BREAKING NEWS

Thursday, August 20, 2015

Trẻ bị suy dinh dưỡng ăn uống thế nào

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng.

Các chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của Nutifood khuyên mẹ nên có chế độ ăn uống cho con phù hợp và khoa học, và lưu ý những vấn đề sau
- Tăng dầu mỡ:
Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
- Nấu đặc:
Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
- Tăng bữa ăn:
Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối..., vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.
Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn" dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.

- Tăng cường chất dinh dưỡng:
Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.

Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính.

Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), và mẹ nên chọn loại sữa đặc trị cho trẻ với công thức chuyên biệt, mẹ có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩn đặc trị suy dinh dưỡng, thấp còi của Nutifood, đó là sữa GrowPLUS+ tại http://www.nutifood.com.vn/suy-dinh-duong

Bí quyết nuôi con thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi

Tất cả trẻ em xứng đáng có sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống. Tuy nhiên ở Việt Nam cứ ba trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ không đạt được chiều cao tối ưu – điều này còn có thể dẫn đến các hậu quả tai hại khác về nhận thức, khả năng thu nhập sau này.

Tình trạng Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ không chỉ riêng là nỗi lo của mẹ, mà còn là nỗi lo của các chuyên gia dinh dưỡng trong nước và quốc tế, vì hơn ai hết, trẻ em cần được phát triển bình thường, khỏe mạnh, với một tương lai tương sáng.
Ðối với trẻ em suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao, có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng. Theo chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của NutiFood, suy dinh dưỡng không phải là một bệnh lý khó điều trị, chỉ cần mẹ có những biện pháp phòng ngừa và chế độ đặc trị đúng cách :

Phòng chống suy dinh dưỡng cho con ngay từ những ngày đầu thai kỳ:
Chuẩn bị dinh dưỡng cho mẹ ngay từ khi chuẩn bị mang thai và trong suốt thai kỳ, đảm bảo đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, để khi ra đời trẻ khỏe mạnh, có chiều dài đạt chuẩn, không bị duy dinh dưỡng bào thai.
Dinh dưỡng cho con từ những năm đầu đời:
Nuôi con bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu, tiếp tục cho con bú đến 18 – 24 tháng nếu mẹ có điều kiện. Thời kỳ ăn dặm, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ năng lượng, đủ 4 nhóm thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Theo dõi và điều trị dứt điểm các bệnh lý của trẻ
Trẻ em có hệ miễn dịch khá yếu, nhất là khi môi trường sống nhiều thay đổi và độc hại. Do vậy, mẹ cần quan tâm và sớm điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn, chăm sóc dinh dưỡng tốt trong thời gian trẻ nhiễm bệnh. Giữ gìn vệ sinh và tạo cho trẻ môi trường sống trong sạch, không bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu trẻ đang trong tình trang suy dinh dưỡng thấp còi, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và đảm bảo vi chất. Trong thực đơn dinh dưỡng, đảm bảo bé ăn đủ nhu cầu về năng luợng và các chất dinh dưỡng, đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Tăng lượng thức ăn trong mỗi bữa, tăng cường đậm độ năng lượng cho các bữa ăn bằng cách cho ăn đặc hơn, thêm nhiều dầu mỡ, thịt cá vào chén cháo, chén bột của bé, nếu quá đặc bé khó ăn thì có thể dùng các loại bột mộng để làm loãng thức ăn. Hoặc tăng thêm số bữa ăn trong ngày nếu bé không ăn được nhiều trong một lần, cho bé ăn thêm trái cây, phô mai, bánh flan... giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng, năng lượng cho bé phát triển. Cần thiết bổ sung thực phẩm cao năng lượng hoặc sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng nếu thiếu sữa mẹ. Nên chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giúp bổ sung nhiều dưỡng chất, cung cấp đủ nhu cầu canxi, khoáng chất sắt, kẽm, iốt… cũng như những vitamin mà trẻ suy dinh dưỡng hay bị thiếu để hồi phục nhanh cân nặng và phát triển chiều cao tốt. 


Bên cạnh đó chú ý cho bé vận động, tắm nắng mỗi ngày, ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 22g cũng là những biện pháp quan trọng giúp bé tăng chiều cao tốt, ăn ngon miệng hơn, nhanh lớn hơn 
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung sữa GrowPLUS+ của NutiFood , đặc chế cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi, được chứng nhận lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dành cho trẻ thiếu cân, thiếu chiều cao. Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện MCT - chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; việc bổ sung lysin, kẽm, Fos/inulin, vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với selen, vitamin A-C-E; GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, taurin, cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn. 

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Nhu cầu chất béo ở trẻ cũng cao hơn ở người trưởng thành vì trọng lượng não của bé tăng nhanh trong những năm đầu đời.
Hỏi: Tại sao những bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng thường không thích ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là chất béo? (Huỳnh Thị Diễm K.)
Trả lời:
Chào bạn! Năng lượng, chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Nhu cầu chất béo ở trẻ cũng cao hơn ở người trưởng thành vì trọng lượng não của bé tăng nhanh trong những năm đầu đời, não bộ và các mô thần kinh rất giàu chất béo, nếu thiếu hụt trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan, đặc biệt là trí não. Nhưng những trẻ thấp bé nhẹ cân, hoặc những bé có chiều cao, cân nặng nằm trong chẩn đoán suy dinh dưỡng lại không thích ăn những thức ăn giàu năng lượng, thức ăn có nhiều chất béo, thậm chí có trẻ còn ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân có thể những bé này bị bệnh lý ở các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bệnh lây nhiễm, bệnh bẩm sinh… làm trẻ kém hấp thu các dưỡng chất. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân thường gặp khác do các bé biếng ăn, ăn ít, hoặc do sai lầm trong chế độ nuôi dưỡng không phù hợp lứa tuổi bé như cho ăn bột trước 4 tháng, ăn cơm khi bé chưa có răng nhai, hoặc do thực phẩm không đảm bảo chất lượng dẫn đến cơ thể bé bị thiếu năng lượng, protein, vi khoáng chất trong một thời gian dài. Đây là những thành phần tạo nên hệ thống men (enzym) như amylase, pepsin, lipase, trypsin, chymotrypsin, nuclease, gastrin… giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Vòng lẩn quẩn biếng ăn gây suy dinh dưỡng, trẻ em suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn, cứ như vậy kéo dài dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính, làm trẻ giảm sức đề kháng, càng dễ mắc bệnh.
Trường hợp các bé suy dinh dưỡng cần chế độ ăn giàu năng lượng để bé hồi phục, rất cần dầu mỡ vì cho năng lượng cao, nếu bé không chịu ăn có thể tập bằng cách cho ăn từng ít, tăng dần lên, kết hợp khám dinh dưỡng để được bổ sung các men hoặc vi chất trẻ đang thiếu, hoặc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng, các sản phẩm có bổ sung chất béo chuỗi trung bình MCT giúp hấp thu dễ dàng, nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng sử dụng cho trẻ.
* Nên mua men tiêu hóa, thuốc bổ loại nào để giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn uống ngon miệng mau phục hồi bệnh? (Hoàng Thi M.)
Trả lời: Đa phần khi bố mẹ khám dinh dưỡng cho bé đều mong mỏi bác sĩ cho đơn thuốc giúp bé ăn ngon miệng, hoặc xin bác sĩ thuốc bổ để giúp bé mau hồi phục. Thậm chí không có điều kiện đi khám bệnh thì việc ra nhà thuốc để tìm các loại thuốc này rất dễ, rất phong phú, đa dạng nhiều chủng loại, điều này hoàn toàn không nên.
Mục đích khi khám dinh dưỡng, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân làm bé mình chậm phát triển, tìm các dấu hiệu thiếu vitamin và khoáng chất, thậm chí cho làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán, từ đó quyết định bổ sung cho bé các vi khoáng hoặc men gì bé thiếu. Ví dụ, những bé rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh làm loạn khuẩn ruột bác sĩ sẽ cho thuốc có vi khuẩn lợi khuẩn; những bé tiêu phân sống do thiếu men pepsin, men lipase... bác sĩ sẽ kê toa thuốc chứa loại men này. Nói chung, bác sĩ sẽ cho thuốc tùy vào bệnh cảnh của trẻ, kể cả thuốc bổ. Chứ không phải bé suy dinh dưỡng, chậm lên cân là do thiếu “men tiêu hóa”, bố mẹ tự ra tiệm mua “men tiêu hóa” cho trẻ uống hàng tháng cùng với sữa... Tương tự như vậy với thuốc bổ, tùy thực tế bé thiếu vitamin khoáng chất nào, bác sĩ cho đúng liều lượng, đúng loại bé cần. Không tự ý dùng thuốc theo kinh nghiệm, theo quảng cáo, thuốc không rõ nguồn gốc.
Bạn nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để xác định tình trạng dinh dưỡng, được hướng dẫn cách chăm sóc cũng như thuốc men. Bạn cũng nên chú ý cách cho bé suy dinh dưỡng ăn uống, khi bé ăn không ngon miệng, chán ăn, bằng cách chia nhỏ bữa ăn nhiều lần, chế biến món ăn đầy đủ dưỡng chất, hợp khẩu vị, cho thêm dầu mỡ, chọn lựa các thực phẩm giàu năng lượng nhưng dễ tiêu hóa với trẻ, uống sữa cho trẻ suy dinh dưỡng, theo dõi cân nặng của trẻ hàng tháng để điều chỉnh chế độ ăn uống. Đây mới là loại “thuốc” tốt nhất cho trẻ suy dinh dưỡng. Chúc bạn và bé khỏe!
BS CK1 Hoàng Hồ Thống Nhất - Chuyên gia Tư vấn Dinh dưỡng NutiFood

Sản phẩm phòng ngừa suy dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em hay gặp là do dinh dưỡng chưa hợp lý. Suy dinh dưỡng lại ảnh hưởng lớn đến tầm vóc và sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, việc phòng chống suy dinh dưỡng cần được tiến hành ngay từ khi bà mẹ chuẩn bị mang thai.
 
Phòng ngừa suy dinh dưỡng
Bà mẹ mang thai cần có chế độ ăn nhiều hơn bình thường tất cả các chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, B, PP, C... chất khoáng như canxi, sắt... cần ăn đa dạng các loại thức phẩm, uống sữa dành cho bà bầu, đảm bảo mẹ tăng cân 10 - 12kg trong suốt thai kỳ, để sinh trẻ đủ cân, khỏe mạnh.
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng, sữa mẹ là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý, tập cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 6. Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn (bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất), duy trì sữa mẹ đến 18 - 24 tháng. Nếu không đủ sữa mẹ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngừa và trị bệnh bằng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Cần tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi là một trong những cách phòng ngừa suy dinh dưỡng.
Sản phẩm giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em
Ngoài các thức ăn giàu đạm, vitamin, khoáng chất, chất béo động vật và thực vật là những thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của trẻ thì một thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ đó là sữa, bỡi vì không một loại thực phẩm đơn độc nào chứa đầy đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết như sữa, chính vì vậy trẻ cần uống đủ sữa theo độ tuổi.
Đặc biệt những trẻ em suy dinh dưỡng, hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng, trẻ vừa ốm dậy, trẻ ăn uống kém... cần chọn lựa những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung phù hợp, giúp trẻ phục hồi dinh dưỡng nhanh chóng như các sản phẩm dinh dưỡng giúp tăng cân, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng, sản phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi... giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng, hạn chế tối đa các hậu quả do suy dinh dưỡng gây ra.


  
GrowPLUS+ của Nutifood - Dinh dưỡng đặc trị giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh và suy dinh dưỡng thấp còi, được nghiên cứu bỡi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam và NutiFood, dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Sản phẩm được đảm bảo bởi Hệ thống Quản Lý Chất Lượng ABS-QE Hoa Kỳ, hoàn toàn không chứa bất kỳ chất kích thích tăng trưởng gây hại nào. Đặc biệt, với công thức Weight Pro, gồm 3 tổ hợp chất thiết yếu hỗ trợ tối đa giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thiếu cân, gầy còm:
Giàu dinh dưỡng: giàu năng lượng, chất đạm, chất béo cần thiết hỗ trợ quá trình phát triển cấu trúc và chức năng của cơ thể, rất cần thiết cho thể trạng thiếu cân, gầy còm của trẻ.
Bảo vệ cơ thể: Các dưỡng chất hỗ trợ quá trình phát triển như Selen, Vitamin A, E, C tăng cường bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Kích thích ngon miệng: Lysin, kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình chuyển hóa, giúp trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng đồng thời kích thích sự thèm ăn.
Sữa GrowPLUS+ cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, còn có các yếu tố giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Omega 3, Omega 6, Taurin, Cholin trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.
GrowPLUS+ gồm 2 loại: GrowPLUS+ đỏ - dinh dưỡng đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và GrowPLUS+ xanh - dinh dưỡng đặc trị giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, các sản phẩm có cả dạng bột và dạng pha sẵn tiện lợi với chất lượng hoàn toàn như nhau, bạn có thể an tâm cho trẻ mang theo đến trường, đi chơi, đi du lịch...
(R.D - Theo SGGP Thứ 7)

Chế độ chăm sóc đặc biệt khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

Như các mẹ đã biết, suy dinh dưỡng, thấp còi để lại rất nhiều hậu quả không những tác động nghiêm trọng đến sự hoàn thiện, phát triển sức khỏe, trí tuệ của trẻ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, chúng ta cần hết sức quan tâm theo dõi và điều trị kịp thời cộng với một chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đặc biệt mới có thể đẩy lùi được bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Các mẹ hãy cùng theo dõi những chia sẻ hết sức hữu ích từ các chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của NutiFood  về việc chăm sóc trẻ em suy dinh dưỡng nhé.

Trẻ suy dinh dưỡng cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt
Dựa vào mức độ suy dinh dưỡng của trẻ mà các mẹ nên có cách chăm sóc riêng. Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng ở cấp độ 1 và 2 có thể tự điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn hợp lý, khoa học.
Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ (5 – 10g)
Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng nấu đặc trẻ sẽ khó ăn, do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp, giá đậu, rau mầm...) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ cho  cho vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Trẻ suy dinh dưỡng cần được tăng cường chất dinh dưỡng ở mức cao
Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ, ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối..., để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và trẻ cũng đỡ chán ăn.
Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn" dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.
Tăng cường chất dinh dưỡng: Chế biến thức ăn cho trẻ đủ chất (đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn), chú ý cho trẻ ăn cả xác chứ không chỉ hầm lấy nước. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.

Bổ sung dưỡng chất đặc biệt cho trẻ bằng sữa GrowPLUS+ của NutiFood, sản phẩm đặc chế cho bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ, được kiểm nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện MCT - chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; việc bổ sung lysin, kẽm, FOS/inulin, vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với selen, vitamin A-C-E; GrowPLUS+ còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, taurin, cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.
GrowPLUS+ của NutiFood, sản phẩm đặc chế cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, đã được chứng nhận lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc gia
Đặc biệt giữ gìn vệ sinh ăn uống và môi trường cho trẻ
Khi ở trong tình trạng suy dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ bị đe dọa do hệ miễn dịch suy giảm khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ ốm vặt mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy các bậc cha mẹ cần chăm sóc các bé kỹ hơn.
Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi nấu. Không nên cho trẻ ăn thức ăn đã để ngoài không khí quá 3 giờ dù có hâm lại. Tập thói quen cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn. Các dụng cụ cần được rửa sạch trước khi chế biến thức ăn.
Ngoài ra phải giữ cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ; Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo; Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ; Để rác thải kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Luôn tạo cho bé trạng thái tinh thần tốt nhất
Tâm lý của trẻ cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ mà nhiều người vô tình bỏ qua. Ba mẹ cần theo dõi sự phát triển tâm lý của bé để có thể tâm sự với con và hiểu rõ con hơn. Đồng thời, ba mẹ nên âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.
Phòng bệnh và theo dõi thường xuyên sức khỏe của trẻ
Đưa trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, xổ giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ trên 2 tuổi.
Các bé bị suy dinh dưỡng cần được thường xuyên kiểm tra cân nặng, chiều cao và cho trẻ đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế để theo dõi tiến triển của bé cũng như có những biện pháp điều trị kịp thời.
Quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng là các mẹ cần phải thật kiên trì.

03 cách cho ăn của mẹ khiến trẻ ngày càng gầy ốm

“Xin chào chuyên gia GrowPLUS+! Em rất chịu khó và tỉ mỉ trong chuyện ăn uống của bé, thường xuyên bồi bổ cho bé những món ăn bổ dưỡng, em cũng ninh nhừ hầm kỹ khi nấu nướng, nhưng không hiểu sao bé nhà em vẫn cứ còi cọc, chậm lớn, gần đây lại có dấu hiệu biếng ăn khiến em rất phiền lòng, chuyên gia có thể cho em vài lời khuyên về tình trạng này.”
Mẹ bé Thỏ 2 tuổi – Gò Vấp

Đây là một trong những tâm sự, thắc mắc mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ các bà mẹ. Trẻ gầy ốm, chậm phát triển có nhiều nguyên nhân, một trong số đó có thể đến từ những “ngộ nhận” trong việc nấu nướng và cho bé ăn.
Bổ dưỡng nằm ở nước hầm (ninh)
Hì hụi hầm xương cả buổi, rồi lấy nước nấu cháo cho bé, còn phần “xác” hết chất thì để mẹ ăn cho đỡ phí vì tin rằng khi hầm thật nhừ thì mọi tinh túy sẽ tan hết vào trong nước. Đây là một ngộ nhận “kinh điển” đi vào tiềm thức của không ít bà mẹ. Nhưng thực tế là chất đạm trong thịt, cá, tôm,… hay chất xơ trong rau củ có hầm bao lâu thì vẫn giữ nguyên ở trong xác thực phẩm mà không tan được vào nước. Vì vậy muốn trẻ hấp thụ được hết chất dinh dưỡng thì cần băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm,.. và cho trẻ ăn cả “nước” lẫn “cái”. 

Món nào ăn được thì cho ăn mãi
Khi phát hiện trẻ đặc biệt thích ăn món nào thì mẹ cũng “thích thú” trổ tài nấu nướng cho bé ăn từ ngày này qua ngày khác. Hay nghe mọi người rỉ tai nhau yến sào bổ dưỡng, cháo chim bồ câu măng nhiều dinh dưỡng,… là mẹ lại không quản công mà bồi bổ cho bé trong một thời gian dài, vì cho rằng dùng liên tục thì mới có tác dụng tốt nhất. Nhưng mẹ lại quên rằng một bữa ăn đạt tiêu chuẩn của trẻ là phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo, bột, rau) và trẻ em cũng biết thưởng thức mùi vị, nếu cứ ăn mãi một món thì trẻ rất dễ bị ngán và dần trở nên biếng ăn.  Vì vậy, các mẹ cần cho trẻ ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để trẻ nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngấy.
Chỉ sử dụng nước hầm xương nấu cháo làm trẻ không được hấp thụ nhiều dinh dưỡng
Ăn vặt từng bữa nhỏ liên tục
Nhiều bà mẹ, đặc biệt là các mẹ có bé bị suy dinh dưỡng, biếng ăn được khuyên rằng nên tăng cường số lượng bữa ăn trong ngày cho bé thì cứ 2, 3 tiếng lại cho bé ăn 1 lần vì sợ… con đói và hi vọng con ăn nhiều thì sẽ mập mạp hơn. Việc cho ăn liên tục làm cho bé lúc nào cũng ở trong tình trạng “lửng dạ” không còn tha thiết nhiều đến bữa ăn chính. Hơn thế nữa, nhiều mẹ còn cho bé ăn những món ăn vặt ít bổ dưỡng nhưng dễ gây “ghiện” ở trẻ như bim bim, bánh kẹo,… làm trẻ càng biếng ăn bữa chính, do đồ ngọt làm tăng lượng đường huyết trong máu làm bé mặc dù chưa no vẫn không muốn ăn cơm/cháo.

Khi phát hiện trẻ trở nên biếng ăn, gầy ốm suy dinh dưỡng, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được thăm khám, theo dõi và có biện pháp chữa trị hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó cần xem lại cách chế biến, cho trẻ ăn để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất cho tình trạng của bé.

GrowPLUS+ của NutiFood dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, được chứng minh lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi việc ăn uống khoa học cộng với một chế độ dinh dưỡng cân bằng và tăng cường bằng sữa GrowPLUS+ của NutiFood sẽ giúp trẻ lấy lại được cân nặng và vóc dáng chuẩn.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

Mách mẹ bí quyết giúp trẻ “chịu” ăn món mới

Để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, bữa ăn của trẻ phải luôn cân bằng 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, bột, rau, không những vậy phải liên tục thay đổi, đa dạng và phong phú. Nhưng có không ít trường hợp trẻ chỉ thích ăn thịt, mà không chịu ăn rau quả hay liên tục từ chối các món mới khiến cha mẹ lo lắng với nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng. Sau đây các chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của NutiFood  xin mách mẹ vài phương pháp để giúp trẻ chịu ăn nhiều loại thực phẩm hơn.

Khi tập cho bé ăn 1 loại thực phẩm mới, mẹ hãy nấu chung với món mà bé yêu thích và cho bé ăn từng ít một để thử xem phản ứng của bé như thế nào. Ví dụ: Lada thích ăn thịt bò xào, khi muốn cho bé thử bông cải xanh, mẹ Lada đã làm món thịt bò xào bông cải xanh. Khi ăn chung với món mình yêu thích, bé cũng thường có “ấn tượng tốt” về món ăn mới hơn.

Nhưng cũng có những món bé vẫn không thích ăn ngay cả khi chúng được khéo léo trộn chung với món yêu thích. Lúc này các mẹ đừng nản lòng, hãy kiên trì cho bé thử món mới nhiều lần cho đến khi bé quen hương vị và chịu ăn. Trong trường hợp này mẹ cần hết sức kiên nhẫn, có những món ăn phải cho bé làm quen với nó tới 10 lần trước khi bé chịu ăn thử nó. Ngoài ra, để món mới có sức hấp dẫn với bé yêu hơn, mẹ nên sáng tạo và đa dạng hóa trong cách chế biến món ăn hơn. Hơn thế nữa, khi mẹ chịu khó trang trí món ăn thật ngộ nghĩnh trong những chén đĩa xinh xắn hoặc cho bé thử món bằng nhiều cách mới như cho trẻ ăn bốc, dùng tăm xiên ăn,… cũng làm bé cảm thấy hứng thú hơn.
Bé cảm thấy thích thú với món ăn đầy sáng tạo của mẹ
Khi trẻ đã thử một món mới thành công, mẹ cũng không nên dừng lại mà thường xuyên tập cho bé thử các món ăn khác nữa. Điều này giúp cho bé quen dần với việc thử thức ăn mới và không có những phản ứng từ chối. Tuy nhiên mẹ cũng phải thường xuyên lặp lại các món thử thành công, nếu không để lâu bé sẽ bị “quên” và coi như công sức của mẹ đã bị vô hiệu.

Bên cạnh đó thì việc tạo một không khí bữa ăn vui vẻ và cho trẻ ăn cùng bàn với gia đình cũng làm trẻ cảm thấy thích thú với việc ăn uống hơn.
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi là do bé biếng ăn, hay mất cân bằng dinh dưỡng do trẻ không chịu ăn đủ 4 nhóm thực phẩm đạm, béo, bột, rau. Khi trẻ có những dấu hiệu biếng ăn, chậm lớn, mẹ cần theo dõi kỹ hơn và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cộng với bổ sung dưỡng chất tăng cường từ sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi có thể giúp bé nhanh chóng trở lại trạng thái sức khỏe bình thường và tăng cân đều đặn.
Bổ sung GrowPLUS+ của NutiFood để cung cấp đầy đủ dưỡng chất dành cho bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Sữa GrowPLUS+ của NutiFood là một trong những giải pháp dinh dưỡng hiệu quả dành cho trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, đã được chứng nhận lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện MCT - chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; việc bổ sung Lysin, kẽm, Fos/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A-C-E; GrowPLUS+ của NutiFood còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.

Những món ăn sáng chế biến nhanh nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Nấu nướng là một công việc tiêu tốn khá nhiều thời gian của các bà mẹ, đặc biệt là với các mẹ có con nhỏ. Mỗi buổi sáng, mẹ luôn phải tất bật với đủ thứ nhưng vẫn phải nhanh chóng để không trễ giờ làm. Để giúp các mẹ rút ngắn thời gian chuẩn bị bữa sáng cho trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của NutiFood xin chia sẻ một vài món ăn dễ làm trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Các mẹ cùng tham khảo nhé.
Để chuẩn bị một bữa ăn sáng thật nhanh chóng, mẹ đừng quên nguyên tắc cuối tuần và nguyên tắc buổi tối nhé (chuẩn bị và sơ chế trước nguyên liệu, thực phẩm có thể trước khi nấu vào buổi tối hôm trước, hoặc dự trữ thức ăn vào cuối tuần)

MÓN 1: BÚN SƯỜN CHUA
Thời gian nấu tối đa: 10 phút
Nguyên liệu: Gồm sườn, thịt bằm, 1 lát thơm, cà chua, hành lá, nước dùng, bún
Món ăn lạ vị kích thích vị giác ngay lập tức
Món bún sườn chua có vị chua chua ngọt ngọt của cà chua và dứa, kết hợp cùng nước sườn đậm đà và những miếng sườn thơm ngậy sẽ khơi gợi vị giác đang còn ngái ngủ của bé. Bạn nên chọn những miếng sườn không mỡ, chặt sườn dài một chút để bé có thể gặm được dễ dàng. Thêm vào món bún sườn chua những loại rau gia vị như hành lá và mùi tàu vừa tăng thêm hương vị cho món ăn vừa cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ.

MÓN 2: SÚP GÀ NGÔ NẤM
Thời gian nấu tối đa: 10 phút
Nguyên liệu: Ức gà, nấm hương, ngô ngọt, hành ngò tươi, bột đao, nước dùng

Món súp gà bổ dưỡng sẽ cung cấp đủ năng lượng để con bắt đầu một ngày mới nhiều niềm vui.
Nước dùng và hỗn hợp gà xào với nấm tươi và ngô ngọt mẹ có thể chuẩn bị hết từ tối hôm trước và cất trong ngăn mát tủ lạnh. Để nước dùng thơm ngọt tự nhiên, mẹ có thể cắt mỏng từng lớp hạt ngô và để lại một lớp chân hạt ngô trên lõi rồi cho vào đun cùng nước dùng xương gà nhé. Sáng hôm sau ngủ dậy, mẹ chỉ cần đun nóng nước dùng, đến lúc nước sôi mẹ cho hỗn hợp thịt gà băm cùng nấm và ngô xào vào và quấy thêm bột đao cho sánh là xong. 
MÓN 3: CHÁO YẾN MẠCH BƠ SỮA
Thời gian nấu tối đa: 10 phút
Nguyên liệu: Yến mạch, bơ, sữa
Yến mạch là món ăn sáng hội tụ đủ yếu tố nhanh, dễ ăn và lành mạnh dành cho bé

Yến mạch là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với trẻ nhỏ. Món ăn giàu dinh dưỡng này lại chế biến vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần bỏ sữa, chút bơ và yến mạch vào nồi, bật bếp và đậy vung chờ yến mạch chín là xong, trong thời gian nấu bạn hoàn toàn có thể để bếp đó và làm những việc khác. Yến mạch là món ăn sáng hội tụ đủ yếu tố nhanh, dễ ăn và lành mạnh dành cho bé.
Các mẹ có thể tham khảo những thực đơn hàng ngày dành cho trẻ và kiến thức bổ ích về chăm sóc và nuôi dạy trẻ đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi tại http://www.nutifood.com.vn/suy-dinh-duong/

Chúc các bé ngon miệng!

06 điều nên và không nên về dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt chính là biện pháp quan trọng nhất trong việc giúp trẻ thoát khỏi suy dinh dưỡng, thấp còi. Nhưng không ít bà mẹ vẫn có những “lầm tưởng” về dinh dưỡng khiến cân nặng của bé không thể cải thiện thêm. Vậy điều gì nên và không nên trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi? Các mẹ hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng GrowPLUS+ của NutiFoodtìm hiểu nhé.

Không nên tẩm bổ “vô tội vạ”
Trẻ em suy dinh dưỡng cần được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn bình thường nhằm giúp bé nhanh chóng lấy lại được tốc độ tăng trưởng cân nặng và chiều cao theo tiêu chuẩn phát triển. Chính vì điều này, không ít ông bố bà mẹ có con chậm tăng cân, còi cọc đã cố gắng tẩm bổ “vô tội vạ” rất nhiều thực phẩm đắt tiền, quý hiếm như yến sào, nhung hươu, sữa ong chúa,… cho trẻ, nhưng tác dụng đâu không thấy, trẻ thì hoặc vẫn còi cọc hoặc táo bón, rối loạn tiêu hóa, cha mẹ lại càng thêm phiền não.
Theo các chuyên gia GrowPLUS+ của NutiFood, việc cho trẻ ăn các thực phẩm bổ dưỡng, lượng đạm cao cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để đem lại hiệu quả tốt nhất cho bé.

Nhung hươu cực kỳ bổ dưỡng nhưng không phải món ăn được dùng tùy tiện
Không nên tự ý bổ sung vi chất cho trẻ
Vi chất tuy cơ thể chỉ cần với một một lượng nhỏ nhưng là dinh dưỡng rất trọng yếu cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi có thể cần được bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng). Có rất nhiều bà mẹ thường tự bổ sung thêm vi chất cho trẻ vì nghĩ rằng nó là “thuốc bổ”, đặc biệt là canxi và vitamin D để trẻ tăng thêm chiều cao. Điều này là không nên, việc bổ sung vi chất phải được sự hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi cho trẻ để cho thuốc thích hợp vì vi chất thừa hay thiếu đều mang lại tác hại cho sự phát triển của trẻ.

Không nên coi nước trái cây là một bữa ăn phụ
Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được tăng cường số lượng bữa ăn trong ngày nhưng mẹ không nên chọn nước trái cây là một bữa ăn phụ cho bé. Vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong nước và có đường nên sẽ dễ làm trẻ bị “ngang dạ” và không muốn ăn bữa chính nữa.
Theo AAP, bé uống nhiều nước trái cây thay sữa mẹ hay sữa công thức có nguy cơ thiếu các dưỡng chất quan trọng như protein, chất béo, vitamin và chất khoáng. Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây. Các em bé lớn hơn có thể uống nước trái cây nhưng phải giới hạn trong khoảng 150 -200gr/ngày.

Nên tăng cường dinh dưỡng cho trẻ về cả số lượng và chất lượng
Điều quan trọng trong việc giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi chính là việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của cơ thể trẻ. Vì vậy, đối với trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần tăng cường cho bé cả về số lượng và chất lượng món ăn. Mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa và sữa chua, dầu olive, mật ong, thịt cá, tinh bột,... Tăng cường số lượng bữa ăn thành 5-6 bữa một ngày sẽ giúp bé được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
Nên tăng cường dinh dưỡng cho trẻ về cả số lượng và chất lượng

Nên cho trẻ ăn uống một cách khoa học
Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn và nhiều món ăn giàu dinh dưỡng hơn chưa hẳn đã giúp trẻ hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn, việc này còn phụ thuộc cả vào việc mẹ chế biến món ăn như thế nào và cho trẻ ăn uống ra sao. Bữa ăn cho trẻ cần đa dạng các thực phẩm và một bữa ăn cầm đảm bảo đủ 04 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau); định lượng trong mỗi bữa ăn chính, phụ nên vừa đủ, thích hợp với bé cũng là điều mẹ cần chú ý; thực phẩm khi chế biến cần băm nhỏ, nấu mềm để trẻ có thể ăn cả xác,… là những lưu ý cơ bản mẹ cần biết trong việc ăn uống của trẻ. Các mẹ hãy thường xuyên trang bị cho mình những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ để có thể đem đến cho bé sự chăm sóc tốt nhất. Website http://www.nutifood.com.vn/suy-dinh-duong/ là nơi cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi mà các mẹ có thể tham khảo.

Nên cho trẻ uống sữa đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Như các mẹ đã biết sữa là một thực phẩm giàu dinh dưỡng góp phần giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Nhưng chọn loại sữa nào và cho trẻ uống sữa như thế nào để có được tác dụng tốt nhất thì không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt đối với trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ không giống các bé đang phát triển bình thường, chính vì vậy các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên cho trẻ dùng các sản phẩm đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi đi kèm với một chế độ dinh dưỡng tăng cường hợp lý để giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn.
Bổ sung GrowPLUS+ suy dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất dành cho bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Sữa GrowPLUS+ của NutiFood là một giải pháp dinh dưỡng hiệu quả dành cho trẻ em suy dinh dưỡngthấp còi, đã được chứng nhận lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, đầy đủ hàm lượng đạm, béo cần thiết giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt; sự hiện diện MCT - chất béo chuyển hóa nhanh giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu; việc bổ sung Lysin, Kẽm, FOS/Inulin, Vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn; đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể, phòng tránh bệnh tật với Selen, Vitamin A-C-E; GrowPLUS+ của NutiFood còn giúp phát triển trí não thông qua việc bổ sung DHA, AA, Taurin, Cholin, trẻ sẽ thông minh, lanh lợi hơn.
GrowPLUS+ của NutiFood Chúc các bé yêu mau lớn!
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes