường là do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi. Cơ chế gây bệnh chưa rõ nhưng người ta cho rằng sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây tích tụ các chất sinh ung có thể dẫn đến ung thư.
Ô nhiễm không khí: do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.
Di truyền: chưa được chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
Những dấu hiệu sớm phát hiện ung thư phổi
Bệnh nhân cần được khám lâm sàng một cách tỉ mỉ, đối với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi vì những biểu hiện đa dạng của diễn tiến tại chỗ – tại vùng và di căn xa.
Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán ung thư phổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan, sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.
Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.
Sụt cân là một dấu hiệu thường thấy, nhưng nó thường kết hợp với các triệu chứng khác, cho nên nó không phải là triệu chứng đặc hiệu riêng cho ung thư phổi.
Những dấu hiệu tiền ung thư: những dấu hiệu tiền ung thư rõ rệt gặp ở khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi. Tổng trạng bệnh nhân suy giảm do yếu tố hoại tử bướu. Bệnh lý xương khớp phì đại do phổi có lẽ do thiếu oxy mạn tính, biểu hiện bởi hiện tượng ngón tay dùi trống. Ngón tay dùi trống gồm sự gia tăng kích thước cả bề ngang các móng của ngón tay lẫn bề mặt lồi của ngón tay nhìn nghiêng. Các hội chứng khác gồm có rối loạn đông máu, các biểu hiện của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.
Ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất là cho việc tầm soát là chụp Xquang phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm, chụp cắt lớp điện toán ngực (CT Scan)
Tuy nhiên việc tầm soát cũng chỉ nhắm vào các đối tượng có nguy cơ cao. Theo các hướng dẫn từ Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo nên CT Scan hàng năm cho các đối tượng như tuổi 55-74 tuổi, hút thuốc trên 30 gói thuốc/năm hoặc đang hút thuốc hay đã ngưng hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại.
Bên cạnh những thuận lợi từ việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi như khả năng trị khỏi, giảm nguy cơ tử vong nhưng cũng có những bất lợi như:
+ Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương bất thường khi phát hiện được cần phải có những bước để đánh giá tiếp theo, như các thầy thuốc sẽ dùng kim nhỏ chọc hút vào khối bướu hay đôi khi phải mổ để có được chẩn đoán chính xác, điều đó có thể gây ra tai biến không mong muốn trong khi phần lớn các bướu lại là lành tính.
+ Chụp Xquang làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chất phóng xạ dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, cuối cùng khi kéo dài thời gian theo dõi các tổn thương ở phổi sẽ gây nên tâm trạng lo lắng cho người bệnh.
Phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ thuốc lá:
Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.
Tập thể dục thường xuyên:
Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả:
Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh  hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng:
Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Lê Phương

Monday, September 26, 2016

Vaccine Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Có An Toàn?

Thời gian gần đây, những thông tin lan truyền trên mạng về một thống kê tại Mỹ cho thấy xuất hiện hơn 35.000 phản ứng phụ, trong đó 200 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa virus HPV khiến dư luận hoang mang.
Theo đó, thông tin cho hay, một báo cáo lên Chính phủ Mỹ vào giữa tháng 3-2015 cho thấy, Mỹ đã phải chi gần 6 triệu USD bồi thường cho 49 nạn nhân của vaccine ngừa virus HPV (Human Papilloma Virus - virus gây u nhú ở người, trong đó có ung thư cổ tử cung) tính đến giữa tháng 3-2015. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ lại khẳng định, đã có hơn 80 triệu liều HPV được tiêm và chưa ghi nhận tác dụng phụ, chỉ có tác dụng nhẹ như sưng hay đỏ chỗ tiêm và tự hết. Chưa ghi nhận có ca tử vong do tiêm vaccine HPV tại nước này. Đánh giá của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng cho thấy sau 10 năm sử dụng, vaccine HPV là an toàn.
Những thông tin trái chiều đã khiến nhiều phụ huynh ở Việt Nam có con đến tuổi tiêm ngừa vaccine HPV hết sức lo lắng và đắn đo về việc nên hay không cho con đi tiêm. Hiện ở Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp phép cho 2 loại vaccine ung thư cổ tử cung là Cervarix của GlaxoSmithKline và Gardasil của Merck. Theo thống kê của ngành Y tế, mỗi năm Việt Nam sử dụng hơn 40.000 liều vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung theo hình thức tiêm chủng dịch vụ.
Giai đoạn 2008-2011, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương triển khai tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil cho khoảng 9.500 bé gái 11 tuổi tại 4 huyện ở Cần Thơ và Thanh Hóa. Trong đó chỉ ghi nhận khoảng 1% có phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt sau đó tự khỏi và không ghi nhận trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), đến nay Việt Nam mới ghi nhận một trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vaccine Cervarix, nhưng không liên quan đến tiêm chủng. Đó là nữ bệnh nhân 18 tuổi ở TP.HCM, xảy ra vào tháng 6-2013. Sau tiêm vaccine Cervarix mũi thứ hai, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn và tử vong sau đó. Kết luận của Hội đồng khoa học Sở Y tế TP.HCM sau đó cho thấy, propranolol xuất hiện trong máu, dạ dày và nước tiểu cao hơn nồng độ có thể gây chết người. Giám định mẫu vaccine không phát hiện bất thường nên không đủ cơ sở để xác định cô gái tử vong liên quan đến vaccine. Bệnh nhân được cho là có thể tử vong do đã dùng thuốc trị tim mạch có chứa propranolol trước đó.
Về vấn đề vaccine HPV có an toàn không, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur, TP.HCM cho biết, hai loại vaccine đang sử dụng tại Việt Nam đã được hai tổ chức có uy tín trên thế giới cấp phép lưu hành đầu tiên, đó là EMA (European Medicines Agency) cấp phép cho lưu hành tại cộng đồng chung châu Âu vào năm 2007 và FDA (Food and Drug Administration) cấp phép lưu hành tại Mỹ vào năm 2006. Trước khi được cấp phép, cả hai đã qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá tính an toàn, tính sinh miễn dịch cũng như hiệu quả bảo vệ trên cá nhân (giai đoạn 1, 2 và 3), với số người tình nguyện tham gia các nghiên cứu này lên đến hơn 30.000 người.
Sau khi vaccine lưu hành trên thị trường còn được tiếp tục đánh giá giai đoạn 4 cũng như triển khai nghiên cứu đăng ký nhằm đánh giá toàn diện lâu dài về vaccine trên một quần thể. Kết quả nghiên cứu trên nhóm nghiên cứu, đúng đối tượng, tuân thủ đúng lịch tiêm chủng cho thấy hiệu quả bảo vệ rất cao từ 95-98% đối với các chủng có trong vaccine. Về phản ứng sau tiêm HPV chủ yếu là phản ứng tại chỗ tiêm như sưng, đỏ, đau (78- 3%) mức độ nhẹ, trung bình. Các phản ứng toàn thân thường gặp như nhức đầu (26-30%); sốt (13%); rối loạn dạ dày - ruột (13-17%); đau cơ - khớp (2-28%). Các phản ứng toàn thân này không khác biệt giữ nhóm tiêm vaccine và nhóm chứng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Về những thông tin về các trường hợp tai biến sau tiêm vaccine HPV, PGS.TS Phan Trọng Lân cho rằng, để đảm bảo tính an toàn của thuốc và vaccine, các quốc gia đều thiết lập hệ thống báo cáo tác dụng ngoại ý, trong đó yêu cầu báo cáo tất cả những trường hợp có biến cố bất thường sau khi tiêm chủng, cho dù có liên quan đến vaccine, công tác tiêm chủng hay không. Cơ quan quản lý y tế sẽ phân tích và đánh giá cho từng trường hợp và có kết luận nguyên nhân cũng như thông báo rộng rãi không chỉ trong từng quốc gia đó mà còn cho các quốc gia mà vaccine được xuất khẩu tới. “Hiện nay chúng tôi chưa nhận được các thông tin bất thường gì cho các vaccine ngừa HPV thông qua các kênh chuẩn thức này”, PGS.TS Phan Trọng Lân cho biết.
Theo ANTĐ

Liqui-Prep Pap: Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Với Độ Nhạy Từ 70-95%ơp

Từ đầu năm 2015, Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã đưa Xét Nghiệm Liqui-Prep Pap vào quy trình chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung, nhằm nâng cao chất lượng tầm soát và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong các bệnh lý nguy hiểm và thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 35 trở lên. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 500.000 ca ung thư cổ tử cung phát sinh và 80% các ca bệnh đó xảy ra ở các nước đang phát triển. Người ta nói rằng: “Ung thư cổ tử cung là bệnh lý của những người nghèo” vì việc khám tầm soát và phát hiện bệnh chưa được quan tâm.
UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi từ 20-45. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng với nữ giới vì họ bắt đầu cuộc sống làm vợ, làm mẹ, chăm sóc cho gia đình và con cái. Do đó, việc ngăn ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung vô cùng điều cần thiết.
Mỗi phụ nữ hãy trân trọng gia đình và người thân bằng cách trân trọng sức khỏe của chính bạn
Nguyên nhân gây bệnh
-  Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus)
-  Nhiễm bệnh do lây qua đường tình dục (STD)
-  Hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch
Diễn biến của bệnh
-  Giai đoạn 1: Ung thư cổ tử cung sẽ diễn ra một cách âm thầm, từ lúc bạn nhiễm virus HPV đến khi xuất hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư có thể kéo dài 10-15 năm. Sẽ không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường nào để bạn phát hiện bệnh UTCTC trừ khi bạn kiên trì khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần.
-  Giai đoạn 2 (ung thư): Bạn sẽ thấy các biểu hiện như huyết trắng có mùi hôi và có lẫn máu, âm đạo chảy máu sau khi giao hợp hoặc làm việc nặng (dù bạn không ở chu kỳ kinh nguyệt).
-  Giai đoạn 3 (ung thư nặng): Vùng âm đạo sẽ bị tiết dịch có lẫn máu kèm theo đau lưng, bụng, vùng chậu, chân. Đến giai đoạn này bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Ảnh minh họa: virus HPV (Human papillomavirus) – nguyên nhân chủ yếu gây Ung Thư Cổ Tử Cung
Kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ung thư cổ tư cung là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị sớm bằng các chương trình tầm soát đều đặn. Bắt đầu từ thập niên 50, phương pháp xét nghiệm PAP Thường Quy ra đời giúp giảm thiểu tỷ lệ phụ nữ mắc ung thu cổ tử cung đến 70%. Nhưng nhược điểm của PAP Thường Quy là độ nhạy của nó chỉ đạt từ 50-75%.
Hiện nay, công nghệ xét nghiệm Liqui-Prep đã làm tăng độ nhạy phát hiện bệnh UTCTC đến 70-95% (cao hơn PAP thường quy khoảng 20%) đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng. Phương pháp lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch (Liqui-Prep) đã thành công khắc phục được những nhược điểm của phương pháp lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung thường quy như xử lý chất nhầy, hồng cầu và tế bào viêm. Từ đó tế bào biểu mô bất thường trên phết nhúng dịch được phát hiện dễ dàng hơn so với phết thường quy.
Ảnh minh họa: Thực hiện Xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test
Xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test đã được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận năm 2004. Phương pháp này hiện đang ứng dụng hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. So với phương pháp Pap smear truyền thống, Liqui-Prep Pap Test là bước cải tiến vượt bậc, thông qua công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test
-  2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm Liqui-Prep Pap Test nên tránh: Giao hợp, bơm rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo, dùng thuốc diệt tinh trùng…
-  Không thực hiện xét nghiệm khi đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian làm Liqui-Prep Pap Test tốt nhất là khoảng ngày 8-15 của chu kỳ kinh.
-  Không thực hiện xét nghiệm cho phụ nữ độc thân trừ khi có yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
Nguồn:http://www.hoanmy.com/saigon/liqui-prep-pap-xet-nghiem-ung-thu-co-tu-cung-voi-do-nhay-tu-70-95

10 Lầm Tưởng Tai Hại Về HPV – Ung Thư Cổ Tử Cung

Ảnh minh họa: virus HPV (Human papillomavirus) – nguyên nhân chủ yếu gây Ung Thư Cổ Tử Cung
Bạn nghĩ rằng chỉ cần mắc virus HPV nghĩa là bạn đã mắc ung thư cổ tử cung? Điều đó không hoàn toàn đúng.
Có rất nhiều thông tin tràn lan trên mạng về ung thư cổ tử cung hay còn gọi là HPV, và cũng có rất nhiều thông tin trong số đó khiến bạn hiểu nhầm và lầm tưởng về căn bệnh này. Dưới đây là một số lầm tưởng thường gặp.
Vaccine HPV không an toàn
Trước khi được cấp phép, bất cứ loại vaccine nào cũng phải được xác định tính an toàn và hiệu lực bảo vệ theo các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia sở tại. Các loại vaccine HPV hiện nay đã được thử nghiệm trên hàng chục ngàn người và được sử dụng rộng rãi cho cộng đồng tại nhiều quốc gia khác nhau. Và thực tế đa số những người tiêm vaccine HPV đều không có những tác dụng phụ đáng kể vì vậy nó hoàn toàn an toàn cho bạn.
Đã chủng ngừa HPV không cần làm test PAP
Ngay cả khi bạn đã chủng ngừa HPV, bạn vẫn cần làm test PAP thường quy để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Hai loại văcxin (Gardasil và Cervarix) chỉ có tác dụng bảo vệ chống lại 2 chủng HPV nguy cơ cao (chủng 16 và 18) có thể gây ung thư. Tiêm văcxin là phương pháp dự phòng và không có tác dụng với người đã nhiễm loại virus này, đó là lý do tại sao chủng ngừa được khuyến nghị cho những người dưới 20 tuổi. Trong khi cả hai loại này đều có hiệu quả với phụ nữ thì chỉ có Gardasil có hiệu lực với nam giới.
Nếu bạn có mụn cóc ở bộ phận sinh dục nghĩa là bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Thực tế cả mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung đều do virus HPV nhưng là ở các chủng khác nhau. Nên không có mối liên quan nào giữa hai bệnh này.
Phụ nữ lớn tuổi không cần xét nghiệm HPV
Thông thường người ta thường khuyên phụ nữ trong độ tuổi 30 – 65 nên xét nghiệm với HPV nhưng thực tế HPV không loại trừ ai ở bất kể lứa tuổi nào.
Có một mẫu test PAP bất thường nghĩa là bạn có thể mắc ung thư cổ tử cung
Không có lí do gì để đi đến kết luận bạn có thể mắc ung thư cổ tử cung từ một mẫu test PAP bất thường hay nó là thời kì của tiền ung thư bởi vì phải mất thêm một thời gian dài để nó có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung.
Đồng tính nữ không thể nhiễm HPV
HPV lây qua con đường tiếp xúc da với da nên đồng tính nữ hoàn toàn có thể mang virus này, có quan hệ tình dục có nghĩa là có sự lây bệnh giới tính.
Chỉ có phụ nữ bị HPV
Nam giới cũng bị nhiễm HPV. Trên thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và dự phòng bệnh Mỹ (CDC) phần lớn nam giới và phụ nữ có hoạt động tình dục đều có ít nhất một lần bị nhiễm HPV ở thời điểm nào đó trong đời. Người nào có hoạt động tình dục đều có thể nhiễm HPV, ngay cả khi họ chỉ có duy nhất một bạn tình.
Tất cả các HPV đều gây ung thư
Chủng nguy cơ cao hơn của HPV có thể gây ung thư cổ tử cung còn các chủng nguy cơ thấp chỉ có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
Có thể điều trị HPV nếu bạn bị nhiễm
Khó có thể điều trị được HPV mà chỉ có thể điều trị triệu chứng khi bạn mắc HPV như điều trị mụn cóc, tiền ung thư chứ không thể điều trị loại bỏ virus HPV.
Tiêm phòng vắc-xin HPV sau khi test PAP có một dấu hiệu nhỏ bất thường
Test Pap là để kiểm tra các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư cổ tử cung, còn việc tiên vắc-xin HPV là nhằm ngăn chặn lây nhiễm HPV từ những chủng đầu tiên, do đó khi đã mắc thì tiêm vắc-xin không chắc chắn loại trừ được cho bạn chủng bạn vừa mắc. Tiêm vắc-xin là hình thức chống lại các chủng HPV phổ biến nhất thay vì chờ đợi có bất thường rồi mới tìm tới việc tiêm phòng./.
(Theo: Sức khỏe và Đời sống)

Bệnh ung thư vòm họng có chữa khỏi được không?

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng cứ mắc bệnh ung thư là sẽ chết. Tuy nhiên không phải như vậy. Bệnh ung thư vòm họng hoàn toàn có thể chữa trị triệt để nếu được phát hiện và điều trị sớm. Theo đó, nếu thấy các biểu hiện sớm của bệnh ung thư vòm họng dưới đây, người bệnh cần chú ý để đến gặp bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời, phù hợp:
  • Khó nuốt: khi nuốt nước bọt, khi ăn cảm thấy khó nuốt, bị vướng ở họng
  • Bề mặt thanh quản thô ráp
  • Thay đổi trong giọng nói
  • Ho kéo dài
  • Chảy máu cam
  • Nổi hạch ở cổ: các hạch xuất hiện ở dưới cổ, cứng và không gây đau
ung-thu-vom-hong
Ung thư vòm họng có thể chữa khỏi

Các biểu hiện trên có thể là là dấu hiệu của nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, đó cũng là những triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm. Người bệnh cần lưu ý phát hiện và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Nếu được xác định sớm và chữa trị, người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi căn bệnh này. Hiện nay, việc điều trị căn bệnh này được tiến hành theo các phương pháp sau:

1. Phương pháp phẫu thuật
Là phương pháp cắt bỏ tận gốc bệnh ung thư dựa trên vị trí nguyên phát, phân loại lâm sàng, phân loại bệnh và thể trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ hoàn toàn và nhanh những tế bào ung thư, giảm thiểu khả năng di căn, phục hồi sức khỏe. Phẫu thuật ung thư vòm họng bao gồm phẫu thuật xử lý bán vòm họng, toàn vòm họng và cắt bỏ hạch cổ.
Phương pháp được tiến hành trong các trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm, ung thư chưa di căn, cho hiệu quả cao và tích cực.

tai_bien_y_khoa
Có thể dùng phương pháp phẫu thuật để chữa trị

2. Phương pháp xạ trị

Phương pháp này được tiến hành kết hợp trước hoặc sau khi phẫu thuật để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Việc xạ trị được thực hiện như thế nào sẽ được bác sĩ xem xét, cân nhắc dựa vào các giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư vòm họng.

xa-tri
Phương pháp xạ trị cũng có thể được áp dụng

3. Phương pháp hóa trị

Cũng tương tự như xạ trị, hóa trị đối với bệnh nhân ung thư vòm họng chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ điều trị bệnh. Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng đối với các bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối nhằm giảm nhẹ triệu chứng và tình trạng bệnh.

hoa-tri
Hóa trị có thể chữa khỏi ung thư vòm họng

4. Điều trị bằng phương pháp Đông y

Tây y điều trị bệnh ung thư tuy chưa thể điều trị triệt để nhưng cũng đã tạo nên những thành công nhất định. Song hiệu quả của những phương pháp này phụ thuộc vào thể trạng người bệnh rất nhiều. Một số người không thích hợp để điều trị hoặc không thích ứng được với việc điều trị, họ thường tìm đến Đông y để chữa, để hỗ trợ giúp nâng cao thể trạng hoặc trong một số trường hợp, bệnh nhân đã khỏi ung thư sẽ dùng Đông y như một phương pháp ngăn ngừa ung thư quay lại. Với bệnh ung thư vòm họng cũng như vậy, nếu người bệnh không thích ứng hay không chịu được những hạn chế do hóa trị, xạ trị gây ra thì có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp đông y, bao gồm xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thuốc Nam, châm cứu. Tuy nhiên, phương pháp này thường mất nhiều thời gian mới khắc phục được tình trạng bệnh, do vậy nói không quá thì đối với một số bệnh nhân họ “không đợi kịp đến lúc thuốc có tác dụng”.

dong-y
Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp Đông Y

Vậy đâu mới là phương pháp điều trị ung thư vòm họng tối ưu nhất hiện nay?

Tây y hiện đại, ở thế “Công”: các phương pháp điều trị này đều là kết quả của nghiên cứu Y học tiến bộ của thế giới, trực tiếp tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư trong thời gian ngắn và triệt để.

Đông y truyền thống, ở thế “Thủ”: huyệt vị, điều khí trong cơ thể bằng các vị thuốc Đông y giúp cơ thể được điều hòa, thích nghi với các bất lợi mà điều trị Tây y chưa khắc phục được. Không chỉ thế, việc sử dụng lâu dài Đông y còn có thể giúp các tác nhân gây nên ung thư bị đào thải ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ di căn hoặc tái phát bệnh.

Việc kết hợp hài hòa 2 phương pháp này cùng chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng sẽ là phác đồ điều trị lý tưởng nhất cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

tay-y
Kết hợp phương pháp Đông và Tây y
Theo: chuatribenhungthu

Dấu hiệu bệnh ung thư máu và cách điều trị

Bạn dễ chảy máu hay bầm tím, gãy xương, mệt mỏi kèm sốt ớn lạnh… có thể là triệu chứng của ung thư máu, đôi khi chẳng có dấu hiệu nào.

Hầu hết các bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Các tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và phát triển thành ba loại tế bào máu cơ bản là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Những tế bào máu ung thư, ngăn chặn máu thực hiện nhiều chức năng của mình như đánh nhiễm trùng, cầm máu khi bị chảy máu hoặc cản trở tủy xương sản xuất các tế bào máu bình thường.
Các loại ung thư máu
Có ba nhóm chính của ung thư máu gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến các tế bào máu trắng. Đây là tế bào có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Bệnh phổ biến ở người lớn hơn trẻ em. Tuy nhiên, 1/3 số bệnh ung thư ở trẻ em dưới 14 tuổi là bệnh bạch cầu.
Bệnh bạch cầu cấp tính xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp. Bệnh bạch cầu cấp tính có nghĩa là cơ thể đang sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành “làm tắc nghẽn” tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để có một hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.
Bệnh bạch cầu mãn tính phát triển từ từ và có nghĩa là cơ thể đang sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng đang hoạt động bình thường. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá “hung dữ”. Đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết.
Ảnh minh họa: ladything
Hầu hết các bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương, nơi máu được sản xuất. Ảnh minh họa:Ladything.
Lymphoma
Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.
Nam và nữ đều có thể bị ung thư hạch. Lymphoma cũng là loại phổ biến thứ ba của bệnh ung thư ở trẻ em. Những người có HIV tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư hạch hơn những người không có HIV.
Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này cũng tồn tại lâu hơn. Tình trạng quá tải này làm tổn hại hệ thống miễn dịch. Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và các cơ quan khác.
Đau tủy
Đa u tủy là một bệnh ung thư máu của các tế bào plasma. Tế bào plasma được tìm thấy trong tủy xương và tạo ra các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Đa u tủy liên quan hơn với tuổi tác. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở những người trên 67 tuổi. Nó cũng phổ biến hơn ở nam giới hơn nữ giới.
Trong đa u tủy số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma bất thường tụ tập trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.
Nguyên nhân ung thư máu
Hiện nguyên nhân gây ung thư máu chưa được biết rõ. Người ta chỉ ghi nhận một số yếu tố có liên quan với sự phát triển của nó. Nhiều bệnh ung thư máu phổ biến hơn ở những người già. Một số có yếu tố gia đình. Một số bệnh nhiễm trùng cũng xuất hiện để làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư máu, cũng như sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Một số triệu chứng của bệnh ung thư máu
Ung thư máu có thể sản xuất một loạt các triệu chứng, hoặc không có gì cả.
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư máu:
– Đau bụng, đặc biệt là ở vùng bụng trên.
– Gãy xương (tự phát hoặc do chấn thương).
– Dễ chảy máu hoặc bầm tím.
– Gan to, lách to, hạch to.
– Mệt mỏi, sốt và ớn lạnh.
– Nhiễm trùng thường xuyên, đi tiểu thường xuyên.
– Buồn nôn, đổ mồ hôi đêm, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Điều trị bệnh ung thư máu
Phương pháp điều trị thông thường là hóa trị, xạ trị và trong một số trường hợp là ghép tủy xương.
Hóa trị
Hóa trị liệu bao gồm việc uống các loại thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị liệu được thiết kế để tấn công các tế bào ung thư phát triển và nhân nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số tế bào khỏe mạnh có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị, điều này có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi và rụng tóc.
Nếu đang chuẩn bị cho việc ghép tủy xương, bệnh nhân cũng sẽ cần hóa trị liệu để đè nén hệ thống miễn dịch và ngăn chặn nó tấn công các tế bào mới được ghép vào cơ thể.
Xạ trị
Xạ trị hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng cao X-quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bệnh nhân sắp ghép tủy xương. Một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể  ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho. Xạ trị cũng có thể gây tổn hại các tế bào bình thường, có thể gây ra tác dụng phụ.
Ghép tế bào gốc
Bởi vì hóa trị và xạ trị có thể sẽ chỉ giết chết các tế bào máu khỏe mạnh, bệnh nhân có thể được ghép tế bào gốc. Việc cấy ghép tế bào gốc cho phép cơ thể của bệnh nhân sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh mới. Các tế bào gốc có thể đến từ người cho. Bệnh nhân được ghép tế bào gốc phải được giám sát để đảm bảo rằng cơ thể của họ sẽ không thải trừ chống lại các tế bào gốc mới được ghép vào cơ thể.
Bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy
Nguồn: express.net

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư phổi

Khoảng 70% trường hợp ung thư phổi có ho, tức ngực. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, có thể sụp mi, sa mí mắt, đồng tử co lại, lõm mắt

Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Bùi Chí Viết, Trưởng Khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Các yếu tố gây nguy cơ ung thư phổi
Giới tính:
Ung thư phổi chiếm ưu thế ở nam giới 50-75 tuổi. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới của vài quốc gia những năm gần đây không gia tăng trong khi tỷ lệ ung thư phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ.
Địa lý:
Tỷ lệ ung thư phổi thay đổi tùy theo vùng địa lý trên thế giới. Các nước châu Phi có tỷ lệ thấp hơn 5%. Tỷ lệ này khoảng 5-10% ở châu Á và Nam Mỹ. Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ ung thư phổi cao nhất 10-15%.
Thuốc lá:
Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá (80%) cộng thêm 5% ước tính do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Mức độ nặng nhẹ của sự tiếp xúc với khói thuốc tùy thuộc vào số năm mà người đó đã hút thuốc, số điếu thuốc hút trong ngày và phần nhựa có trong điếu thuốc.
Có 10 đến 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 đến 40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.
Ảnh: telegraph
Trên 80% người hút thuốc lá bị ung thư phổi. Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Ảnh: telegraph.
Nghề nghiệp:
Chất sinh ung asbestos trong một vài loại nghề nghiệp (ví dụ như nghề mài má phanh xe) là yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi. Công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate, công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt. Việc tiếp xúc với khí radon, các ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng và môi trường ô nhiễm khói thuốc có liên quan đến sự xuất hiện ung thư phổi.
Các bệnh ở phế quản phổi:
Ung thư phổi xảy ra trên những sẹo xơ là vấn đề đã đề cập khá nhiều. Các sẹo xơ thường là do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi. Cơ chế gây bệnh chưa rõ nhưng người ta cho rằng sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây tích tụ các chất sinh ung có thể dẫn đến ung thư.
Ô nhiễm không khí: do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.
Di truyền: chưa được chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
Những dấu hiệu sớm phát hiện ung thư phổi
Bệnh nhân cần được khám lâm sàng một cách tỉ mỉ, đối với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi vì những biểu hiện đa dạng của diễn tiến tại chỗ – tại vùng và di căn xa.
Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán ung thư phổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan, sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.
Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.
Sụt cân là một dấu hiệu thường thấy, nhưng nó thường kết hợp với các triệu chứng khác, cho nên nó không phải là triệu chứng đặc hiệu riêng cho ung thư phổi.
Những dấu hiệu tiền ung thư: những dấu hiệu tiền ung thư rõ rệt gặp ở khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi. Tổng trạng bệnh nhân suy giảm do yếu tố hoại tử bướu. Bệnh lý xương khớp phì đại do phổi có lẽ do thiếu oxy mạn tính, biểu hiện bởi hiện tượng ngón tay dùi trống. Ngón tay dùi trống gồm sự gia tăng kích thước cả bề ngang các móng của ngón tay lẫn bề mặt lồi của ngón tay nhìn nghiêng. Các hội chứng khác gồm có rối loạn đông máu, các biểu hiện của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.
Ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất là cho việc tầm soát là chụp Xquang phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm, chụp cắt lớp điện toán ngực (CT Scan)
Tuy nhiên việc tầm soát cũng chỉ nhắm vào các đối tượng có nguy cơ cao. Theo các hướng dẫn từ Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo nên CT Scan hàng năm cho các đối tượng như tuổi 55-74 tuổi, hút thuốc trên 30 gói thuốc/năm hoặc đang hút thuốc hay đã ngưng hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại.
Bên cạnh những thuận lợi từ việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi như khả năng trị khỏi, giảm nguy cơ tử vong nhưng cũng có những bất lợi như:
+ Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương bất thường khi phát hiện được cần phải có những bước để đánh giá tiếp theo, như các thầy thuốc sẽ dùng kim nhỏ chọc hút vào khối bướu hay đôi khi phải mổ để có được chẩn đoán chính xác, điều đó có thể gây ra tai biến không mong muốn trong khi phần lớn các bướu lại là lành tính.
+ Chụp Xquang làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chất phóng xạ dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, cuối cùng khi kéo dài thời gian theo dõi các tổn thương ở phổi sẽ gây nên tâm trạng lo lắng cho người bệnh.
Phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ thuốc lá:
Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.
Tập thể dục thường xuyên:
Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả:
Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh  hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng:
Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Lê Phương
Nguồn: express.net

CÁCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ

Hầu như ai đi khám bệnh mà bác sĩ kết luận là ung thư thì tâm lý cũng đều hoang mang, hoảng loạn, thậm chí suy sụp nghiêm trọng. Vì thế, việc chăm sóc, động viên từ phía thân nhân là rất quan trọng nhằm giảm nhẹ nỗi lo của bệnh nhân.

cham-soc
Bệnh nhân ung thư cần có chế độ chăm sóc đặc biệt

Thường xuyên động viên

Trước nhất, cần phải thường xuyên gần gũi bệnh nhân để làm giảm bớt cảm giác lo âu của họ. Kế đó làm cho bệnh nhân có tâm lý phấn đấu kiên trì thông qua việc giải thích, an ủi để họ thấy có nhiều hy vọng hồi phục. Có người, bệnh tình phát triển cực nhanh nhưng có người thì từ từ, căn cứ vào tình hình thực tế để chúng ta giải thích và tạo cho họ tinh thần lạc quan.
Sự chăm sóc của thân nhân cũng rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân ngăn ngừa lở loét. Cụ thể, cần phải siêng năng làm các việc như: trở mình, lau rửa, xoa bóp, tắm giặt, kiểm tra...  Đối với bệnh nhân nằm trường kỳ trên giường, chúng ta phải mỗi ngày định giờ thay đổi tư thế nằm của họ. Cứ 2 hay 3 giờ đổi một lần, tối đa không được quá 4 giờ.

dong-vien
Thường xuyên động viên tinh thần giúp người bệnh mau khỏe

Lúc đổi thế nằm, phải nâng bệnh nhân lên, tránh động tác lôi kéo hay đẩy mạnh ở chỗ xương nhô cao, phải lót đệm bằng hơi hoặc lông…, mặt giường phải bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ, không dính vật nhỏ nào, khăn, mền bị ướt phải kịp thời thay ngay, lúc tiêu tiểu phải giữ cho da khô ráo, lúc dùng bàn cầu phải nâng bệnh nhân lên một cách khéo léo, trên thành bàn cầu tốt nhất nên phủ giấy hay vải mềm để tránh trầy da thịt, mỗi ngày kiểm tra theo giờ những bộ phận bị đè ép, dùng nước ấm và khăn lông lau sạch chỗ bị đè ép, nếu da quá khô và lột da thì có thể dùng thuốc mỡ thoa chút ít để tránh nứt da, chảy máu.

dong-vien2
Chăm sóc người bệnh tận tình cũng giúp bệnh nhân mau khỏe

Không tùy tiện giảm nhiệt

Lên cơn sốt cao là một triệu chứng thường thấy của bệnh nhân ung thư. Thân nhân không nên tùy tiện cho họ dùng thuốc giảm nhiệt hay thuốc kháng viêm khi chưa có sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bệnh nhân lên cơn sốt nhưng tâm trí vẫn sáng suốt, mạch nhảy có lực, hơi thở bình thường không có gì khó khăn, bàn tay,  bàn chân vẫn ấm..., chứng tỏ cơ thể vẫn còn sức đề kháng, có thể cho bệnh nhân uống nước sôi để nguội và dùng khăn tẩm nước mát đặt lên trán hoặc dưới nách, háng. Bệnh nhân phải được mặc quần áo mỏng hoặc đưa vào phòng tắm có nước ấm, dùng khăn bông ngâm nước rồi lau toàn thân. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch nước còn đọng trên người của bệnh nhân, để da khô ráo.

khong-giam-nhiet
Không tùy tiện cho bệnh nhân dùng thuốc giảm thân nhiệt

Sau khi dùng phương pháp chữa trị như cắt bỏ khối ung thư hoặc dùng xạ trị hay hóa trị, bệnh nhân cần tập những môn thể dục nào đó mà khả năng sức khỏe cho phép. Số bạch huyết cầu trong máu sẽ được gia tăng. Bạch huyết cầu có năng lực tiêu diệt các tế bào ung thư và các loại vi khuẩn. Tập thể dục đồng thời có thể cải thiện tốt quá trình thay cũ đổi mới của tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật. Người bị bệnh ung thư tập thể dục nhẹ nhàng, đúng nguyên tắc là tự tạo lại sức khỏe cho mình một cách chậm rãi và tuần tự.

giam-nhiet2
Bệnh nhân cần có những bài tập để tăng sức đề kháng

Cần hoạt động sau giải phẫu

Sau khi giải phẫu, bệnh nhân ung thư cần phải làm cho toàn thân hoạt động nhưng vì thể trạng của mỗi người khác nhau nên sự vận động cũng phải khác nhau. Giải phẫu xong, nếu không có gì cấm kỵ thì sau một tuần, bệnh nhân có thể rời khỏi giường và đi đứng, tức phải sớm hoạt động bằng cách nhờ người nhà dìu, tập đi tới đi lui để thúc đẩy các cơ năng trong thân thể mau hồi phục.

van-dong-sau-khi-mo
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần vận động để cơ thể mau hồi phục

Nếu vết mổ khá lớn, sau khi phẫu thuật sức khỏe nhất định rất kém, không thể xuống giường được. Bệnh nhân có thể ở trên giường tập các động tác tay chân và tập trở mình qua lại. Nếu thân thể hồi phục tốt, có thể dần dần tập nhiều hơn, thay đổi nội dung tập luyện từ đi bộ, tập khí công đến vận động nhẹ tay chân.

Việc tập luyện này sẽ làm tăng công năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm chậm sự lão hóa của tế bào, giảm thiểu cơ hội tế bào bình thường biến thành tế bào ung thư; tăng sự thèm ăn, cải thiện công năng tiêu hóa; có thể làm cho tâm tính trở nên sảng khoái, tiêu trừ phiền não ưu sầu, tăng sức mạnh tâm lý.

van-dong
Nếu vết mổ lớn có thể vận động nhẹ nhàng trên giường bệnh

Chú ý các yếu tố vi lượng

Các nguyên tố vi lượng có tác dụng chống ung thư mà chúng ta rất cần chú ý để tăng cường cho bệnh nhân ung thư sử dụng, gồm: Selenium (có nhiều trong mè, mạch nha; thịt các loại hải sản có hàm lượng selenium cao hơn các loại thịt khác; rau cải chứa selenium ít nhưng ở măng tây thì hàm lượng khá cao), i-ốt (có nhiều trong hải sản, tảo đỏ, rong biển…), kẽm (có nhiều trong hải sản, các loại sò có hàm lượng cao nhất), molybdanium (các loại đậu có hàm lượng molybdanium cao nhất; rau cải, gan động vật cũng có hàm lượng molybdanium khá cao).

cac-yeu-to-vi-luong
Lựa chọn chế độ dinh dưỡng để có thể mau hồi phục sức khỏe

Theo: nguoilaodong/alobacsi
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes