BREAKING NEWS
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts
Showing posts with label Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em. Show all posts

Tuesday, March 29, 2016

Dạy Bé Học Điều Mới – Cùng Bé Nấu Ăn

Tại nhiều gia đình, bếp là nơi diễn ra nhiều hoạt động gia đình nhất. Chia sẻ bếp với bé sẽ giúp bé kết hợp nấu ăn với việc học hỏi các hoạt động làm bếp và sức khỏe ăn uống một cách hiệu quả, không những bé hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, phát triển khỏe mạnh mà còn tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng.(Tìm hiểu thêm nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em)
Nấu ăn còn là cách tuyệt vời để các thành viên gia đình gắn kết cùng nhau, tạo nên những kỷ niệm gia đình cũng như cỗ vũ cho thói quen ăn uống lành mạnh.
Mẹ đã bao giờ nấu ăn cùng các bé chưa?
Dưới đây là những lợi ích từ nấu ăn cùng bé mà ba mẹ kỳ vọng:
Tăng tính tự tin
Bé từ 7 tới 9 tuổi thường có những khoảnh khắc vui vẻ và cả giận hờn với ba mẹ của chúng. Nấu ăn cùng nhau sẽ tạo cho bé thời gian để chia sẻ những điểm tương đồng với ba mẹ của bé và tạo nên cơ hội để trò chuyện cùng nhau. Bé sẽ nhận được ích lợi từ việc nấu ăn bằng cách học cách hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Các bé còn nhận ra được nỗ lực của mình cũng như tự hào về sự đóng góp của bé vào bữa ăn gia đình.
Ở độ tuổi này, chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ thì hơi quá sức đối với bé tuy nhiên, các bữa ăn nhẹ như làm bánh mỳ nướng bơ, bánh mỳ kẹp là những món dễ dàng bé có thể làm được.
Nấu ăn tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ
Ba mẹ được học nhiều công thức gia đình bí truyền được truyền lại qua nhiều thế hệ. Nấu ăn cùng nhau là cách tuyệt với để cùng nhau hòa hợp, làm sâu sắc các mối tình cảm trong gia đình và tạo nên những kỷ niệm khó quên.
Bé ở những độ tuổi khác nhau thích sự quan tâm một đối một mà nấu ăn cùng nhau mang lại, làm gì còn cách nào tuyệt vời hơn để cùng cố quan hệ gia đình bằng cách dạy bé những mẹo hay bí truyền cho món ăn gia đình.
Nấu ăn, cho dù là làm bánh ngọt hay các loại món nhẹ khác đều dạy bé cách sắp xếp, lên kế hoạch và đưa ra những lựa chọn.
Sự tự tin trong việc lựa chọn đồ ăn trong bếp có thể chuyển hóa thành sự tự tin vào chính mình trong các tình huống khác nhau cho cuộc đời bé sau này.
Nấu ăn giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và toán học
Nấu ăn là hoạt động sáng tạo để kết nối phát triển kỹ năng ngôn ngữ và toán học cho bé.
Quá trình nấu ăn bao gồm cân, đo, đong, đếm các nguyên liệu với nhiều kiểu khác nhau.
Việc bé đọc các thành phần nguyên liệu đằng sau bao bì hay làm theo hướng dẫn của một công thức từ đầu chí cuối, kỹ năng đọc được phát triển một cách có chủ đích.
Bé học được rất nhiều thứ qua những công đoạn nấu ăn
Bằng cách đọc công thức to cho bé nghe, bé sẽ được phát triển vốn từ vựng và trở nên quen thuộc với quy trình nấu nướng và thông tin của một bài viết về thực phẩm. Các bé được trải nghiệm việc đọc và viết, kết nối với ngôn ngữ, cho tới trải nghiệm thực tế của bé. Bất cứ giáo viên nào cũng sẽ đồng ý với mẹ về việc học của bé sẽ được phát triển rất tốt qua hình thức này.
Nấu ăn mài giũa những kỹ năng giao tiếp & xã hội
Nấu ăn còn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội của bé. Bé có thể học cách làm thế nào để chia sẻ không gian làm việc cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như an toàn và vệ sinh thực phẩm.
Ba mẹ nên cố gắng kiên nhẫn với các cô chú đầu bếp bé nhỏ của mình và để trải nghiệm theo cách của bé. Hãy nói chuyện với bé về việc tại sao rửa sạch trái cây, rau củ trước khi ăn là một việc làm quan trọng. Tranh luận và hướng dẫn với bé về việc sử dụng những dụng cụ bếp an toàn như lò nướng, dao, lò vi sóng cũng là những việc nên làm đối với các bậc phụ huynh.
Nấu ăn giúp bé sáng tạo
Tạo dựng nên những quy tắc chuẩn cho bé, ví dụ, một bữa ăn chuẩn phải bao gồm ít nhất một loại rau củ nào đó, sau đó, mẹ hãy khuyến khích bé sáng tạo để làm một món gì đó đặc biệt, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả bất ngờ vì chúng kích thích khả năng sáng tạo của bé.
Nấu ăn kích thích tính sáng tạo của bé
Nấu ăn cùng bé không phải để hướng đến thành quả bữa ăn cuối cùng, mà là những quy trình, giai đoạn trải qua.
Để khám phá sự thú vị khi nấu ăn với bé, mẹ chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, một chút kiên nhẫn và sự hứng thú. Các mẹ hãy khám phá những điều thú vị của bé khi bé vào bếp nhé!
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:

Làm Sao Cho Trẻ Ăn Đúng Cách

Cho tới khi bé lớn lên và ngồi được một mình ngoan ngoãn trên ghế, mẹ vẫn còn lo lắng về việc làm sao để bé cũng có thể tham gia bữa ăn cùng các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, khi bé còn nhỏ tuổi, điều này có thể thực hiện được không?
Bé có thể ngồi ăn cùng gia đình khi bé còn nhỏ được không?
Chừng nào mà mẹ có thể tìm được khoảng thời gian đúng lúc tất cả các thành viên gia đình đều đói, nhưng không nên để bé cảm thấy quá đói hay quá mệt là được. Không có lí do nào mà gia đình không thể ngồi ăn cùng nhau thưởng thức bữa ăn được.
Dạy bé cách ứng xử ở bữa ăn gia đình
Các bé thường rất lộn xộn, mất trật tự, bé không bao giờ chịu ngồi yên và kiên nhẫn để ăn mà chạy nhảy và vương vãi khắp nơi. Một khi mẹ đã quen với những điều này, những gợi ý sau sẽ giúp mẹ dạy bé ngoan ngoãn hơn ở bàn ăn:
  1. Dạy bé ngồi xuống ngoan ngoãn vào bữa ăn:
Bé thường không thích ngồi một chỗ và thích di chuyển chạy nhảy khắp nơi suốt bữa ăn. Bên cạnh việc có thể bị mắc nghẹn vì vừa ăn vừa chạy nhảy, mẹ nên học cách dạy bé ngồi ở bàn ăn ngoan ngoãn để bé cùng tận hưởng thời gian quý giá cùng gia đình. Mẹ hãy ghi nhớ rằng mẹ là một hình mẫu tốt cho bé, không nên vừa ăn vừa làm việc những lúc mẹ bận rộn, có thể bé sẽ bắt chước theo.
  1. Thiết lập quy tắc bữa ăn:
Với việc thiết lập quy tắc bữa ăn, bé sẽ học cách liên hệ bữa ăn với các chuẩn mực về cư xử. Những quy tắc mẹ có thể lập ra như không được xem tivi trong khi ăn, không được chơi game trong khi ăn có thể giúp cho gia đình hoàn toàn tận hưởng khoảnh khắc ngồi ăn cùng nhau.
  1. Bữa ăn phải thật sự sẵn sàng khi mẹ gọi bé ngồi vào bàn ăn:
Bé thường mất kiên nhẫn khi chờ mẹ chuẩn bị đồ ăn. Ngồi vào một bàn ăn mà đồ ăn chưa được chuẩn bị sẵn sàng sẽ làm giảm sự hứng thú của bé với bữa ăn. Chính vì thế, mẹ hãy đảm bảo thời gian bé ngồi xuống bàn ăn là để ăn, chứ không phải để chờ.
  1. Kết thúc bữa ăn:
Nếu bé không muốn tiếp tục ngồi lại bàn ăn và nói với mẹ không đói, bé có thể lúc này đã no rồi, mẹ chỉ cần dọn dẹp và kết thúc bữa ăn ngay tại đây.
  1. Tán dương bé vì đã ngoan ngoãn ở bàn ăn:
Bé không thích gì hơn ngoài việc được mẹ khen là một em bé ngoan ở bàn ăn, vì thế, mẹ hãy cho bé những lời tán dương nhẹ nhàng để khuyến khích bé nhé!
Tán dương bé vì bé đã rất ngoan ngoãn trong bữa ăn
Làm thế nào để bữa ăn gọn gàng nhất có thể?
Các mẹ hãy chuẩn bị tâm lý đi nào! Bé sẽ bày bừa đồ ăn khắp nơi cho xem! Bé bừa bộn không phải bé muốn vậy, mà bởi vì bé chưa được hoàn thiện và rèn đủ kỹ năng để dùng chén đũa thuần thục. Cách tốt nhất để đảm bảo bữa ăn gọn gàng nhất có thể đó là:
  • Đặt những miếng lót có thể mang đi dọn sạch dưới ghế ngồi ăn của bé.
  • Cắt những đồ ăn của bé thành những miếng nhỏ để bé ăn dễ hơn.
  • Rửa tay sạch cho bé và cho bé dùng tay để bốc thức ăn thay vì dùng đũa muỗng.
  • Nhắc bé đồ ăn là chỉ để ăn, không phải để ném hay để chơi.
Làm bữa ăn dễ chịu và thoải mái hơn
Khi bé từ chối ngồi ở bàn ăn, từ chối ăn hay ném đồ ăn, nhiều mẹ có thể sẽ phải đầu hàng và từ bỏ việc cho bé ngồi ăn cùng gia đình. Tuy nhiên các mẹ ơi, đừng bao giờ bỏ cuộc nhé! Mẹ có thể sẽ mất rất nhiều thời gian cho bé để cảm nhận được bữa ăn gia đình và những cách cư xử mẹ có thể trông chờ từ bé. Trong khi chờ đợi bé quen với bữa ăn gia đình, mẹ có thể làm những việc sau đây:
  1. Tránh dành thời gian quá nhiều cho việc chuẩn bị bữa ăn.
Nếu bé không ăn, ném đồ ăn, hãy giữ mọi thứ đơn giản bằng cách tránh nổi giận với bé và bớt nuối tiếc về thời gian và công sức mà mình đã bỏ ra để làm nên bữa ăn.
  1. Giữ giờ ăn được thoải mái.
Nếu bé hành xử không ngoan ngoãn, cố gắng bỏ qua những hành vi đó của bé mà thay vào đó, tập trung vào các thành viên khác trong gia đình.
  1. Tránh đấu tranh với bé để ép bé ngồi vào bàn ăn.
Việc bé không chịu ăn là kết quả của việc tranh đấu giữa mẹ và bé, vì thế hãy giữ mọi thứ đơn giản bằng cách đừng gây nên chiến sự giữa mẹ và bé.
  1. Chuẩn bị bữa ăn vừa đủ cho bé.
Bụng bé còn rất bé, chỉ chứa được một lượng đồ ăn nhỏ, vì thế, mẹ hãy cho bé ăn phần ăn nhỏ vừa sức bé thôi!
  1. Dùng đĩa nhựa thay vì đĩa sứ, thủy tinh.
Mẹ không bao giờ muốn bé yêu của mình làm vỡ chiếc dĩa sứ đẹp mẹ mới mua đâu nhỉ?
  1. Đừng ép bé ăn.
Không có gì làm bé khó chịu hơn là việc ép bé ăn tất cả những gì có trên đĩa hay một loại đồ ăn nào đó bé không thích. Bé cũng như người lớn vậy, bé biết bé thích gì và ghét gì, cũng như việc bé thường hay thay đổi khẩu vị mỗi ngày.
  1. Khuyến khích bé tự ăn.
Có thể việc này sẽ rất lộn xộn và chậm chạp tuy nhiên, khuyến khích bé tự ăn là kỹ năng mẹ muốn bé phát triển và mẹ sẽ thấy việc bé làm chủ muỗng và chén ăn cơm sẽ làm bé hạnh phúc hơn khi ngồi ở bàn ăn.
Mẹ nên khuyến khích bé tự lấy đồ ăn cho mình
  1. Mẹ nên ghi nhớ!
Nếu bé nói bé không đói và không muốn ăn, hãy nghe lời bé. Nếu bé trở nên đói ngay lập tức sau khi bữa ăn, cho bé dùng một món ăn nhẹ bổ dưỡng để bé nhâm nhi và chờ tới bữa ăn kế tiếp.
Những gợi ý trên đây không chỉ giúp bé ăn đúng cách mà còn giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn giúp bé phát triển khỏe mạnh và phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng đang phổ biến hiện nay. (Tìm hiểu thêm nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em)
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:

Thói Quen Ăn Uống Của Trẻ – Cho Bé Ăn Đúng Cách

Các mẹ ai cũng muốn con mình có một thói quen ăn uống lành mạnh hằng ngày, 1 bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn ngăn nguy cơ suy dinh dưỡng. ( tìm hiểu thêm nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em)
Nhiều bé được mẹ cho đi nhà trẻ sớm. Vì thế, những cô giáo ở nhà trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên những thói quen ăn uống ở bé. Các mẹ hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về những hướng dẫn dinh dưỡng ở nhà trẻ và những bí quyết để giao tiếp với các cô giáo ở nhà trẻ để đảm bảo bé được ăn uống khỏe mạnh hằng ngày nhé!
Mẹ nên để ý tới dinh dưỡng cho bé ở nhà trẻ
Hướng dẫn về dinh dưỡng cho bé ở nhà trẻ
  • Bé phải được cho ăn đều đặn những bữa ăn cụ thể trong ngày, kết hợp xen kẽ các bữa ăn chính và phụ nhiều dinh dưỡng.
  • Nhà trẻ phải báo cáo cho các mẹ những thực đơn trong tuần để các mẹ biết trước. Những thay đổi về món ăn phải được thông báo cho các mẹ nắm rõ trước khi nấu cho bé.
  • Nếu trẻ bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, tên của bé và kiểu dị ứng phải được báo cáo rõ ràng với các nhân viên nhà bếp của nhà trẻ đó để họ cẩn trọng hơn.
Những cách giúp mẹ biết được bé ăn gì ở nhà trẻ
  1. Đừng ngại đặt những câu hỏi cho nhà trẻ:
  • Hỏi các cô giáo về thực đơn trong tuần để biết trước được bé sẽ ăn những gì trong tuần.
  • Hỏi ai đã tạo nên những thực đơn này và đảm bảo rằng họ tuân thủ theo những chỉ dẫn dinh dưỡng của nhà trẻ.
  • Hỏi thức ăn được chuẩn bị như thế nào, thức ăn cho bé được cung cấp từ cơ sở hay nông trại nào, chúng được sơ chế như thế nào, cách chế biến ra sao (luộc, hấp, chiên, xào …).
  • Hỏi các cô giáo về sức ăn của bé. Hỏi cô bé ăn ra sao, như thế nào, bé có ăn hết đồ ăn không.
Mẹ đừng ngại đặt câu hỏi với các cô giáo ở nhà trẻ
  1. Sắp xếp từ trước:
  • Nói chuyện với cô giáo về những món ăn bé của mình thích và không thích. Cho cô giáo biết về thói quen ăn uống của trẻ và những hạn chế ăn uống của trẻ để cô giáo chuẩn bị trước.
  • Nói chuyện với những người giám sát ở nhà trẻ về vấn đề dị ứng của bé, hay những vấn đề về ăn kiêng khi đã được chỉ dẫn trước của bác sỹ.
  1. Nói lên lo lắng và băn khoăn của mẹ:
Nếu mẹ lo lắng về những gì bé ăn ở nhà trẻ, hãy nói chuyện với giám sát nhà trẻ. Mẹ phải đảm bảo với nhà trẻ bữa ăn cho bé có những đồ ăn sau:
  • Thật nhiều rau, củ, quả như cà-rốt, giá đỗ, rau cải, trái bơ, chuối, táo …
  • Cơm, bún, phở, miến, nui xào …
  • Cá, trứng, đậu hũ …
  • Đồ ăn vặt với ít dầu mỡ, ít đường và muối.
  • Nước, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua…
Mẹ phải đảm bảo với nhà trẻ bữa ăn cho bé đầy đủ dinh dưỡng
Ngoài ra, những đồ ăn sau phải được giới hạn tới mức tối đa trên thực đơn cho bé:
  • Đồ uống ngọt: nước trái cây đóng hộp, kem trái cây, các loại nước phẩm màu.
  • Đồ ngọt: bánh ngọt, sô-cô-la.
  • Đồ ăn có lượng dầu mỡ cao: bơ, kem, khoai tây chiên, phồng tôm, nước sốt béo.
  • Thịt đã qua chế biến: thịt hun khói,xúc xích, cá viên chiên.
  • Đồ ăn nhanh: pizza đông lạnh, đồ ăn lạnh đóng hộp, mì ăn liền …
Nhà trẻ có trách nhiệm theo dõi quá trình ăn uống của bé và cung cấp cho bé những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Mẹ đừng ngần ngại hỏi nhà trẻ những thắc mắc của mẹ, hãy chia sẻ với họ, đồng hành cùng họ và giúp đỡ họ để những bữa ăn ở nhà trẻ được phát huy tối đa vai trò quan trọng cho sức khỏe dinh dưỡng của bé.
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:
Nguồn bài viết: http://www.nutifood.com.vn/suy-dinh-duong/kien-thuc/chi-tiet/thoi-quen-an-uong-cua-tre-cho-be-an-dung-cach.html

Bé Nấu Ăn – Cùng Bé Vào Bếp Theo Độ Tuổi

Nấu ăn với bé là một hoạt động gia đình rất dễ dàng và thú vị. Nếu bé được mẹ dạy nấu ăn bây giờ, bé sẽ tiếp tục phát triển với những thói quen lành mạnh khi lớn lên. Không những thế, đây cũng là 1 trong những cách giúp trẻ yêu thích bữa ăn và kích thích ăn uống hơn, tránh tình trạng biếng ăn cũng như nguy cơ suy dinh dưỡng đối với trẻ thiếu chất. (Tìm hiểu thêm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em)
Mẹ hãy tiếp tục đọc để nâng cao trình ‘nấu ăn cùng bé’ và trang bị những bí quyết hay để thử trong bếp cùng bé yêu nhé!
Bé học nấu ăn sẽ phát triển những thói quen lành mạnh sau này
Nấu ăn cùng bé 2-3 tuổi như thế nào?
Ở độ tuổi này, bé thích khám phá đồ ăn qua việc nhìn, sờ mó, ngửi mùi, lắng nghe và nếm vị. Chúng thường thích làm việc một mình. Mẹ hãy cố gắng để bé làm những việc nhỏ như:
  • Rửa trái cây và rau củ ở vòi nước.
  • Cho thêm đồ ăn vào đĩa. Ví dụ: trang trí món thịt với vài lát cà chua hay rau thơm.
  • Ngửi đồ ăn, rau củ bạn đang nấu.
  • Tìm giúp mẹ rau củ, trái cây trong tủ lạnh hay gia vị trong tủ bếp.
Mẹ hãy để ý, nhiều bé cảm thấy thú vị khi nhìn mẹ nấu ăn, vì thế hãyluôn cập nhật với bé mẹ đang làm những công đoạn gì trong khi nấu. Có thể áp dụng cách cho bé một chiếc nồi với chiếc muỗng để bé nghịch dưới đất. Mẹ hãy thông báo cho bé biết mẹ đang làm gì như “Mẹ đang luộc rau cho con nè!”, “Mẹ đang cho thịt vào nồi, con nấu tới đâu rồi?”. Đặt nhiều câu hỏi cho bé khi bé đang nghịch ví dụ như “Con đang làm gì thế?” “Con nấu món gì đó?” “Con ngửi thấy mùi thơm không?”.
Nấu ăn với bé 3-4 tuổi như thế nào?
Ở tuổi này, bé thường hứng thú hơn khi nói chuyện hơn là ăn uống. Việc nấu ăn sẽ giúp bé hứng thú hơn với đồ ăn. Mẹ hãy thử cho bé làm những việc sau:
  • Tự bóc vỏ trứng từ trứng luộc.
  • Rót các loại chất lỏng bằng những chiếc cốc đo lường.
  • Làm một chiếc bánh sandwich đơn giản với nguyên liệu có sẵn.
  • Miêu tả hình thù, màu sắc và mùi vị của đồ ăn.
  • Dầm bơ, dâu hay chuối để xay sinh tố.
Nấu ăn với bé 4-6 tuổi như thế nào?
Ở tuổi này, nhiều bé cho thấy dấu hiệu biếng ăn rõ rệt. Bé có thể không chịu ăn đồ ăn mà mẹ  chuẩn bị tuy nhiên, mẹ nên kiên nhẫn vì việc nấu ăn như là khâu khởi động để bé thử những món ăn mới. Mẹ nên để bé làm những việc sau:
  • Kết hợp và trộn các loại đồ ăn với nhau. Ví dụ: kết hợp các loại hạt và các loại trái cây để ăn cùng với sữa chua.
  • Dùng muỗng nhựa để ăn.
  • Đánh trứng giúp mẹ để làm món chả trứng.
  • Nấu ăn với các anh chị của bé hoặc bạn đồng lứa khác để tạo nên không khí gia đình.
Bé có thể học nấu ăn cùng anh, chị trong nhà
Nấu ăn với bé 6-8 tuổi như thế nào?
Ở độ tuổi này, bé có thể làm theo những công thức đơn giản trong sách nấu ăn. Mẹ hãy để bé làm những việc sau:
  • Sử dụng những dụng cụ nhà bếp đơn giản như máy nướng bánh, máy xay, mở hộp… sau khi mẹ đã chỉ dẫn cho bé cách dùng đúng cách.
  • Làm một món gỏi cuốn đơn giản.
  • Trộn salad với dầu ô-liu và kết hợp những loại rau quả lại với nhau.
  • Làm một món trái cây dầm  hay một món sinh tố đơn giản.
  • Viết danh sách những đồ ăn vặt khỏe mạnh trẻ thích ăn.
  • Liệt kê danh sách đi chợ.
  • Làm một món tráng miệng đơn giản: sữa chua với trái cây, bánh mỳ nướng đậu phộng…
Bé 6-8 tuổi có thể làm món rau trộn đơn giản
Nấu ăn với bé 8-11 tuổi như thế nào?
Trẻ ở độ tuổi này đã biết cách hiểu làm thế nào để sử dụng các dụng cụ nhà bếp một cách đúng đắn. Mẹ hãy cố gắng để trẻ làm những việc sau:
  • Tự chuẩn bị đồ ăn trưa tới trường.
  • Chuẩn bị một túi trái cây trước khi ra khỏi nhà.
  • Tự quyết định mình cần những món ăn gì để cân bằng các bữa ăn.
Các mẹ thấy đấy! Nấu ăn cùng bé không hề khó đúng không? Với các lưu ý trên, mẹ có thể giúp bé tránh được tình trạng biếng ăn cũng như ngăn nguy cơ suy dinh dưỡng.Các mẹ hãy ghi chép những bí quyết đơn giản ở trên để áp dụng ngay tối nay khi nấu ăn với bé nhà mình nhé!
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:

Monday, March 28, 2016

Cùng Bé Nấu Ăn

Mẹ đang tìm kiếm những hoạt động mẹ có thể làm cùng bé ở nhà? Hãy đặt ‘nấu ăn’ là hoạt động ưu tiên nhé! Nấu ăn với bé là một hoạt động không hề tốn nhiều thời gian và công sức. Bất kể bạn có trẻ nhỏ hay trẻ lớn tuổi hơn, bé nào cũng thích sáng tạo trong bếp. Mẹ hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu tại sao nấu ăn cùng bé rất quan trọng và kiếm thêm cho mình những bí quyết hay để việc nấu ăn với bé thêm thú vị nhé!
Vì sao mẹ nên nấu ăn với bé?
Nấu ăn là một hình thức giáo dục thú vị. Nếu bé học nấu ăn ngay từ nhỏ, bé sẽ rất dễ hình thành thói quen tốt cho sau này khi lớn lên. Sau đây là những lý do nên cho bé làm quen với nhà bếp:
  1. Chia sẻ những giá trị gia đình truyền thống: hãy chia sẻ với bé về những món ăn truyền thống của gia đình được truyền qua các thế hệ. Khi ở trong bếp, mẹ hãy dạy bé cách nấu món ăn đó và chia sẻ với bé những mẹo hay nấu ăn và làm bếp gia truyền hay.
Dạy bé những công thức truyền thống cơ bản trước
  1. Cùng nhau học hỏi trong bếp:Nấu ăn giúp bé học hỏi được nhiều kiến thức của cuộc sống. Bé sẽ được học về:
  • Sức khỏe: những yếu tố gì góp phần làm nên một bữa ăn dinh dưỡng và những món ăn vặt như thế nào là bổ dưỡng… ( xem thêm nguy cơ suy dinh dưỡng cũng như nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em )
  • Ngôn ngữ: đọc hiểu một công thức nấu ăn như thế nào, học cách viết đồ ăn khi đi chợ như thế nào…
  • Toán học: làm thế nào để đo lường thành phần và tính nhẩm các công thức đơn giản…
  • Khoa học: dạy bé những kiến thức khoa học cơ bản như chuyện gì xảy ra khi bé luộc trứng, công đoạn làm bánh mì như thế nào…
  • Khoa học xã hội: những loại thực vật nào được trồng ở Việt Nam, vùng miền nào và vòng quanh thế giới …
  • Kỹ năng nấu ăn: làm thế nào để trộn, thái, cắt, đổ, nêm, chăm lửa …
  • Kỹ năng xã hội: làm việc nhóm phải như thế nào, ngồi vào bàn ăn như thế nào là lịch sự, sử dụng chén dĩa như thế nào là chuẩn mực…
  1. Dành thời gian bên nhau: nấu ăn là cách dễ dàng nhất để dành thời gian cùng nhau, sau một ngày làm việc bận rộn, nấu ăn là cách tuyệt vời để quây quần bên nhau sau một ngày dài ở công ty, trường học. Vào những ngày cuối tuần, nấu ăn cùng nhau là cách giải trí để mọi người có những khoảnh khắc vui vẻ cùng nhau.
Nấu ăn là cơ hội để dành thời gian bên nhau cho gia đình
Lời khuyên và bí quyết để nấu ăn cùng bé
Để việc nấu ăn cùng bé là một trải nghiệm thú vị và lành mạnh, dưới đây là những điều mẹ nên nắm rõ:
  • An toàn trong bếp phải được mẹ đặt lên hằng đầu. Như nhiều nơi trong nhà, bếp là nơi tiềm ẩn những nguy hiểm nếu mẹ không cẩn trọng. Hãy để mắt tới trẻ, nhất là khi bé tới gần khu vực dao kéo, ổ điện, bếp từ …
  • Mẹ phải dạy bé rửa tay trước khi nấu ăn. Việc rửa tay trước khi chuẩn bị chế biến là một việc đơn giản nhưng nhiều mẹ dễ quên.
  • Mẹ cố gắng đơn giản hóa các công thức, nên chọn các công thức dễ dàng cho cả mẹ và bé.
  • Đừng hối hả khi nấu ăn cùng bé, hãy để bé học hỏi từ từ, không nên hối bé làm xong cho nhanh, mẹ hãy từ từ chỉ dẫn hoặc tới giúp bé làm xong công việc.
  • Đưa cho bé một công việc nhẹ nhàng, bé học hỏi nhiều bằng cách tự làm hơn là quan sát vì thế hãy để bé tự làm bằng chính tay bé. Nếu bé lúng túng không biết làm, hãy tới giúp bé.
Hãy để bé tự làm bếp bằng chính tay bé
  • Luôn luôn có sẵn một khăn khô để giúp bé dọn dẹp sạch sẽ nếu bé làm rơi vương vãi đồ ăn trong bếp.
  • Đừng hy vọng quá nhiều về việc bé ăn hết tất cả những thứ bé làm, bé sẽ hứng thú hơn với việc nấu ăn nếu bé không cảm thấy áp lực về việc ăn chúng.
  • Mẹ hãy biến nhà bếp thành nơi thân thiện hơn với bé bằng cách sắp xếp bố trí nội thất và đồ dùng trong bếp để bé có thể làm việc một mình (với sự giám sát của mẹ). Có thể mẹ sẽ cần một chiếc bàn vững chắc, một ngăn kéo chỉ dành riêng cho bé để đựng những thứ như túi đựng đồ ăn trưa, hộp đựng các loại bánh, các loại hạt, chén nhựa hình thú vật của bé hay muỗng nĩa ưa thích của bé.
Chúc các mẹ có những giây phút nấu ăn hạnh phúc bên bé yêu nhé!
Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”
Xem thêm các chủ đề:
 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes