BREAKING NEWS

Thursday, January 18, 2018

Nguyên nhân rạn da khi mang thai và cách ngăn ngừa an toàn

Khi mang thai, da các mẹ bầu thường trở nên xấu xí hẳn đi do sạm màu, mụn, nám,… Hiện tượng thường gặp nhất khiến các Mẹ luôn đau đầu đó là tình trạng rạn da. Vậy bạn đã biết nguyên nhân bị rạn da là từ đâu chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau.
Hiểu được những nguyên nhân làm ảnh hưởng không tốt đến da khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu tìm được cách khắc phục phù hợp

1.    Nguyên nhân rạn da khi mang thai

Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ. Những người bị rạn da nhiều hơn thường là những người sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hơn – đồng nghĩa với việc càng lớn tuổi thì khi mang thai càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi.
Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không nhưng yếu tố di truyền lại là một nguyên rạn da khi mang thai rất thường gặp. Nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình.
Một nguyên nhân bị rạn da nữa ở phụ nữ mang thai thường xảy ra nhất đó là sự tăng cân đột ngột của mẹ bầu. Cơ thể to ra, da căng lên quá mức trong lúc mang thai sẽ tạo nên những vết rạn ở vùng bụng, hông, đùi,…. Do đó, những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn những thai phụ thông thường bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ ở” cho các bé.
Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.
Nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang thai

2.    Cách ngăn ngừa rạn da an toàn

Sau đây là một số lưu ý để ngăn ngừa rạn da khi mang thai:
  • Giữ cân nặng ở mức vừa phải
Cân nặng sẽ luôn là vấn đề đối với chứng rạn da. Vì vậy, kể cả khi bạn đang mang thai và có quyền tăng cân thì cũng hãy giữ cho cơ thể tăng cân vừa phải. Cân nặng tăng từ 10 đến 15 kg là mốc hợp lý nếu mẹ bầu mang thai đơn. Còn nếu mẹ bầu mang song thai thì đừng vượt qua mốc 20kg nhé.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho da
Một số thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E, Vitamin C và omega 3 là những thức ăn tốt cho da của bạn. Vì vậy hãy bổ sung chúng trong thực đơn của mình.
Đặc biệt, bổ sung vitamin E sẽ giúp cho cơ thể bạn ngăn ngừa được các vết rạn và giữ cho làn da luôn mềm mại. Thoa vitamin E trực tiếp lên da cũng hạn chế nguy cơ bị rạn rất hiệu quả đấy.
Bổ sung Vitamin E sẽ rất tốt cho da và chống rạn da khi mang thai
  • Uống đủ nước, hạn chế các thức uống có hại cho làn da
Hãy đảm bảo làn da bạn không bị mất nước bằng cách uống đủ uống mỗi ngày nhé! Tuy nhiên cần tránh xa cà phê, trà, rượu bia và cả thuốc lá nhé. Chúng vừa không tốt cho làn da bạn, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn con.
Nên uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung độ ẩm cho da từ bên trong khi mang thai
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Các cơn ốm nghén hay mệt mỏi thai kỳ khiến mẹ bầu không màng đến chuyện ăn uống và vì vậy khiến cho cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng trở thành nguyên nhân gây ra các vết rạn da. Protein là chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng tế bào, nó có nhiều trong trứng, cá, sữa cũng như các loại rau củ tốt khác.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên
Một cách tác động tích cực đến độ khỏe mạnh của làn da là cải thiện sự lưu thông máu huyết của cơ thể bằng cách tập thể dục. Tập thể dục cũng khiến cho cân nặng của bạn được kiểm soát tốt. Trong thia kỳ mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, ngay cả sau sinh cũng thế nhé!
Hiểu được làn da của bạn khi mang thai, tìm được biện pháp để ngăn ngừa những tác hại xấu cho da sẽ giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh, tươi trẻ trong suốt thai kỳ. Mong rằng những kiến thức về tình trạng rạn da trên sẽ giúp bạn thoát khỏi hiện tượng rạn da khi mang thai và sau khi sinh nhé!

Share this:

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Kiến Thức Phổ Thông. Designed by OddThemes