BREAKING NEWS
Showing posts with label Bất động sản. Show all posts
Showing posts with label Bất động sản. Show all posts

Monday, December 26, 2016

10 dự báo táo bạo về bất động sản 5 năm tới


Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra những dự báo về thị trường bất động sản 2017 và giai đoạn 5 năm tới.

Thứ nhất, thị trường bất động sản vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016. Dự báo thị trường đến năm 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung - cầu, hiện đang có xu thế lệch về phía phân khúc bất động sản cao cấp (bao gồm cả bất động sản du lịch nghỉ dưỡng).

Thứ 2, sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị. Điển hình là Vingroup vừa công bố kế hoạch phát triển 200.000 - 300.000 căn nhà có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/căn trong 5 năm tới; Him Lam Land cũng công bố phát triển hàng ngàn căn hộ cao cấp giá trên dưới 1 tỷ/căn…

Thứ 3, xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu.

Thứ 4, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây.



Thứ 5, Nhà nước sẽ ban hành nhiều quy phạm pháp luật, và sử dụng các công cụ về thuế (như thuế đánh vào người có nhiều nhà, thuế bất động sản); công cụ về tín dụng (như lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước); công cụ về quy hoạch (như quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở); công cụ hành chính nhằm ràng buộc nghĩa vụ của chủ đầu tư để bảo vệ người tiêu dùng (như bảo lãnh ngân hàng; xác nhận dự án đủ điều kiện huy động vốn; công bố dự án đã thế chấp; chủ đầu tư phải giải chấp hoặc phải được ngân hàng nhận thế chấp đồng ý thì mới được bán nhà ở hình thành trong tương lai...), để điều chỉnh thị trường bất động sản nhằm mục tiêu phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững; Dự báo thủ tục hành chính sẽ thông thoáng, đơn giản hơn, giảm thiểu dần tình trạng nhũng nhiễu hiện nay.

Thứ 6, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài và nguồn kiều hối vẫn là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản trong 5 năm tới đây.

Thứ 7, quy mô thị trường bất động sản TP.HCM đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong "Vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh", nhất là tại các huyện giáp ranh TP.HCM. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi rất cơ bản, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với khách hàng.

Thứ 8, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư và xu thế phát triển các dự án bất động sản xanh, thân thiện môi trường, an toàn, đầy đủ tiện ích là những đòi hỏi mới của người tiêu dùng mà nhà đầu tư phải đáp ứng.

Thứ 9, bên cạnh đó, hiện nay cũng đã xuất hiện một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trên thị trường bất động sản như hiện tượng lệch pha cung - cầu, có sự gia tăng mạnh các nhà đầu tư thứ cấp, hoặc nguồn cung tín dụng có xu hướng tập trung vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng...

Thứ 10, tình hình đảm bảo an toàn, xử lý các tranh chấp trong chung cư còn diễn biến phức tạp. Trước hết là an toàn phòng cháy, chữa cháy, và các tranh chấp trong chung cư hầu hết xảy ra tại các chung cư bình dân, các chung cư cũ. Các tranh chấp chủ yếu liên quan đến việc tổ chức đại hội chung cư, bầu ban quản trị; quản lý, sử dụng diện tích thuộc sở hữu chung (sân, bãi giữ xe, nhà sinh hoạt cộng đồng, phần diện tích kinh doanh...); mức thu và sử dụng phí quản lý vận hành chung cư; phí bảo trì chung cư; về việc chủ đầu tư thế chấp căn hộ đã bán cho người tiêu dùng; kéo dài, không làm sổ đỏ cho người mua nhà; chung cư chưa đủ điều kiện an toàn cho người sử dụng nhưng đã đưa dân vào ở...

Theo số liệu của Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thì chỉ có 366 trong số 682 chung cư (chiếm 53,6%), đã được nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy, còn lại đều chưa được nghiệm thu. Tất cả các vấn đề trên tác động đến tâm lý làm cho người tiêu dùng bất an, tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi và tăng trưởng của thị trường bất động sản.
Tổng Hợp

Friday, December 16, 2016

Tiến độ các dự án của Novaland, doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập danh sách công ty "tỷ đô" trên sàn

Công ty CP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland group) đã chính thức trở thành công ty đại chúng và nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).


Theo DealStreetAsia, ngay trước khi nộp hồ sơ niêm yết, Novaland đã phát hành riêng lẻ khoảng 10% cổ phần cho 18 nhà đầu tư, thu về 120 triệu USD, tương ứng mức định giá vào khoảng 1,2 tỷ USD.

Một khi chính thức niêm yết, Novaland sẽ trở thành một trong những công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán đồng thời là doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 2 chỉ sau Vingroup.

Hiện Vingroup có vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 111.000 tỷ đồng (4,9 tỷ USD) với tổng tài sản thời điểm cuối quý 3 lên đến hơn 173.000 tỷ đồng.

Khảo sát cho thấy trong 3 năm gần đây Novaland liên tiếp thực hiện nhiều thương vụ mua lại dự án (M&A) hoặc dưới hình thức hợp tác phát triển.

Trong giai đoạn 2015-2016, Novaland đã thực hiện M&A hàng loạt dự án mới tại khu vực trung tâm các quận như quận 2, 4, 7 và Phú Nhuận, nâng tổng quỹ đất của hơn 40 dự án đang nắm giữ lên 9,8 triệu m2 sàn xây dựng.

Novaland đã tiến hành mở bán 10 dự án mới trong năm 2015 và 5 dự án mới trong 9 tháng năm 2016.

Trong năm 2017, Novaland dự kiến sẽ bàn giao các căn hộ thuộc các dự án The Tresor (quận 4), Lucky Palace (quận 6), GardenGate, Golden Masion, Kingston Residence, Orchard Garden (quận Phú Nhuận) và The Botanica (quận Tân Bình)...

Tiến độ một số dự án của Novaland tại TP HCM:

Lakeview City: dự án khu đô thị có quy mô 30 ha nằm ở mặt tiền đường song hành cao tốc Long Thành - Dầu Giây.

Garden Gate:Dự án được xây dựng với diện tích 4.600m2 tại số 8 Hoàng Minh Giám quận Phú Nhuận, cung cấp ra thị trường khoảng 400 căn hộ và officetels.

Golden Mansion:Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 15.029m2 ở số 119 Phổ Quang Quận Tân Bình, cung cấp ra thị trường 709 căn hộ và 33 nhà phố.


Newton Residence:Dự án được xây dựng trên khu đất 4.500m2 tại số 38 Trương Quốc Dung quận Phú Nhuận, cung cấp ra thị trường khoảng 250 căn hộ và officetels


Kingston Residence:Dự án tọa lạc tại số 146 Nguyễn Văn Trỗi quận Phú Nhuận, một vị trí rất đắc địa. Dự án được xây dựng trên diện tích 4.585m2, cung cấp ra thị trường khoảng 285 căn hộ và officetels.

Botanica Premier:Được xây dựng trên diện tích 17.777m2 tại số 108 Hồng Hà quận Tân Bình, dự án cung cấp ra thị trường 912 căn hộ và 100 officetels.

The Botanica: vị trí dự án tại số 104 Phổ Quang phường 2 quận Tân Bình trên khu đất diện tích 6.500m², cung cấp 564 căn hộ và 35 Shop house.

Orchard Parkview:Dự án nằm tại số 130 Hồng Hà Quận Phú Nhuận với diện tích 9.196m2, cung cấp ra thị trường khoảng 500 căn hộ và officetels.


Orchard Garden: dự án có vị trí ở số 128 Hồng Hà phường 9 quận Phú Nhuận, ngay sát công viên Gia Định trên khu đất 4.300 m², cao 18 tầng.


River Gate:Dự án được xây dựng trên khu đất 7.000m2 ở số 151 Bến Vân Đồn, gồm hai tòa tháp cao 27 và 33 tầng, cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 sản phẩm (362 căn hộ và 614 officetels).

The Tresor:Dự án nằm trên khu đất 6.200m2 ở số 39 Bến Vân Đồn quận 4. Dự án cung cấp ra thị trường 476 căn hộ và 247 officetels.

Saigon Royal:Dự án triển khai trên khu đất 6.669m2 ở số 34-35 Bến Vân Đồn. Dự án cung cấp ra thị trường 478 căn hộ và 289 officetels.

Sunrise Riverside: Dự án nằm trong khu dân cư Trần Thái, mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, Phước Kiển, Nhà Bè. Diện tích khu đất 39.305 m², số tầng cao từ 20 – 25 tầng, số lượng căn hộ là 2.200 căn, diện tích trung tâm văn phòng dịch vụ là hơn 10.000 m2.


The Sun Avenue: Mặt tiền Đại lộ Mai Chí Thọ, P.An Phú, Quận 2. Diện tích khu đất 46.715m². Quy mô 8 tòa tháp và hơn 1.400 căn hộ.


Tổng Hợp

Monday, November 28, 2016

Nhà đất ở TP.HCM đang thuộc top hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất Châu Á

Nhiều nhà đầu tư thậm chí cho biết giá thuê văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đắt hơn cả thủ đô Bangkok của Thái Lan do thiếu nguồn cung.


Nhiều nhà đầu tư thậm chí cho biết giá thuê văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đắt hơn cả thủ đô Bangkok của Thái Lan do thiếu nguồn cung.
Theo báo cáo của Viện Urban Land dựa trên số liệu của PwC, Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản mới nổi thu hút được nhiều sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài thời gian gần đây.
Về khía cạnh kinh tế vĩ mô, nhiều nhà đầu tư cho rằng Việt Nam đang trong tình trạng giống Trung Quốc trước đây khi các ngành công nghiệp nhẹ cho xuất khẩu có sự phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là tiềm năng khi nhiều nhà máy sản xuất đang có ý định dịch chuyển từ Trung Quốc sang do chi phí nhân công tăng cao.
Trước đây, hầu hết nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi mảng nhà ở tại Việt Nam và tập trung chủ yếu ở phân khúc trung-cao cấp. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như tình trạng bão hòa của thị trường chung cư cao cấp, thị trường bất động sản văn phòng lại đang trở thành điểm nóng ở Việt Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh.
Dẫu vậy, Urban Land đánh giá nguồn cung cho mảng bất động sản văn phòng tại Việt Nam có thể sẽ còn yếu trong vài năm tới.
Trong khi đó, sự phát triển của các công xưởng sản xuất sẽ khiến mảng bất động sản cho khu công nghiệp, hậu cần dần một nóng lên nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu gì đáng kể cho mảng này.
Về phía khách hàng, Urband Land nhận định khách hàng Nhật Bản là những người mua phổ biến tại thị trường Việt Nam, tiếp theo sau đó là những người Singapore và Hàn Quốc.
Mỏ vàng mới của bất động sản Đông Nam Á
Theo nghiên cứu của Urband Land, thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đang tăng hạng nhanh chóng trên bảng xếp hạng những quốc gia thu hút đầu tư bất động sản nhất Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 2014, thành phố này chỉ đứng thứ 19 thì năm nay đã đứng ở vị trí thứ 5 và các chuyên gia dự đoán nó còn tăng lên thứ 4 vào năm 2017.

Xếp hạng đầu tư bất động sản nước ngoài vào các thành phố qua các năm.
Xếp hạng đầu tư bất động sản nước ngoài vào các thành phố qua các năm.

Bảng xếp hạng dự báo đầu tư và phát triển của các thành phố Châu Á Thái Bình Dương năm 2017.
Bảng xếp hạng dự báo đầu tư và phát triển của các thành phố Châu Á Thái Bình Dương năm 2017.
Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và hầu như tất cả những nhà đầu tư bất động sản lớn trong khu vực đều để mắt đến thị trường này.
Với vai trò là đầu tàu kinh tế của Việt Nam khi tăng trưởng 7,5% GDP trong nửa đầu năm 2016, thị trường bất động sản Hồ Chí Minh đương nhiên trở nên đặc biệt hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc nhà ở của thành phố Hồ Chí Minh nhưng do sự bão hòa của các căn hộ chung cư hạng sang nên những phân khúc khác như bất động sản văn phòng cũng đang khá hút khách.
Nhiều nhà đầu tư thậm chí cho biết giá thuê văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đắt hơn cả thủ đô Bangkok của Thái Lan do thiếu nguồn cung.
Trung Quốc, Nhật Bản mất dần sức nóng
Đứng ở vị trí đầu trong bảng xếp hạng những thành phố thu hút nhà đầu tư bất động sản nhất là Ấn Độ với Bangalore và Mumbai. Hai trung tâm khởi nghiệp và kinh tế này của Ấn Độ hầu như đứng bét bảng năm 2014 thì đã tăng trưởng nhanh chóng gần đây nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng của nước này.
Trái lại, thủ đô Tokyo của Nhật Bản hay các thành phố Thẩm Quyến, Thượng Hải của Trung Quốc lại mất dần sức nóng do tăng trưởng giảm tốc. Những thành phố từng đứng đầu bảng về thu hút nhà đầu tư bất động sản nước ngoài này hiện thậm chí đứng sau cả thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, một thị trường tiêu biểu khác tại Đông Nam Á là Singapore cũng không giữ được top đầu khi giá nhà ở giảm trong 12 quý liên tiếp còn nền kinh tế tăng trưởng âm trong quý III/2016.

Đánh giá viễn cảnh đầu tư và phát triển bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh qua các năm
Đánh giá viễn cảnh đầu tư và phát triển bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

Đánh giá viễn cảnh đầu tư và phát triển bất động sản tại thủ đô Tokyo qua các năm
Đánh giá viễn cảnh đầu tư và phát triển bất động sản tại thủ đô Tokyo qua các năm
Tổng Hợp

Monday, September 19, 2016

Lời khuyên từ một CEO: "Đừng làm những gì mình thích, hãy thích những gì mình làm"


Nhiều khả năng ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, bạn được nghe một lời khuyên kiểu như: “Hãy cứ làm những gì mà bạn yêu thích”.
Tuy nhiên, Ben Chestnut – CEO hãng dịch vụ email marketing MailChimp thì lại nhắn nhủ tới thế hệ trẻ rằng: Hãy quên ngay lời khuyên kể trên đi!
Trả lời phỏng vấn tờ New York Times, CEO Ben lý giải: “Theo tôi đúng ra phải là nên yêu thích những gì mà bạn làm. Chọn một công việc, học cách sống cho hiện tại, yêu thích và làm chủ nó. Mọi cánh cửa sẽ bắt đầu mở ra chào đón nếu bạn thực hiện thật tốt những gì mình đang làm. Hãy biến nó thành đam mê của bản thân nếu có thể”.
Điều này hoàn toàn đúng với bản thân CEO Ben – người đã đưa MailChimp từ một dự án "làm cho vui" trở thành công ty tầm cỡ với quy mô hơn 50 nhân viên và 12 triệu người dùng.


Trước đó khi mới ra trường và ứng tuyển vào vị trí nhân viên thiết kế web, trong suốt buổi phỏng vấn ông nhận ra hình như CV của mình đã đến nhầm địa điểm.
“Lúc đó tôi trò chuyện cùng với trưởng nhóm marketing của công ty và công việc của tôi sẽ là thiết kế banner quảng cáo, chứ không phải thiết kế web như tôi mong muốn lúc đầu”.
Tuy nhiên Ben đã chấp nhận công việc này ngay mà không hề do dự.
“Tôi thực sự cần một công việc đó. Hơn nữa vị trí thiết kế banner trả mức lương cao hơn tới 3.000 USD so với việc thiết kế web. Tôi nói ngay sẽ nhận công việc này. Dù thiết kế banner không phải là đam mê và niềm yêu thích ban đầu của tôi nhưng sau đó tôi đã cố gắng tìm ra cách để khiến mình yêu thích nó”.
Cuối cùng, Ben đã làm công việc đó và kết thúc bằng việc thiết kế gần 2.000 banner quảng cáo trong vòng 2 năm sau đó trước khi thành lập nên nền tảng email marketing MailChimp của mình vào năm 2001.
Nhìn chung, câu chuyện của CEO Ben cho chúng ta thấy, nếu làm được những gì mình yêu thích là điều tốt nhưng cần phải đúng và phù hợp với hoàn cảnh.
Trong trường hợp kể trên, nếu như CEO Ben từ chối công việc thiết kế banner để theo đuổi sở thích và đam mê của mình là thiết kế web, chưa chắc ông đã sớm thành công, có tiền đề vững chắc để tạo lập nên doanh nghiệp riêng của mình nhanh tới vậy.
Theo Trí Thức Trẻ/CNBC

Monday, August 22, 2016

Thuật đắc nhân tâm đã giúp CEO Didi đánh bại Uber như thế nào?

Nhờ sự chống lưng của chính phủ, các ông lớn công nghệ Trung Quốc và thuật đắc nhân tâm nhà sáng lập Cheng Wei của Didi đã cho Uber nếm mùi thất bại đau đớn đầu tiên.


Trong thời gian trước khi sáng lập Uber vào năm 2009, Travis Kalanick, khi ấy 32 tuổi, đã mải mê khoe khoang trên Twitter về mối giao du với các doanh nhân và người nổi tiếng của mình.
Trong khi đó, người sẽ đánh bại Uber ở Trung Quốc trong tương lai lại có một cuộc sống thầm lặng hơn. Ngay trước khi sáng lập Didi Chuxing vào năm 2012, Cheng Wei đã đăng một bài viết trên blog về lòng hiếu thảo, hứa sẽ gọi điện cho cha mẹ mỗi tuần và đưa họ đi du lịch. “Đã đến lúc tôi thực sự nên làm điều gì đó cho mẹ của mình”, anh viết trên blog.
Bốn năm sau, Cheng khiêm tốn đã cho Kalanick ngạo nghễ nếm mùi thất bại lớn đầu tiên. Uber đã bó gối quy hàng trước Didi, chấm dứt cuộc chiến trợ giá khốc liệt ở thị trường gọi xe Trung Quốc.
Những người gần gũi với Cheng cho biết, tính cách khiêm tốn và thái độ tôn trọng bậc tiền bối đã giúp anh nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu trong cuộc chiến chống lại Uber.
Anh giành được sự ủng hộ của các đại gia Internet Alibaba và Tencent, thuyết phục họ tư vấn và cấp vốn cho quá trình mở rộng của Didi ở Trung Quốc. Danh sách các nhà đầu tư của Didi còn có những cái tên sừng sỏ như Apple và gã khổng lồ tìm kiếm của Trung Quốc Baidu. Sau khi công bố thỏa thuận mua lại Uber Trung Quốc vào đầu tháng này, Didi được định giá ở mức 36 tỷ USD.
“Việc ba ông lớn Internet của Trung Quốc cùng bắt tay để tiếp sức cho một doanh nghiệp trong nước là điều chưa có tiền lệ”, Chris DeAngelis, tống giám đốc công ty tư vấn ADG cho biết. Công ty này chuyên giúp các công ty công nghệ phương Tây mở rộng thị trường ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc được các đại gia hậu thuẫn không chỉ đem đến những thuận lợi. Thách thức chính của Cheng sẽ là kiến tạo một chiến lược tăng trưởng làm hài lòng các mạnh thường quân hùng mạnh, những người có lợi ích kinh doanh xung đột nhau.
Khi Uber tăng cường hoạt động ở Trung Quốc, Cheng đã tìm lời khuyên từ các nhà sáng lập của Tencent, Alibaba và Lenovo. Nhà sáng lập của Lenovo, Liu Chuanzhi, khuyên anh dùng chiến tranh du kích để “ghìm chân và đánh bại Kalanick”.
Cheng cũng tiết lộ rằng nhà sáng lập của Tencent, Pony Ma, lại khuyên anh đối đầu trực diện để “hủy diệt” Kalanick. Jack Ma của Alibaba thì nói với anh rằng “chủ nghĩa đế quốc là con hổ giấy, vì thế hãy cầm chân anh ta trong một vài năm và rồi anh ta sẽ tự gặp rắc rối”.
Cheng sinh ra ở tỉnh Giang Tây vào năm 1983. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh ở đại học công nghệ hóa học Bắc Kinh, anh khởi nghiệp ở Alibaba với tư cách là nhân viên kinh doanh cho mảng thương mại điện tử B2B (business to business)
Trong bài viết trên blog của Cheng, có cả những bức ảnh về anh và ông chủ của mình, Jack Ma. Khi ấy, anh trông giống như một người bình thường được gặp người nổi tiếng. Có một bức ảnh cho thấy chàng thanh niên Cheng mặt non choẹt, đeo kính cận tỏ ra bẽn lẽn trước ông chủ của mình.
Nhưng Cheng nhanh chóng được thừa nhận là một nhà quản lý tài năng bất chấp tuổi tác còn trẻ, và thăng tiến thành nhà quản lý vùng trẻ nhất của công ty. “Cậu ấy luôn rất tham vọng và không bao giờ thỏa mãn với bản thân”, Wang Gang, sếp của anh ở Alibaba và là nhà đầu tư thiên thần của Didi nói. Thành công của Didi đã vượt xa kỳ vọng của Wang và cả chính Cheng.
May mắn cũng giúp Cheng phát triển Didi khi Tencent nhảy vào lĩnh vực thanh toán di động để cạnh tranh với Alipay của Alibaba. Tencent trở thành nhà đầu tư sớm của Didi vì dịch vụ gọi xe giúp hãng này thúc đẩy hoạt động thanh toán di động. Liên minh với Tencent khiến Cheng khó xử vì anh là nhân viên cũ của Alibaba. Nhưng nỗi lo này đã tan biến vào năm ngoái khi Didi sáp nhập với đối thủ Kuaidi Dache được Alibaba chống lưng.
Khi Didi phát triển hơn, công ty đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tiếng tăm: SoftBank Group, quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore, và hãng bảo hiểm nhân thọ đứng đầu Trung Quốc, China Life Insurance.
Tuy nhiên, Cheng đã phải vất vả vận dụng khả năng ngoại giao để quản lý lợi ích xung đột nhau của các nhà đầu tư. Chẳng hạn, Didi đã phải bỏ kế hoạch mua lại mảng bản đồ của Tencent và rút lại tham vọng bán ô tô vì Alibaba đang hoạt động trong những lĩnh vực này.
Vào năm 2014, Cheng đã chiêu mộ Jean Liu, cựu giám đốc của Goldman Sachs và là con gái của nhà sáng lập Lenovo. Là một người thông thạo tiếng Anh, cô trở thành bộ mặt của Didi ở nước ngoài và góp công đưa Apple đầu tư vào Didi.
“Điều khiến tôi ngạc nhiên là việc Cheng tuyển Jean và trao toàn quyền cho cô. Không dễ gì để các nhà sáng lập bỏ qua cái tôi của mình”, Jixun Foo, giám đốc điều hành của GGV Capital, một nhà đầu tư của Didi nói.
Cheng cũng giành được thiện cảm của chính phủ Trung Quốc, những người nắm quyền sinh sát với sự tồn vong của Didi. Dự thảo luật đầu tiên của Trung Quốc về dịch vụ gọi xe lẽ ra đã làm lụn bại hoạt động kinh doanh của Didi. Nhưng sau vài tháng vận động hành lang kín đáo, Didi đã thuyết phục chính phủ đã sửa luật để không làm ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
Cheng từng xuất hiện bên cạnh các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, bao gồm chủ tịch nước Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh công nghệ ở Seattle, Mỹ vào tháng 9 năm ngoái.
“Chủ nghĩa dân tộc rõ ràng là một lá bài tốt để chơi khi bạn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài”, một nhà đầu tư của Didi nói.

Tuesday, July 26, 2016

Bán lẻ và bất động sản Việt Nam là 2 miếng bánh hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất

Theo thống kê của Diễn đàn M&A Việt nam, 5 thương vụ thâu tóm lớn nhất giai đoạn 2015-2016 có tổng giá trị 2,68 tỷ USD. Trong đó, 2 thương vụ lớn nhất thuộc ngành bán lẻ và 3 thương vụ còn lại thuộc lĩnh vực bất động sản.

    Bán lẻ và bất động sản Việt Nam là 2 miếng bánh hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất
    Hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2015 đã đạt mốc kỷ lục trong 10 năm qua với giá trị 5,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2014.
    Xu hướng M&A vẫn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ khi chỉ trong 6 tháng đầu năm, giá trị đã lên tới 3 tỷ USD.
    Quan sát các thương vụ M&A, có thể thấy xu hướng nổi bật nhất là M&A trong ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng, với mục tiêu thâm nhập và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, còn có một số thương vụ bất động sản đáng chú ý. Dưới đây là 5 thương vụ lớn nhất, trong đó 2 thương vụ bán lẻ và 3 thương vụ là bất động sản.
    1. Central Group mua Big C Việt Nam - 1,14 tỷ USD
    Cuối tháng 4 vừa qua, tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group đã mua lại chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam từ tay tập đoàn casino (Pháp) với giá trị 1,14 tỷ USD. Thương vụ này giúp tập đoàn Thái Lan sở hữu 33 siêu thị cùng 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.
    Central Group đã vượt qua tới 20 đối thủ trong và ngoài nước như Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC (Thái Lan), Saigon Coop, Masan...
    2. TCC Holdings mua Metro Việt Nam - 711 triệu USD
    Cũng trong lĩnh vực bán lẻ, đầu tháng 1/2016 vừa qua, Tập đoàn Metro AG của Đức đã có thông báo hoàn tất bán công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cho tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan.
    Metro Việt Nam bao gồm 19 siêu thị và nhiều bất động sản có liên quan đã được mua với giá 655 triệu euro, tương đương 711 triệu USD.
    3. Mirae Asset mua Keangnam Landmark Tower 72 - 382 triệu USD
    Giữa tháng 4/2016, Công ty chứng khoán Mirae Asset của Hàn Quốc đã quyết định bắt tay với tập đoàn AON BGN rót tổng cộng 500 tỷ won vào Keangnam Landmark 72, toà nhà giữ kỷ lục cao nhất Việt Nam với độ cao 350m.
    Đây là khoản đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Mirae Asset. Vào tháng 9 năm ngoái, Mirae Asset đã lên kế hoạch giải ngân 1.200 tỷ won (1,05 tỷ USD) để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình.
    4. Keppel Land mua Empire City - 234 triệu USD
    Tổ hợp Empire City toạ lạc tại khu đô thị mới Thủ Thiêm do 2 đối tác trong nước là Bất động sản Tiến Phước và bất động sản Trần Thái sở hữu 50%, và 50% còn lại do đối tác nước ngoài Gaw Capital nắm giữ.
    Theo Diễn đàn M&A Việt Nam, Keppel Land đã mua 100% Empire City với giá trị 234 triệu USD. Đây là dự án được cấp phép hồi tháng 6 năm ngoái, với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên tới 1,2 tỷ USD.
    5. Mapletree Investments mua Kumho Asiana Plaza - 215 triệu USD

    Cũng trong lĩnh vực bất động sản, tháng 6 vừa qua Tập đoàn Mapletree đã tuyên bố mua lại dự án Kumho Asiana Plaza tại Quận 1 TPHCM từ liên doanh Hàn Quốc là Kumho Industrial và Asiana Airlines.
    Dù Mapletree không công khai số tiền nhưng các phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho rằng giá trị thương vụ lên đến 215 triệu USD. Đây là thương vụ lớn nhất liên quan đến tài sản tạo thu nhập tại Việt Nam, đồng thời phù hợp với chiến lược của tập đoàn.

    Wednesday, July 13, 2016

    Dự án 4 tỷ USD của ông Hạnh Nguyễn và các NĐT Mỹ sẽ có khách sạn 5 sao, nhà hát Opera, bến du thuyền

    Trên diện tích 11 ha, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cùng 3 nhà đầu tư Mỹ sẽ đổ 4 tỷ USD để xây dựng khu tổ hợp chung cư, khách sạn 5 sao, tháp tài chính, nhà hát Opera và bến du thuyền.
    Dự án 4 tỷ USD của ông Hạnh Nguyễn và các NĐT Mỹ sẽ có khách sạn 5 sao, nhà hát Opera, bến du thuyền
    Theo thiết kế của Steelman Partners, khu vực tiếp giáp với hồ trung tâm sẽ là 6 bến du thuyền, sau đó là các công viên điều hòa, và một nhà hát ngoài trời. Khu vực nhà hát này sẽ có điểm tổ chức các buổi nhạc nước và ánh sáng hoặc các sự kiện cưới ngoài trời. Nơi đây cũng sẽ đặt hệ thống nhà hàng và các trung tâm mua sắm, bán lẻ.
    Khu vực giữa sẽ là nơi dành riêng cho hệ thống khách sạn 5-6 sao, gồm 3 tòa nhà cao trên 20 tầng, kết nối với nhau tạo thành hệ thống vòng cung đẹp mắt. Trên đỉnh của hệ thống khách sạn này, chủ đầu tư dự kiến đặt hai bể bơi ngoài trời và một nhà hàng.
    Ngoài tổ hợp khách sạn trên, dự án 4 tỷ USD sẽ xây thêm một khách sạn hình cánh bướm ngay trước tháp tài chính 70 tầng. Theo mô tả của Steelman Partners, hình ảnh cánh bướm biểu tượng cho sự thay đổi, thể hiện khát vọng vươn tới điều tốt đẹp khi đã hội tụ đủ sức mạnh, tiềm năng.
    Đây cũng được coi là kỳ vọng của nhóm nhà đầu tư khi muốn biến Thủ Thiêm trở thành một tổ hợp mang tiêu chuẩn quốc tế, thu hút đầu tư cũng như tiêu dùng, xóa "quy hoạch treo" đã tồn tại suốt 10 năm tại bán đảo này.
    Vùng trung tâm của vòng cung khách sạn sẽ là nhà hát opera, được thiết kế dựa trên cảm hứng từ những tấm lưới đánh cá - vốn gắn liền với sinh kế của rất nhiều người dân Việt Nam.
    Vòng ngoài cùng là khu chung cư cao cấp, và tháp tài chính cao 72 tầng. Theo mô tả của Steelman Partners, tòa tháp sẽ mang tên TPP (theo tên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP). Phía trong tòa tháp sẽ có khu vườn nhiệt đới trong nhà, vừa nhằm giúp điều hòa không khí cho công trình phủ kính này, vừa thể hiện ý tưởng về sự phát triển tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam nếu TPP được thông qua.
    Tuy nhiên, công trình 70 tầng này cũng được xem là điểm tắc của dự án, do vênh quá nhiều so với quy hoạch đã có khoảng 10 năm trước của Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, quy hoạch cũ chỉ cho phép các công trình có chiều cao dao động từ 4 đến 50 tầng, trong khi dự án này cao vượt hơn hẳn.
    Theo đề xuất, nếu được thông qua, dự án sẽ có khoảng 3 năm 2 tháng để hoàn thành việc xây dựng các hạng mục, trong đó quá trình hoàn thiện các thiết kế chi tiết sẽ phải mất khoảng 15 tháng. Sau khi hoàn tất, dự án sẽ có 3 tháng để chạy thử, chào hàng, trước khi đi vào vận hành chính thức.
    Một số hình ảnh phối cảnh đề xuất của dự án:
    
Hình ảnh mặt cắt góc thẳng 90 độ của dự án.
    Hình ảnh mặt cắt góc thẳng 90 độ của dự án.
    
Hệ thống khách sạn 5-6 sao tọa lạc tại trung tâm của tổ hợp.
    Hệ thống khách sạn 5-6 sao tọa lạc tại trung tâm của tổ hợp.
    
Khu mua sắm, sân khấu ngoài trời và nhà hát opera.
    Khu mua sắm, sân khấu ngoài trời và nhà hát opera.

     
    Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes