BREAKING NEWS

Wednesday, September 30, 2015

Suy dinh dưỡng – Vấn đề không của riêng ai

Dù mức sống người dân Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, nhưng theo thống kê tháng 10 năm 2014 của Bộ Y Tế, nước ta có đến hơn 3,3 triệu trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng.( Xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng cơ thể bé thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, gây ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và phát triển bình thường của trẻ.
Mẹ cần chú ý những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng
Phân loại suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng trẻ em ở mức độ nhẹ và vừa được chia làm 2 loại: suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Trong đó:
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là tình trạng bé không đạt cân nặng theo chỉ số bình thường về độ tuổi so với bạn bè cùng trang lứa cũng như theo thang đo của Bộ Y Tế.
Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng bé chậm phát triển chiều cao, mức phát triển chỉ đạt dưới 90% so với chỉ số chuẩn.
Thông thường bố mẹ và ngay cả các nữ hộ sinh chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà quên theo dõi cũng như đo đạc chiều cao, nhưng thật ra việc tốc độ tăng chiều cao không bình thường ở trẻ cũng là một biểu hiện của sự suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng trẻ em ở mức độ nặng được chia làm 3 loại: thể teo, thể phù và thể hỗn hợp.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo có thể trạng gầy guộc, mất hết lớp mỡ dưới da, cơ thể thiếu hoàn toàn các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Suy dinh dưỡng thể phù là tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng khi trẻ được cho ăn nhiều tinh bột, đường mà thiếu đi các dưỡng chất đa lượng và vi lượng khác, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình làm việc của các cơ quan bên trong cơ thể.
Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp là tình trạng trẻ gầy đi nhưng có thể có phù do thiếu các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt nếu thiếu nhiều vitamin A, trẻ dễ bị khô mắt và có thể bị mù lòa vĩnh viễn.
Nguyên nhân nào gây suy dinh dưỡng ở trẻ em?
Một điều rất may mắn là số trường hợp trẻ em suy dinh dưỡng ở nước ta hiện nay chủ yếu là ở thể nhẹ cân và thấp còi, không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho trẻ nếu sớm tìm ra nguyên nhân và được khắc phục kịp thời.
Bản chất tên gọi “suy dinh dưỡng” cũng đã thể hiện nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng. Nhưng nói đến nguyên nhân sâu xa, các bậc phụ huynh sẽ dễ hình dung hơn và biết mình nên làm gì đấy!
  1. Điều kiện ăn của bé
Sinh ra trong gia đình khó khăn, trẻ em không được ăn uống đầy đủ để cơ thể hấp thu dưỡng chất là nguyên nhân thường thấy tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Không chỉ vậy, việc mẹ thiếu sữa trong giai đoạn đầu nên bé phải bú ngoài nhưng do chủ quan hoặc điều kiện kinh tế mà không thể cung cấp cho bé các dưỡng chất cần thiết khác.
Bên cạnh đó, chế độ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) hoặc cai sữa quá sớm cũng khiến hệ tiêu hóa bé yếu, dẫn đến không tiêu hóa được hoặc kém hấp thu, khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng dù đã được cung cấp.
  1. Trẻ biếng ăn
Đây là tình trạng thường gặp nhất là trong giai đoạn tập ăn dặm cho bé. Bé yêu nhà bạn có thể nhả bỏ, từ chối mọi món ngon mà bạn đầu tư công sức làm ra và không ít mẹ đã phải đau đầu vì điều đó.
Nguyên nhân làm trẻ biếng ăn có thể là do trẻ đang trong một giai đoạn phát triển, khiến cơ thể khó chịu, lười ăn (tập bò, tập đi, mọc răng, …), hoặc cơ thể không khỏe (ho, cảm, sốt, rối loạn tiêu hóa, ngứa ngáy, …), hay do tâm lý không thoải mái của bé khi ăn (ép bé ăn món bé không thích, áp lực về lượng thức ăn, ăn nhiều lần cùng một món, bị hăm dọa/đánh khi không ăn, …).
Song song đó, các loại thuốc, siro kích thích trẻ ăn ngon có thể phản tác dụng khi gây khó tiêu, rối loạn hệ vi sinh đường ruột ở một số trẻ, từ đó làm trẻ biếng ăn.
  1. Nhiễm giun sán
Có thể bé nhà bạn không kén ăn, thậm chí ăn nhiều, ngủ khỏe nhưng vẫn không tăng cân. Nếu vậy, một lý do bạn nên cân nhắc là tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ.
Trẻ con thường thích khám phá, đùa nghịch với nhiều chất bẩn mà chúng ta không thể kiểm soát hết được, do vậy bạn nên thường xuyên tẩy giun định kỳ cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ trong từng độ tuổi. Tránh để bé gầy guộc và bệnh giun ngày càng tiến triển.
  1. Môi trường sống
Môi trường sống khắc nghiệt về nhiệt độ, các hoàn cảnh làm bé phải vận động nhiều, tiêu hao nhiều năng lượng, hoặc sống gần các mầm bệnh, môi trường không sạch sẽ,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Vậy để phòng tránh suy dinh dưỡng trẻ em bạn nên làm gì?
  • Theo dõi chế độ ăn và lượng thức ăn của trẻ
  • Chú ý quá trình phát triển của trẻ xem từng giai đoạn lớn lên của con có tốc độ bình thường như những đứa trẻ cùng trang lứa không
  • Theo dõi chiều cao, cân nặng hàng tháng của bé để kịp thời phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng và tìm ra nguyên nhân
  • Quan sát sự thay đổi bề ngoài của trẻ để tránh các biểu hiện của nhiều loại suy dinh dưỡng nêu trên
  • Cho trẻ ăn dặm đúng tuổi (từ 6 tháng trở lên), không cai sữa sớm, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và duy trì ít nhất đến tháng thứ 18- 24
  • Tạo không khí vui tươi trong bữa ăn, tránh tối đa các trường hợp biếng ăn ở trẻ
  • Tẩy giun thường xuyên, định kỳ và vệ sinh nhà ở, môi trường sống sạch sẽ
Nuôi dưỡng tốt trẻ em hôm nay là gieo mầm xanh cho thế hệ tương lai. Bằng những hành động nhỏ chăm sóc con bạn, là bạn đã góp phần đẩy lùi tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam xuống một con số mới.

Phòng ngừa suy dinh dưỡng với kẽm

Kẽm là một trong những có dưỡng chất quan trọng đặc biệt cho sự phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ ngay từ những năm đầu đời. Nếu trẻ thiếu kẽm sẽ thường dễ bị suy dinh dưỡng,còi cọc và chậm lớn. Nếu bổ sung kẽm đúng cách, trẻ bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là thấp còi sẽ có sự phục hồi rõ rệt cả về tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng. (Xem thêm những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Vai trò của kẽm
Bạn có biết, nếu trẻ khi sinh ra có chiều dài chênh 1 cm so với mức trung bình, thì ở độ tuổi trưởng thành, chiều cao của trẻ có thể chênh lệch lên đến 3cm so với mức trung bình của trẻ cùng độ tuổi.
Kẽm có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng của trẻ giúp trẻ tránh khỏi tình trạngsuy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ biếng ăn. Đồng thời, kẽm còn giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trẻ trước bệnh tật, giúp vết thương mau lành.
Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển và khả năng thực hiện chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch đặc biệt nhạy cảm với tình trạng thiếu kẽm của cơ thể. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, kẽm còn giúp bình thường hoá hoạt động của thị lực và tính toàn vẹn ở da.
Đặc biệt, kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ kẽm đặc biệt là ở trẻ em sẽ giúp cho trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt.
Do vậy, thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng lớn lao đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. Với tầm quan trọng đó, kẽm cần được bổ sung ngay từ trong thai kỳ của mẹ và trong 6 tháng đầu đời.
Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu kẽm
Vốn là một dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng nhưng kẽm thường không được chú ý bổ sung đủ cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày.
Thường kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như hàu, sò, gan heo, hạt điều, đậu phộng… Đây đều là những loại thực phẩm thường trẻ không thích ăn. Do vậy ba mẹ không thường xuyên cho trẻ ăn, chính vì vậy lâu dần dẫn đến tình trạng trẻ không được bổ sung đủ kẽm.
Do cách chế biến thực phẩm, cách nấu nướng dẫn đến việc chất kẽm bị hao hụt. Hoặc trẻ bị mắc một số bệnh dẫn đến việc thải trừ kẽm nhưng lại không được bổ sung kịp thời, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng.
Ảnh hưởng khi trẻ bị thiếu kẽm
Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến của nhiều trẻ do các nguyên nhân thường gặp như: trẻ sinh non, không được bú mẹ, trẻ bị suy dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi), trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng như tiêu chảy, giun, sán…(Xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Nhu cầu kẽm cần cung cấp cho trẻ dưới 1 tuổi vào khoảng 5mg/ngày, ở trẻ 1-10 tuổi khoảng 10mg/ngày, thanh thiếu niên và người trưởng thành khoảng 15mg/ngày đối với nam và 12mg/ngày đối với nữ; phụ nữ mang thai cần  15mg/ngày, cho con bú 6 tháng đầu cần 19mg/ngày và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16mg/ngày.
Các loại thức ăn bổ sung kẽm
Sau đây là danh sách các loại thức ăn có nhiều kẽm: hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng…). Kẽm có nhiều nhất trong các thực phẩm như trai, sò; khá nhiều trong thịt nạc đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu (25-50mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo đánh bóng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25 mg/kg).
Cá, rau củ, rau lá xanh và trái cây cũng chứa kẽm nhưng ít. Với trẻ sơ sinh nên được bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. Lượng kẽm trong sữa mẹ ở tháng đầu tiên là cao nhất (2-3mg/l), sau 3 tháng thì giảm còn 0,9mg/l. Do đó, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm để cung cấp đủ cho cả mẹ và trẻ. Ngoài ra, để trẻ có thể hấp thụ kẽm tốt nhất và tăng cân khỏe mạnh, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ và những dấu hiệu nhận biết

Thế nào là suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng trẻ chậm hay ngừng phát triển do thiếu protein – năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng ở những mức độ khác nhau sẽ có các biểu hiện khác nhau nhưng đều có những đặc điểm chung như xanh xao, gầy guộc, chậm tăng cân, chiều cao, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp).(Xem thêm những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Suy dinh dưỡng ở trẻ em khiến trẻ có sức đề kháng thấp và nguy cơ tử vong do mắc các bệnh thông thường khác cũng cao hơn như bệnh tiêu chảy và nhiễm viêm đường hô hấp, lâu hồi phục làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ
Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em
Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng không khó nhận biết vì dấu hiệu của thiếu vi chất dinh dưỡng thường biểu hiện ra ngoài cơ thể trẻ. Ví dụ như:
  • Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân
  • Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo, mất hết lớp mỡ dưới da bụng
  • Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu
  • Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa
  • Trẻ chậm phát triển vận động.
Trẻ thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, căng thẳng, ít vui chơi.
Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Tuy hiện nay bé suy dinh dưỡng nặng rất hiếm gặp, nhưng nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế có phòng tư vấn dinh dưỡng để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng kéo dài dẫn tới những hậu quả không tốt cho sức khỏe sau này.
Điều trị suy dinh dưỡng nặng ở trẻ
Các phương pháp điều trị suy dinh dưỡng trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ trẻ bị suy dinh dưỡng. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nặng thì phải cho trẻ điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bé suy dinh dưỡng nặng thường hay tiêu chảy, nôn trớ, dễ bị mất nước do đó cần phải cho trẻ bù nước và điện giải. Về chế độ ăn, nên bắt đầu cho những trẻ không mất nước hoặc mất nước đã phục hồi ăn trở lại bằng cách: cho trẻ ăn thức ăn từ lỏng đến đặc, tăng dần calo-protein và chia làm nhiều bữa. Đối với những trẻ chưa cai sữa thì thức ăn tốt nhất vẫn là sữa mẹ.
Chống thiếu máu, chống nhiễm khuẩn, chống hạ đường huyết cho trẻ trong thời gian điều trị bệnh cũng vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ cho trẻ truyền máu, uống viên sắt, uống kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa… và tiêm tĩnh mạch Glucose khi trẻ co giật, hôn mê (dấu hiệu của hạ đường huyết). Để tránh trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt về đêm (thường đi kèm với hạ đường huyết) các mẹ nên ủ ấm và nằm cạnh trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nặng bị phù, lở loét ngoài da có thể gây nhiễm khuẩn huyết nên các mẹ phải chú ý vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ, bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ vào chỗ loét 1-2 lần một ngày.
Nếu trẻ uống sữa ngoài nên cho trẻ ăn bằng thìa, cốc, không được cho trẻ bú bình. Từ tuần thứ ba trở đi có thể cho vào bữa ăn của trẻ những thức ăn theo lứa tuổi để thay thế dần thức ăn từ sữa và quay về chế độ ăn bình thường.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và trung bình có những biểu hiện như: cân nặng còn 60-80% so với mức bình thường, có dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa…, thì các bà mẹ có thể điều trị tại nhà. Bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng bên ngoài từ các loại sữa đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi các chuyên gia hàng đầu như GrowPLUS+ của NutiFood cũng là một phương pháp mà mẹ nên cân nhắc.
Sữa GrowPLUS+ của NutiFood là sản phẩm sữa đầu tiên tại ở Việt Nam dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi. Được các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu từ năm 2009, với một quy trình khoa học mẫu mực tạo ra công thức Weight Pro+, là công thức đặc chế hiệu quả trên nền tảng: “HỆ DƯỠNG CHẤT TỐI ƯU + NGON MIỆNG”.
GrowPLUS+ đỏ đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và GrowPLUS+ xanh giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh.
GrowPLUS+ được Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành kiểm nghiệm lâm sàng, và kết quả có hiệu quả thực sự đối với bé, giúp bétăng cân khỏe mạnh – tăng chiều cao tốt qua 6 tháng sử dụng và đến 93,4% bà mẹ tin dùng. Đây là sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đầu tiên và duy nhất trên thị trường được chứng nhận lâm sàng, một chứng nhận quan trọng đối với các sản phẩm dinh dưỡng.
Với 2-3 ly sữa GrowPLUS+ của NutiFood mỗi ngày, bé được cung cấp hơn 500 kcal, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết. Hơn thế nữa, GrowPLUS+ còn bổ sung thêm rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và phát triển tối ưu.

Trẻ tăng cân thế nào là hợp lý?

Một trong những nỗi lo của các bà mẹ là con mình phát triển như thế đã tốt chưa, trẻ có chậm tăng cân quá không? 
Tâm lý chung các bà mẹ thường nhìn vào các trẻ cùng lứa tuổi con mình và so sánh, khi thấy con nhẹ cân hơn các bạn, thấy không được “tròn tròn” là nỗi lo lại tăng và tìm mọi cách cho trẻ ăn nhiều hơn, ăn nhiều đồ được cho là bổ dưỡng, uống thuốc bổ…
Việc phát triển của một đứa trẻ như thế nào là bình thường, khi nào trẻ tăng cân mẹ nên mừng, khi nào trẻ tăng cân mẹ nên lo chính là câu hỏi cần lời giải đáp.
Thực tế, trẻ phát triển tốt là trẻ cân đối, có cân nặng đạt chuẩn theo tuổi và giới. Như vậy, các mà mẹ cần theo chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ đã được Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu và đưa ra cộng đồng để nỗi lo của mình luôn đúng đắn nhất.
Chuẩn cân nặng của trẻ
Để đánh giá sức khỏe của trẻ cần dựa vào chiều cao cân nặng. Trẻ khỏe mạnh là trẻ có chiều cao cân nặng đạt chuẩn, được theo dõi dựa theo biểu đồ tăng trưởng. Biểu đồ này thường có trong các sổ khám bệnh của trẻ, ở trạm y tế nơi trẻ tiêm phòng. Trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ thì mỗi lứa tuổi đều có khoảng cách chiều cao cân nặng bình thường trong giới hạn từ nhẹ nhất đến nặng nhất. Trẻ tăng cân tốt nhất là nằm trong giới hạn chuẩn theo tuổi và giới. Chỉ khi nào trẻ không tăng cân 3 tháng liền hoặc trẻ sụt cân bạn mới phải lo lắng và cần tăng cường dinh dưỡng giúp bé tăng cân tốt hơn, hoặc trẻ tăng cân quá nhiều so với chuẩn bạn cũng cần cảnh giác khẩu phần ăn đã thừa đối với trẻ và nguy cơ dẫn đến béo phì rất cao.
Tốc độ tăng trưởng của trẻ
Sự tăng trưởng của trẻ theo một quy luật tăng cân nhanh sau sinh, giảm dần cho đến tuổi tiền dậy thì. Các bà mẹ nên biết tốc độ phát triển bình thường của trẻ để theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Tăng cân bình thường của trẻ ước tính trong các khoảng sau:
– Từ lúc sinh đến 3 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 600 – 800g, có tháng trẻ tăng đến 1kg.
– Từ 3 – 6 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 500 – 600g.
– Từ 6 – 9 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 400 – 500g.
– Từ 9 – 12 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 300 – 400g.
– Từ 12 – 24 tháng: mỗi tháng trẻ tăng 150 – 300g.
– Từ 2 – 10 tuổi: mỗi tháng trẻ tăng 100 – 200g.
Tiền dậy thì và dậy thì mỗi tháng trẻ tăng 200 – 500g, đôi khi hơn nữa tùy vào chế độ dinh dưỡng và hoạt động của trẻ.
Giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh
Cha mẹ cần biết rõ quy luật phát triển cân nặng của trẻ để chăm sóc trẻ một cách khoa học, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, không suy dinh dưỡng cũng không thừa cân béo phì (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng). Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải đủ theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ tăng cân đều đặn đúng theo lứa tuổi như trên chứng tỏ chế độ ăn uống của bé hiện tại phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Trường hợp trẻ chậm tăng cân so với độ tuổi, hoặc ba tháng liền trẻ không tăng cân hoặc trẻ sụt cân trong thời gian gần đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để. Những trẻ này và các trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng vừa khỏi cần tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp trẻ tăng cân nhanh để phục hồi và bắt kịp đà tăng trưởng. Cần chú ý các bữa ăn luôn đủ 4 nhóm thực phẩm, tăng thêm mỗi ngày một bữa ăn, đậm độ năng lượng trong mỗi bữa ăn cũng cần nhiều hơn bằng cách thêm dầu ăn vào khẩu phần, chế biến thức ăn đặc, nếu trẻ nhỏ ăn bột, cháo đặc khó nuốt thì có thể thêm vào các loại bột mộng để làm loãng thức ăn nhưng năng lượng không giảm, đồng thời tăng cường thêm các sản phẩm sữa giàu dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh trong khẩu phần hàng ngày… đảm bảo đủ rau và trái cây tươi mỗi ngày giúp bé nhận đủ dưỡng chất và phát triển tốt nhất chiều cao, cân nặng, trí tuệ.
Trong chăm sóc trẻ việc theo dõi tăng trưởng của trẻ có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.

Dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ

Khác với người lớn, trẻ cần phải lớn lên mỗi ngày, các tế bào cơ thể, các cơ quan chức năng không ngừng tăng trưởng và phát triển cả về kích thước, số lượng cũng như hoàn thiện về chức năng từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành để trở thành người lớn khỏe mạnh. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đóng vai trò quyết định đến tầm vóc và trí tuệ của trẻ sau này.
Có ba giai đoạn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ cần được cha mẹ, người nuôi trẻ lưu tâm đặc biệt đó là giai đoạn bào thai, giai đoạn ba năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
Giai đoạn bào thai
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mỗi đời người. Nhiều nghiên cứu cho thấy tầm vóc của người trưởng thành và số lượng tế bào thần kinh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn trong bào thai và năm đầu tiên. Do đó, muốn trẻ cao to hơn, thông minh, khỏe mạnh hơn, cha mẹ cần chăm sóc ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ, mẹ phải tăng cân tốt khoảng 10 – 12kg trong suốt thời gian mang thai. Điều này giúp thai nhi phát triển tốt về cân nặng, chiều dài, hình thành đầy đủ và khỏe mạnh các cơ quan, bộ phận, đặc biệt hệ thần kinh và số lượng tế bào thần kinh, đồng thời còn giúp mẹ dự trữ 4 – 5kg mỡ để tiết sữa sau này.
Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai cần chú ý theo các giai đoạn của thai kỳ, nguyên tắc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và phần tăng thêm hợp lý để nuôi dưỡng thai nhi và các phần phụ của thai. Những tháng đầu, mẹ ăn gần như bình thường, tăng cường các chất dinh dưỡng cho não thai nhi như DHA có nhiều trong cá biển, đậu đỗ…, tăng cường rau, trái cây tươi, tăng thêm sữa trong khẩu phần hàng ngày. Các tháng cuối là giai đoạn thai phát triển nhanh về cân nặng, chiều dài cần tăng cân đối toàn bộ khẩu phần, mỗi bữa thêm nửa chén cơm so với bình thường, tăng thêm ngày 3 bữa phụ với sữa, bánh, trái cây, bún… càng đa dạng càng tốt.
Giai đoạn ba năm đầu đời
Đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất về thể chất cũng như tinh thần từ sau sinh đến tuổi trưởng thành. Trẻ 1 tuổi cân nặng gấp ba lần lúc sinh, trọng lượng não cũng tăng gấp ba lần, chiều cao tăng thêm 50% so với lúc chào đời. Khi trẻ 2 tuổi chiều cao đúng bằng một nửa chiều cao lúc trưởng thành. Năm thứ 3 chiều cao bé tăng thêm khoảng 20% so với lúc mới sinh.
Giai đoạn này còn là thời điểm trẻ học ăn, học nói, học ngồi, học đi, học giao tiếp với cha mẹ, mọi người xung quanh và thế giới bên ngoài, trẻ thay đổi và lớn lên mỗi ngày về vóc dáng, sự hiểu biết. Dinh dưỡng dưỡng đúng và đủ giai đoạn này giúp trẻ phát triển tối đa so với tiềm năng, phòng tránh suy dinh dưỡng, giúp trẻ lớn nhanh khỏe mạnh và thông minh. (xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho ăn dặm đúng cách từ tháng thứ 6 với chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, chế biến phù hợp độ tuổi của trẻ. Tập trẻ ăn quen dần với nhiều loại thức ăn, đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ 4 nhóm thực phẩm, cân đối về năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng, cho bú mẹ hoặc uống đủ sữa theo độ tuổi. Sử dụng thực phẩm giàu dưỡng chất cho não bộ như DHA, ARA, Cholin, Taurin…, giàu vitamin, khoáng chất…
Lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì – một giai đoạn đặc biệt
Sau giai đoạn phát triển đặc biệt nhanh trong ba năm đầu đời, tốc độ phát triển của trẻ giảm xuống và tăng chậm khá ổn định. Cho đến lứa tuổi dậy thì, 10 – 18 tuổi lại có sự gia tăng đột biến về sự tăng trưởng. Đây là giai đoạn tăng tốc phát triển đồng thời cũng là giai đoạn cuối cùng quyết định tầm vóc của người trưởng thành. Trong giai đoạn này, sự phát triển cân nặng chiếm đến 50% và chiều cao chiếm đến 15% so với cân nặng và chiều cao ở người trưởng thành. Đặc biệt trong giai đoạn tiền dậy thì, trước khi trẻ gái hành kinh, trước khi trẻ trai có biểu hiện xuất tinh lần đầu có một hoặc hai năm trẻ tăng vọt về chiều cao đến 8-10cm/năm. Khi đã có biểu hiện dậy thì, tốc độ phát triển giảm mạnh, chiều cao tăng rất ít hoặc gần như không tăng thêm nữa.
Giai đoạn này còn là giai đoạn tích lũy xương quan trọng nhất, tích lũy đến gần 50% khối lượng xương giúp phòng tránh loãng xương sau này, vì sau tuổi 30 – 35, bộ xương không được tích lũy nữa mà mất dần đi.
Dinh dưỡng trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình, giúp tích lũy xương cao nhất, giúp trẻ trở thành người lớn với vóc dáng cao to, khỏe mạnh, thông minh vượt trội. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ về năng lượng, cân đối các thành phần dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu đạm, giàu canxi, sắt, kẽm…
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý theo từng giai đoạn phát triển, cần chú ý vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tâm hồn, vận động và giấc ngủ cũng là những yếu tố góp phần quyết định sự phát triển toàn diện, tăng cân khỏe mạnh của trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng cần chế độ ăn uống như thế nào?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.  (Xem thêm thế nào là suy dinh dưỡng)
Đặc biệt, hầu hết bố mẹ luôn chú ý đến cân nặng của trẻ nhiều hơn chiều cao, ngay từ khi sinh ra. Tuy nhiên, chiều cao lại chiếm phần khá quan trọng bởi nó phản ánh được tình trạng dinh dưỡng của trẻ về sau. Nếu trẻ không có chế độ dinh dưỡng hợp lý đễ tăng cân khỏe mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chiều cao và suy giảm trí thông minh. (Xem thêm biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Những lưu ý dinh dưỡng cho trẻ
Bạn cần lưu ý những nguyên tắc chung sau đây để làm phong phú hơn chế độ thức ăn của trẻ em suy dinh dưỡng. Có được nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng dồi dào sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thu tốt hơn.
Tăng dầu mỡ
Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng cao gấp đôi chất bột và chất đạm. Trong mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ. Những loại dầu từ hạt như dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương… rất giàu omega 3 – chất chiếm vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch.
Bổ sung kẽm
Từ lâu kẽm đã được chứng minh là dưỡng chất có vai trò quan trọng đặc biệt cho sự phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ ngay trong những năm đầu đời. Chính vì vậy, nếu thiếu kẽm thường sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn, còi cọc và chậm lớn. Bố mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ với các loại thực phẩm giàu kẽm như gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các loại hạt có dầu như hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng… Kẽm cũng có nhiều trong các thực phẩm như trai, sò; trong các loại thịt nạc đỏ như heo và bò. Đặc biệt là các loại ngũ cốc thô và các loại đậu, đây là nguồn bổ sung kẽm vô cùng phù hợp với trẻ.
Cho trẻ ăn thức ăn đặc
Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn được nấu loãng, nhiều nước thì nguồn năng lượng trẻ hấp thu sẽ thấp hơn nhiều so với thức ăn đặc. Nếu nấu đặc trẻ khó ăn, bố mẹ có thể dùng men amylase hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ, hoặc đơn giản hơn dùng nước giá đỗ cho vào thức ăn đặc sẽ làm thức ăn lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Tăng cường dưỡng chất
Trẻ cần ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và phong phú các loại thực phẩm. Nên cho trẻ ăn đủ cả xác thực phẩm, do đó khi chế biến bố mẹ nên chú ý băm nhuyễn và nấu mềm thực phẩm. Nên cho trẻ ăn nhạt và đừng cho nhiều gia vị. Lưu ý khẩu vị của trẻ để điều chỉnh chế độ ăn uống và loại thực phẩm thích hợp. Trái cây thường có rất ít năng lượng, chất xơ và có dồi dào vitamin nên bố mẹ có thể thường xuyên bổ sung nhiều cho trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng . Tốt nhất là không nên tự ý mua thuốc bổ sung dinh dưỡng cho con để tránh gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Bài Duyệt Bởi: Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood

Bí quyết chống lại suy dinh dưỡng thể thấp còi

“Bé chị lúc mới sinh được bao nhiêu ký? Cháu nhà cậu được bao ký rồi?” thật không khó để chúng ta thấy rằng đa số mọi người đều xem cân nặng là chỉ số đầu tiên và đôi khi là duy nhất khi muốn nói đến sự phát triển của trẻ. Nhưng bạn có biết, chúng ta chỉ đang chú trọng đến một phương diện mà quên rằng bé có thể bị suy dinh dưỡng thấp còi?

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2014 cả nước có 24,9% trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thấp còi. (xem nhữngbiểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng)
Vậy suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi là gì?
Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng bé chậm phát triển chiều cao, mức phát triển chỉ đạt dưới 90% so với chỉ số chuẩn.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có mức phát triển chiều cao đạt dưới 90% chỉ số chuẩn
Mức chiều cao trung bình của một đứa trẻ khỏe mạnh lúc mới ra đời là 50cm. Nếu bé yêu nhà bạn chưa đạt tới mức này thì bạn sẽ phải nổ lực nuôi dưỡng để nâng tầm vóc bé đấy!
Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Chiều cao của trẻ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của di truyền, tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể cải thiện một cách đáng kể nếu trẻ được quan tâm và chăm sóc đúng cách.
Bên cạnh đó, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi:
  • Không cung cấp đầy đủ dưỡng chất và khoáng chất cho bé từ khi còn nằm trong bụng mẹ
  • Cai sữa bé quá sớm và tập ăn dặm khi bé chưa đủ 4 tháng tuổi: nhiều người nghĩ rằng việc tập ăn sớm cho bé sẽ giúp bé chóng lớn, khỏe mạnh hơn. Nhưng sự thật lại phản tác dụng, trong giai đoạn đầu đời bé rất cần nguồn sữa mẹ, việc cho ăn dặm sớm hơn tiêu chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, hệ lụy đến quá trình hấp thu sau này.
  • Trẻ bị thiếu các dưỡng chất trong quá trình nuôi dưỡng, nhất là các loại vitamin và khoáng chất như canxi, magie, kẽm,…: việc thiếu hụt dinh dưỡng này có thể do trẻ biếng ăn hoặc điều kiện chăm sóc bố mẹ dành cho bé chưa đầy đủ.
  • Do trẻ bị mắc một số bệnh lý khi còn nhỏ: viêm nhiễm, sinh non, cường giáp, …
  • Trẻ nhỏ không được tiêm phòng đầy đủ, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc thói quen không thích vận động của trẻ.
Suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi có ảnh hưởng gì không?
Việc chậm phát triển chiều cao không chỉ làm thể trạng bé thua kém những đứa trẻ khác, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý khi trẻ trưởng thành cũng như tầm vóc dân tộc Việt Nam so với bạn bè thế giới.
Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng thể thấp còi còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe hiện tại của bé:
  • Trẻ yếu sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng: tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp,…
  • Suy giảm sự phát triển hệ cơ xương và tất cả các cơ quan khác
  • Chậm phát triển trí não: không lanh lợi, giao tiếp xã hội kém, học hỏi và tiếp thu chậm,…
Về lâu dài, khả năng lao động của trẻ sẽ giảm so với người khác khi trưởng thành và nguy cơ sinh con bị suy dinh dưỡng giống mẹ (nếu là bé gái).
Suy dinh dưỡng thấp còi gây nhiều ảnh hưởng đến trẻ trong hiện tại và tương lai
Nên làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi?
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết và khoáng chất ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ
  • Không cai sữa sớm, nhất thiết phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến tháng thứ 18 – 24, trường hợp mẹ không đủ sữa mới dùng thêm sữa ngoài phù hợp
  • Cho trẻ ăn dặm đúng tuổi, thay đổi món ăn thường xuyên và tạo không khí tích cực trong bữa ăn để chống lại tình trạng biếng ăn của trẻ
  • Theo dõi tăng trưởng hàng tháng của bé cả về cân nặng và chiều cao
  • Khuyến khích bé vận động, vui đùa
  • Tiêm ngừa đủ liều, đủ loại theo quy định
  • Tẩy giun cho bé định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ tùy vào độ tuổi
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để loại bỏ mầm bệnh và tạo không gian phát triển lành mạnh cho trẻ
Mức độ ảnh hưởng của suy dinh dưỡng thấp còi đến bé yêu không hề nhẹ nhàng, nên việc phòng tránh là vô cùng cần thiết. Trong số các phương pháp phòng tránh thì việc cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là rất và quan trọng. Chính vì thế, khi trẻ biếng ăn, bố mẹ cần tìm một nguồn dưỡng chất tốt khác bổ sung ngay cho bé.
GrowPLUS+ đỏ của NutiFood là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường được chứng nhận lâm sàng với công thức chuyên biệt dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, sẽ thực sự mang đến hiệu quả tăng cân – phát triển chiều cao cho bé yêu của bạn chỉ trong 6 tháng sử dụng!
GrowPLUS+ đỏ là sản phẩm đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Được đảm bảo chất lượng bởi hệ thống Quản Lý Chất Lượng ABS – QE Hoa Kỳ, GrowPLUS+ đỏ hoàn toàn không chứa bất kỳ chất kích thích tăng trưởng gây hại nào. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm với hơn 93,4% bà mẹ tin dùng!
Hãy cùng GrowPLUS+ đỏ chăm sóc bé yêu của bạn và gây dựng một thế hệ Việt Nam cao lớn hơn!
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes