BREAKING NEWS

Tuesday, May 22, 2018

Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh vào mùa hè và cách khắc phục

Mùa hè với nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều khiến các loại vi khuẩn, côn trùng phát triển khiến bé dễ mắc bệnh. Mẹ cần chú ý phòng chống các bệnh mùa hè với các thông tin và sản phẩm bảo vệ sức khỏe như phấn rôm cho bé, thuốc chống muỗi để bé khỏe mạnh vui chơi suốt hè.
Mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều bé dễ mắc bênh | Earthmama
Mùa hè với nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều khiến các loại vi khuẩn, côn trùng phát triển khiến bé dễ mắc bệnh
1. Bệnh sởi
Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, sau tai), sưng đau khớp. Sau khi mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.
Biện pháp phòng bệnh
– Mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin sởi.
– Ngoài ra mẹ thường xuyên vệ sinh thân thể cho các trẻ nhỏ để tránh trẻ mắc 1 số bệnh về đường hô hấp.
Bệnh sởi ở trẻ | Earth mama
Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên
2. Bệnh rôm sảy
Do thời tiết nóng lực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh rất nhiều. Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc tắm trẻ tại nhà, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Biện pháp phòng bệnh
– Mẹ thường xuyên tắm bé tại nhà và vệ sinh cho bé. Mẹ dùng các loại lá như rau diếp cá, lá kinh giới để tắm cho bé trong mùa hè nóng nực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy.
– Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước.
– Mẹ cần cân nhắc phấn rôm cho bé loại nào tốt để giữ cho bé luôn sạch sẽ và thoải mái.
Rôm sảy ở bé - Dùng phấn rôm cho bé
Rôm sảy là bệnh phổ biến vào mùa hè
3. Tay chân miệng (TCM)
Bệnh TCM là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch. Bệnh do 2 virut gây nên là Enterovirus 71 và Coxsackievirus.
Khi phát dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh hay qua bàn tay chăm sóc của bảo mẫu.
Biện pháp phòng bệnh
Hiện nay, bệnh TCM vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên. Ăn chín uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất là 7 - 10 ngày).
Khi trẻ phát bệnh, các bậc cha mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ và theo dõi sát tình trạng bệnh để phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời khi có biến chứng bất thường. Bệnh TCM lúc đầu có thể chỉ có triệu chứng sốt nhẹ, ho khan, nổi ban... giống như các nhiễm virut thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh.
Rửa tay sạch giúp bé phòng bệnh tay chân miệng | Earth mama
Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp bé phòng bệnh tay chân miệng
4. Bệnh sốt xuất huyết
Do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy, trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
Biện pháp phòng bệnh
– Mẹ thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ.
– Khi ngủ mẹ mắc màn cẩn thận không cho muỗi bay vào và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên.
– Nếu mẹ phải cân nhắc tìm hiểu phấn rôm nào tốt cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa bé bị rôm sảy, mẹ cần chọn cho loại thuốc hoặc phương pháp chống muỗi phù hợp để bảo vệ bé an toàn khỏi sốt xuất huyết.
– Nếu trẻ mắc bệnh gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra, hoặc mẹ cũng có thể gọi dịch vụ y tế tại nhà đến kiểm tra có thể được truyền nước tại nhà nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng của bé như thế nào.
Sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ
Sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ
5. Bệnh đường tiêu hóa
Vì mùa này cũng là mùa phát triển của muỗi nhặng, chính chúng đã mang các siêu vi, vi khuẩn nói trên từ các nơi dơ bẩn đi gieo rắc khắp nơi. Và cũng trong mùa mưa, tình trạng nước dâng cao tràn lan truyền đi các chất dơ bẩn mang theo nhiều tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, cũng trong mùa này, do thời tiết nóng nực, một số trẻ nhỏ đã không giữ được vệ sinh ăn uống: Nhiều trẻ nhỏ đã bị các bệnh đường tiêu hóa nói trên chỉ sau 1 lần do quá khát đã uống "bừa", cả những nước không hợp vệ sinh, chưa được đun chín. Do vậy cần lưu ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho tốt.
Bệnh đường tiêu hoá khiến cơ thể bé yêu đi nhanh chóng
Bệnh đường tiêu hóa khiến cơ thể bé yếu đi nhanh chóng
Biện pháp phòng bệnh
Chỉ nên cho trẻ ăn các thức ăn đã đun chín. Các thực phẩm cần được bảo quản chu đáo, tránh ôi thiu, tuyệt đối không để ruồi nhặng đậu vào. Trong nhà luôn để sẵn một vài chai nước đã đun chín, để khi trẻ khát có thể dùng ngay. Đây chính là những biện pháp đơn giản nhưng rất thực tế để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa nói trên. Dĩ nhiên, vì các bệnh này đều nguy hiểm, nên cần cho trẻ đi khám bệnh ngay, nếu bệnh đã xảy ra.
Bên cạnh việc phòng tránh một số bệnh nêu trên, mẹ cũng phải lưu ý tới một số căn bệnh khác thường xuất hiện trong mùa mưa như: Sốt phát ban, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng nước, bệnh tả, bệnh trùng xoắn móc câu (khuẩn xoắn móc câu kí sinh có thể gây nguy hại cho thận, gan, gây viêm màng não và hô hấp cấp)... Từ đó, mẹ sẽ biết cách chuẩn bị "cơ chế bảo vệ" sức khỏe phù hợp với mình khi một mùa mưa nữa lại bắt đầu.
Mẹ hãy luôn lưu ý các thông tin sức khỏe trên để có thể bảo vệ bé yêu của mình khỏe mạnh qua mọi mùa hè mẹ nhé!
Để giúp mẹ không cần phải lo lắng tìm kiếm phấn rôm nào tốt cho trẻ sơ sinh để phòng rôm sảy, Earthmama giới thiệu đến mẹ phấn rôm organic Bio Bio Baby.
Phấn rôm organic Bio Bio Baby là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa rôm sảy cho bé và giúp da mịn màng, khô thoáng và thơm mát. Sản phẩm Bio Bio Baby thành phần hữu cơ với các hạt phấn rôm mềm mịn thấm hút mồ hôi và nhờn nhanh an toàn với sức khỏe và làn da của bé sơ sinh giúp mẹ yên tâm trị rôm sảy cho bé.
Phấn rôm organic bio bio baby
Da bé mịn màng, thơm tho – không lo rôm sảy cùng Bio Bio Baby
Khác với các loại phấn thông thường, phấn rôm trị rôm sảy cho bé Bio Bio Baby được làm từ bột hoa cúc La Mã Chamomile mang tính chất cân bằng với độ PH trên da bé. Vì thế Bio Bio Baby làm da bé khô thoáng mà không gây dị ứng như các loại phấn rôm hóa học. Sản phẩm đã được chứng nhận bởi Hiệp Hội Mỹ Phẩm Hữu Cơ của Ý ICEA.
Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam
Tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.
Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.
Xem thêm các chủ đề:    

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes