BREAKING NEWS

Monday, March 26, 2018

Lý do trẻ sơ sinh thường bị muỗi cắn và cách phòng ngừa

Mẹ đau lòng bé nhỏ của mình hay bị muỗi đốt sưng tấy hết cả lên. Vậy mẹ đã bao giờ tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh thường bị muỗi đốt và mẹ nên làm gì để phòng ngừa cho con chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm thông tin hữu ích nhé.
1/ Tại sao trẻ sơ sinh thường bị muỗi cắn
Mẹ có biết nguyên nhân vì sao mà các em bé dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của muỗi. Có một số nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất là các bé còn nhỏ chưa có khả năng đuổi, đập muỗi nên muỗi có thể đốt mà không trở ngại gì. Thứ hai là trên cơ thể bé có mùi sữa vừa thơm vừa đậm, muỗi bị thu hút bởi mùi này nên bay đến đốt.
Hơn nữa, nếu mẹ không chú ý cho con mặc quần áo sáng màu, bé sẽ trở thành mục tiêu công kích của lũ muỗi. Bởi muỗi rất thích hút máu trong môi trường có ánh sáng yếu, do quần áo tối màu không có tác dụng phản quang nên người mặc dễ bị muỗi đốt. Bên cạnh đó quần áo sẫm màu có khả năng hút nhiệt khá mạnh, mà muỗi còn thích đốt người có thân nhiệt cao. Bởi vậy nếu mẹ lỡ để bé mặc quần áo sẫm màu, khả năng bé bị muỗi đốt là rất cao.
Bé có thể trở thành mục tiêu công kích của muỗi nếu mặc quần áo sẫm màu
>> Xem thêm: Remos IB của Rohto
2/ Cách phòng ngừa muỗi cắn cho trẻ sơ sinh
  • Mặc quần áo sáng màu, dài tay
Vải có màu tối thường thu hút muỗi, ngược lại quần áo sáng màu sẽ ít hấp dẫn muỗi hơn. Vì vậy mẹ hãy lưu ý tránh cho bé mặc quần áo tối màu. Nếu trời mát mẻ, nên cho bé mặc quần áo dài tay thay vì để bé mặc quần đùi và áo cộc.
Quần áo sáng màu có thể giúp bé chống muỗi
  • Dùng màn ngủ
Với khí hậu nhiệt đới như nước ta, côn trùng sinh sôi rất nhanh chính vì vậy việc dùng màn khi đi ngủ màn là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc phòng, chống lại sự tấn công của muỗi. Vì vậy hãy hình thành thói quen mắc màn ngủ vì sức khỏe của bé yêu nhé.
Dùng màn ngủ là giải pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao
  • Đóng cửa khi ra vào
Phần lớn các loại muỗi xâm nhập vào trong nhà lúc bình minh hoặc khi chạng vạng tối. Hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này sẽ giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng.
Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể lắp lưới chống muỗi trong nhà, ở các cửa sổ hoặc cả cửa chính. Việc lắp lưới có tác dụng ngăn ngừa muỗi và các loại côn trùng xâm nhập đồng thời vẫn đảm bảo ngôi nhà có đủ không khí trong lành.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng
Ao hồ, vũng lầy hoặc các vật dụng tù đọng nước chính là môi trường để muỗi sinh sôi. Trung bình chỉ mất khoảng từ 7 đến 10 ngày, trứng sẽ nở thành muỗi. Vì vậy, để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của muỗi thì mỗi gia đình nên đậy kín những vật dụng chứa nước, dọn dẹp những vật chứa nước đọng… Đối với cống rãnh, ao hồ nhỏ hoặc nơi có nước tù đọng, nên thêm vào vài giọt dầu hỏa. Ngoài ra, khử trùng môi trường sống thường xuyên cũng góp phần ngăn chặn muỗi sinh sôi. Đây là cách chống muỗi cho bé và cả gia đình mang tới hiệu quả lâu dài nhất.
Mẹ cần vệ sinh nhà cửa gọn gàng để ngăn chặn muỗi sinh sôi
  • Sử dụng những sản phẩm chống muỗi
Ngoài những phương án chống muỗi từ thiên nhiên thì mẹ cũng có thể áp dụng những cách hiệu quả hơn từ các loại  kem chống muỗi an toàn cho bé.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc chống muỗi khác nhau nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình, nhất là trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh nên chọn những sản phẩm thuốc chống muỗi cho trẻ em đến từ các công ty uy tín. Kem hoặc chai xịt chống muỗi Remos của công ty Rohto là sản phẩm đang được nhiều bà mẹ Việt đón nhận, mẹ có thể tham khảo.
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm chống muỗi từ những công ty uy tín
Trên đây là những cách tuy đơn giản nhưng có thể giúp mẹ chống muỗi cho trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Các mẹ nên lưu ý làm theo để có thể bảo vệ sức khỏe bé yêu tốt nhất nhé. Hy vọng bài viết này đã giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc nuôi dưỡng bé yêu nhà mình. Chúc các mẹ và con yêu luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
>> Xem thêm:
Nguồn: Tổng hợp

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes