BREAKING NEWS

Thursday, October 22, 2015

Hành trình vì một Việt Nam thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi

“ Trước khi là một chuyên gia, chúng tôi nhìn cuộc sống bằng trái tim của người làm cha, làm mẹ”
GrowPLUS+ ra đời, không chỉ là một sản phẩm dinh dưỡng, mà đó là kết quả nỗ lực nghiên cứu sau những trăn trở nhìn con suy kiệt,  đó tâm huyết của các chuyên gia cho sứ mệnh sâu sắc, đáp ứng dinh dưỡng cộng đồng, đó là niềm tin mãnh liệt cho tầm vóc và tương lại trẻ em, và đó là một hành trình của chúng tôi giúp trẻ em Việt Nam thoát khỏi suy dinh dưỡng thấp còi.

NHỮNG NĂM 80 – CỨ 10 BỆNH NHI MỔ THÌ CÓ 2 TRẺ TỪ VONG*
Bản năng người làm cha – làm mẹ.
Những năm 80-90 thế kỷ trước, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, cứ 10 bệnh nhi mổ thì có đến 2 ca tử vong sau mổ, bởi sau phẫu thuật, con chỉ được nuôi qua ống sonde dạ dày bằng cháo loãng mà không có sản phẩm dinh dưỡng đặc trị. Từ trăn trở của người làm cha, làm mẹ, một bác sĩ dinh dưỡng lâm sàng của bệnh viện đã tự mày mò, nghiên cứu một loại thức ăn loãng nhằm hỗ trợ các con về mặt dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu tươi sống sẵn có, chỉ với một chiếc máy xay sinh tố. Giải pháp tưởng chừng như đơn giản ấy đã cứu sống hàng ngàn bệnh nhi trong nhiều năm liền, và đó cũng chính là bắt nguồn khởi điểm của NutiFood với sứ mệnh “đáp ứng những bức xúc về dinh dưỡng của cộng đồng”, bằng tình thương vô tận dành cho trẻ em.

NĂM 2009 – TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI LÀ 31.9%.
Trăn trở của chuyên gia.
Năm 2009, trong khi những chuyến đi về nông thôn, các sáng lập viên NutiFood thật sự trăn trở trước thực trạng trẻ em SDD thấp còi còn phổ biến. Các con số thống kê lúc đó cho thấy, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thấp còi là 31.9% , “cứ 3 trẻ có một trẻ SDD thấp còi” và tỉ lệ trẻ SDD thấp còi của VN cao hạng 13 thế giới (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng). Thực trạng đáng buồn đó là động lực thôi thúc các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood giàu tâm huyết nghiên cứu sản phẩm dinh dưỡng để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu vi chất cho trẻ em Việt Nam lúc bấy giờ. Trên nền tảng am hiểu về thể trạng của trẻ em Việt Nam, các chuyên gia NutiFood bắt đầu nghiên cứu một sản phẩm đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giúp cha mẹ trong việc chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng, khi mà tại thời điểm đó, thị trường sữa chủ yếu  quan tâm về sữa thông minh – miễn dịch.

NĂM 2010 – GROWPLUS+ RA ĐỜI
Ươm mầm hy vọng.
Năm 2010, NutiFood tự hào đã tiên phong nghiên cứu và phát triển một sản phẩm cho đối tượng đặc biệt như trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi với một quy trình khoa học mẫu mực, để xây dựng một công thức đặc chế hiệu quả trên nền tảng: “HỆ DƯỠNG CHẤT TỐI ƯU + NGON MIỆNG”. Đó chính là bí quyết giúp GrowPLUS+ của NutiFood được trẻ em SDD yêu thích. Và từ chỗ thích uống dẫn đến tiếp nhận và hấp thu dưỡng chất, nhanh chóng thoát SDD thấp còi.

NĂM 2012 – GROWPLUS+ CHÍNH THỨC CÓ MẶT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Tháng 4/2012, sản phẩm GrowPLUS+ chính thức ra đời, trở thành sản phẩm tiên phong lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam dành cho bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Với công thức Weight Pro+, các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood đã tính công thức dinh dưỡng có tỷ lệ hài hòa phần trăm Vitamin và khoáng chất, phù hợp với thể chất của bé bị suy dinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam. Weight Pro+ là công thức đặc biệt từ sự dày công nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood, dựa trên 5 yếu tố:
1. Dễ tiêu hóa
2. Giàu dinh dưỡng
3. Bảo vệ cơ thể
4. Kích thích ngon miệng
5. Phát triển trí não

NĂM 2012 - 2013 – ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM LÂM SÀNG VỚI 93,4% BÀ MẸ TIN DÙNG
Chất lượng được khẳng định.
Tháng 12/2012 đến 5/2013, GrowPLUS+ của NutiFood được Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành kiểm nghiệm lâm sàng, và kết quả có hiệu quả thực sự đối với bé, giúp bé tăng cân - tăng chiều cao tốt qua 6 tháng sử dụng. Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Bắc Giang. Trong nghiên cứu này, GrowPLUS+ của NutiFood được đến 93,4% bà mẹ tin dùng.
Không qua quảng cáo rầm rộ, sự tin dùng và chia sẻ từ chính các bà mẹ đã chắp cánh cho  GrowPLUS+ tự len lỏi vào khắp vùng quê đất nước. Điều mà không bất cứ nhãn hàng nào có thể thực hiện được.

NĂM 2014 – TỶ LỆ THẤP CÒI Ở VIỆT NAM GIẢM CÒN 24,9%.
Ý nghĩa với cộng đồng.
Năm 2014,  theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng năm 2014 chỉ còn 24,9%- “cứ 4 trẻ có 1 trẻ SDD thấp còi”: đã giảm bớt 1 trẻ so với năm 2009, đánh dấu sự góp phần của GrowPLUS+ để giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thấp còi.  Sản phẩm GrowPLUS+ không chỉ đáp ứng về mặt dinh dưỡng cho trẻ, còn đáp ứng cả về mặt kinh tế cho mẹ, để tiếp tục hành trình cải thiện dinh dưỡng và phát triển tầm vóc cho con yêu. Bước đầu thành công này là khởi điểm tiếp lửa cho các chuyên gia nghiên cứu nên những sản phẩm dinh dưỡng, cùng với sứ mệnh sâu sắc “mỗi sản phẩm làm ra trước hết phải đáp ứng được những bức xúc về dinh dưỡng của cộng đồng”, triết lý kinh doanh không bao giờ cũ của NutiFood.

NĂM 2015 – CHÀO ĐÓN ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU
Tầm vóc mới của thế hệ trẻ Việt Nam.
Qua quá trình đánh giá NutiFood đã ra mắt Đại Sứ Thương Hiệu GrowPLUS+, đó là các cầu thủ Công Phượng, Văn Toàn, Đông Triều cùng đội bóng HAGL... trưởng thành từ Học Viện HAGL-Arsenal-JMG. Với vai trò là đại sứ thương hiệu, và là người đã sử dụng sản phẩm, hiểu rõ hiệu quả của sản phẩm này , các cầu thủ sẽ là tiếng nói trung thực nhất truyền thông lợi ích của sản phẩm đến cộng đồng.

NĂM 2015 – GROWPLUS+ TỰ HÀO LÀ SẢN PHẨM BÁN CHẠY SỐ 1 VIỆT NAM*
Năm 2015, tâm huyết của các chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood đã đem lại kết quả không ngờ “GrowPLUS + của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi hiện nay” theo kết quả nghiên cứu thị trường của Nielsen. Điều này minh chứng GrowPLUS+ của NutiFood được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao về tính hiệu quả của sản phẩm.

HÀNH TRÌNH KHÔNG CÓ ĐIỂM DỪNG
Hành trình thì không có điểm dừng, những thành công của GrowPLUS+ sẽ là thành công và động lực lớn nhất để các chuyên gia dinh dưỡng không ngừng nghiên cứu và phát triển, cho ra đời các sản phẩm đáp ứng dinh dưỡng cho cộng đồng, cũng như sứ mạng sâu sắc mà họ mong muốn thực hiện.
Cùng khám phá hành trình của GrowPLUS+ và tham gia chương trình chia sẻ “ Hành trình của mẹ nuôi con thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi” và nhận về hàng ngàn giải thưởng có giá trị tại : http://www.nutifood.com.vn/suy-dinh-duong/so-1-viet-nam/

Chế độ ăn uống của trẻ - 10 lời khuyên cho cha mẹ

Không ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ có thể cần biết về việc ăn uống lành mạnh. Từ các hướng dẫn dinh dưỡng cho tới các xu hướng thức ăn mới nhất, chúng có thể hết sức khó hiểu.

Tuy nhiên, điều đáng mừng là bố mẹ không cần phải có bằng dinh dưỡng để nuôi dạy trẻ khỏe mạnh. Một số hướng dẫn cơ bản sau đây có thể giúp bố mẹ khuyến khích trẻ ăn uống đúng cách và giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.

Dưới đây là 10 quy tắc then chốt mà các mẹ nên làm theo:
  1. Bố mẹ kiểm soát các nguồn cung cấp thức ăn. Bố mẹ quyết định mua những loại thức ăn nào và cho trẻ ăn khi nào. Mặc dù trẻ sẽ đòi bố mẹ cho ăn các thực phẩm ít dinh dưỡng nhưng người lớn nên chịu trách nhiệm khi quyết định loại thực phẩm thường xuyên được tích trữ trong nhà. Trẻ sẽ quen với việc ăn những gì có sẵn trong tủ bếp và tủ lạnh ở nhà. Nếu món ăn vặt ưa thích của trẻ không dinh dưỡng, bố mẹ vẫn có thể thỉnh thoảng mua một lần để trẻ không cảm thấy thiếu thốn.
Bố mẹ nên kiểm soát nguồn thức ăn của trẻ
  1. Từ các loại thức ăn mà bố mẹ đưa ra, trẻ sẽ chọn những thứ chúng sẽ ăn hay là ăn tất cả. Trẻ cần lên tiếng trong vấn đề này - Lên lịch bữa ăn chính và ăn vặt. Từ các lựa chọn mà bố mẹ đưa ra, cho trẻ lựa chọn ăn những gì và ăn bao nhiêu trẻ muốn. Việc này có vẻ hơi tự do một chút, nhưng nếu bố mẹ làm theo bước 1 ở trên, con bạn sẽ chỉ được lựa chọn từ các loại thức ăn bạn mua và được dùng.
  1. Thoát khỏi "câu lạc bộ ăn hết chén" Hãy để trẻ ngừng ăn khi chúng thấy no. Rất nhiều bố mẹ lớn lên theo quy tắc “ăn hết chén”, nhưng phương pháp đó không giúp trẻ lắng nghe cơ thể của mình khi chúng thấy no. Khi trẻ chú ý và phản ứng với cảm giác no, chúng sẽ ăn vừa đủ nhu cầu cho sự phát triển. 
  1. Bắt đầu từ nhỏ. Sở thích về đồ ăn phát triển từ sớm nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn khác nhau. Sở thích bắt đầu hình thành ngay khi trẻ còn sơ sinh. Bố mẹ cần phải dọn một món ăn mới cho trẻ vào những dịp khác nhau để chúng tiếp nhận nó. Đừng ép trẻ ăn, hãy bắt đầu từ vài miếng nhỏ. Với trẻ lớn hơn, yêu cầu chúng thử ăn một miếng.
  1. Viết lại thực đơn của trẻ. Ai nói trẻ chỉ muốn ăn hot-dog, pizza, hamburger, mì ống và pho mát? Khi ăn ở ngoài, hãy để cho trẻ thử thức ăn mới và chúng có thể làm bạn ngạc nhiên khi tự nguyện thử nghiệm. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho phép trẻ thử một ít đồ ăn bạn đưa ra hoặc đưa một món khai vị cho trẻ dùng thử.(Xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
Để cho trẻ thử thức ăn mới, trẻ sẽ thích thú thử nghiệm
  1. Tính lượng calo trong đồ uống. Soda và các loại nước ngọt khác bổ sung thêm nhiều calo và ngăn cản thức ăn bổ dưỡng có lợi. Nước và sữa là thức uống tốt nhất cho trẻ. Nước trái cây nguyên chất cũng tốt, nhưng nếu trẻ ăn được nên cho trẻ ăn trái cây sẽ tốt hơn.
  1. Để đồ tráng miệng ở đúng vị trí của nó. Thỉnh thoảng ăn đồ tráng miệng cũng tốt, nhưng đừng biến món tráng miệng thành lý do chính để ăn bữa tối. Khi món tráng miệng là phần thưởng dành cho bữa tối, trẻ sẽ chú trọng tới những chiếc bánh ngọt hơn là bông cải xanh. Hãy cố gắng trung lập về thức ăn.(cùng khám phá bé suy dinh dưỡng ăn gì)
  1. Thức ăn không phải là tình yêu. Tìm cách tốt hơn để nói "Mẹ yêu con". Khi thức ăn được dùng để thưởng cho trẻ và thể hiện tình cảm, trẻ có thể bắt đầu dùng thức ăn để đối phó với sự căng thẳng hay những cảm xúc khác. Trao những cái ôm, lời khen ngợi, và sự chú ý thay vì thưởng thức ăn.
  1. Trẻ bắt chước bạn. Hãy tự làm vai mẫu và ăn uống lành mạnh. Khi cố gắng để dạy cho trẻ thói quen ăn uống tốt, cố gắng tự mình tạo một ví dụ tốt nhất có thể. Chọn đồ ăn vặt bổ dưỡng, ăn trên bàn, và không bỏ bữa.
Tự làm mẫu để dạy cho trẻ thói quen ăn uống tốt
  1. Hạn chế thời gian xem TV và máy tính. Khi làm thế, bố mẹ sẽ tránh được những bữa ăn vặt vô nghĩa và khuyến khích trẻ vận động. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ giảm thời gian xem TV cũng giảm tỷ lệ béo phì. Khi thời gian xem TV và máy tính được giới hạn, trẻ sẽ tìm thấy những điều tích cực hơn để làm. Và hạn chế “thời gian trước màn hình" có nghĩa là bố mẹ sẽ có nhiều thời gian bên trẻ hơn.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Thực đơn bữa sáng cho bé - tất cả chỉ là cân bằng dinh dưỡng

Một bữa sáng lành mạnh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh là điều cần thiết cho trẻ. Nếu bỏ qua bữa sáng, con bạn sẽ phải cố gắng nạp chất dinh dưỡng cho thời gian còn lại trong ngày, Carole L. Adler, chuyên gia dinh dưỡng, cố vấn y tế, tại phòng nghiên cứu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết.

Nếu trẻ bỏ bữa sáng sẽ không tốt có sức khỏe, Adler cho biết "Những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và phát triển trí não của trẻ". Theo Viện Dinh dưỡng và Ăn uống, các nghiên cứu cho thấy những trẻ có ăn sáng trong độ tuổi đến trường sẽ học tốt hơn trong lớp học.
Như những bữa ăn khác, ý tưởng về một bữa ăn lành mạnh, cân bằng các loại trái cây và rau quả, protein, các loại ngũ cốc và sữa sẽ rất tốt cho con bạn, giúp trẻ phát triển cân bằng và tăng cân khỏe mạnh - không chỉ cho bữa ăn sáng mà trong suốt cả ngày.(Xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)

Một bữa sáng đầy đủ chất sẽ rất tốt cho trẻ trong cả ngày

Dưới đây là 7 lời khuyên cho một bữa sáng nhanh chóng và dễ dàng để đảm bảo con bạn bắt đầu một ngày mới hứng khởi.

Bữa sáng không có nghĩa chỉ là ăn thức ăn như bữa sáng truyền thống

Bất cứ món gì cũng được, miễn là bạn duy trì sự cân bằng dinh dưỡng. Vậy, nếu con bạn muốn đổi từ ngũ cốc sang trứng, không sao cả, cho bé một miếng bánh mì hay ít cơm ăn với trứng kèm ít trái cây và sữa tươi. Cũng chẳng có gì sai với cá ngừ với cần tây trên bánh muffin làm từ bột chưa rây kiểu Anh hay một chiếc sandwich gà tây để bắt đầu ngày mới cả.

Chuẩn bị cho trẻ các loại thức ăn mà chúng thích

Cho trẻ ăn thức ăn mà chúng không thích là không cần thiết và cũng không có hiệu quả. Con bạn có lờ đi món rau và thích pizza không? Pizza với một lớp vỏ ngũ cốc và rau cho bữa sáng. Hoặc làm bánh muffin với bí ngòi và cà rốt, phết bơ đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân giàu protein với một ly sữa. Con bạn có yêu ngũ cốc ngọt? Trộn một ít ngũ cốc ngọt với ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc dinh dưỡng đóng gói tốt cho sức khỏe. "Không có gì phải bàn bạc thêm nữa, và đôi khi chỉ cần một chút gì đó con bạn thích là đủ để giữ chúng vui vẻ" Adler nói.

Hãy để trẻ được chọn thức ăn mà chúng thích

Tạo một sự thỏa hiệp lành mạnh

Hãy nhớ rằng cân bằng dinh dưỡng là quan trọng, không chỉ cho một bữa ăn mà đối với thức ăn trong suốt cả ngày. Nếu bữa sáng không có rau? Hãy chuẩn bị thêm cà rốt, cần tây, các bông cải xanh và một chén sốt hummus như một bữa ăn nhẹ buổi chiều.

Cân nhắc đến mức tăng trưởng và hoạt động

Phát triển cơ thể cần chất dinh dưỡng. Và nếu con bạn đang tích cực vận động để phát triển, chúng cần nhiều calo để thúc đẩy quá trình đó. Adler nói rằng một bữa sáng có chứa protein, chất béo và carbohydrates giúp trẻ thấy no bụng và tiếp tục tập trung cho đến khi ăn trưa. Lựa chọn các protein có thể bao gồm một quả trứng, một số loại hạt, một lát thịt xông khói hoặc pho mát, hoặc một hủ sữa chua.

Đừng để câu "Mẹ ơi, con không có thời gian ăn sáng" như một cái cớ.

Hãy nhớ rằng, ăn uống trên đường đi không có nghĩa là bỏ bữa sáng. Hãy chắc chắn rằng con bạn lấy một miếng trái cây trên đường ra cửa, và giao cho chúng một túi hạt và trái cây trộn hoặc một chiếc bánh tortilla làm bằng bột chưa rây phết bơ đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân và một hộp sữa. "Sinh tố trái cây với sữa hoặc sữa chua chỉ mất vài phút để uống".

Chuẩn bị từ đêm hôm trước.

Buổi sáng là thời gian bận rộn cho tất cả mọi người - bao gồm cả bạn. Vì vậy, hãy dành ra mười phút để suy nghĩ và chuẩn bị bữa sáng từ bữa tối hôm trước. Xắt nhỏ trái cây xếp lớp trong món pudding sữa chua hoặc thêm vào bột ngũ cốc. Cắt rau cho món trứng chiên. Trộn bánh muffin hoặc waffle bằng bột chưa rây, bọc bột, đậy lại và đặt trong tủ lạnh. Lấy chảo để làm bánh kếp hoặc máy xay sinh tố cho món sinh tố ra trước. Đặt một tô hạt và trái cây trộn trên bàn để trẻ bốc một nắm khi chúng bước ra khỏi cửa.

Đọc các nhãn về hàm lượng dinh dưỡng và thành phần khi bạn mua sắm.

"Các nhãn này khiến bạn dễ dàng xác định lượng chất dinh dưỡng mà con bạn nhận được và để so sánh sản phẩm khác". Hãy chắc chắn rằng con bạn có chế độ dinh dưỡng có ít muối và không quá nhiều đường.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Những cách giúp trẻ ăn ngon miệng ( phần 2 )

Không khó để cải thiện chế độ ăn uống của con bạn và thuyết phục trẻ ăn thức ăn lành mạnh, giúp trẻ tránh tính trạng suy dinh dưỡng (xem thêm bé suy dinh dưỡng ăn gì). Và đi kèm với điều đó là một phần thưởng lớn: Một khi trẻ ăn uống đúng cách, có khả năng bạn cũng vậy!

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp trẻ thích thú với bữa ăn hơn, giúp bé phát triển tăng cân khỏe mạnh.

Cho trẻ tham gia

Con bạn sẽ quan tâm hơn tới những bữa ăn lành mạnh nếu chúng giúp lập kế hoạch và chuẩn bị những bữa ăn đó. Vì vậy, hãy để con bạn cùng suy nghĩ lựa chọn về bữa sáng, bữa trưa, bữa tối, và đồ ăn nhẹ ngon, nhanh sau đó. Để chúng giúp bạn:
  • Lên danh sách các mặt hàng tạp hóa
  • Đưa chúng đi cửa hàng tạp hóa/ siêu thị với bạn
  • Chuẩn bị thức ăn (vài việc nhỏ như là trộn thức ăn, rửa thực phẩm, hoặc mở những thực phẩm đóng gói)
  • Làm các món tráng miệng đơn giản (pudding trái cây, nước ép trái cây đông lạnh, hoặc kem trái cây sữa chua)
Hãy cho trẻ cùng tham gia vào bếp cùng bạn

Đừng quên lên kế hoạch về bữa ăn ở nhà và khi bạn ra ngoài ăn. Để giữ cho trẻ khỏi cảm giác thiếu thốn, bạn không muốn cấm trẻ ăn những món yêu thích của chúng như khoai tây chiên, kem, kẹo - chỉ cần đảm bảo rằng thức ăn được cất riêng và thỉnh thoảng cho chúng ăn.

Hãy là một hình mẫu

Con bạn sẽ luôn để ý mọi người xung quanh ăn như thế nào, do đó hãy là một hình mẫu với chúng, dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Một vài cách đơn giản để có một thói quen ăn uống lành mạnh cho hình mẫu bao gồm:
  • Nếu bạn muốn trẻ ăn trái cây và rau của chúng, thì bạn phải ăn trái cây và rau của mình để cho chúng thấy.
  • Từ từ vào giữa bữa ăn nhẹ, và khi bạn ăn nhẹ, hãy chọn thức ăn lành mạnh như rau củ quả, các loại hạt, hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tránh thay đổi khẩu phần; nếu bạn nói không với cỡ siêu lớn và thường bỏ qua sau vài giây, con bạn sẽ chú ý.
  • Chia sẻ một món tráng miệng lành mạnh ở nhà và khi bạn ra ngoài ăn.
  • Hãy lạc quan về cơ thể của bạn và thái độ đối với thức ăn.
Bạn muốn làm một hình mẫu dễ dàng hơn và giúp con bạn ăn uống lành mạnh cùng một lúc? Chỉ cần dự trữ trong nhà bếp và phòng đựng thức ăn với những món ăn lành mạnh như trái cây sấy khô và các loại hạt, sữa chua ít chất béo và pho mát, và nhiều loại rau củ quả khác. Luôn luôn có một tô trái cây trên bàn bếp, nơi dễ dàng để lấy chúng khi ra khỏi nhà. Cũng nên cầm bánh kẹo như bánh ngũ cốc nguyên hạt trên tay. (khám phá thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)

Cha me thường là hình mẫu ăn uống trẻ học theo

Hãy nói chuyện với con bạn về ăn uống lành mạnh

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng trẻ cần được dạy về ăn uống đúng cách. Nó không nhất thiết phải rõ ràng như tại sao một quả táo là món ăn vặt tốt hơn so với một thanh kẹo, nên nói chuyện với trẻ về dinh dưỡng. Thảo luận về các chủ đề như lý do tại sao một số loại thức ăn là một phần của ăn uống lành mạnh hàng ngày, và lý do tại sao các loại thực phẩm khác là một sự thiết đãi đặc biệt.
Dạy trẻ về nguồn gốc của thức ăn với một chuyến viếng thăm đến trang trại địa phương hoặc chợ của nông dân. Chỉ cho chúng cách đọc và làm theo một công thức. Giúp con bạn trồng cây và trông nom một khu vườn, sau đó dạy cho chúng cách chuẩn bị thức ăn từ vườn cây chúng trồng. Chỉ cho con bạn làm thế nào để đọc nhãn dinh dưỡng, làm thế nào để so sánh các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong siêu thị, và làm thế nào để mua sắm.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Những cách giúp trẻ ăn ngon miệng ( phần 1 )

Bố mẹ có thể gặp khó khăn để thuyết phục trẻ tập được thói quen ăn uống lành mạnh khi bạn đang đi nghỉ mát hoặc loay hoay giữa luyện tập thể thao, việc trường, và việc nhà, việc ăn uống không đủ chất có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.(Xem thêm bé suy dinh dưỡng ăn gì)
Lần sau, nếu bạn đang lái xe với cùng đám nhóc đang kêu gào ăn vặt vì nhìn thấy tiệm ăn nhanh từ đằng xa, thì hãy thuyết phục chúng ăn uống đúng cách với những lời khuyên sau.

Lên kế hoạch trước
Cho dù bạn đang vừa đi vừa ăn hay ra ngoài ăn, thì bạn vẫn có thể tìm thấy những món ăn bổ dưỡng cho trẻ (và mình) nếu bạn lên kế hoạch trước. Hãy thử những chiến lược này trước để cải thiện thói quen ăn uống của trẻ.

Lên kế hoạch xây dựng thói quen ăn uống cho trẻ.

Dành thời gian cho bữa sáng.
Dành cho cả nhà khởi đầu tốt đẹp với bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ăn sáng giúp tăng sự tập trung của trẻ trong lớp học, hỗ trợ trong việc duy trì tăng cân khỏe mạnh, và cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động buổi sáng. Những lời khuyên sau có thể giúp bạn chắc chắn rằng bữa sáng là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho con bạn.(xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)
  • Chuẩn bị sẵn sàng từ đêm hôm trước. Lấy bát, thìa, và các hộp ngũ cốc ra trước. Hoặc đặt dĩa và nĩa ra, sau đó nhanh chóng chuẩn bị vài quả trứng vào buổi sáng.
  • Làm đơn giản thôi. Nếu bạn và trẻ không đói vào buổi sáng, hãy làm bữa sáng nhỏ gọn và đơn giản. Ăn một quả chuối hoặc táo với một ít loại hạt, hoặc một hũ sữa chua.
  • Chuẩn bị một món gì đó để mang theo. Bỏ trái cây xắt lát và pho mát vào một hộp nhựa, làm bánh sandwich chuối và bơ đậu phộng, đặt bánh mì vòng nướng lên trên sốt hummus, hoặc trộn một ly sinh tố trái cây.
  • Tận dụng thức ăn thừa. Một miếng bánh pizza rau cho bữa sáng vẫn có vị ngon như đêm hôm trước. Vậy thì hãy làm một chén mì ống với rau củ bỏ lò.
Thức ăn nhẹ thân thiện trên xe
Gói đồ ăn nhẹ lành mạnh mà trẻ có thể tự trông coi, bao gồm các loại thức ăn bảo quản được lâu và thực phẩm tươi (mang theo một thùng làm lạnh nếu bạn có thời gian). Thức ăn bổ dưỡng, thân thiện với trẻ có thể bao gồm:
  • Đồ ăn vặt hỗn hợp
  • Trái cây tươi, dễ ăn như táo, chuối, nho
  • Trái cây sấy khô như nam việt quất, nho khô, mơ, táo, dứa
  • Thanh ngũ cốc granola ít đường
  • Bánh quy nguyên hạt với bơ đậu phộng
  • Miếng pho mát gói sẵn
  • Hũ sữa chua khẩu phần một người
  • Các loại rau dễ ăn như ớt đỏ, cà rốt, cần tây
  • Ngũ cốc khô đóng gói thành các hộp khẩu phần một người

Chuẩn bị những đồ ăn nhẹ dinh dưỡng cho trẻ

Trước khi ra ngoài ăn.
Tìm nhà hàng phục vụ thức ăn dinh dưỡng cho trẻ bằng cách xác định địa điểm trước. Thay vì lái xe loanh quanh tìm kiếm, hãy chọn nhà hàng trước. Tập trung vào những lựa chọn tốt như nhà hàng Á, hay nhà hàng hải sản. Thỉnh thoảng cho mọi người ăn uống thoải mái, giống như nhà hàng buffet, không quan trọng.

Cho trẻ nhiều lựa chọn dinh dưỡng
Nếu đưa cho trẻ một củ cà rốt cho bữa ăn nhẹ buổi chiều, bạn có thể nhận được phản ứng chán ghét từ trẻ. Hãy để trẻ lựa chọn giữa một củ cà rốt, quýt, hoặc một nhúm nho, và bạn có thể sẽ nhận được phản ứng sinh động hơn nhiều. Tất cả chúng ta đều thích những lựa chọn như thế, nên dù ở nhà hay ra ngoài, bạn có thể thuyết phục trẻ ăn uống dinh dưỡng và thúc đẩy chế độ ăn uống của con bạn bằng cách cho phép chúng chọn thức ăn. Chỉ cần chắc chắn rằng lựa chọn của chúng là những thức ăn lành mạnh.
  • Ở nhà hàng. Lần tới, bạn đang ở nhà hàng yêu thích của mình, cho trẻ chọn giữa hai hoặc ba lựa chọn dinh dưỡng. Con thích bánh sandwich gà nướng hay một burger thường? Một đĩa salad trộn, khoai tây nướng, hay bắp? Trái cây đá bào hay sữa chua đông lạnh? Hãy để chúng lựa chọn.
  • Ở nhà. Hãy ăn uống khỏe mạnh vui vẻ bằng cách bắt đầu với một loại thức ăn cơ bản thân thiện với trẻ: Hãy thử làm một chiếc bánh pizza pho mát, burrito gạo và đậu, hoặc mì ống làm từ bột nguyên cám, sau đó để cho trẻ chọn topping hoặc lớp phủ như các sợi ớt đỏ, rau diếp, cà chua, sốt, pho mát ít béo hoặc kem chua.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

7 loại thực phẩm phát triển trí não cho trẻ

Não bộ của trẻ phát triển và biến đổi nhanh như khi chúng lao từ lớp học về nhà. Các loại thực phẩm mà trẻ ăn rất quan trọng "Những năm đầu rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, và những gì trẻ ăn ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng nhận thức". Việc thiếu chất cũng sẽ tăng thêm khả năng bị suy dinh dưỡng ở trẻ, chậm phát triển trí não. (cùng khám phá thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)

7 loại thực phẩm dưới đây có thể giúp trẻ thông minh và giúp trí não của chúng phát triển tốt trong tương lai.

1. Trứng

Protein và các chất dinh dưỡng trong trứng giúp trẻ tập trung, đầu bếp Beth Saltz, chuyên gia dinh dưỡng từ Los Angeles cho biết.
Phục vụ thế nào: Cho trứng vào ngũ cốc nguyên hạt cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ buổi chiều. "Combo protein và carbon hydrat giúp trẻ no đến tận bữa ăn tiếp theo mà không bị hạ đường huyết," Saltz nói. Bạn cũng có thể thử phục vụ bánh mì sandwich salad trứng hoặc một vài quả trứng nhồi.

Trứng có tác dụng giúp trẻ tập trung hơn

2. Sữa chua

Chất béo quan trọng đối với sức khỏe của não bộ, chuyên gia dinh dưỡng Laura Lagano nói. Một hũ sữa chua béo (có nhiều protein hơn các loại sữa chua khác) có thể giúp giữ cho các tế bào não ở dạng tốt cho việc gửi và nhận thông tin.
Cách chuẩn bị: Thêm một hũ sữa chua vào bữa trưa với một chút biến tấu thú vị: ngũ cốc có ít nhất 3 gam chất xơ, và quả việt quất có chứa chất dinh dưỡng polyphenol. Sô cô la viên đen là một lựa chọn khác. Chúng cũng có polyphenol. Các dưỡng chất này giúp giữ cho trí óc thông tuệ bằng cách đẩy nhanh lưu lượng máu lên não.

3. Rau xanh

Rau và cải giàu folate và vitamin giúp hạ thấp tỷ lệ của chứng mất trí nhớ sau này. Cải xoăn là một loại siêu thực phẩm, gồm các chất chống oxy hóa và các chất khác giúp tế bào não mới phát triển.
Cách chuẩn bị: Trẻ thường ít ăn rau xanh. Vì vậy, thay vì phục vụ một đĩa salad, bạn có thể muốn thử một số ý tưởng khác:
  • Cho rau bina hay cải xoăn vào sinh tố cho bữa ăn nhẹ.
  • Thêm rau bina vào trứng ốp-la hoặc món mì nướng Ý.
  • Làm các viên cải xoăn. Cắt cải xoăn từ cuống, rưới dầu ô liu và một chút muối, rồi nướng.
Rau xanh giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ

 4. Cá

Cá là nguồn cung cấp vitamin D và omega-3, giúp bảo vệ não khỏi nguy cơ suy giảm và mất trí nhớ. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi đều giàu omega-3.
"Não nhận càng nhiều omega-3, thì nó sẽ hoạt động tốt hơn và trẻ có thể tập trung tốt hơn" chuyên gia dinh dưỡng Bonnie Taub-Dix, tác giả của Read It Before You Eat It nói.
Cách chuẩn bị: Nướng cá và cho thêm một chén nước sốt để trẻ chấm, thêm cá vào bánh tacos, hoặc làm bánh sandwich cá ngừ.

5. Các loại hạt

Bao gồm protein, các axit béo thiết yếu, vitamin, và khoáng chất, các loại hạt có thể thúc đẩy tâm trạng và giữ cho hệ thống thần kinh của bạn được kiểm soát.
Cách chuẩn bị:
  • Luôn luôn có bơ đậu phộng, hay bạn cũng có thể mua hoặc làm bơ hạt hướng dương. Hạt hướng dương rất giàu folate, vitamin E và selen. Nếu bạn không thể khiến trẻ ăn các loại hạt, hãy phết chúng trên bánh ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì.
  • Hãy làm sốt pesto: Làm nước sốt tốt cho sức khỏe và ngon bằng cách xay các loại hạt kết hợp với dầu ô liu và các loại rau lá xanh đậm, bạn có thể dọn ăn với mì ống ngũ cốc nguyên hạt.
6. Bột yến mạch

Bột yến mạch giàu protein và chất xơ giúp giữ cho động mạch tim và não thông suốt. Trong một nghiên cứu, những trẻ đã ăn bột yến mạch có đường đã làm tốt nhiệm vụ ghi nhớ ở trường hơn những trẻ ăn ngũ cốc có đường.
Cách chuẩn bị: Thêm quế. Nghiên cứu cho thấy, hợp chất có trong gia vị này có thể bảo vệ các tế bào não.

7. Táo và mận

Trẻ con thường thèm đồ ngọt, đặc biệt là khi chúng cảm thấy uể oải. Táo và mận là hộp cơm trưa thân thiện và chứa quercetin, một chất chống oxy hóa có thể chống lại nguy cơ suy giảm tâm thần.
Cách chuẩn bị: Vỏ trái cây rất tốt, do đó, sau khi mua trái cây, rửa sạch, và để chúng trong một cái tô cho những bữa ăn nhẹ nhanh chóng.
Bổ sung đầy đủ chất không chỉ giúp trẻ thông minh hơn, phát triển tăng cân khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa khả năng suy dinh dưỡng ở trẻ.(xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Bé có nguy cơ biếng ăn - hãy cùng bé vào bếp

Các bé nhà mình thích giúp bố mẹ làm thức ăn lắm - đặc biệt là bé út (có lẽ là do khi còn nhỏ bé được bố mẹ địu sau lưng nhiều, khi một trong hai người làm bếp). Các mẹ nên nhờ các bé giúp lên thực đơn trong tuần, đi cửa hàng tạp hóa, nấu ăn, và vâng, thậm chí là lau dọn. Bên cạnh để làm bố mẹ vui, với sự tò mò và mới lạ, chúng sẽ hăm hở giúp đỡ mọi việc đấy. (Xem thêm thực đơn cho bé suy dinh dưỡng)

Có rất nhiều lợi ích khi cho trẻ vào bếp, trong đó có thể bao gồm:

• Trẻ năng ăn hơn khi chúng tham gia chuẩn bị, nhất là khi bắt đầu xuất hiện tình trạng chán ăn. Việc cùng chuẩn bị sẽ khiến cho bữa ăn trở nên thú vị, bé sẽ thích thú với những món ăn do mình cùng tham gia làm hơn.

Cùng chuẩn bị bữa ăn sẽ khiến trẻ thích thú hơn

• Dạy trẻ nấu ăn phần nào xây dựng và rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh.

• Cùng nhau nấu ăn cũng là khoảng thời gian dành cho gia đình, bồi dưỡng tình cảm giữa các thành viên.

Nấu ăn nên làm theo nhóm, bạn không thể giao cho bé bốn tuổi của mình một thức ăn nào đó và để bé tự làm. Có lẽ chính bạn chưa bao giờ giải quyết một điều gì như vậy. Quyết định những công việc cần làm và cùng nhau nấu ăn - mỗi tuần một lần, mỗi ngày một lần – hãy lên lịch.

Nếu bạn có em bé - hãy để bé ngồi gần đó, nơi bé có thể trải nghiệm những hình ảnh, âm thanh và mùi vị của nhà bếp.

Nếu bé mới biết đi, hãy nhờ bé giúp đỡ những việc dễ làm (như là, ấn nút máy xay sinh tố, cho rau diếp vào tô, khuấy,…). Từng khoảng thời gian làm bếp cùng nhau giúp bạn dạy trẻ các kỹ năng vô giá về thói quen, kỹ năng sống.

Với bé lớn hơn, bạn có thể để bé sắp xếp và trang trí các món rau quả tươi trên dĩa. Điều này vừa tập cho bé những khái niệm về hình ảnh và màu sắc.

Để bé cùng lên thực đơn cho bữa ăn, bạn có thể hiểu rõ hơn những món bé yêu hoặc ghét, đồng thời khiến bé cảm giác mình là người quyết định quan trọng cho bữa ăn.

Cùng bé lựa chọn và lên thực đơn cho bữa ăn

Phụ dọn dẹp sau bữa ăn cũng góp phần hình thành ý thức tự giác, vệ sinh sạch sẽ và phụ giúp công việc với mẹ cho bé.

Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chắc chắn là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển tăng cân khỏe mạnh, ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy nhiên, bữa ăn sẽ ngon hơn nếu cả gia đình cùng thực hiện. Con bạn có được tham gia công việc bếp núc không? Chúng có giúp lên kế hoạch, mua sắm hay nấu ăn không? Đừng quên cùng bé vào bếp nhé.

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

Thursday, October 1, 2015

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Theo WHO, ở các nước đang phát triển, có đến 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi liên quan trực tiếp đến suy dinh dưỡng mức độ vừa và nhẹ.
Suy dinh dưỡng ở trẻ là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng cân nặng và chiều cao cũng như sự phát triển chung của trẻ.(Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Vậy suy dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào?
  • Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ: Khi bé bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,… làm bé càng thêm biếng ăn, gầy guộc.
  • Làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất: suy dinh dưỡng làm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể bé kém phát triển, khiến bé chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với bình thường. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng khi trẻ trưởng thành.
  • Suy dinh dưỡng trẻ em làm bé chậm phát triển trí não, phản xạ chậm, thiếu linh hoạt, tiếp thu kém. Bởi ngay cả những dưỡng chất thiết yếu nhất đã thiếu thì các vi chất như sắt, DHA, Taurine, Iốt, … không thể nào đầy đủ cho sự phát triển não bộ.
  • Không chỉ về sinh lý, suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến tâm lý
  • Về vĩ mô, suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến tầm vóc thế hệ mai sau và năng lực lao động của trẻ khi trưởng thành.
Có thể thấy, suy dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp vào sức khỏe cũng như tương lai của bé. Vậy nếu chẳng may bé nhà bạn đang đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bạn nên làm gì?
  1. Hãy chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng một cách khoa học
  1. Về môi trường sống
Một hạt giống không thể nảy mầm nếu thiếu nước và ánh sáng.
Bạn đừng nghĩ môi trường xung quanh không ảnh hưởng đến bên trong cơ thể bé. Nếu phải sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, gần các mầm bệnh, …. sẽ không chỉ làm bé mệt mỏi, sức khỏe yếu đi, mà còn làm bé chán ăn, khó chịu, hay quấy khóc. Từ đó dễ dàng sinh bệnh và càng làm bé kém hấp thu.
Chính vì thế hãy tạo cho bé không gian thoáng đãng, sạch sẽ và thoải mái, tắm rửa thường xuyên. Một môi trường tốt chính là điều cần thiết đầu tiên ngay cả khi bạn muốn phòng ngừa hay điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ.
  1. Tâm lý
Trẻ em là một trang giấy trắng mỏng manh, vì thế những hành động không mấy nhẹ nhàng của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng bé.
Đừng làm bé phải hoảng sợ, đừng hăm dọa khi trẻ biếng ăn, bởi hành động đó sẽ phản tác dụng, làm bé có ác cảm và càng không muốn ăn. Thậm chí ngay cả khi bé cố nuốt thì cơ thể cũng rất khó hấp thụ do ảnh hưởng tâm sinh lý.
Khi dỗ bé ăn bạn nên tạo một không khí thật vui tươi, tích cực. Đó cũng là lý do vì sao những đứa trẻ vui tươi thường hay ăn và chóng lớn hơn.
  1. Không nên quá kiêng khem khi bé bệnh
Việc kiêng ăn quá đáng cho bé là điều không nên. Để chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng trong thời gian bệnh, bạn hoàn toàn có thể cho bé ăn thức ăn bổ dưỡng được hầm nhừ, nghiền nhuyễn.
Nhiều mẹ chỉ cho bé ăn cháo trắng hoặc uống nước cháo loãng mà không cho ăn đầy đủ dưỡng chất vì sợ bé khó tiêu hóa, sợ bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, lúc bệnh mẹ càng phải cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất để bé có sức chống đỡ với bệnh tật, vẫn đảm bảo chế độ ăn đủ chất như ngày thường nhưng chế biến mềm hơn, loãng hơn, cho bé ăn ít một, nhiều lần trong ngày.
Một chế độ ăn khoa học giúp bé nhanh hồi phục bệnh, hạn chế sút cân sau bệnh đấy ạ.
  1. Tẩy giun
Trẻ nhỏ hay đùa nghịch, cầm nắm thậm chí cho vào miệng bất cứ thứ gì trong tầm với, người lớn chúng ta không thể kiểm soát hết được. Chính vì vậy, để tránh nhiễm giun cho trẻ, bạn nên tẩy giun cho bé theo đúng định kỳ như chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi của bé.
  1. Tiêm ngừa
Hãy tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Việc tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng, từ đó góp phần chống lại suy dinh dưỡng.
  1. Vận động
Vai trò của việc tập thể dục chắc bố mẹ nào cũng đã biết. Với trẻ con cũng vậy.
Khi suy dinh dưỡng, cơ thể bé sẽ yếu đi, lười vận động, kém linh hoạt. Do đó, việc khuyến khích bé vận động cơ thể sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tăng chiều cao, tăng cường đốt cháy năng lượng và kích thích bé thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi suy dinh dưỡng.
  1. Hãy nuôi dưỡng bé như một chuyên gia
  1. Bữa chính chất lượng
  • Chọn loại thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nếu bạn đã nấu và để quá 3 giờ thì phải hâm lại trước khi cho trẻ ăn. Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.
  • Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cung cấp năng lượng cho trẻ cao hơn bình thường, bởi khi suy dinh dưỡng, trẻ không chỉ cần năng lượng để hoạt động mà còn cần thêm dinh dưỡng để cấu thành và phát triển cơ thể:
+  Duy trì nuôi bé bằng sữa mẹ cho đến khi bé đủ 18 -24 tháng tuổi
+ Đối với trẻ 1 – 2 tuổi, ngoài việc bú mẹ nhiều lần, nên cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ngày.
+ Trẻ từ 3 – 6 tuổi nên cho trẻ ăn 5 -6 bữa/ngày
  • Bữa ăn của bé cần đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột, đạm, béo, rau củ). Ngay từ khi tập cho trẻ ăn dặm, bạn có thể chế biến và xay nhuyễn đa dạng các loại rau củ, thịt cá, thay đổi vị mỗi bữa để đảm bảo dinh dưỡng đồng thời tạo vị ngon lạ cho bé không chán ngán.
  • Chú ý đến phản ứng của bé khi ăn để điều chỉnh cách nêm nếm và độ loãng của thức ăn.
  • Nhớ cho thêm dầu mõ vào thức ăn để tăng thêm năng lượng, cũng như giúp hấp thu hiệu quả các vitamin tan trong dầu.
Nói đến đây chắc các mẹ thấy một lượng thức ăn hơi bị khủng nhỉ? Nhưng bạn đừng quên, bé nhà mình đang bị suy dinh dưỡng đấy!
  1. Thường xuyên đổi món
Không chỉ cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mà mẹ còn nên thường xuyên thay đổi thực phẩm. Một mặt để bé không thấy ngán khi ăn, mặt khác giúp bé tiếp xúc nhiều loại mùi vị, hạn chế tình trạng “kén cá chọn canh” về sau.
  1. Không ép bé ăn
Việc ép bé ăn món bé không thích, hoặc ép phải ăn hết một lượng thức ăn nhất định là không nên chút nào. Bởi việc này giống như bạn đang phải làm một công việc bạn không hứng thú và bị ép doanh số vậy! Khó chịu lắm phải không? Bé yêu cũng thế! Nên thay vào đó, bạn hãy chú ý xem bé thích loại thực phẩm nào, khẩu vị ra sao và nhất định phải luôn tạo không khí vui tươi, hòa nhã khi “chiến đấu”.
Với trẻ biếng ăn, bạn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần và hãy nhớ không nên dọa nạt bé nhé!
Suy dinh dưỡng trẻ em gây ảnh hưởng lớn trực tiếp đến sức khỏe của bé ở cả hiện tại và tương lai. Không ai muốn bé yêu của mình suy dinh dưỡng cả, nhưng nếu vì một lý do vô tình nào đó bé không thể hoàn toàn khỏe mạnh, bạn hãy cố gắng chăm sóc và nuôi dưỡng bé đúng cách, để bé nhanh chóng bắt kịp sự phát triển với bạn bè cùng trang lứa nhé! Hãy cùng sữa GrowPLUS+ của NutiFood xây dựng nên một thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe mạnh.

Những nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản nhất. Trong đó, sự chăm sóc của cha mẹ chiếm một phần rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. (Xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng cơ thể thiếu protein – năng lượng và các vi chất dinh dưỡng hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ. (Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Những nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
1. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con biểu hiện ở: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh…
2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn
Cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thành phần thức ăn không đảm bảo chất lượng (chủ yếu chỉ có bột, mắm, mì chính).
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm có thể làm cho trẻ ít bú sữa mẹ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
Ngoài ra còn có thể khiến trẻ dễ bị dị ứng vì trẻ chưa tiêu hóa được các protein có trong thức ăn. Nếu cho trẻ ăn bổ sung quá muộn dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng do từ 6 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
3. Cai sữa sớm
Thứ ba là cai sữa sớm. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa những kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Do vậy nếu cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, tốt nhất nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi.
Các bà mẹ cũng nên chú ý không được cai sữa cho trẻ khi chưa cho trẻ ăn bổ sung, khi trẻ đang bị ốm..
4. Trẻ bị rối loạn hấp thu
Khi bệnh trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.
5, Trẻ ốm đau kéo dài
Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
6. Do thể tạng dị tật
Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
7. Trẻ biếng ăn
– Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ, khiến trẻ biếng ăn
– Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
8. Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra còn có những nguyên nhân như: chế biến thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ, trẻ sinh thiếu cân (dưới 2,5kg), trẻ bị các dị tật bẩm sinh (bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, phình đại tràng bẩm sinh…), dịch vụ chăm sóc y tế kém và tập quán nuôi dưỡng, chăm sóc kém khoa học cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Phân biệt suy dinh dưỡng và còi xương ở trẻ

Nhiều bà mẹ thường gộp và hiểu suy dinh dưỡng trẻ em và còi xương là một bệnh, cứ thấy trẻ thấp bé nhẹ cân hơn bình thường là bảo cháu bị còi xương suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau. Có trẻ bụ bẫm ăn ngủ tốt (không suy dinh dưỡng) nhưng vẫn bị bệnh còi xương (còi xương thể bụ bẫm). Mặt khác, nhiều trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng nhưng không hề bị còi xương. (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Phân biệt hai loại bệnh lý
1. Trẻ suy dinh dưỡng
Là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm theo bệnh còi xương hoặc không.
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em là do các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng, cho con ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, ỉa chảy, lao, sởi…), trẻ bị thiếu ăn điều kiện gia đình khó khăn, thức ăn cả chất và lượng đều không đủ và các yếu tố nguy cơ: trẻ đẻ nhẹ cân, bị các dị tật bẩm sinh, tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sai khoa học, trẻ biếng ăn…
2. Trẻ bị còi xương
Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. Nguyên nhân bệnh là do không cung cấp đủ nhu cầu về canxi và phốt pho cho nhu cầu phát triển dẫn đến có những tổn thương ở xương. Bệnh có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.
Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương:
– Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
– Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
– Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Khi trẻ bị còi xương cần:
+ Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ) hoặc chiều sau 5 giờ khi nắng đã dịu.
Dưới da có sẵn các tiền vitamin D (7dehydrocholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ được hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt pho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng, qua kính thì không có tác dụng.
+ Thuốc uống (thường dùng các thuốc sau)
– Thuốc Calcium Corbiere, ống 5ml gồm có: 0.55g Calci glucoheptonat, 0.05g Vitamin C, 0.025g Vitamin PP.
– Thuốc Aquadetrim Vitamin D3 có: Cholecalciferol 15.000 IU/ml (1ml khoảng 30 giọt).
Nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc dù đó là thuốc bổ. Đặc biệt vitamin D dễ có nguy cơ quá liều. Nhu cầu vitamin D hàng ngày ở trẻ và liều dùng cần được xác định cho từng cá nhân, kiểm tra định kỳ và thay đổi cho phù hợp, đặc biệt trong những tháng đầu của trẻ.
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes